Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài.


Vì vậy chăm sóc trẻ sơ sinh là việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận của người mẹ. Nhất là trong những tuần đầu tiên, khi mẹ còn vụng về, lóng ngóng, đây là lúc mẹ cần nhiều lời khuyên nhất về những kỹ năng chăm sóc em bé  cơ bản  :


1. Hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu


Cách chăm sóc trẻ đầu tiên là  bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú.



Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da.


2. Băng kín rốn


Có một số phụ huynh quan niệm không để rốn hở ra vì sợ vi khuẩn bay vào gây bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, việc bịt kín rốn lại dễ gây nhiễm trùng, hôi thối rốn. Có trường hợp còn đắp sái thuốc phiện làm trẻ chướng bụng, ngưng thở. Vì vậy, cần phải biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Có thể dùng ancol 70 độ hoặc dung dịch muối phù hợp để rửa rốn cho trẻ.


3.Tiêm phòng


Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng:


Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B – đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé.


4. Ngủ chung với bé


Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhờ thế hơi thở của bé được bình ổn và đây chính là yếu tố giúp phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngủ cùng nhau, bé còn có nhiều cơ hội để ti mẹ về đêm, đảm bảo được cung cấp lượng đường lacto đầy đủ và cân nặng sẽ tăng đều.


5. Cần dỗ ngay khi bé khóc


Chỉ cần thấy bé có “triệu chứng” muốn khóc như mếu máo, nhăn nhó, ọ ẹ khó chịu…, mẹ nên kịp thời dỗ dành ngay để bé sớm bình tâm. Đừng bao giờ thi gan với những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn rũa, sẽ gây tổn hại hệ thần kinh của bé.


6. Kịp thời thay tã lót


Khi bé tiểu tiện hay đại tiện, cần nhanh chóng rửa sạch, lau khô, thay đồ mới để bé sớm thoát khỏi cảm giác ướt át khó chịu.


7. Quấn tã cho bé


Được quấn gọn gàng, chặt chẽ trong tã, bé sẽ đỡ đi cảm giác chơi vơi, chống chếnh trong không gian mới (khác hẳn không gian ấm cúng mà bé đã quen trong bụng mẹ). Nhờ đó bé sẽ yên tâm hơn và cũng đỡ bị giật mình khi ngủ.


8 . Hãy hát ru bé ngủ


Lời ru không chỉ giúp bé phát triển thính giác mà còn có tác dụng cân bằng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, khi hát ru bản thân người mẹ cũng cảm thấy được thư thái hơn.


9 . Bế ẵm bé


Nhưng quan điểm hậu hiện đại thì lại cho rằng đừng để bé bị sốc khi vừa lọt lòng mẹ. Hãy giữ cho cảm giác ấm áp và an lành…


Bế ẵm bé sơ sinh không đơn thuần là đem thêm hơi ấm, mà thực sự cần cho sự phát triển của não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bé. Bế ẵm còn là liệu pháp tốt khi bé bị đau bụng, khó ngủ hay đang xúc động. Bởi vậy đừng quên bế ẵm bé mỗi khi có thể.


10 . Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ


Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Nếu mẹ cảm thấy sữa về chậm thì trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.


 

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét