Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Tập cho bé ăn dặm như thế nào?


Bạn nên nhớ trẻ con rất khác nhau. Mỗi bé có sở thích về những món ăn khác nhau, khẩu phần ít nhiều khác nhau, tốc độ ăn nhanh hay chậm cũng khác nhau. Biết được điều đó để có cách chăm sóc trẻ phù hợp nhất.


Trước khi bắt đầu tập cho con ăn dặm, bạn vẫn nên cho bé bú sữa trước để đảm bảo đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho bé.


Không nên ép bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé cảm thấy khó chịu . Bé sẽ cho bạn biết khi nào bé sẵn sàng để ăn.


Bạn nên cho bé ăn món mới sau mỗi 3-5 ngày và nhớ để ý phản ứng của bé.


Những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé là những thành phần có trong các món ăn như trứng, sữa, hải sản, đậu phộng, đậu nành và lúa mì.


Bạn nên chuẩn bị phần bột nhuyễn của bé đặc hơn bình thường. Nếu cần bạn hoàn toàn có thể làm ấm bột và pha loãng bột bằng nước nóng hoặc sữa.


Nếu bạn nấu bột ăn dặm cho bé ăn liền thì đừng làm quá đặc. Bạn nên nấu loãng  để bé dễ ăn cho đến khi bé uống nước tốt. Như vậy sẽ giúp bé tránh táo bón.


Bạn có thể trữ đông đồ ăn của bé bằng khay đá viên. Cách này sẽ giúp bạn dễ sử dụng và không phí phạm. Bạn chỉ cần lưu ý bọc kín và ghi ngày tháng chính xác. Một số công ty đồ dùng nhà bếp còn sản xuất hộp trữ dạng đá viên có thể đóng kín rất tiện dụng.


Bạn nên nấu 3-4 loại rau quả riêng biệt rồi nghiền hoặc cà nát cho bé. Sau đó cất từng loại trong những túi kín khí. Mỗi túi chỉ cho đồ ăn khoảng 1/3 thể tích túi, ghi rõ tên món ăn và ngày tháng. Mỗi khi chế biến, bạn có thể  dễ dàng hơn trong việc kết hợp nhiều loại rau với nhau .


Bạn cũng nên chuẩn bị một ít viên đá trong ngăn đông. Nếu thức ăn quá nóng, bạn chỉ cần bỏ 1 viên vào để làm nguội.


Những loại rau củ to và cứng, bạn nên cắt nhỏ để nấu nhanh hơn và nghiền dễ hơn.


Bạn cũng nên mua nhiều yếm ăn với nhiều màu sắc cho bé. Bạn có thể quy định ngày ăn củ dền mặc yếm đỏ, ăn đậu mặc yếm xanh chẳng hạn.


Bé có thể chán ăn mỗi khi mọc răng. Nên bạn cũng đừng lo lắng, việc này chỉ là tạm thời và sẽ qua rất nhanh.


Có khi bạn cần cho bé thử hơn 10 lần để bé tiếp nhận một món ăn mới. Quan trọng là phải kiên nhẫn! Và bạn cũng đừng cho là bé ghét món gì đó khi bé từ chối không ăn.


Bạn không nên cho bé ăn những bữa ăn tương tự như người lớn. Vì chúng không phù hợp với lứa tuổi này. Bạn sẽ có rất nhiều dịp khi bé hơn 1 tuổi với nhiều loại thực đơn cho bé phong phú hơn.


Khi bé hiếu động hơn, bé có thể xao lãng việc ăn uống. Chỉ là do  bé ham chơi thôi. Bạn đừng quá lo, mọi chuyện sẽ qua nhanh thôi.

Thực đơn cho bé


Trước khi bé được một tuổi, bé cần được tập ăn những thức ăn mà cả gia đình đang ăn. Hãy để bé tập ăn kiểu ăn của gia đình và đừng cố nấu món cho bé khác với cho cả nhà để tránh việc bé trở nên kén ăn sau này.Hàng ngày, bé nên được ăn đủ tinh bột, trái cây, rau, thịt, cá và sữa cũng như chất béo và các loại dầu cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé để đảm bảo sự phát triển của cơ thể.


Bữa sáng là một bữa quan trọng trong ngày của bé. Nếu bé đã được cho bú từ tối hôm trước hoặc uống no cả bình sữa, bé sẽ không muốn ăn sáng. Cách tốt nhất để tạo hứng thú cho bé dừng việc cho bé bú sữa vào giữa đêm. Ngũ cốc ăn kèm sữa, bánh mì nướng ăn kèm mứt và trái cây sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho mỗi buổi sáng của bé, hoặc1 tô cháo lươn bổ dưỡng.


Bữa nhẹ giữa sáng có thể là một số món ăn vặt như trái cây tươi, phô mai và một ly nước. Một ly nước trái cây pha loãng mỗi ngày với tỷ lệ 1/3 hay ½ là đủ. Trái cây tươi là cách rất tốt để bổ sungung chất sơ và vitamin.


Bữa trưa cho bé cần sớm một chút, khoảng 11-11 giờ 30 là lý tưởng. Ta nên cung cấp protein cho bé bằng thịt, trứng hoặc cá ăn cùng với rau và bánh mì. Một ly sữa, phô mai hoặc ya-ua hoặc các sản phẩm khác từ sữa sẽ cung cấp thêm can-xi cho bé.


Bữa chiều nên giống với bữa giữa buổi sáng cả về số lượng lẫn loại thức ăn, có thể là một miếng trái cây khác loại, phô mai hoặc bánh hoặc sa lát rau cùng với một ly nước là lý tưởng cho bé.


Bữa tối cần có thịt hoặc cá, rau, đậu, gạo hoặc mì trong bột ăn dặm cho bé . Hãy cố cho bé ăn trước khi bé mệt mỏi và ngay khi bé cảm thấy đói. Cho bé uống một ly sữa sau bữa tối nếu thấy món này không ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé vào ngày mai.- Ba hoặc bốn lần uống sữa hoặc sản phẩm từ sữa một ngày là đủ đối với bé. Bé từ 1-3 tuổi sẽ có đủ khoảng 500mg/ngày, theo tiêu chuẩn RDI


10 điều nên nhớ khi cho bé ăn


1. Tuyệt đối không cho thêm đường vào bữa ăn của bé. Nếu đồ ăn làm sẵn có đường, thì đường không nên là 1 trong 3 thành phần nhiều nhất của món đó…


2. Không cho bé uống đồ uống có cafein


3. Natri trong đồ ăn của bé không nên vượt quá 120mg trên 100g cân nặng của bé.


4. Nước ép trái cây không cần thiết. Cho bé ăn trái cây và uống nước lọc sẽ tốt hơn. Nước trái cây là nguồn vitamin tốt nhưng hạn chế là chúng có rất ít chất sơ và có nhiều năng lượng và làm cho bé chán ăn những đồ ăn khác.


5. Không nên cho bé ăn khoai tây chiên đóng gói. Chúng thường có nhiều muối và chất béo, chỉ nên cho bé ăn vào tiệc tùng gì đó đặc biệt. Có nhiều loại khoai tây tốt cho sức khỏe hơn như khoai tây chiên tự làm tại nhà với dầu olive, vừa ngon vừa tốt cho bé


6. Trái cây thanh hoặc trái cây khô cán mỏng có nhiều đường. Những món hấp dẫn này có nhiều trái cây nhưng cũng có rất nhiều đường, ít chất sơ và dễ dính vào răng bé (dễ gây sâu răng). Do đó, ta nên tránh cho bé ăn những món này.


7. Rửa trái cây và rau quả trước khi cho bé ăn để tránh các chất có hại


8. Trông chừng bé khi ăn để giảm thiểu rủi ro bé bị ngẹn. Với bé mới biết đi, cha mẹ nên ngồi trông bé ăn bất kể đó là loại thức ăn nào.


9. Bé kén ăn nên được cho ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe ngay cả khi bé liên tục từ chối thức ăn đó. Hãy thử lừa bé bằng cách bào, nghiền hay xay nhuyễn rau vào các loại thức ăn như bánh kem, bánh nướng, mỳ ống và lựa chọn những loại đồ ăn có sẵn rau bên trong như bánh bao rau, bánh cà rốt.


10. Hãy để ý khi sử dụng những món ăn nhẹ như mật ong, mứt và các loại khác khác vì chúng có thể hạn chế dinh dưỡng của bữa ăn. Những loại đồ ăn có nhiều năng lượng như bánh quy, khoai chiên, các loại kẹo thanh, kẹo mút, sữa pha mùi, bánh và bánh nướng có thể có tác động xấu lên chế độ dinh dưỡng của bé cũng như làm bé chán ăn những bữa chính vì đã nạp vào quá nhiều năng lượng ở các món trên. Với những thông tin trên, hy vọng mẹ đã bổ sung thêm vào cẩm năng chăm sóc em bé của mình.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Các mẹ thường boăn khoăn về thực đơn cho bé ăn dặm. Điều quan trọng là cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng bằng việc kết hợp các loại thực phẩm như ngũ cốc, cháo, hoa quả nghiền, rau xay nhuyễn, thịt, cá…để cung cấp lượng sắt, canxi, protein, và các vitamin C và A cần thiết cho bé. Hãy tham khảo việc làm sao để tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng bằng cách tìm hiểu các nhóm thực phẩm cơ bản và tập cho bé làm quen với tất cả những loại thức ăn này khi bé bắt đầu ăn dặm.


Mặc dù sữa rất giàu canxi và các chất dinh dưỡng khác, tốt nhất bạn vẫn  không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé tròn 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, thuc don cho tre 6 thang tuoi, bạn có thể tập cho bé làm quen với các sản phẩm từ sữa khác, chẳng hạn như sữa chua và pho mát…


Cùng với kẹo và sôcôla, các loại thực phẩm có đường khác luôn có nguy cơ làm bé bị sâu răng, đường cũng không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, hãy khuyến khích bé ăn trái cây tươi thay vì kẹo, uống nước loại thay vì nước ngọt hay nước trái cây đóng hộp.


Bên cạnh đó, hãy tham khảo danh sách thực đơn cho bé để bổ sung cho trẻ chế độ ăn uống tốt nhất.


Súp bông cải xanh


Bông cải xanh được liệt kê vào một trong những thực phẩm phòng chống ung thư rất tốt. Không chỉ mát mắt bởi màu xanh của bông cải mà những muỗng súp này còn đượm vị ngọt tự nhiên của rau củ thêm chút vị beo béo của khoai tây và sữa tươi, vào mùa nào món này cũng được các bé yêu thích.


Nguyên liệu


- 50ml sữa tươi


- 1,2 lít nước dùng gà


- 1 cây bông cải xanh


- 1 củ khoai tây


- 1 muỗng canh hành tây băm


- 1 muỗng canh bơ


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, xắt hạt lựu, cho vào tô, thêm nước, bọc giấy bảo quản, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 8 phút. Bông cải xanh ngâm, rửa sạch, tách nhỏ.


Bước 2: Cho bơ vào tô, cho vào lò vi sóng ở chế độ Micro khoảng 1 phút, cho hành tây vào để thêm 1 phút, cho bông cải xanh và xâm xấp nước dùng vào tô, để khoảng 5 phút.


Bước 3: Xay nhuyễn khoai tây, cho ra tô. Tiếp đến cho bông cải xanh vào xay nhuyễn, lọc lại, trộn đều, nêm hạt nêm, kem tươi, tiêu, bọc giấy bảo quản, cho vào lò khoảng 1 phút.


Bột ăn dặm cho bé :cá – rau dền


Củ dền không xa lạ với các mẹ trong việc lựa chọn thực đơn mỗi ngày cho con, nó được xem như thực phẩm cực ngon khi kết hợp cùng bột cá và cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe chúng ta.


Nguyên liệu


- Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)


- Cá nạc 30g (2 muỗng canh)


- Rau dền 30g (2 muỗng canh)


- Dầu 10g (2 muỗng cà phê)


- Nước 200ml (lưng 1 chén)


Hướng dẫn


Rau dền: cắt nhỏ bằm nhuyễn


Cá: luộc chín, nghiền nát


Bột gạo: hòa tan với chút nước tan đều


Bước 1: Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu chín.


Bước 2: Để cá, bột gạo vào khuấy chín, trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.


Bước 3: Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt)

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Cuối cùng ngày bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bé được đưa bé về tổ ấm của mình. Bạn có biết rằng kể từ đây cuộc sống của bạn sẽ thay đổi mãi mãi! Nhưng, liệu bạn sẽ bắt đầu chăm sóc bé yêu như thế nào đây?


Cùng Huggies khám phá nhanh, đọc sâu, hiểu kỹ những thông tin chăm sóc bé yêu và cuối cùng là bạn chỉ cần tận hưởng từng khoảnh khắc tuyệt vời giữa bạn và bé mà thôi. Huggies có thể giúp tất cả các nhu cầu chăm sóc em bé của bạn, từ tư vấn thông qua các sản phẩm.


Chăm sóc trẻ sơ sinh


Trẻ sơ sinh  nhỏ bé và yếu đuối, rất cần sự chăm sóc kỹ lưỡng và tình yêu của cha mẹ. Làm thế nào bạn có thể chăm sóc trẻ sơ sinh một cách tốt nhất, nhận biết các nhu cầu của con để đáp ứng ngay? Huggies sẽ tư vấn cho bạn không chỉ làm thế nào để chăm sóc cho bé sơ sinh mà còn về nuôi dạy bé nữa.


Cho con bú – nuôi con bằng sữa mẹ


Cho con bú là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thức ăn hòan hảo cho bé với đầy đủ các vitamin và chất dinh duỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Huggies sẽ giúp bạn học cách cho con bú đúng cách đúng lúc, hướng dẫn bạn những bứơc cơ bản làm thế nào để có tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ và con, hay phải làm gì khi bị viêm tuyến sữa, làm sao để biết chính xác bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa?


Sữa công thức và tập cho bé bú bình


Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể cho bé bú mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Sữa bột trẻ em được nghiên cứu và sản xuất với công thức gần giống sữa mẹ nhất, để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, carbohydrate và chất béo) cũng như các vitamin và khoáng chất để đảm bảo em bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Chọn loại sữa công thức nào tốt nhất cho con? Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nữ hộ sinh, trò chuyện với bà mẹ mới khác, đăng ký làm thành viên của câu lạc bộ Huggies để tham khảo hàng ngàn chia sẻ của những thành viên có kinh nghiệm trong chuyện này.


Thực phẩm và thực đơn cho bé


Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của bé. Hãy cho con bạn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Trong những tháng đầu đời, thức ăn của bé khá đơn giản bởi vì bé sẽ hầu như hoàn toàn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhưng khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm thức ăn giữa các cữ sữa. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ rất lúng túng ở giai đoạn này vì họ không biết nên cho bé ăn những thức ăn gì và như thế nào. Nhưng hãy yên tâm, Huggies sẽ giúp bạn. Tìm hiểu thêm về thực đơn cho bé ăn dặm.


 


Giấc ngủ của bé


Giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Bé sơ sinh ngủ gần 16 giờ một ngày. Chính vì vậy, việc tập cho bé một thói quen tốt, ăn ngủ đúng giờ là điều rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Huggies sẽ giúp bạn làm sao để tạo thói quen tốt ở bé, để bạn và em bé của bạn có thể ngủ đủ giấc, đúng giờ. Huggies cũng sẽ cung cấp những thông tin về các vấn đề có liên quan đến giấc ngủ thường gặp như bé không chịu ngủ, bé ngủ ít, và làm sao để cải thiện tình trạng này.


Rèn luyện và phát triển kỹ năng cho bé


Những hoạt động giúp phát triển giác quan và kỹ năng của bé trong những năm đầu đời. Khuyến khích phát triển trí tuệ cho bé với các hoạt động cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Cùng khám phá những hoạt động kích thích sự phát triển thể chất của con các mẹ nhé!

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi thường là giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Vì trong giai đọan này, sữa mẹ khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé. Nếu thấy con có xu hướng ăn nhiều hơn và thích ăn những thực phẩm như người lớn thì bé đã sẵn sàng rồi đấy. Mẹ cũng nên nhớ rằng 6 tháng là thời gian hợp lí, đừng đợi lâu hơn.


Với thực phẩm xay nhuyễn, mẹ cũng cần chú ý phải nghiền nát thức ăn để con dễ hấp thu. Đặc biệt, việc chuẩn bị con một thực đơn đa dạng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vẫn là yêu cầu cơ bản, cần được duy trì thường xuyên và hãy thử tìm hiểu một vài thực đơn ăn dặm cho bé yêu cùng với Huggies nhé.


Cà rốt, khoai tây trộn rau cải


Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng: Cà rốt, khoai tây trộn rau cải


Nguyên liệu


- Cà rốt cắt vòng tròn dày khoảng 7 ml


-  1/4 củ khoai tây


- 1 nhánh rau cải bó xôi


- 2 muỗng nước sáo gà, hoặc nước luộc gà.


Hướng dẫn


Bước 1: Cà rốt, cải bó xôi luộc chín mềm, nghiền nhỏ.


Bước 2: Khoai tây cũng luộc chín, để ráo nước, rây nhuyễn.


Bước 3: Cho khoai tây vào hỗn hợp cà rốt, cải bó xôi, thêm nước luộc gà, trộn đều.


Bột ăn dặm cho bé – Bột tôm


Tôm vốn là loại hải sản được ưa chuộng, bởi nó cung cấp nhiều dưỡng chất canxi cần thiết, lại dễ chế biến … Trong các món bột dành cho bé thì tôm được trẻ con thích hơn cả, bởi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt và ăn hoài không ngán


Nguyên liệu


- Bột gạo: 20gr


- Tôm đã lột vỏ: 20g


- Lá rau ngót: 20gr


- Dầu ăn: 5gr


Hướng dẫn


Bước 1: Tôm và lá rau ngót cắt nhỏ, băm nhuyễn.


Bước 2: Hòa một muỗng nước vào tôm, đánh tan để tôm không bị vón lại khi nấu.


Bước 3: Cho bột gạo, tôm và 200 ml nước vào nồi, khuấy cho tan đều. Bắc lên bếp nấu chín. Cho rau vào nấu cho bột sôi lại.


Bước 4: Cho dầu ăn vào khuấy đều. Đổ bột ra chén. Để nguội bớt và cho bé ăn.


Bột gà bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả – thực đơn cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng. Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích cho các bé đang độ tuổi ăn dặm.


Nguyên liệu


 


- 4 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng canh bí đỏ xay nhuyễn


- 1 muỗng canh thịt gà xay nhuyễn


- 1 muỗng cafe dầu ô liu


- Nước ( tùy các bé thích ăn đặc hay loảng thì mẹ chủ động pha chế)


 


Hướng dẫn


Bước 1: Cho thịt gà vào nấu chín với nước.


Bước 2: Cho bí đỏ vào nấu mềm đánh đều.


Bước 3: Trộn bột vào khuấy đều


Bước 4: Khi bột đã chín cho 1 muỗng cafe dầu ôliu sau đó tắt bếp và khuấy đều.


Để nguội trước khi cho bé ăn, Hy vọng với thực đơn cho bé như trên các mẹ có thể chăm sóc bé chu đáo nhất.


 

Làm sao để biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?


Dưới đây là những chỉ dẫn giúp bé ngủ ngon mà không quá khó khăn.


Dỗ trẻ sơ sinh ngủ là một quá trình loại bỏ các nhân tố tác động đến giấc ngủ của bé. Quá trình này sẽ giúp bạn có thêm tự tin trong việc hiểu rõ hành vi của trẻ khi trẻ muốn ngủ. Vậy trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng? Đôi khi phải mất tới 30-60 phút để bé sơ sinh có thể ngủ sâu. Do đó, nếu bé vẫn khó ngủ ngay cả khi bạn đã loại bỏ các tác nhân tiêu cực thì hãy yên tâm vì điều này cũng hoàn toàn bình thường. Các em bé khác nhau thì thói quen ngủ cũng khác nhau, mẹ cần tìm hiểu để chăm sóc bé tốt nhất.


 


Quá trình loại bỏ tác nhân ảnh hưởng giấc ngủ của bé diễn ra như sau:


Phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa. Nếu bé ngủ hãy thức bé dậy và cho bú tiếp. Có thể cho bé nghỉ bú giữa quãng khoảng 5-10 phút. Việc bú một hơi dài sẽ giúp bạn biết được bé còn đói hay không. Nếu bạn cho bé ngủ luôn sau khi bú được một ítsẽ làm bé ngủ không ngon và dậy sớm hơn. Khi bé tỉnh dậy bạn lại tưởng con đói và cho ăn tiếp. Lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thói quen ăn ngủ không tốt cho bé.


Hãy kiểm tra và thay bỉm cho bé trước khi ngủ để đảm bảo bé không bị ướt hay dính bẩn. Bạn có thể cho bé vào cũi nằm ngay khi bé vẫn còn thức. Nếu bé có thể tự ngủ sẽ tạo thành một thói quen tốt và giúp bé ngủ ngon hơn.


Quấn một lớp khăn quanh người bé để giữ tay bé không chạm vào mặt. Điều này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ ngon. Bé sơ sinh chưa thể điều khiển hành động của mình. Do đó, nếu không quấn khăn lại thì bé sẽ tỉnh dậy khi tay bé vô thức tự vỗ lên mặt.


Bế và ôm bé song song với mẹ trước khi đặt bé nằm vào cũi. Tư thế này sẽ giúp bé thư giãn và giúp bé ợ hơi. Như vậy cũng là để ra hiệu cho bé biết bé phải tự ngủ. Và khi bạn đặt bé nằm xuống, bé sẽ trong trạng thái bình tĩnh hơn.


Gói gém chăn hoặc gối ôm quanh bé khi đặt bé nằm xuống cũi. Trẻ sơ sinh thích cảm giác an toàn. Bé càng ít cử động thì sẽ càng dễ ngủ hơn. Dùng khăn bọc quanh người bé, đặt bé nằm lên giường sau đó dùng gối chặn xung quanh. Lưu ý là phải chừa chỗ thoáng để bé có thể thở thoái mái.


Mở nhạc từ đĩa CD hay radio trong phòng bé. Để nhạc trong suốt giấc ngủ của bé. Âm nhạc cho bé ngủ ngon hơn. Âm thanh đều đều sẽ giúp bé tránh bị xao nhãng bởi các tác nhân khác và giúp bé có cảm giác luôn có người bên cạnh.


Để bé tự ngủ, nếu bé không thể và khóc to, hãy cố tìm hiểu xem nguyên nhân là gì. Bạn có thể bế bé lên và ôm bé, giúp bé bình tĩnh lại. Sau đó đặt bé nằm xuống giường và thử lại một lần nữa.


Trường hợp bé vẫn không thể tự ngủ, hãy thử cách vỗ đều nhẹ nhàng lên người để ru bé ngủ ngon.


Khi bé lớn dần lên sẽ quen với giờ giấc đi ngủ. Và nếu bạn sử dụng những phương pháp này thường xuyên để bé ngủ ngon sẽ giúp con càng lớn càng dễ ngủ mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ mẹ. Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

Tã và bỉm là hai món đồ thiết yếu mà bất kỳ bà mẹ nào cũng cần chuẩn bị sắm đồ sơ sinh ngay khi mới chào đơi. Bé sẽ dùng tã và bỉm cho đến tận năm 2,3 tuổi. Do vậy, lượng “ngân sách gia đình” dành cho loại vật dụng này là vô cùng lớn. Vậy dùng sao cho tiết kiệm và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bé yêu? Mẹ hãy tham khảo những gợi ý sao đây nhé!


Đối với trẻ sơ sinh


Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh, trẻ sẽ đi phân su màu đen. Lượng phân này không nhiều, do đó chỉ nên sử dụng tã lót bé sơ sinh  hoặc giấy lót phân xu đóng vào quần tã rồi mặc cho bé.


Cho đến 1 – 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường đi tiêu xì xoẹt nhiều lần trong ngày, trung bình có thể từ 8 -10 lần, lượng phân lỏng mềm, “hoa cà hoa cải” rất ít. Mẹ có thể sử dụng hoàn toàn tã lót newborn số 1 hoặc 2 phù hợp với cân nặng. Tuy nhiên, nếu muốn con có một giấc ngủ ngon và thoải mái, mẹ cũng có thể đóng bỉm cho con vào ban đêm. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường dùng bỉm có size dưới 5kg.


Chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên


Lúc này, trẻ đã đi tiêu ít dần, trung bình 2-3 lần một ngày, lượng phân nhiều. Mẹ có thể cho con sử dụng bỉm hoàn toàn. Tuy vậy, đừng vội mua quá nhiều bỉm một lúc cho đến khi bạn chắc chắn về cân nặng và loại bỉm phù hợp nhất với con bởi mỗi bé có một hình dáng và kích thước khác nhau.


Các hãng sản xuất bỉm hiện nay đều đưa ra thị trường rất nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng giới tính và độ tuổi như bỉm dành riêng cho bé trai, bé gái, bé sơ sinh, tập bò và bé đã biết đi, mẹ thoải mái lựa chọn để chăm sóc bé tốt nhất… Mỗi giai đoạn và giới tính khác nhau của trẻ, lượng chất thấm hút sẽ được đặt dày hơn tại một vị trí nhất định. Với bé gái, bỉm sẽ thấm hút nhiều ở phía sau hay như với bé trai, các bé sẽ thường tè và làm dày phía mặt trước của bỉm.


 


Ngoài ra, với từng độ tuổi khác nhau, hình dạng và loại bỉm dành cho trẻ cũng sẽ thay đổi. Đối với trẻ sơ sinh, bỉm thường dùng loại dán hai bên. Khi con đã biết bò, hai dây dán này thường được làm chặt và chắc chắn hơn. Đối với trẻ tập đi, mẹ có thể cho con dùng bỉm quần để tránh xê dịch và tuột khi vận động.


Tất cả những điều này chị em đều nên chú ý khi lựa chọn để chống tràn và giúp con có thể thoải mái nhất khi đóng bỉm.


 


Cấu tạo bỉm như thế nào


Bỉm được cấu tạo gồm 3 lớp. Lớp trong cùng: Lớp này trực tiếp tiếp xúc với bề mặt da của em bé do đó, yêu cầu về chất liệu và độ an toàn, không độc hại được đặt lên hàng đầu. Mẹ chú ý kiểm tra bề mặt và chất liệu bỉm cẩn thận nhé vì đây cũng là lớp duy nhất ta có thể sờ trực tiếp được.


Lớp hút: Theo lý thuyết bình thường, lớp thấm hút này sẽ gồm những lớp bông dày để khi chất lỏng tràn xuống, nó sẽ thấm hút hết. Tuy nhiên khi bé tè hoặc đi tiêu nhiều lần, chất lỏng thường dày và thấm ngược lên trên vào da bé. Do đó ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất bỉm đều sử dụng một loại hạt polymer thấm hút gọi là Super Absorbent Polymer (SAP) để ngâm và giữ chất lỏng ở trong. Đó cũng là lý do khi thay bỉm, mẹ sẽ thấy bỉm dày lên và khi sờ sẽ cảm nhận được các hạt sạn mềm.


Lớp chống thấm nước: Hầu hết các loại bỉm tã hiện nay đều có một lớp chống thấm nước ở vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm bằng các chất liệu đặc trưng từ plastic.


Bao nhiêu lâu mẹ cần thay bỉm tã


Một chiếc tã có thể chịu được 1-3 lần tè, và bỉm là từ 4-5 lần. Nếu bé chỉ tè không, mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ thay một lần. Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu thì mẹ chú ý cần thay ngay lập tức. Như vậy tính trung bình, một ngày bé sẽ dùng khoảng từ 6-7 tã giấy hoặc 5-6 bỉm.


Một mẹo tiết kiệm dành cho mẹ: Mẹ nên dùng kết hợp giữa cả bỉm và tã giấy. Khi thấy bé đã đi tiêu xong, ta có thể đóng tã giấy xen kẽ cho bé. Như vậy vừa khiến bé cảm thấy thoải mái và thoáng mát hơn, vừa giúp mẹ tiết kiệm một khoản chi lớn trong gia đình.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Nhiệt độ cơ thể là một trong những dấu hiệu đơn giản nhất giúp chị em chủ động biết được thời điểm trứng rụng để dễ dàng lên kế hoạch cho việc thụ thai cũng như cách tính ngày rụng trứng để tránh thai. Chỉ cần một chiếc nhiệt kế, những hướng dẫn đơn giản sau đây sẽ giúp chị em biết được thời gian rụng trứng


Việc đo nhiệt độ cơ thể như một thói quen hàng ngày có thể giúp bạn biết khi nào bạn sắp rụng trứng và cũng là cách tính ngày rụng trứng hiệu quả.


Thông thường, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ giảm xuống ngay trước ngày rụng trứng và tăng lên đột ngột ngay sau khi rụng trứng. Nhưng để biết nguyên nhân của sự tăng giảm nhiệt độ và biết cần phải làm gì với cơ thể mình là hai chuyện khác nhau.


Khi nào bạn nên đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể?


Bạn nên bắt đầu vào buổi sáng đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, đây là dấu hiệu cho thấy ngày bắt đầu của một chu kỳ. Quan trọng nhất là bạn phải chắc chắn đây không phải chỉ là chút rỉ máu thông thường mà phải là kỳ kinh nguyệt thực sự.


 


Hãy để biểu đồ, một cây bút và nhiệt kế cạnh giường để với lấy chúng dễ dàng. Một cử động đơn giản nhất như ngồi dậy, đi đâu lấy gì đó hoặc vào phòng tắm đều khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và cho ra kết quả nhiệt độ sai.


Vẽ biểu đồ nhiệt độ cơ bản của cơ thể thế nào?


Đo xong, đánh dấu x vào vị trí nhiệt độ trong cột “Ngày 1 của chu kỳ” hoặc ghi chú nhiệt độ vào ô ngày tương ứng. Kết nối các điểm nhiệt độ với nhau bằng đường thẳng và xem thử, nếu qua hết một tháng, tại điểm nào nhiệt độ tăng hay giảm. Qua thời gian, bạn sẽ hiểu dần mức nhiệt độ nào chính là thời điểm bạn rụng trứng.


Có thể bạn thích viết nhiệt độ ngày lên một tờ giấy và làm biểu đồ vào lúc khác, hoặc viết ngay lên biểu đồ lúc đó. Sao cũng được, miễn là kết quả chính xác.


Nhớ là bạn phải viết ngày, tháng bắt đầu đo nhiệt độ lên trên tờ giấy biểu đồ. Bạn nên thay một tờ giấy biểu đồ mới khi đã qua chu kỳ mới hoặc tháng mới.


Ngày nào bạn có giao hợp với chồng, hãy khoanh tròn ngày đó hoặc đánh dấu xuống biểu đồ tại vị trí đó.


Hãy nhớ là, những thông số nhiệt độ đơn lẻ không quan trọng nhưng biểu đồ cho thấy sự thay đổi phần đầu và sau chu kỳ kinh khá quan trọng. Thông thường, nhiệt độ cơ thể bạn thấp hơn trước khi rụng trứng, và có một điểm cơ thể tăng nhiệt bất thường (sau khi rụng trứng) trong nửa sau chu kỳ rụng trứng của phụ nữ


Thông thường, người ta khuyên phụ nữ đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể bằng cách đặt nhiệt kế dưới âm đạo thay vì ở lưỡi. Nhưng ngày nay, nhiệt kế hiện đại cho ra kết quả chính xác ở cả hai điểm đo, không nhất thiết phải là âm đạo.


Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể mà bạn cần chú ý


Trong một chu kỳ 28 ngày thông thường của kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể người trung bình là 36.5 độ C. Ngay trước khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể có thể giảm xuống 36.2 độ C, thường vào ngày thứ 13-14 của chu kỳ. Và ngay khi bạn rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng liên tiếp cho đến khi đạt 37 độ C, và sẽ ở nhiệt độ như vậy cho đến khi bạn thấy kinh.


 


Thông thường, phụ nữ nên đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể trong vòng 3 tháng trước khi họ thấy được biểu đồ lên xuống lặp lại. Bạn cần thời gian để hiểu và dự đoán chính xác thời điểm rụng trứng qua nhiệt độ cơ thể. Bấm vào đây để đọc thêm thông tin về rụng trứng.


Dấu hiệu nào khác cho biết bạn đang rụng trứng?


Dịch nhầy tử cung sẽ thay đổi từ trạng thái đặc sang nhầy và lỏng hơn, giống lòng trắng trứng. Đây là thay đổi từ bên trong các tế bào để giúp tinh trùng sống lâu và bơi dễ dàng hơn qua cổ tử cung để đến với trứng, ở đây sẽ diễn ra sự hình thành thai nhi.


Để hiểu thêm về chu kỳ rụng trứng của phụ nữ, bấm vào đây.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Mang thai là thời điểm bạn phải chú ý đặc biệt về những gì bạn ăn, biết được đâu là thực phẩm an toàn nên ăn và đâu là thực phẩm nên tránh. An gi khi mang thai 3 thang dau Bạn cần biết rằng có một số thực phẩm có chứa độc tố mà nếu bạn ăn vào, có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật thai nhi. Một số loại thực phẩm khác thì chứa vi khuẩn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và gây tổn thương cho sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi. Hãy chắc chắn rằng hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn được nấu chín, và hãy chọn lọc những gì bạn ăn để bảo vệ thai nhi của bạn chống lại vi khuẩn có hại.


Một điểm quan trọng cần nhớ khi lựa chọn thực phẩm để ăn là giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà bạn đang nạp vào cơ thể de cham soc thai nhi. Một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng như axit folic, sắt, vitamin C và vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.


Có rất nhiều loại thực phẩm cần tránh khi mang thai, hầu hết các bác sĩ sẽ tư vấn rằng bạn nên tránh xa một số loại cá, thịt sống, trứng sống, pho mát mềm, pate, rau chưa rửa v.v. Hãy tham khảo danh sách những thự phẩm bạn không nên ăn dưới đây



Một số loại cá (như cá mập, cá ngừ và cá kiếm) có chứa một lượng cao của thủy ngân được tích lũy trong các mô mỡ của chúng. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhiều những loại cá này để tránh ảnh hưởng đến sự hình thành thai nhi và phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. Chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về việc ăn bao nhiêu những loại cá này thì tổn hại cho em bé trong bụng, nhưng “cẩn tắc vô áy náy”, tốt nhất là bạn nên tránh những con cá này. Ngoài ra, những loại hải sản sống khác mà phụ nữ mang thai nên tránh xa  là hàu và sashimi hay sushi cá sống.


Trứng sống


Trứng sống có thể là nguồn gốc truyền vi khuẩn salmonella. Thực phẩm có chứa trứng sống bao gồm sốt mayonnaise, salad caesar, eggnog, hollandaise và những hỗn hợp bột trứng nhất định như bột làm bánh cookie. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, hãy nhớ nấu trứng thật kỹ trước khi ăn.


Thịt gà sống


Chúng ta không nên ăn thịt gà sống hay tái, đặc biệt khi mang thai bạn càng nên cẩn thận hơn. Ăn hoặc tiếp xúc với các bề mặt có thịt gà sống có nguy cơ làm bạn bị nhiểm vi khuẩn salmonella. Thậm chí, món thịt gà được nấu từ hôm trước nên được đun nóng lại hoặc nấu thêm một lần nữa để tiêu diệt vi khuẩn salmonella.


Thịt sống


Cho dù đó là một miếng thịt bò tái hoặc bất cứ loại thịt chưa nấu chín nào, chúng đều có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thai nhi. Bạn nên tránh xa những loại thịt sống hay tái khi mang thai vì nó có thể chứ một loại ký sinh trùng gọi là toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai.


Phô mai mềm


Phô mai mềm như phô mai xanh, phô mai feta, brie, camembert, ricotta, pho mát trắng mềm Mỹ Latinh và bất kỳ sữa chưa tiệt trùng hoặc các loại thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng là những loại thực phẩm nên tránh khi mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria, một loại vi khuẩn rất có hại cho thai nhi. Trong khi với người lớn, vi khuẩn Listeria thường không có tác hại gì nhưng chúng lại có thể gây các biến chứng đe dọa đến tính mạng của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Listeriosis được biết đến là loại vi khuẩn kích hoạt sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng máu.


Trái cây và rau


Khi mua trái cây và rau quả, hãy chắc chắn rằng bạn rửa chúng sạch sẽ để loại bỏ bất kỳ các loại sâu có hại và vi khuẩn cũng như thuốc trừ sâu. Rau chưa rửa có khả năng truyền bệnh toxoplasmosis – một ký sinh trùng gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, nên tránh hoàn toàn những loại trái cây và rau hư, mốc.


Các loại thực phẩm khác


Ngoài khi nhan thay cac trieu chung mang thai,  phụ nữ  nên tránh những thực phầm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này có thể có trong kem và rất nhiều loại thực phầm khác.


Một loại thực phẩm khác nên tránh là đậu phộng. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú nên tránh ăn đậu phộng hoàn toàn vì loại thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ dị ứng với đậu phộng. Đậu phộng cũng có một loại nấm mốc được gọi là aflatoxin có khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Trong giai đoạn trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối với trẻ. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7. Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi như sau:


Bột cá rau dền


Củ dền không xa lạ với các mẹ trong việc lựa chọn thực đơn ăn dặm mỗi ngày cho con, nó được xem như thực phẩm cực ngon khi kết hợp cùng bột cá và cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Món bột ăn dặm cho bé này cũng rất dễ làm.


Nguyên liệu


- Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)


- Cá nạc 30g (2 muỗng canh)


- Rau dền 30g (2 muỗng canh)


- Dầu 10g (2 muỗng cà phê)


- Nước 200ml (lưng 1 chén


Hướng dẫn


Rau dền: cắt nhỏ bằm nhuyễn


Cá: luộc chín, nghiền nát


Bột gạo: hòa tan với chút nước tan đều


Bước 1: Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu chín.


Bước 2: Để cá, bột gạo vào khuấy chín, trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.


Bước 3: Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt)


Bột sữa bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng.  Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích trong thực đơn cho bé ăn dặm.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 8 muỗng canh sữa bột (Loại bé đang dùng)


- 1 chén nước sạch


- 1 muỗng canh bí đỏ luộc chín tán nhuyễn


- 1 muỗng canh dầu oliu cho bé


Hướng dẫn


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi.Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.