Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Trong năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là thời gian các kiến thức và sự hiểu biết đang tăng lên của bé sẽ chuyển thành hành động. Bé thực sự tăng trưởng về sức mạnh và khả năng, với những kinh nghiệm mới được tích trữ trong trí nhớ là nền tảng để bé phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện .



Vậy chăm sóc em bé 4 tháng tuổi thế nào cho tốt, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn tinh thần.


1. Chăm sóc giấc ngủ cho bé


Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã dần bắt đầu đi ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Với nhiều trẻ 4 tháng tuổi, bé có thể ngủ liền một mạch 6 tiếng về đêm, vì thế mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.


2. Bé dần biết giao tiếp và ê a với mọi người


Bé bắt đầu có những nhận định về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, kể cả bóng của bé trong gương.


Ở giai đoạn này, bé dần biết nghe ngóng về mọi người và cười đùa thích chí. Hãy chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Bạn có thể chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng trong nhà cho bé nghe. Nói chuyện nhiều hơn với bé, bạn sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với bạn.


Khi này, bé cũng thích xem các em bé khác và các con vật làm trò. Luôn đồng hành bên bé để đảm bảo an toàn cho bé bạn nhé.


3.  Chăm sóc trẻ


- Cho con ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.


- Bổ sung những thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao để ngăn ngừa chứng thiếu máu do tiểu cầu; bổ sung vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà do thiếu dinh dưỡng gây ra; bổ sung vitamin C để tăng cường sức miễn dịch.


- Chọn gối nằm thích hợp cho bé.


- Phải chú ý độ an toàn khi sử dụng xe cho bé.


- Đề phòng bé nuốt phải dị vật.


- Tập cho bé khả năng tự chơi một mình.


- Tăng cường khả năng chống lạnh của bé.


- Thận trọng khi cho bé dùng những loại thuốc thanh nhiệt giải độc.


- Tập thói quen đại tiện tốt cho bé.


- Trong những ngày thời tiết khô nóng, bôi kem làm ẩm môi chuyên dụng cho bé để môi không bị khô nứt.


- Cho trẻ hoạt động ngoài trời.


4. Tiêm vac-xin


Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt.


- Vac-xin phòng bệnh bại liệt dạng viên: uống viên thứ 3, cũng là lần uống sau cùng.


- Vac-xin DTP: lần tiêm thứ 2 trong tháng này.


Những vấn đề cần chú ý


- Phòng ngừa bé bị táo bón.


- Đề phòng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như cảm cúm, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, lao phổi…


- Đề phòng bệnh lồng ruột: phải nhanh chóng đến bệnh viện để cứu chữa kịp thời.


- Đề phòng chứng quáng gà: chú ý bổ sung vitamin A cho bé.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Các nhà nhi khoa cho biết, thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn dặm là khi bé 4 tháng tuổi -6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. Khi này, việc tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn. Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về vấn đề ăn dặm:



1. Nguyên tắc khi cho con ăn dặm


Bạn có thể giúp trẻ học thói quen ăn uống theo các nguyên tắc đơn giản sau đây:


- Đa dạng các loại thực phẩm.


- Không cho trẻ ăn quá nhiều vì trẻ sẽ lảng tránh các thực phẩm khác.


- Cho trẻ ăn nhiều thực giàu protein và cacbon hydrate, rau quả.


- Tránh đường, muối và các thực phẩm giàu chất béo hay các thực phẩm cay nóng.


- Không bao giờ “hối lộ” hay thưởng cho trẻ bằng thực phẩm. Thay vào đó là những nụ hôn, cái ôm chặt và sự quan tâm.


2. Đồ dùng cần có khi ăn dặm?


- Bạn có thể mua cả bộ tập ăn dặm cho bé nhưng thực sự thì nó không cần thiết. Bởi vì có một số cách nấu nướng còn đơn giản hơn thế.


- Một chiếc thìa nhựa mềm là quan trọng nhất đối với các bé ở tuổi này vì lợi của bé đang rất nhạy cảm.


- Một chiếc đĩa nhựa có tác dụng giữ chặt chiếc bát trên ghế cao thay vì phải để bát trên sàn nhà.


- Để tránh rây bẩn, hãy đặt dưới nơi bé ăn 1 thảm chùi chân, một khăn trải bàn hay một vài tờ báo để nhanh chóng dọn sạch rơi rớt sau bữa ăn.


3. Thực đơn ăn dặm bao nhiêu là đủ?


- Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé.


- Từ 6 đến 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.


 


- Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.


Xem thêm bài viết về thực đơn cho bé ăn dặm : cách làm bánh flan , cháo lươn , nấm đùi gà


Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt.


4. Nên cho bé ăn ở đâu?


- Bé lúc này đã biết ngồi vì thế hãy cho bé ăn trong một chiếc ghế tập ăn. Tránh để bát bột ở gần bé.


- Không cho bé cầm các thức ăn tập gặm trong khi cho ăn bột vì có thể gây hóc hay nôn trớ.


- Và nếu bé được ngồi ăn tối cùng gia đình, bé sẽ nhanh học được thói quen tốt ngồi ăn vui vẻ cùng cả nhà.


- Chú ý giờ ăn của bé phải luôn chuẩn, không xê dịch.


- Nếu bé từ 8 tháng tuổi trở lên bạn có thể cho bé ngồi bàn để tự xúc ăn vài thìa. Bé sẽ “hoạt động” hết công suất vì chẳng hề hiểu rằng cái bàn để bát đang dần biến thành một bãi chiến trường. Hãy cổ vũ bé tự xúc ăn tối đa nhé.


Lời khuyên & Cảnh báo


Khi bạn cho bé ăn dặm, chắc chắn đầu ra của bé sẽ có sự thay đổi về màu sắc và độ loãng đặc. Điều này là rất bình thường. Nếu nghi ngờ đầu ra của bé thì hãy quan sát vẻ ngoài của bé xem bé có biểu hiện đau bụng không, hãy trao đổi với bác sĩ và ngừng cho bé ăn các loại thực phẩm đang ăn và các loại rau quả. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn chẳng hạn như nước trắng ấm, nước dừa hay nước quả đun chín ít ngọt.

Trẻ nhỏ thường sợ uống thuốc vì thuốc đắng, hay khó chịu mùi vị của thuốc. Do vậy nhiều cha mẹ đã lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào sữa hoặc vào các loại nước mà trẻ thích uống. Việc làm này có nên không?



Ngoài nước và các chất hữu cơ như casein, albumin, globulin, đường lactose, lipid… trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa sẽ làm chậm sự hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác bất lợi với thuốc (tạo thành phức hợp khó tan không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa còn rất nhiều.


Chưa kể, nếu cho sữa vào bình, trẻ không uống hết sữa như vậy vô hình chúng liều lượng thuốc bị giảm xuống. Việc cho trẻ uống thuốc hòa chung với sữa hoặc các loại nước quả là rất phản khoa học. Trẻ sẽ bỏ bú hoặc không chịu uống các loại nước quả mà trước đó trẻ rất yêu thích.


Pha thuốc vào sữa hoặc nước quả có nên chăng?


Đối với trẻ khó uống thuốc nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để dễ uống. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nếu trẻ không ưa dùng loại này có thể đổi sang lại khác cho trẻ. Nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như xirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Có thể dùng xilanh bơm vào khóe miệng cho trẻ. Theo phản xạ trẻ sẽ nuốt. Lưu ý bỏ kim tiên chỉ dùng xi lanh. Hạn chế tối đa sự tương tác thuốc.

Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe con người thông qua quá trình lên men đường lactose, làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, quá trình này có thể trở thành công cốc!



Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn như: stretococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ pH của sữa kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hoá một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, acidamin và sản sinh ra chất tạo hương.


“Nội soi” thành phần sữa chua


Nói chung, giá trị dinh dưỡng của sữa chua không kém các loại sữa uống hàng ngày. Cứ 100g sữa chua đem đến khoảng 100kcal, 3g chất đạm, 125mg canxi, rất nhiều vitamin (đặc biệt vitamin B5, vitamin B12) và nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Mặt khác, quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza, có lợi đường ruột, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt… Khuẩn lactic trong sữa chua còn giúp kích thích gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và khử hoạt tính một số hoá chất gây hại, kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.


Vì vậy, có thể xem sữa chua là một vắcxin tự nhiên để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày,… Với một số người sợ uống sữa (do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hoá được đường lactose trong sữa, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá) thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hoá.


Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, sữa chua ăn còn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến giữ dáng, giảm cân. Với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, lại được phân giải thích hợp, sữa chua vừa có tác dụng giảm đói vừa giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đây được xem như chiếc “mặt nạ tự nhiên” giúp da mịn màng, tươi trẻ.


Với những công dụng nói trên, sữa chua rõ ràng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên có tận dụng hết được những lợi điểm dinh dưỡng đó hay không còn tuỳ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của mỗi người.


Không nên ăn sữa chua lúc đói: độ pH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4 – 5 trở lên. Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.


Không đợi đun nóng lên rồi mới ăn: vì như vậy cũng làm mất đi tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.


Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nếu làm như vậy. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.


Ngoài ra, cũng phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.

Nếu bạn đang bị đau hoặc cảm giác muốn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác liên quan đến dạ dày, hãy tránh những thực phẩm dưới đây.


Đường tinh luyện


Các loại thực phẩm có chất đường khi ăn vào sẽ khiến mức insulin trong cơ thể tăng dẫn đến lượng đường huyết thất thường. Theo giáo sư Robynne Chutkan tại Trường đại học Georgetown (Mỹ), mặc dù đường tinh luyện không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài với những người có dạ dày yếu.


Sữa


Nếu ăn các sản phẩm làm từ sữa có thể khiến tình trạng sức khỏe của dạ dày kém hơn bởi hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa đường lactose. Khi bị bệnh, niêm mạc thành ruột có thể dễ bị tổn thương, khiến men tiêu hóa đường lactose bị mất đi và hậu quả là đường lactose không tiêu hoá được tích luỹ trong lòng ruột, làm tình hình càng tồi tệ hơn.


Chocolate và chất caffeine


Chất caffeine và chocolate có thể kích thích và làm co thắt dạ dày của bạn. Chất caffeine không tốt với bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Chocolate chứa sữa hoặc các loại hạt có thể gây khó khăn cho đường tiêu hóa của những người không hấp thu được đường lactose hoặc đang bị dị ứng.


Thực phẩm béo


Những người đang bị đau bụng không nên ăn kem, thịt, phó mát mềm vì chúng là những thực phẩm giàu chất béo. Lượng chất béo nhiều sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày tăng lên.


Thực phẩm giàu axit


Các loại trái cây giống quýt, các sản phẩm được làm từ cà chua – loại thực phẩm chứa nhiều axit có thể gây trào ngược axit. Nếu muốn dùng trái cây, nên thay bằng nước ép táo, tuyệt đối không chọn nước ép cam.


Gia vị


Nếu bạn không quen với thực phẩm gia vị và các loại gia vị, và đang mắc bệnh về dạ dày thì hãy nên tránh xa chúng. Ngoài ra, các loại gia vị nếu được chế biến trong món ăn có dầu cũng không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.


Chất cồn



Chất cồn có thể làm tăng axit trong dạ dày bởi nó chứa các loại hóa chất khó chuyển hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về gan.


Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều hóa chất để bảo quản sẽ gây khó chịu dạ dày của bạn. Các loại thực phẩm đã qua chế biến chứa nhiều chất bảo quản.

Trong sữa có 5 thành phần quan trọng là đạm, béo, đường lactose, vi khoáng chất và nước. Và tỉ lệ các chất này sẽ quyết định chất lượng cũng như màu sắc, độ đặc của sữa.



Đạm whey và casein


Sữa là một nguồn protein tuyệt vời bởi các protein trong sữa có cấu trúc phân tử lớn, không hòa tan trong nước. Có hai loại protein trong sữa là casein và whey.


Các protein casein trong sữa kết hợp với một số khoáng chất trong sữa và hình thành các mixen (chứa khoảng 65% nước, còn lại là các casein và khoáng gồm can-xi, ma-giê, phốt-phát…). Ánh sáng phản xạ từ các mixen làm cho sữa có màu trắng.


Protein casein sẽ đông lại, tách khỏi nước khi có axit. Casein trong sữa “túm tụm” lại với nhau và hoạt động như những bọt biển nhỏ để giữ nước. Chúng có thể chứa và giữ tới 70% nước cho mỗi mảnh cợn sữa. Axit, muối hay nhiệt độ cao có thể khiến các casein đông này bị mất nước. Đạm whey cũng bị đông lại dưới sức nóng, chứ không phải là axit và muối. Đây chính là bí quyết cơ bản để tạo ra sữa chua và phô-mai.


Chất béo


Sữa cũng là một nguồn chất béo dồi dào. Chất béo nổi trên sữa nước. Có nhiều loại chất béo khác nhau trong sữa.


Các chất béo trong sữa thường có cholesterol thấp. Trong bơ, hàm lượng chất béo cao hơn và thường giá của nó cũng cao hơn sản phẩm sữa.


Ở sữa tươi, những hạt chất béo sẽ gắn kết với nhau, lớn đến mức nổi lên bề mặt sữa, tạo ra 2 lớp khác nhau. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hầu hết sữa đóng hộp đều phải được xử lý chia nhỏ các phân tử chất béo để tạo sự đồng nhất.


Đường lactose


Sữa cũng chứa một số carbon hydrate dưới dạng đường tự nhiên. Đường trong sữa được gọi là lactose và chỉ tìm thấy trong trong sữa. Lactose tạo vị hơi ngọt cho sữa. Lactose chỉ có thể được tiêu hóa bởi 1 enzyme đặc biệt do cơ thể sản xuất.


Một số người không thể uống sữa tươi vì họ không thể tiêu hóa lactose trong sữa dẫn tới hiện tượng uống sữa bị đau bụng. Cơ thể họ thiếu enzym lactase trong hệ tiêu hóa.


Không có lactase, lactose không thể phân chia thành glucose và galactose để có thể hấp thụ và đốt cháy thành năng lượng. Khi lactose lên men trong hệ tiêu hóa, nó sẽ sinh ra khí và 1 số axit (những người bất dung nạp lactose sẽ không thể chuyển hóa năng lượng từ lactose). Lactose sẽ bị caramen hóa khi sữa được làm nóng và sẽ biến sữa thành màu xỉn.


Vitamin và khoáng chất


Sữa là một nguồn tuyệt vời của rất nhiều vitamin và khoáng chất. Can-xi và ma-giê giúp các mixen trong sữa ổn định. Can-xi giúp tăng cường sức khỏe cho xương và răng.


Sữa cũng rất giàu riboflavin, một vitamin có thể bị phá hủy bởi ánh sáng, vì vậy cần bảo quản sữa trong những hộp ngăn ánh sáng.


 

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.



Vậy làm thế nào để mẹ thích nghi với thời kì mang thai này , ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu , thực phẩm nào là không tốt cho thai nhi ? Cùng tìm hiểu một số kiến thức hữu ích cho lần mang thai của bạn nha .


Những triệu chứng mang thai của người mẹ


Nếu cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ, luôn có cảm giác thấy đói và thèm những món ăn mà bạn chẳng thể ngờ tới những cũng có thể thấy siêu thờ ơ với những món bạn cực thích trước đây, dị ứng với mùi lạ và hay có cảm giác buồn nôn, hay đau đầu, chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu.


Trên đây là những biểu hiện phổ biến nhất và hoàn toàn bình thường đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu . Đây là do cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi và có sự tăng hormone, kích thước tử cung của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.


Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu


- Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).


- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.


- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.


- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…


- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.


- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…


Quan trọng nhất vẫn là lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học để mẹ khỏe, con khỏe. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái. Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ nhiều. Không thức khuya. Tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá. Nên nhớ, cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo nhé.


Thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai


Thực phẩm tái, sống


- Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.


- Chính vì vậy, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.


Các loại cá chứa thủy ngân


- Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình.


- Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.


Cà phê


- Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai.


- Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.


Rượu, đồ uống có gas


Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

Thời gian bắt đầu ăn dặm là sau khi bé 4 tháng tuổi – 6 tháng tuổi . Tuy nhiên, bạn nên chọn thời điểm ăn dặm phụ thuộc vào thể trạng của trẻ, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn.



Trước 4 tháng, cơ thể trẻ còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Nếu bạn cho con ăn dặm sớm có nguy cơ gây tình trạng suy dinh dưỡng.


Lịch ăn dặm cho bé


Chừng nào bé bắt đầu hiểu dần về phương pháp ăn dặm thì bé sẽ ngày càng có hứng thú với các món ăn phong phú hơn (thông thường từ 6 đến 9 tháng tuổi). Mẹ hãy bắt đầu chia lịch ăn sáng, ăn trưa và ăn tối cho mỗi ngày của bé. Kể cả khi bé không thấy đói thì sẽ vẫn có một thói quen đối với lịch ăn đều đặn như vậy.


Mẹ cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát mẹ hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé.


Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:


Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn


Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé


Bột ăn dặm cho bé mỗi bữa ăn nên bắt đầu thế nào?


Điều này đặc biệt quan trọng nên các mẹ hãy hết sức lưu ý nhé. Khi ăn dặm bé sẽ cho tay vào mồm hay cầm thức ăn ném lung tung nên mẹ hãy đảm bảo giữ gìn vệ sinh tay miệng cho bé. Hãy bắt đầu mỗi bữa ăn bằng cách rửa và lau sạch tay cho bé, dỗ dành bé và để bé ngồi thẳng. Nếu bé đã biết ngồi, không nên để bé ăn ở tư thế nửa ngồi nửa nằm sẽ rất dễ bị ọe hoặc trớ.


Mẹ hãy tắt Tivi, tắt nhạc để bé tập trung hơn vào bữa ăn và có thể cảm nhận được khi nào thì bé no. Và trên hết mẹ phải làm quen với đống bừa bộn, lộn xộn mà bé gây ra sau mỗi bữa ăn. Trẻ con rất thích vứt thức ăn lung tung vung vãi khắp nơi và đó là điều hoàn toàn bình thường. Có thế bé mới thấy mỗi bữa ăn là một sự thú vị nên mẹ đừng cảm thấy bực mình.


Bé nên ăn gì?


Thực phẩm ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé nên mẹ hãy lưu ý các món ăn của bé cần có những thành phần như sau:


Hạt ngũ cốc đơn (cho bé từ 4-6 tháng tuổi): Lượng sắt lưu trữ trong tử cung của mẹ sẽ giảm dần sau khi sinh và đạt mức thấp nhất khi được 9 tháng. Ngũ cốc (gạo tẻ, yến mạch) cung cấp lượng sắt dồi dào và đó là lý do tại sao ngũ cốc nguyên hạt được chọn là một trong những thực phẩm ăn dặm đầu tiên cho bé.


Rau xay nhuyễn, trái cây và các loại thịt: Có một số bác sĩ cho rằng nếu mẹ cho bé ăn trái cây trước khi ăn rau có thể tạo nên cho bé sở thích ăn ngọt lâu dài nhưng chưa một nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhận định đó. Vì thế có nên cho con ăn chuối trước khi ăn cà rốt là phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ .


Thực phẩm băm hoặc nghiền (cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi): Nếu em bé chưa sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm này mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn. Khi nào bé có thể ăn được đồ ăn băm hoặc nghiền mẹ hãy cho bé thưởng thức trái cây mềm, rau xanh và thịt băm, thời gian này bé cũng đã có thể ăn cơm mềm và thịt hầm.


Thực phẩm bé nên tránh


Mật ong: Nếu mẹ cho bé ăn mật ong quá sớm có thể dẫn đến chứng ngộ độc nghiêm trọng đấy


Cam, quýt, chanh: Mẹ hãy tham khảo tư vấn của bác sỹ để xem con có dị ứng với những chất trong các loại hoa quả này không vì nếu bé dị ứng có thể gây nên chứng hăm tã khó chịu cho bé.


Sữa tươi: Tốt nhất mẹ vẫn nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn này.


Các loại hạt, bỏng ngô, nho khô, đậu phộng: Mẹ hết sức lưu ý vì bé có thể bị hóc hoặc nghẹt thở khi ăn những loại thực phẩm này.


Trên đây là những điều cơ bản mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của bé và cần rất nhiều sự quan tâm, yêu thương của mẹ. Chúc các bé hay ăn chóng lớn để mẹ luôn yên tâm và vui lòng nhé.


4 Món ngon , dinh dưỡng cho mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé  :


Hướng dẫn cách nấu cháo rau ngót Nhật cho bé ăn dặm


Cháo rau ngót Nhật là món giàu dinh dưỡng, rất mát cho bé, nhiều DHA, canxi,đạm, và sắt. Món này thường rất hợp cho các bé đang bị táo bón và đầy hơi. Rau ngót Nhật mềm hơn rau ngót ta, lại có vị ngọt nên khá dễ ăn chắc chắn sẽ làm bé hài lòng. Em xin mách chị em công thức làm Cháo tôm đậu xanh rau ngót Nhật của mình:


Nguyên liệu:


- 8 thìa gạo.


- 1 thìa đỗ xanh ( Dưới 1 tuổi thì đỗ xanh tách vỏ, trên 1 tuổi là đỗ xanh nguyên hạt)


- 3 con tôm


- 50g rau ngót Nhật


- 1 tép hành khô


- 1 miếng bơ lạt, phô mai


- Dầu oliu, chút nước mắm


Cách làm:


Bước 1: Trộn gạo và đỗ xanh vào nhau, vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 12


Bước 2: Tôm bóc vỏ, lọc dây đen dọc lưng. Sau đó băm tôm thật nhỏ nhuyễn, Cho 1 chút bơ lạt,1 chút xíu nước mắm vào tôm và trộn đều


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 13


Bước 3: Rau ngót Nhật rửa sạch, thái sợi chỉ và cắt nhỏ


Bước 4: Hành khô băm nhỏ, cho 1 thìa cafe dầu vào nồi và phi hành khô thật thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm vào xào qua ( xào cho thịt tôm chuyển sang màu hồng là tắt bếp. Khoảng 30 giây)


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 15


Bước 5: Khi cháo chín, cho thịt tôm đã xào qua vào quyện đều với cháo và nấu chín. Thời gian nấu 2 phút. Sau đó cho tiếp rau ngót Nhật vào và nấu sôi, tắt bếp. Nêm thêm chút nước mắm và dầu Oliu đợi bớt nóng cho ra bát để bé thưởng thức.


Hướng dẫn chế biến 15 món cháo, súp ăn dặm thơm ngon cho bé 2014 phần 16


Khi đó phô mai dầm nhỏ trong bát, và cho cháo vào và quấy đều cho phô mai quyện đều vào cháo.Sản phẩm sẽ là bát cháo bắt mắt với màu hồng của tôm, màu xanh của rau và đỗ xanh. Mùi thơm của bơ và phô mai, sẽ không còn mùi tanh của tôm nữa. Nhưng khi thưởng thức vẫn thấy vị ngọt bùi của tôm, vị mát thanh của rau ngót Nhật.


Súp bí ngô, bông cải xanh cho bé độ tuổi ăn dặm


Nguyên liệu:


- Bí ngô: 2 chén


- Bông cải xanh: 1 – 2 bông


- Dầu ôliu: 1 thìa canh


- Nước: 1/3 chén


Cách làm:


- Trộn bí đỏ với dầu ôliu và nướng ở nhiệt độ 425 độ C, cho đến khi bí chín mềm.


- Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thuỷ cho chín.


- Cho cả hai vào máy xay, thêm nước và xay thật nhuyễn.


Súp khoai lang bổ dưỡng cho trẻ


Nguyên liệu:


- Khoai lang to: 2 củ


- Hành tây: 1 củ


- Nước dùng gà: 4 chén


- Gia vị, dầu ăn hoặc bơ


Cách làm:


- Hành tây xắt miếng mỏng theo chiều dọc của củ hành. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.


- Đun chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn trong một nồi to, cho hành tây vào xào với chút muối cho tới khi hành mềm, chuyển màu vàng nâu rồi cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm.


- Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi soup sôi lăn tăn khoảng 30 – 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp.


- Cho khoai vào máy xay sinh tố hoặc dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn. Nêm nếm lại lần cuối và thêm muối tiêu nếu cần.


Súp cà rốt, dừa bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé


Nguyên liệu:


- 3 củ cà rốt


- 1 quả cam


- 100ml nước cốt dừa


- Gia vị: muối và tiêu


 


Cách làm:


- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhỏ.


- Cam ép lấy nước.


- Cho nước cam, cà rốt nạo nhỏ, cốt dừa vào nồi, thêm chút nước ấm sao cho ngập nguyên liệu rồi đun sôi.


- Thêm gia vị vừa ăn rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút. Dùng đũa trộn đều tất cả nguyên liệu. Khi súp thật mịn và quyện thì tắt bếp.


- Món này nên dùng nóng. Người lớn cũng có thể ăn kèm với bánh mỳ. Vì thế, các mẹ hãy nấu thêm khẩu phần cho cả gia đình để cùng thưởng thức với bé yêu nhé.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau.



Tâm sinh lý phụ nữ chịu tác động của các yếu tố hormon trong hệ nội tiết cùng với các tác nhân từ môi trường. Nhất là khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.


Mang thai 3 tháng đầu


Tâm sinh lý chị em giai đoạn này chịu tác động mạnh mẽ của những triệu chứng mang thai là sự thay đổi nội tiết tố. Mặc dù các nội tiết tố này mang lại lợi ích cho em bé nhưng lại gây khó chịu cho người mẹ.


Một hormon được sản xuất trong quá trình mang thai là HCG đôi khi gây ra nghén, trong khi progesterone và estrogen có liên kết với trạng thái tâm lý buồn và nước mắt. Hơn thế nữa, sự tràn ngập nội tiết tố gây ra tâm lý mất kiểm soát cảm xúc và khó tập trung vào các công việc hàng ngày.


Mang thai tháng thứ 6


Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất của thai kỳ. HCG chững lại trong khi progesterone và estrogen tăng từ từ. Niềm vui có thể đến bất ngờ khi bạn cảm nhận được những sự va chạm đầu tiên của em bé. Nhiều người mẹ cho rằng đây là sự kiện quan trọng và không thể diễn tả hết niềm vui. Trong thời gian này, khi mà tác động của nội tiết tố tới tâm sinh lý phụ nữ ít hơn thì quan hệ vợ chồng lại là vấn đề căng thẳng.


Rất nhiều người chồng thấy hụt hẫng khi vợ mang bầu. Vợ chồng lạnh nhạt, thậm chí có thể thấy bị tổn thương. Hơn nữa, rất nhiều người vợ cảm thấy tự ti về vóc dáng của mình. Chị em cần nhớ rằng mang thai chỉ là tình trạng tạm thời, vẫn sẽ luôn có cách để quan tâm và gần gũi với chồng. Nhất là khi tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi nên mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái và yêu đời cho bé phát triển tốt.


3 Tháng cuối thai kỳ


Những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng tăng làm bạn không thoải mái. Các hormon gây rối loạn tâm trạng cũng tăng cao. Càng gần ngày sinh, bạn càng có tâm trạng sợ cơn chuyển dạ. Giấc ngủ cũng khó khăn hơn nên người mẹ càng mệt mỏi nhiều hơn. Bỏ qua những chuyện đó và bất chấp sự thay đổi về tâm sinh lý, bạn cũng nên giữ tâm trạng thật tốt để đón bé yêu nhé.


Sự thay đổi hàm lượng hormon trong cơ thể đã gây ra nhiều sự rối loạn tâm sinh lý của phụ nữ thời kỳ mang thai. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đây là thời gian người phụ nữ cần sự động viên của gia đình nhiều nhất, tạo điểm tựa giúp họ cân bằng cuộc sống trong giai đoạn này để tránh gặp phải vấn đề về bệnh trầm cảm sau sinh.


Một vài lời khuyên dành cho mẹ.


- Thường xuyên tập luyện: Hãy thử làm quen với Yoga, tập luyện yoga đều đặn vừa giúp giữ vóc dáng, vừa giúp tâm lý bà bầu được thoải mái.


Hãy thử làm quen với Yoga, tập luyện yoga đều đặn vừa giúp giữ vóc dáng, vừa giúp tâm lý bà bầu được thoải mái.


- Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn: làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức.


- Tâm sự để được chia sẻ: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với người bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.


- Nghỉ ngơi và thư giãn: Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để sau này em bé cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như vậy. Để thay đổi không khí, bạn có thể nghe nhạc; đọc sách; ngắm tranh; vãn cảnh… Đây là những hoạt động có lợi cho việc điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt hơn, thoải mái hơn.


- Chú ý trong ăn uống: Duy trì lối sống ăn uống khoa học và nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.


Ngoài ra, bạn nên chọn một Spa cho bà bầu uy tín để massage và thư giãn. Vì không phải ai cũng có thể tự biết cách điều khiển cảm xúc của mình. Có thể những áp lực từ việc mang thai sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không tìm cách thư giãn bản thân

Người mẹ khi mang thai đều mong muốn sinh ra một đứa bé khỏe mạnh và thông minh mà không làm tổn hại đến sức khỏe của mẹ.



Khi mang thai, người mẹ nếu không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm sự phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, từ đó dẫn đến sanh non hay sanh khó.


Do đó dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mẹ và con.


1. Tháng thứ nhất


Trong tháng đầu suốt hiện những dấu hiệu có thai , bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá,..


2. Tháng thứ hai


Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Nếu bạn nghén thì nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn và cũng đừng quá lo lắng khi bạn chưa uống được sữa bà bầu vì giai đoạn này chưa cần quá nhiều dưỡng chất để nuôi thai nhi.


Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bằng cách ăn nhiều hoa quả ,nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…


3. Tháng thứ ba


Thời điểm mang thai 3 tháng đầu  thích hợp với việc ăn canh gà trống , cháo lươn và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


4. Tháng thứ tư


Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.


- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.


- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…


- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật


- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…


- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.


- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.


- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…


- Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …


- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.


- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.


5. Tháng thứ năm


Thai ở tháng thứ 5, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ví dụ: ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo.


6. Tháng thứ sáu


Mang thai tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ.


Phụ nữ mang thai 5 – 6 tháng cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết.


7. Tháng thứ bảy


- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.


- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…


- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


8 . Tháng thứ tám


- Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.


- Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.


- Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.


- Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…


Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.


9. Tháng thứ chín


Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…


- Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.


- Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.


- Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.


- Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.


- Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.


 

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.



Dấu hiệu mang thai – những thay đổi ở người mẹ


Mệt mỏi


Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.


Buồn nôn và nôn


Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).


Đi tiểu thường xuyên


Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.


Nhiễm virus cúm


Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.


Tăng cân nhẹ


Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.


Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu


Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…


Thai phụ cần lưu ý ăn đủ bữa trong ngày: 3 bữa chính + 3 bữa phụ.


Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:


Chất đạm (protein): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Thai phụ cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 gr thịt cá tùy loại, 100-180 gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).


Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.


Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.


Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim


Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.


Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…