Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Trẻ nhỏ thường sợ uống thuốc vì thuốc đắng, hay khó chịu mùi vị của thuốc. Do vậy nhiều cha mẹ đã lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào sữa hoặc vào các loại nước mà trẻ thích uống. Việc làm này có nên không?



Ngoài nước và các chất hữu cơ như casein, albumin, globulin, đường lactose, lipid… trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa sẽ làm chậm sự hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác bất lợi với thuốc (tạo thành phức hợp khó tan không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa còn rất nhiều.


Chưa kể, nếu cho sữa vào bình, trẻ không uống hết sữa như vậy vô hình chúng liều lượng thuốc bị giảm xuống. Việc cho trẻ uống thuốc hòa chung với sữa hoặc các loại nước quả là rất phản khoa học. Trẻ sẽ bỏ bú hoặc không chịu uống các loại nước quả mà trước đó trẻ rất yêu thích.


Pha thuốc vào sữa hoặc nước quả có nên chăng?


Đối với trẻ khó uống thuốc nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để dễ uống. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nếu trẻ không ưa dùng loại này có thể đổi sang lại khác cho trẻ. Nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như xirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Có thể dùng xilanh bơm vào khóe miệng cho trẻ. Theo phản xạ trẻ sẽ nuốt. Lưu ý bỏ kim tiên chỉ dùng xi lanh. Hạn chế tối đa sự tương tác thuốc.

Categories: ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét