Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Bất dung nạp lactose là gì và nguyên nhân tại sao:


Lactose là loại đường có mặt trong tất cả các loại sữa và sản phẩm có chứa sữa, trong đó sữa mẹ có 7% là lactose, tỷ lệ này ổn định trong cả sữa đầu và sữa sau. Lactose rất quan trọng vì cung cấp tới 40% năng lượng, giúp hấp thụ sắt và canxi, đồng thời đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh.(1)


Men để tiêu hóa lactose là lactase được sản xuất ở bềmặt ruột non giúp bẻ gẫy liên kết lactose thành đường glucose và galactose dễ hấp thu. Một số bé không sảnxuất đủ men lactase khiến cho đường lactose đi qua ruộtmà chưa được tiêu hóa gây kích ứng ruột, đầy hơi và tiêu chảy.



Nguyên nhân: có 2 loại bất dung nạp lactose


Nguyên phát: do bẩm sinh khi trẻ sinh ra hoàn toàn không sản xuất được men lactase. Trường hợp này rất hiếm gặp và trẻ phải sử dụng hoàn toàn sữa không lactose.


Thứ phát: xuất hiện khi trẻ bị tổn thương đường ruột do bệnh gây ảnh hưởng đến việc sản xuất men lactase như bị viêm dạ dày ruột, do dị ứng thức ăn gây tiêu chảy kéo dài làm tổn thương các mao ruột nơi sản xuất ra men lactase. Bất dung nạp thứ phát đối với trẻ sơ sinh thường sẽ khỏi:


Trong vòng 8 tuần với trẻ dưới 3 tháng tuổi


Trong vòng 4 tuần với trẻ trên 3 tháng tuổi


Trong vòng 1 tuần đối với trẻ trên 18 tháng tuổi


Dấu hiệu bất dung nạp đường lactose


Uống sữa bị sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy.


Phân chua, gây đỏ hậu môn (do vi khuẩn phân hủy lactose thành acid lactic và khí gas), khi xét nghiệm phân có độ pH dưới 7.


Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt  trong khi bú sữa


Phân bé có thể có vài sợi máu lẫn với nhầy, thậm chí dù không nhìn thấy máu nhưng khi soi phân có cả hồng cầu bạch cầu.


 


Các dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy các mẹ cần phải theo dõi con thật kỹ, đi xét nghiệm phân để loại trừ các nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn, nấm, do uống kháng sinh. Sau khi loại trừ hết các nguyên nhân do bệnh thì có thể nghĩ tới 1 trong 3 trường hợp: bú quá nhiều sữa đầu (lactose overdose), do bé dị ứng một loại thức ăn nào đó mẹ ăn, do dị ứng đạm sữa bò


Phân biệt giữa bất dung nạp đường lactose, dị ứng thức ăn và lactose overdose


Lactose overdose: xảy ra khi trẻ bú quá nhiều sữa đầu do mẹ bị dư sữa (oversupply) hoặc bị đổi bên bú liên tục, bú vặt khiến cho bé không kịp bú sữa sau nhiều chất béo đã no. Kết quả là bé chóng đói hơn và đòi bú nhiều hơn, lượng sữa nhận vào quá tải so với hệ tiêu hóa của bé và gây ra tình trạng giống như bé bị bất dung nạp lactose. Để tránh bị quá tải với mẹ nào bị dư sữa nên cho bé bú cạn một bên rồi đổi bên kia. Trường hợp bé bú đủ cữ mà chưa cạn hết thì lần bú tiếp theo lại cho bú tiếp tục bên đó rồi mới đổi bên. Tình trạng này sẽ hết.


Dị ứng đạm sữa bò và một số thức ăn mẹ ăn đi vào sữa mẹ. Cơ chế dị ứng này là do phản ứng của hệ miễn dịch khác hẳn với bất dung nạp lactose do hệ tiêu hóa không đủ men. Các bé bú sữa công thức ngay khi sinh có nguy cơ dị ứng sữa bò cao hơn các bé được bú sữa mẹ.


Trường hợp phản ứng ngay trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi sử dụng sữa


bò:chàm, phát ban, sưng mặt, nôn trớ, tiêu chảy, thở khò khè


Trườnghợp phản ứng ngay trong vòng vài giờ sau khi uống sữa bị sôi bụng, nôn trớ, tiêu chảy có máu, các vùng da bị chàm, phát ban nặng hơn


Trường hợp phản ứng chậm sau khi sử dụng sữa vài ngày: chàm,nôn trớ, tiêu chảy hoặc hen.


Thông thường dị ứng đạm sữa bò có cùng biểu hiện với bất dung nạp lactose ở chỗ bị tiêu chảy, đi ngoài ramáu. Các triệu chứng này có thể đến ngay sau khi uống sữa bò, hoặc bú mẹ có ăn sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò nhưng đối với các trường hợp dị ứng muộn thì khó xác định vì triệu chứng không rõ rệt và hay nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên nếu thấy bé bị nổi chàm, tiêu chảy hoặc táo bón, uống sữa bị đau bụng, đầy hơi,khò khè, nôn trớ không tăng cân thì có thể bé bị dị ứng đạm sữa bò.


Bất dung nạp lactose: không gây nôn, bé sẽ đi ngoài ngay trong hoặc sau cữ bú, phân chua, hay đánh hơi.


Sử dụng sữa cho bé bị bất dung nạp lactose/dị ứng sữa bò:


Đối với bé bị dị ứng sữa bò:


Để biết chắc chắn bé có bị dị ứng hay không cần loạibỏ hoàn toàn sữa bò trong cả chế độ ăn của mẹ (nếucó bú sữa mẹ vì đạm bò có đi vào sữa mẹ) và bé trong thời gian ít nhất 2-4 tuần. Sau đó sẽ bắt đầu từ từ giới thiệu lại sữa bò cho mẹ hoặc bé, nếu các triệu chứng lại xảy ra thì loại bỏ các thức ăn từ sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi. Ngoài ra khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần phải đọc kỹ thông tin về các thành phần trên nhãn thực phẩm, loại bỏ cácthực phẩm có chứa sữa. Các trường hợp dị ứng sữa bò phần lớn sẽ hết khi bé được 2-5 tuổi.


Khoảng 20% bé bị dị ứng sữa bò sẽ dị ứng chéo với sữa dê hoặc sữa đậu nành, vì vậy khi chuyển sang sử dụng các loại sữa này cũng cần thận trọng. Với bé dưới 6 tháng tuổi tốt nhất được bú mẹ và mẹ hạn chế các loại sữa/sản phẩm sữa trong khẩu phần ăn. Trường hợp không bú mẹ, bé nên sử dụng loại sữa có đạm thủy phân toàn phần hoặc sữa amino-acid.


Đối với bé bị bất dung nạp lactose:


Để “thử nghiệm” bé có bị bất dung nạp lactose không, mẹcho bé uống thử sữa không lactose vài cữ sẽ thấy phân thay đổi ngay, sệt và bớt chua. Tuy vậy, đối với bé bú mẹ vẫn tăng cân, không có biểu hiện quấy khóc, sụt cân mất nước thì nên duy trì bú mẹ vì sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất để giúp “hàn gắn” lại cáctổn thương đường ruột. Tuy nhiên mẹ nên tránh một số loại thực phẩm và hoa quả nhiều đường, nước ngọt đóng hộp.


Đối với bé sử dụng sữa công thức thì đổi sang các loại sữa không lactose:


Sữa không lactose  làm từ sữa bò tách đường.


Khi bé bị tiêu chảy kéo dài do bất dung nạp lactose, đổi sang sữa không lactose sẽ thấy phân sệt và đi ít lần trong ngày ngay khi đổi sữa. Sau 1 tuần bé đi ngoài đều,phân tốt thì bắt đầu giảm dần lượng sữa không lactose đi, mỗi cữ giảm dần 30ml không lactose và tăng vào30ml sữa thường. Sau vài ngày ổn định tiếp tục giảmdần lượng không lactose. Bé lại trở lại xì xoẹt thìquay về mức sữa ổn định trước đó. Việc “ăn xen kẽ” này để ruột bé hồi phục và kích thích việcsản xuất men lactase sao cho bé có thể uống được sữathường vì vậy cần phải diễn ra hết sức từ từ và mẹ không được sốt ruột nhé. Bé sẽ mất khoảng 1-2tháng mới phục hồi được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét