Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy nhẹ nhõm hơn kể từ khi kết thúc giai đoạn mang thai 3 tháng đầu Những cơn ốm nghén gần như làm cạn kiệt sức lực ở giai đoạn đầu giờ đây đã trở nên ổn, và bạn đã có thể trở về với trạng thái sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt lớn. Đến đây thì tất cả các công đoạn “công phu” nhất để tạo nên hình hài em bé đã xong. Các cơ quan thiết yếu và các hệ thống trong cơ thể bé gần như đã yên vị, và đang sẵn sàng để tiếp tục phát triển, trưởng thành. Trong giai đoạn 2 của thai kỳ, em bé của bạn sẽ có kích thước tăng lên 3-4 lần, và càng ngày sẽ càng trông ra hình ra dáng hơn.


Khi mang thai tháng thứ 6, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó khăn để che giấu cái bụng ngày một to lên của mình. Lúc nào dễ bị nhận diện ra nhất còn tùy thuộc vào kích thước và tầm vóc tổng thể của mỗi người, vào việc họ đã từng có con hay chưa, việc họ tính toán ngày giờ chính xác đến mức nào, và thậm chí vào cả sắc thái các cơ bụng của họ. Vào đầu giai đoạn hai, tử cung mới chỉ bắt đầu nâng lên từ vùng xương mu trung tâm. Trước đó, nó được bảo vệ bên trong khoang chậu nhưng giờ đây đã quá lớn nên cần được nâng ra ngoài.


Những thay đổi về mặt thể chất trong giai đoạn 2 của thai kỳ.


Chứng nghẹt mũi có thể sẽ tiếp tục làm bạn khó chịu thêm vài tuần nữa. Cố gắng hạn chế ở những nơi có độ ẩm thấp, hay những nơi phải sử dụng máy lạnh. Để một thau nước nhỏ, hoặc dùng máy làm ẩm trong phòng có thể sẽ giúp bạn thở dễ hơn.


Kích thước và vóc dáng của bạn sẽ thay đổi trong vài tháng tới. Hình dáng mang bầu của mỗi phụ nữ đều rất khác nhau. Nhiều người cho rằng họ có thể đoán được giới tính của em bé dựa vào mức độ nhô ra của bụng bầu. Điều này trên thực tế không có bằng chứng khoa học, tuy nhiên nó cũng không có nguy hại gì ngoài việc chúng ta có thêm một câu chuyện vui nho nhỏ.


Bạn hãy sẵn sàng cho những cơn co thắt (có tên khoa học là Braxton Hicks) từ khoảng tuần 26 trở đi. Đây là những cơn co dạ con không đau để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ sau này và tăng cường việc lưu thông máu. Nếu đã từng có con trước đây thì có thể bạn sẽ nhận diện ra những cơn đau này sớm hơn.


Trong vài tuần tới, một điều nên lưu ý là ghi lại nơi mình cất những món đồ cần thiết hay quan trọng, bởi vì một trong những triệu chứng phổ biến lúc này là chứng “giảm trí nhớ thai kỳ”. Đừng quá lo lắng nghĩ rằng mình đã làm mất món đồ gì đó. Cố gắng tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc, và thỉnh thoảng cũng phải biết tự cười nhạo mình. Hài hước một chút sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.


Có những lúc bạn cảm thấy lo lắng, không biết em bé có ổn không, và mình sẽ đối phó thế nào nếu nó không ổn. Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác hơi lo âu vì mọi thứ không thể quay trở lại được nữa. Có thai và sinh em bé là một việc mà không ai có thể dám nói trước điều gì chắc chắn 100%, nhưng bạn hãy yên tâm, tạo hóa khi nào cũng diệu kỳ, và mọi thứ đâu rồi cũng sẽ vào đó.


Chăm sóc thai kỳ giai đoạn này như thế nào?


Bạn cần bắt đầu đi khám thai định kỳ để kiểm tra xem có vấn đề gì hay không. Thông thường, bạn sẽ được cân trọng lượng, đo vòng bụng, đo huyết áp, và kiểm tra nước tiểu mỗi khi khám. Thường là bạn sẽ khám định kỳ mỗi 4 tuần trong suốt giai đoạn hai của thai kỳ. Giai đoạn này chắc hẳn bạn đã biết rõ giới tính thai nhi của bạn rồi đấy.


Xem lại chế độ ăn uống của mình có ổn không. Thật ra, bạn không cần phải ăn cho hai người, chỉ cần thực sự tốt cho một người. Phải đảm bảo bữa ăn của bạn giàu carbohydrate và protein, sắt và canxi. Hãy nhớ rằng, tất cả những món bạn ăn vào cuối cùng sẽ đến em bé và giúp bé phát triển.


Chuẩn bị tinh thần để tăng cân trong suốt quý hai. Hầu hết bà bầu thấy trọng lượng của mình vẫn ổn định trong quý đầu tiên, hoặc thậm chí tuột xuống do bị ốm nghén. Đừng quá căng thẳng nếu bạn tăng cân nhanh, tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng mức tăng tốt nhất là từ 10 đến 12 kg. Việc tăng nhiều hơn con số này có thể dẫn đến một số vấn đề cho thai kỳ và cho quá trình chuyển dạ.


Bây giờ, hãy xem em bé của bạn thay đổi như thế nào trong quý 2 này nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét