Hiển thị các bài đăng có nhãn lactose. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lactose. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Trẻ nhỏ thường sợ uống thuốc vì thuốc đắng, hay khó chịu mùi vị của thuốc. Do vậy nhiều cha mẹ đã lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào sữa hoặc vào các loại nước mà trẻ thích uống. Việc làm này có nên không?



Ngoài nước và các chất hữu cơ như casein, albumin, globulin, đường lactose, lipid… trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa sẽ làm chậm sự hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác bất lợi với thuốc (tạo thành phức hợp khó tan không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa còn rất nhiều.


Chưa kể, nếu cho sữa vào bình, trẻ không uống hết sữa như vậy vô hình chúng liều lượng thuốc bị giảm xuống. Việc cho trẻ uống thuốc hòa chung với sữa hoặc các loại nước quả là rất phản khoa học. Trẻ sẽ bỏ bú hoặc không chịu uống các loại nước quả mà trước đó trẻ rất yêu thích.


Pha thuốc vào sữa hoặc nước quả có nên chăng?


Đối với trẻ khó uống thuốc nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để dễ uống. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nếu trẻ không ưa dùng loại này có thể đổi sang lại khác cho trẻ. Nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như xirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Có thể dùng xilanh bơm vào khóe miệng cho trẻ. Theo phản xạ trẻ sẽ nuốt. Lưu ý bỏ kim tiên chỉ dùng xi lanh. Hạn chế tối đa sự tương tác thuốc.

Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe con người thông qua quá trình lên men đường lactose, làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, quá trình này có thể trở thành công cốc!



Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn như: stretococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ pH của sữa kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hoá một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, acidamin và sản sinh ra chất tạo hương.


“Nội soi” thành phần sữa chua


Nói chung, giá trị dinh dưỡng của sữa chua không kém các loại sữa uống hàng ngày. Cứ 100g sữa chua đem đến khoảng 100kcal, 3g chất đạm, 125mg canxi, rất nhiều vitamin (đặc biệt vitamin B5, vitamin B12) và nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Mặt khác, quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza, có lợi đường ruột, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt… Khuẩn lactic trong sữa chua còn giúp kích thích gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và khử hoạt tính một số hoá chất gây hại, kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.


Vì vậy, có thể xem sữa chua là một vắcxin tự nhiên để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày,… Với một số người sợ uống sữa (do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hoá được đường lactose trong sữa, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá) thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hoá.


Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, sữa chua ăn còn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến giữ dáng, giảm cân. Với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, lại được phân giải thích hợp, sữa chua vừa có tác dụng giảm đói vừa giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đây được xem như chiếc “mặt nạ tự nhiên” giúp da mịn màng, tươi trẻ.


Với những công dụng nói trên, sữa chua rõ ràng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên có tận dụng hết được những lợi điểm dinh dưỡng đó hay không còn tuỳ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của mỗi người.


Không nên ăn sữa chua lúc đói: độ pH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4 – 5 trở lên. Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.


Không đợi đun nóng lên rồi mới ăn: vì như vậy cũng làm mất đi tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.


Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nếu làm như vậy. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.


Ngoài ra, cũng phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.

Nếu bạn đang bị đau hoặc cảm giác muốn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác liên quan đến dạ dày, hãy tránh những thực phẩm dưới đây.


Đường tinh luyện


Các loại thực phẩm có chất đường khi ăn vào sẽ khiến mức insulin trong cơ thể tăng dẫn đến lượng đường huyết thất thường. Theo giáo sư Robynne Chutkan tại Trường đại học Georgetown (Mỹ), mặc dù đường tinh luyện không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài với những người có dạ dày yếu.


Sữa


Nếu ăn các sản phẩm làm từ sữa có thể khiến tình trạng sức khỏe của dạ dày kém hơn bởi hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa đường lactose. Khi bị bệnh, niêm mạc thành ruột có thể dễ bị tổn thương, khiến men tiêu hóa đường lactose bị mất đi và hậu quả là đường lactose không tiêu hoá được tích luỹ trong lòng ruột, làm tình hình càng tồi tệ hơn.


Chocolate và chất caffeine


Chất caffeine và chocolate có thể kích thích và làm co thắt dạ dày của bạn. Chất caffeine không tốt với bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Chocolate chứa sữa hoặc các loại hạt có thể gây khó khăn cho đường tiêu hóa của những người không hấp thu được đường lactose hoặc đang bị dị ứng.


Thực phẩm béo


Những người đang bị đau bụng không nên ăn kem, thịt, phó mát mềm vì chúng là những thực phẩm giàu chất béo. Lượng chất béo nhiều sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày tăng lên.


Thực phẩm giàu axit


Các loại trái cây giống quýt, các sản phẩm được làm từ cà chua – loại thực phẩm chứa nhiều axit có thể gây trào ngược axit. Nếu muốn dùng trái cây, nên thay bằng nước ép táo, tuyệt đối không chọn nước ép cam.


Gia vị


Nếu bạn không quen với thực phẩm gia vị và các loại gia vị, và đang mắc bệnh về dạ dày thì hãy nên tránh xa chúng. Ngoài ra, các loại gia vị nếu được chế biến trong món ăn có dầu cũng không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.


Chất cồn



Chất cồn có thể làm tăng axit trong dạ dày bởi nó chứa các loại hóa chất khó chuyển hóa, đặc biệt là những người có vấn đề về gan.


Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều hóa chất để bảo quản sẽ gây khó chịu dạ dày của bạn. Các loại thực phẩm đã qua chế biến chứa nhiều chất bảo quản.

Trong sữa có 5 thành phần quan trọng là đạm, béo, đường lactose, vi khoáng chất và nước. Và tỉ lệ các chất này sẽ quyết định chất lượng cũng như màu sắc, độ đặc của sữa.



Đạm whey và casein


Sữa là một nguồn protein tuyệt vời bởi các protein trong sữa có cấu trúc phân tử lớn, không hòa tan trong nước. Có hai loại protein trong sữa là casein và whey.


Các protein casein trong sữa kết hợp với một số khoáng chất trong sữa và hình thành các mixen (chứa khoảng 65% nước, còn lại là các casein và khoáng gồm can-xi, ma-giê, phốt-phát…). Ánh sáng phản xạ từ các mixen làm cho sữa có màu trắng.


Protein casein sẽ đông lại, tách khỏi nước khi có axit. Casein trong sữa “túm tụm” lại với nhau và hoạt động như những bọt biển nhỏ để giữ nước. Chúng có thể chứa và giữ tới 70% nước cho mỗi mảnh cợn sữa. Axit, muối hay nhiệt độ cao có thể khiến các casein đông này bị mất nước. Đạm whey cũng bị đông lại dưới sức nóng, chứ không phải là axit và muối. Đây chính là bí quyết cơ bản để tạo ra sữa chua và phô-mai.


Chất béo


Sữa cũng là một nguồn chất béo dồi dào. Chất béo nổi trên sữa nước. Có nhiều loại chất béo khác nhau trong sữa.


Các chất béo trong sữa thường có cholesterol thấp. Trong bơ, hàm lượng chất béo cao hơn và thường giá của nó cũng cao hơn sản phẩm sữa.


Ở sữa tươi, những hạt chất béo sẽ gắn kết với nhau, lớn đến mức nổi lên bề mặt sữa, tạo ra 2 lớp khác nhau. Để ngăn chặn điều này xảy ra, hầu hết sữa đóng hộp đều phải được xử lý chia nhỏ các phân tử chất béo để tạo sự đồng nhất.


Đường lactose


Sữa cũng chứa một số carbon hydrate dưới dạng đường tự nhiên. Đường trong sữa được gọi là lactose và chỉ tìm thấy trong trong sữa. Lactose tạo vị hơi ngọt cho sữa. Lactose chỉ có thể được tiêu hóa bởi 1 enzyme đặc biệt do cơ thể sản xuất.


Một số người không thể uống sữa tươi vì họ không thể tiêu hóa lactose trong sữa dẫn tới hiện tượng uống sữa bị đau bụng. Cơ thể họ thiếu enzym lactase trong hệ tiêu hóa.


Không có lactase, lactose không thể phân chia thành glucose và galactose để có thể hấp thụ và đốt cháy thành năng lượng. Khi lactose lên men trong hệ tiêu hóa, nó sẽ sinh ra khí và 1 số axit (những người bất dung nạp lactose sẽ không thể chuyển hóa năng lượng từ lactose). Lactose sẽ bị caramen hóa khi sữa được làm nóng và sẽ biến sữa thành màu xỉn.


Vitamin và khoáng chất


Sữa là một nguồn tuyệt vời của rất nhiều vitamin và khoáng chất. Can-xi và ma-giê giúp các mixen trong sữa ổn định. Can-xi giúp tăng cường sức khỏe cho xương và răng.


Sữa cũng rất giàu riboflavin, một vitamin có thể bị phá hủy bởi ánh sáng, vì vậy cần bảo quản sữa trong những hộp ngăn ánh sáng.


 

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Khi con trẻ gặp các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc, nhiều bà mẹ đưa bé đến khám tại bệnh viên nhi khoa, thường được bác sĩ cho về mà không cần nhập viện hoặc làm các xét nghiệm chuyên sâu cũng như dùng thuốc điều trị. Giải thích điều này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng đó không phải là bệnh lý, chỉ là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa nhẹ.


Ở nhiều trẻ nhũ nhi, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, dễ thiếu men lactase và một số men cần thiết khác giúp tiêu hóa đường lactose (một loại đường sữa) và đạm có trong sữa. Sự kém dung nạp lactose và khó tiêu hóa đạm sẽ tạo khí dư trong ruột, dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, gây cho trẻ cảm giác khó chịu nên quấy khóc. Như vậy, biểu hiện khó chịu, quấy khóc liên tục của trẻ thực ra là do trẻ gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đây vốn là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhỏ.


Phương pháp giúp trẻ giảm quấy khóc, nôn trớ


Tại các bệnh viện nhi, nhiều mẹ đưa con đến khám trong tình trạng lo lắng, mất ăn mất ngủ. Do không biết con mình gặp vấn đề về tiêu hóa nên đa số các mẹ khi thấy con trướng bụng, uống sữa bị tiêu chảy, hay khó chịu, quấy khóc, tiêu chảy đều tất bật mua thuốc, đưa con đi các bệnh viện hoặc phòng khám nhi.


Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm chia sẻ: “Nhiều bà mẹ đưa con đến khám mà mẹ khóc, con khóc, rồi mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Mặc dù không được lơ là, xem thường nhưng các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy trẻ có những triệu chứng này để tránh căng thẳng không đáng có”.


Theo Tiến sĩ Lâm, việc chăm sóc đúng cách sẽ rất hiệu quả trong việc giảm bớt những triệu chứng khi trẻ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa. Cho con bú đúng tư thế, xem lại khẩu phần ăn của mẹ để tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm hoặc sử dụng sữa công thức đặc chế cho trẻ là những giải pháp đơn giản để chấm dứt tình trạng này.


Nếu trẻ bú sữa ngoài thì nên chọn một loại sữa công thức đặc biệt cho trẻ gặp vấn đề tiêu hóa nhẹ với thành phần bao gồm:


Đường lactose giảm còn 20%. Lượng đường lactose vừa đủ này phù hợp với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, giúp duy trì sản sinh men lactase cần thiết cho sự phát triển bình thường, tăng hấp thu canxi và tạo năng lượng cho bé.


Đạm thủy phân một phần dễ tiêu hóa.


Ngoài ra, sản phẩm nên chứa hàm lượng đúng DHA (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), giúp hỗ trợ phát triển trí não và tăng cường hệ miễn dịch.


Theo nghiên cứu lâm sàng, các mẹ hoàn toàn có thể giúp bé chấm dứt hiện tượng nôn trớ, trướng bụng, quấy khóc, tiêu chảy cũng là giúp mình khỏi “stress oan” một cách dễ dàng và hiệu quả ngay chỉ trong vòng 24h. Nuôi con khoa học lúc này không chỉ mang lại sức khỏe và trí tuệ cho bé mà còn là sự an tâm, thoải mái cho cả hai đấng sinh thành.

Thế mà theo số liệu thống kê của dự án “Đánh giá sự dung nạp sữa công thức ở trẻ và các vấn đề khi cho trẻ ăn” do công ty A.C. Nielsen thực hiện vào năm 2009, có đến 66% các bà mẹ trên thế giới và 91% các bà mẹ tại Việt Nam cho biết con họ thường xuyên bị nôn trớ, ợ hơi, quấy khóc, táo bón, đi phân lỏng và còn nhiều vấn đề khác…


Chăm sóc đúng cách cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa


Không dung nạp đường lactose ở trẻ: một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa


Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, hoặc liên quan đến công thức dinh dưỡng như thành phần đạm và chất béo của sữa không phù hợp với trẻ…


Theo một nghiên cứu gần đây của hãng Abbott, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên cũng bắt nguồn từ việc cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa công thức ở một số trẻ. Mặc dù những triệu chứng này có thể do hoặc không do trẻ bú sữa công thức, vốn là nguyên nhân thường xuyên bị quy kết, điều đó có thể gây khó chịu cho cả trẻ lẫn cha mẹ.


BS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phân môn Tiêu hoá Nhi – Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: “Trong một số trường hợp, cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa công thức sẽ gặp các triệu chứng này. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ không có khả năng sản sinh đủ lượng lactase (enzyme tiêu hóa đường lactose). Lactose là loại đường có sẵn trong sữa bò và các sản phẩm sữa khác. Chính vì thế, lượng đường lactose không được tiêu hóa này vẫn nằm trong ruột của trẻ, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, uống sữa bị đau bụng, tình trạng này chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm cho trẻ.”


Giải pháp giúp trẻ loại bỏ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu.


Theo con số thống kê tại Viện dinh dưỡng, ngày càng nhiều trẻ em từ 1 – 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa được khám và điều trị tại bệnh viện. Rất nhiều trẻ gặp tình trạng này kéo dài, không điều trị kịp thời nên dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và suy dinh dưỡng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh để lựa chọn loại sữa và chế độ dinh dưỡng phù hợp để trị dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc.


BS. Tuấn nói thêm: “Nếu trẻ được cho ăn sữa công thức và gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chọn loại sữa có công thức phù hợp nhất với trẻ, có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, giảm nhiều đường lactose, và được điều chế phù hợp (có thể thay đổi thành phần đạm hoặc chất béo) để giải quyết các vấn đề tiêu hóa này”.


Trong giai đoạn đầu đời, trẻ rất cần năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện trong tương lai, vì thế những “thiên thần” bé nhỏ của bạn rất cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu tốt những dưỡng chất đưa vào cơ thể.

Trẻ bú bằng sữa mẹ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ thường lo lắng vì không có đủ lượng sữa cần thiết cho bé. Một vài lời khuyên sau đây phần nào giúp các mẹ giảm bớt được những lo lắng này.


Vai trò của sữa mẹ


Trước hết sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ mà không có bất cứ loại sữa bột nào có thể so sánh được. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn.


Các loại sữa mẹ


Sữa non : là dòng sữa đầu tiên, rất giàu năng lượng, phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh non tháng. Sữa non giàu đường lactose – Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ) và ít protein (đạm) hơn sữa bò, giàu các chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng, giàu vitamin A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn. Nếu vì lý do gì trẻ không bú được sữa non thì có thể vắt ra cho trẻ uống. Nếu không dung nạp được đường lactose, bé thường bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm có chưa lactose từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm).


Sữa chuyển tiếp : có từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau khi người phụ nữ sinh con.


Sữa vĩnh viễn : từ ngày 10 – 14 sau sinh, sữa mẹ sẽ tăng nhiều về số lượng và thay đổi cả về hình thức lẫn thành phần. Sữa mẹ trở nên loãng hơn và đó là sữa mẹ hoàn chỉnh với các thành phần dinh dưỡng ổn định. Các nhà chuyên môn nhận thấy, chế độ dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ.


Các nguyên nhân làm giảm sự tiết sữa


Cho con bú chậm sau sinh từ 2 -3 ngày. Mẹ có các bệnh lý như: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng…


Mẹ còn quá trẻ: dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa phát triển.


Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai.


Mẹ dùng các thuốc ức chế sự tiết sữa: aspirin, kháng sinh, chống dị ứng.


Làm gì để mẹ có nhiều sữa


Cho trẻ bú đều : tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm… Trong những ngày đầu sữa còn ít, cần cho trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ “về” nhiều hơn. Nếu đã ít sữa mà lại cho trẻ bú ít hoặc ăn bổ sung sữa ngoài, trẻ sẽ bỏ bú và sữa cạn dần, dẫn đến mất sữa. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.


Dinh dưỡng đầy đủ: để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất lượng, người mẹ cần ăn uống đầy đủ. Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày, tương đương khoảng 1/4 lượng thức ăn so với ngày thường. Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm chất bột (cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); Nhóm chất béo (dầu mỡ, bơ, lạc…); Nhóm viatmin và khoáng chất (rau xanh, quả chín). Mỗi bữa bà mẹ nên ăn thêm một bát cơm hoặc một củ khoai cùng ít thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau củ và quả chín…



Uống đủ nước : người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.


Nghỉ ngơi đầy đủ : các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, bạn cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2 – 4 tiếng ban ngày và 6-8 tiếng ban đêm. Stress ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ, vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa. Ngoài ra, người mẹ cần ăn kiêng những chất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không nên uống các loại thuốc tân dược khi không có chỉ định của bác sĩ.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Rất nhiều người cho rằng sau khi sinh, những giọt sữa đầu tiên rất bẩn hoặc đó là những giọt sữa loãng, không có giá trị dinh dưỡng nên đã không cho con bú. Đây là một quan niệm sai lầm.


Sữa non là một chất dịch lỏng, màu vàng, dính. Nó được tiết ra trong 3-5 ngày đầu sau khi sinh. Lượng sữa non tiết ra thay đổi tùy theo từng người, thông thường từ khoảng 10-100ml/ngày và trung bình là 30ml/ngày. Sự tiết sữa này tăng lên dần dần và đạt tới thành phần của sữa bình thường sau vài ngày.


Sữa non là một thực phẩm có thể tích nhỏ và mật độ cao. Nó chứa ít đường lactose, chất béo (có 2g/100ml) và các vitamin tan trong nước hơn sữa bình thường (sữa trưởng thành) nhưng nhiều protein và các vitamin tan trong chất béo hơn bao gồm vitamin A (cao gấp 2 lần sữa trưởng thành), vitamin E và vitamin K. Ngoài ra nó còn có thêm một số chất khoáng như Fe, Zn…


Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ).


Không dung nạp được lactose có nghĩa là cơ thể không sản xuất ra đủ lactase – một enzym cần thiết để tiêu hóa lactose.



Kết quả, hàm lượng đường lactose không được tiêu hóa sẽ tích tụ ở ruột và gây nên vấn đề về đường ruột. Hiện tượng này thường gây khó chịu cho bé nhưng lại không nguy hiểm. Tình trạng không hấp thụ lactose có khả năng kéo dài ngay cả khi bé bước vào tuổi mẫu giáo hoặc đã đi học


Trong sữa non còn tập trung cao các tế bào miễn dịch, trong đó có thành phần hòa tan bao gồm immunoglobulin (IgA-IgM-IgG) lysozyme và các enzym khác, lactoferin và cả các thành phần tế bào bao gồm tế bào lympho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô; những tế bào này có thể thực bào và tiêu diệt vi khuẩn nhưng chúng cũng có thể điều biến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bằng cách sản xuất các cytokin, những chất trung gian miễn dịch hòa tan, chúng có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở trẻ sơ sinh ví dụ TGF-beta có thể giảm viêm ở ruột, giảm dị ứng và kích thích sự sản xuất IgA ở ruột.


IgA chế tiết (SIgA) là quan trọng nhất, nó có ngay ở ngày đầu sau đẻ, khoảng 6,03 cộng trừ 2,3g/l nhưng giảm rất nhanh ở ngày thứ ba sau đẻ chỉ còn khoảng 1,42 cộng trừ 0,84g/l. Dạng IgA độc đáo này được cấu tạo bởi 2 phân tử IgA liên kết với cấu phần chế tiết, có sự đề kháng chống phân giải protein và vì vậy có thể vẫn có hoạt tính trong đường tiêu hóa. Người ta đã chứng minh được rằng miễn dịch của người mẹ có thể được truyền sang trẻ sơ sinh qua một cơ chế được gọi là chuyển dời ruột – vú. Với cơ chế này, các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà người đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho em bé.


Các oligosaccharide carbonhydrat với cấu trúc phức tạp là những chất quan trọng cho sự tự vệ chống nhiễm khuẩn bằng cách tác động như những “mối dụ” cấu trúc, qua đó ngăn chặn sự kết dính của tác nhân gây bệnh với những cấu trúc tương tự trên bề mặt biểu mô ruột. Chúng cũng có thể hoạt động như những chất nền cho các vi sinh vật có lợi cho cơ thể.


Sữa non còn chứa rất nhiều ganglioside, một nhóm glycosphingolipid quan trọng đối với sự phát triển não, chúng không những cung cấp vật liệu xây dựng cho sự phát triển sớm của não mà còn hoạt động như các thụ thể đích để vi khuẩn dính vào và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ruột.


Sắt (Fe) và kẽm (Zn) những dưỡng chất vi lượng thiết yếu quan trọng đối với trẻ sơ sinh, có nồng độ cao trong sữa non. Một số nghiên cứu cho thấy, Fe và Zn được hấp thu tốt từ sữa mẹ và sự sử dụng những nguyên tố này sẽ giúp trẻ sơ sinh bảo toàn khối lượng dự trữ ở thời điểm mà chúng thường bắt đầu cạn kiệt.


Nhiều nghiên cứu cho thấy, miễn dịch của người mẹ được truyền sang trẻ sơ sinh qua một cơ chế được gọi là chuyển dời ruột – vú. Với cơ chế này, các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà người đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho em bé.


Sữa non còn chứa rất nhiều ganglioside, một nhóm glycosphingolipid quan trọng đối với sự phát triển não, chúng không những cung cấp vật liệu xây dựng cho sự phát triển sớm của não mà còn hoạt động như các thụ thể đích để vi khuẩn dính vào và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ruột.


Sữa non đóng vai trò như một tác nhân điều biến tới sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu cho nước hoặc các chất ngoại lai như mật ong, sữa công thức vào hệ dạ dày – ruột của trẻ sẽ không thể đảm bảo sự thích nghi của trẻ mới sinh.


Sữa non đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đặc trưng của trẻ mới sinh như thận của trẻ còn non nớt, không thể xử lý một lượng lớn các chất lỏng mà không gây ra các stress về trao đổi chất, sự sản xuất lactaza và các enzym khác ở ruột chỉ vừa mới bắt đầu, các chất chống ôxy hóa đều cần thiết cho việc bảo vệ chống lại sự phá hoại của các chất ôxy hóa và bệnh xuất huyết. Các immmoglobulin bao bọc lớp nền thành ruột còn non nớt, ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn, virut, vật ký sinh và các vi khuẩn gây bệnh khác, đồng thời các yếu tố phát triển kích thích các hệ thống của bản thân đứa trẻ.


Chính vì những lợi ích to lớn như vậy, cần cho trẻ bú sớm sau sinh. Nếu mẹ sinh thường, có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Mẹ sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng 6 giờ sau mổ sinh, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc gây tê. Thường sau 6 giờ, nếu hậu phẫu ổn, người mẹ được chuyển phòng để nằm cạnh con và tập cho con bú. Con cần nằm cùng giường với mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con có tác động tinh thần giúp người mẹ mau xuống sữa.

Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu phát triển cả về trí tuệ và tinh thần.



Trong những năm gần đây, trước sự phát triển như vũ bão của quá trình công nghiệp đô thị hóa, tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển nhiều bà mẹ vẫn phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, môi trường độc hại. Cùng đó là sự phát triển và quảng cáo rộng rãi của các thức ăn nhân tạo cho trẻ đặc biệt là sữa công thức trên thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho con bú. Bên cạnh đó, việc các bà mẹ chưa hiểu hết các tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ nuôi con bằng sữa mẹ là tốt hơn hẳn và rẻ hơn nhiều so với việc nuôi nhân tạo bằng sữa bò. Cho đến nay mọi người đều phải thừa nhận sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một năm tuổi và không có bất kỳ loại thức ăn nào có thể thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của một đứa trẻ đồng thời là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu


Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về cả vật chất lẫn tinh thần đồng thời hạn chế được bệnh tật đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…Để hiểu thêm chúng tôi xin giới thiệu một số lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ.


Những lợi ích của sữa non


Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ và được bài tiết vài ngày đầu sau khi đẻ, sữa có màu vàng nhạt, đặc, sánh. Số lượng sữa tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên. Chính vì vậy, phải cho trẻ bú sớm để tận dụng lượng sữa non vì nó có nhiều ích lợi. Sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin A, đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Không chỉ vậy, sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su nhanh, ngăn chặn vàng da. Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định.


Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và hấp thụ


Protein của sữa mẹ tuy ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết và tỉ lệ cân đối. Chủ yếu là lactambumin 80% tổng lượng protein trong sữa mẹ nên khi vào trong dạ dày sẽ tủa thành các phân tử nhỏ, dễ tiêu hóa. Trái lại trong sữa bò chủ yếu là casein, khi vào dạ dày sẽ tủa thành thể tích lớn khó tiêu hóa.


Sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, acid linolenic cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững các mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase.


Đường lactose trong sữa mẹ có nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm nhiều năng lượng. Một số lactose vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng.


Lưu ý với bé dị ứng sữa: sẽ khó nhận biết vì rất dễ nhằm với chứng không dung nạp đường lactose ở bé vì có chung triệu chứng là đau bụng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Đa số các bé sẽ hết dị ứng sữa khi được một tuổi nhưng cũng có nhiều trường hộp bi dị ứng suốt đời.


Trong sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò. Trẻ bú sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A. Calci và sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu, do đó trẻ ít bị còi xương và thiếu máu.


Các chất kháng khuẩn trong sữa mẹ


Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đã giúp cho trẻ mới đẻ có sức đề kháng và miễn dịch với một số bệnh đặc biệt trong 4 – 6 tháng đầu trẻ không mắc các bệnh như cúm, sởi, ho gà. Sữa mẹ vô khuẩn, sạch sẽ, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy.


Globulin miễn dịch IgA : có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau. IgA thường không hấp thu mà hoạt động tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.coli và virus.


Lactoferin : là một protein có gắn sắt tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn cần sắt phát triển.


Lysozym : là một enzym có trong sữa mẹ có tác dụng diệt khuẩn.


Ngoài ra, còn một số yếu tố quan trọng khác như: các Bạch cầu, Nitrogen…có tác dụng ức chế và kìm hãm một số vi khuẩn gây bệnh phát triển, bảo vệ cơ thể trẻ.


Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng


Trẻ bú sữa mẹ thường không bị dị ứng, eczema vì IgA tiết cùng một loại đại thực bào có tác dụng chống dị ứng.


Gắn bó tình cảm mẹ con


Nuôi con bằng sữa mẹ còn có tác dụng tốt về phương diện tâm lý. Nuôi con bằng sữa mẹ đã giúp cho bà mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi, yêu thương. Điều này làm gắn bó thêm   tình cảm giữa mẹ con, giúp trẻ phát triển tốt về mặt tình cảm và trí tuệ sau này.


Bảo vệ sức khỏe cho mẹ


Sữa mẹ đóng góp vào việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ như: giảm thiếu máu, thiếu sắt, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp kéo dài thời gian sinh sản, giảm xuất huyết sau sinh, giảm bài tiết hóc môn oxytocin (làm co cơ tuyến vú để tống sữa vào ống dẫn sữa) và các hóc môn điều hoà thần kinh.


Giá thành rẻ


Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách nuôi dưỡng trẻ vô cùng kinh tế và tiện lợi vì sữa mẹ luôn sẵn có. Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đun nấu, không tốn dụng cụ pha chế, không mất tiền mua giúp cho người mẹ và gia đình tiết kiệm về kinh tế cũng như thời gian.

Hỏi: Gia đình chúng tôi mới đón thêm một thành viên mới, nhưng cháu chào đời khi được 36 tuần tuổi, vì thế nên tôi rất lo lắng và muốn nhờ Bác Sĩ tư vấn giúp tôi có nên bổ sung thêm dinh dưỡng gì đặc biệt cho trẻ sinh non không thế.



Trả lời:


Xin chào bạn!.


Trước tiên, chúng tôi xin chúc mừng gia đình bạn đã có thêm một thành viên mới. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:


Trẻ sinh non chịu thiệt thòi hơn so với trẻ sinh đủ tháng là bởi vì trẻ sẽ không có cơ hội được hưởng những chất dinh dưỡng trong ba tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng cân nặng nhanh nhất) nên sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì thế, nên trẻ sinh non cũng cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn so với những trẻ sinh thường. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ sinh non kém sẽ dẫn tới sự tăng cân và phát triển chậm. Đây là những yếu tố cũng như nguyên nhân dẫn đến tăng tỉ lệ chết ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có thể phát triển chậm so với trẻ khác đến ba năm và cũng thường có vấn đề trong việc học và ứng xử khi trẻ đến trường


Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, sữa mẹ là dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất dành cho cả trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non bởi thành phần dưỡng chất rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hàm lượng các chất thiết yếu như đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tốc độ phát triển “bắt kịp” của trẻ sinh non.


Vì thế, bạn cũng có thể nghĩ tới chuyện cho trẻ dùng thêm sữa ngoài, nhưng phải là sữa dành riêng cho trẻ non tháng. Do trẻ sinh non có nguy cơ bị viêm ruột cao, thành ruột dễ tổn thương nếu thành phần dưỡng chất có áp lực thẩm thấu cao nên việc giảm hàm lượng đường lactose là cần thiết và thay vào đó là thành phần đường maltodextrin giúp giảm áp lực thẩm thấu lên thành ruột. Do cơ thể trẻ sinh non nghèo dự trữ chất béo DHA và ARA trong khi nhu cầu về hai chất này lại cao cho phát triển thị giác và trí não, việc bổ sung DHA và ARA trong sữa công thức cho trẻ sinh non là rất quan trọng. Ngoài ra, sự có mặt của các vitamin và khoáng chất, ví dụ như sắt là rất cần thiết cho trẻ.


Khi lựa chọn sữa cho bé mẹ nên cẩn trọng: Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều đường lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và chóng nhớn nhé!.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Dù các bà mẹ ai cũng thuộc nằm lòng câu nói trước mỗi mẩu quảng cáo sữa bột “ Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển củ rẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” nhưng không phải ai cũng làm theo tinh thần của câu tuyên truyền đó.


Các bà mẹ ai cũng muốn con mình cao lớn và thông minh như những đứa bé trong các shot quảng cáo sữa nên đã lầm tưởngrằng việc cho trẻ dùng sữa bột thay cho sữa mẹ là một biện pháp vừa tiện lợi vừa thông minh. Hãy cùng phân tích để xem trong cuộc chiến Sữa mẹ – Sữa Bột, ai mới thật sự tỏa sáng ??


1. Lợi ích khi nuôi con bằng Sữa Mẹ



Đây là dòng sữa tự nhiên nên trẻ rất dễ hấp thu và tiêu hóa trong 6 tháng đầu đời. Các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ sẽ là lá chắn vững chắc giúp trẻ chống lại các căn bệnh nhiễm khuẩn. Khoa học đã chứng minh hàm lượng lactose, protein, vitamin … có trong sữa mẹ hoàn toàn phù hợp và đầy đủ cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ mà không cần thêm bất kỳ sự trợ giúp, bổ sung nào khác.


Nếu bạn không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bé, bạn có thể kết hợp cho bé uống sữa công thức.Lưu ý khi cho trẻ uống sữa công thức: Một số trẻ khi uống sữa bị tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng… đó là hiện tượng bất dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa vơi các triệu chứng thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa và bệnh chàm quanh miệng hoặc nơi quấn tã.


Việc nuôi con bằng sữa mẹ ngoài việc giảm bớt gánh nặng kinh tế, phát triển tình mẫu tử còn giúp mẹ tránh được nhiều nguy cơ trong thời kỳ hậu sản như : giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, giúp mẹ chậm có thai … Nhờ đó, tỉ lệ mắc các vấn đề về vú, hậu sản và thất bại trong kế hoạch hóa gia đình sẽ giảm đi trong xã hội.


Như vậy, cả 3 đối tượng : Mẹ – Bé và Xã Hội đều có được lợi ích cho mình khi bé được nuôi lớn bằng Sữa Mẹ.


Sữa mẹ và sữa bột


Sữa mẹ là cầu nối thắt chặt tình mẫu tử


2. Những nguy cơ khi nuôi con bằng Sữa Bột


Trẻ dễ bị tiêu chảy do không hấp thu được lactose trong sữa bột. Nếu hấp thu không đầy đủ, việc trẻ suy dinh dưỡng, thường hay mắc các bệnh mãn tính là điều khó tránh khỏi. Việc thiếu đi các kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ sẽ khiến hệ miễn dịch cuả trẻ sẽ phát triển yếu ớt, dễ nhiễm khuẩn.


Hiện nay, các hãng sữa luôn cải tiến sao cho thành phần dinh dưỡng của Sữa Bột cao hơn cả Sữa Mẹ để tạo nên sự ưu việt, tuy nhiên việc cung cấp quá mức này trẻ cũng không thể hấp thu hết và thậm chí có thể làm thay đổi sự cân bằng của đường ruột trẻ.


Mẹ nuôi con bằng Sữa Bột sẽ dễ gặp các bệnh về vú, hậu sản và sớm có thai trở lại ở mức cao hơn các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Tình mẫu tử được kết nối qua bầu sữa mẹ sẽ là điều mà bạn không hề được trải nghiệm để biết nó thiêng liêng và quý báu đến thế nào !


Sữa mẹ và sữa bột


Không có bất kỳ loại sữa nhân tạo nào thay thế đươc sữa mẹ


Kết luận : Bài viết chỉ mong đã tạo thêm một cú hích nữa đến với các bà mẹ để các mẹ tự tin và quyết tâm hơn trong việc lựa chọn nuôi con bằng Sữa Mẹ. Cuộc chiến cam go Sữa Mẹ vs Sữa Bột này sẽ do chính các bà mẹ làm trọng tài để tìm ra người chiến thắng tốt nhất cho con mình.

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như bài tiết, khiến bé chậm lớn, còi cọc. Theo đó, cha mẹ cần chọn thực phẩm an toàn, dễ tiêu cho con.



Khoang miệng của trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ nhỏ nói chung rất mềm, có nhiều mạch máu nên dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Các bé thường bị khô miệng, khó tiêu vì tuyến nước bọt chưa phát triển. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình tiếp nhận thức ăn của trẻ.


Ngoài ra, các bé dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa do thành ruột non và thực quản mỏng hơn so với người trưởng thành, vì vậy, các chất độc dễ có cơ hội thâm nhập vào máu gây nên các triệu chứng ngộ độc ở trẻ. Những rối loạn tiêu hoá của trẻ cũng có thể xuất phát từ thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, hoặc trẻ bị căng thẳng tâm lý, lo lắng… Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện của trẻ còn thiếu men, không tiêu hóa được đường lactose hoặc khó tiêu hóa đạm trong sữa công thức khiến bé uống sữa bị tiêu chảy.


Vì vậy khi lựa chọn sữa cho bé mẹ nên cẩn trọng: Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Những vấn đề về hệ tiêu hóa khiến trẻ giảm khả năng hấp thụ thức ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến lười ăn. Nếu tình trạng đó kéo dài, các bé sẽ không nhận được đủ dinh dưỡng để phát triển, dẫn đến chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.


Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan mật Nhi Việt Nam, để giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp là điều kiện cần thiết. Các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất Vitamin A, C và Canxi sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa, mau ăn chóng lớn.


Để tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng, tránh các bệnh nhiễm trùng, bé cần được cung cấp nguồn thực phẩm giàu Vitamin A như trứng, mỡ cá, rau xanh đậm… Mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều loại hoa quả, trái cây tươi giàu Vitamin C giúp phát triển mô liên kết, tăng sức đề kháng, hoàn thiện chức năng của toàn bộ đường tiêu hoá một cách toàn diện, từ thực quản, dạ dày, ruột non đến ruột già. Sữa và các chế phẩm từ sữa thường giàu canxi và có khả năng hỗ trợ chức năng thần kinh đường tiêu hoá còn non yếu của trẻ.

Để đảm bảo chất lượng sữa và tránh những phản ứng tiêu cực cho bé yêu,  trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ cũng nên lưu ý hạn chế ăn một số thực phẩm dưới đây.


Đồ uống có cồn


Bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu… bởi cồn có thể hấp thụ vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé. Nếu mẹ đã trót lỡ uống vượt mức cho phép, có thể “chữa cháy” bằng cách hút sữa mẹ ra bình để cho bé bú. Hai tiếng để ngoài không khí có thể giúp bay hơi lượng cồn có trong sữa mẹ.


Thực phẩm có chứa caffeine


Nhiều mẹ có thói quen uống cà phê mỗi ngày và cảm thấy vô cùng “day dứt” khi phải cai. Thực tế, mẹ hoàn toàn có thể uống từ một đến hai ly cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sẽ khiến em bé trở nên hay cáu gắt và khó ngủ.



Chocolate


Những viên chocolate hấp dẫn tưởng chừng như vô hại nhưng lại bao gồm tới 2 thành phần không hề tốt chút nào cho bé yêu của bạn là caffeine và đường. Cả hai chất này mẹ đều nên tránh hấp thụ vào sữa bởi chúng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của con


Đồ ngọt


Các thực phẩm quá ngọt sẽ khiến nồng độ đường trong máu bé tăng cao và thậm chí còn ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe sau này của con.


Đường Lactose


Hầu hết các trường hợp dị ứng ở trẻ nhỏ đều có nguyên nhân do thành phần đường lactose trong sữa bò. Mẹ uống nhiều sữa bò sẽ hập thụ đường lactose và truyền cho bé qua đường bú. Trừ trường hợp bác sỹ cho biết em bé của bạn bị dị ứng không dung nạp đường lactose, nếu không, mẹ vẫn nên bổ sung sữa bò và các chế phẩm từ bơ sữa để tăng cường canxi cho bé. Trẻ bất dung nạp lactose sẽ gặp hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng…


Lạc


Ngoài đường lactose, lạc cũng là một trong những thực phẩm thuộc nhóm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ. Nếu mẹ ăn lạc và nhận thấy em bé có những phản ứng bất thường sau bú, mẹ nên dừng sử dụng loại thực phẩm này. Rất nhiều phụ nữ chọn cách kiêng hoàn toàn lạc và các chế phẩm từ lạc để đảm bảo an toàn cho con mình.


Đồ cay nóng


Những món ăn cay vốn “nổi tiếng” gây ra tình trạng đầy hơi dạ dày và nóng trong ở trẻ nhỏ. Mẹ nên tránh ăn các thực phẩm như ớt, hạt tiêu, hành hay gừng bởi chúng sẽ khiến bé yêu của bạn bị táo bón hoặc đau bụng


Nước soda


Nước soda có chứa nhiều natri sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ nên uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết để có nguồn sữa dồi dào cho bé.


Ngoài tám loại thực phẩm kể trên, còn có một thứ mà tất cả mọi người đều đồng ý rằng mẹ cho con búnên tránh hoàn toàn đó là thuốc lá. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu đã cần phải cai thuốc nếu không muốn em bé trong bụng bị thiếu oxi và nghiêm trọng hơn là dẫn tới tình trạng hạ oxi máu. Sau sinh, mẹ càng cần phải tránh xa khói thuốc. Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ dễ dàng thâm nhập vào sữa mẹ, làm giảm lượng sữa tiết ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé yêu và khiến bé trở nên hay cáu gắt.


Cách tốt nhất để biết loại thực phẩm nào mẹ nên tránh khi cho con bú là hãy quản lý chặt chẽ chế độ ăn của mình và nhận ra những dấu hiệu bất thường của con khi tiếp nhận sữa như cáu gắt, đau bụng hay đi ngoài rối loạn tiêu hóa. Từ đó, mẹ sẽ xác định được loại thực phẩm cần tránh và đảm báo an toàn cho bé yêu của mình.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Nuôi con bằng sữa mẹ là 1 phương pháp nuôi con khoa học và thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng giữa người mẹ và đứa con thơ. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng biết được những điều này, những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bé phát triển toàn diện nhờ vào chính bầu sữa ngọt ngào của mẹ giành cho bé.



1. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời


Cả đời người có hai đỉnh cao phát triển về cơ thể. Thời kỳ đỉnh cao sinh trưởng thứ nhất là trong vòng 12 tháng tuổi, đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu đời, có thể nói là đỉnh cao sinh trưởng, tháng tuổi càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh, điều này thể hiện rất rõ trên đường cong parabola đồ thị tăng trưởng thể trọng và chiều cao của trẻ nhỏ.


Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết cho đứa trẻ sinh trưởng phát triển trong bốn tháng đầu tiên sau khi chào đời, bởi vậy không cần cho trẻ uống thêm bất cứ đồ ăn thức uống gì khác, để trẻ bú thuần sữa mẹ, tuy nhiên phải đảm bảo trẻ luôn no sữa.


2. Cho trẻ bú khi có dấu hiệu đòi bú


Khi cho trẻ bú sữa mẹ, nhất là ở tháng đầu tiên, cho trẻ bú thường xuyên khi có dấu hiệu đòi bú là rất quan trọng.


3. Cho trẻ ăn dặm sau 4 tháng tuổi


Trẻ sau khi đầy 4 tháng tuổi, bất kể là người mẹ sẵn sữa hay ít sữa, nếu tiếp tục cho trẻ ăn thuần sữa mẹ sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ, mà phải theo nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung, bắt đầu kịp thời bổ sung thực phẩm ngoài sữa mẹ cho trẻ, như lòng đỏ trứng gà, nước rau ép hoặc rau xanh xay nhuyễn, thực phẩm tinh bột… để ngừa chứng nghèo máu và các vấn đề khác.


Cho ăn thêm có thể có cũng được mà không cũng được, mà phải xen kẽ đồng thời với cho bú sữa mẹ. Ví dụ cho trẻ ăn bột, có tác dụng giao thời, quá độ từ thể lỏng sang thể rắn trong ẩm thực của con người.


Chủng loại và số lượng thực phẩm bổ sung phải không ngừng tăng lên, không những đảm bảo trẻ hấp thu được dinh dưỡng toàn diện, hơn nữa còn giúp trẻ giảm dần sự lệ thuộc vào sữa mẹ, chuẩn bị tốt cả về mặt sinh lý và tâm lý cho đứa trẻ hoàn toàn cai sữa.


4. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ


Bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cần phải kiên trì bổ sung cho bản thân canxi (Ca) và các loại vitamin A, D để cung cấp cho trẻ loại sữa tối ưu về chất lượng.


Nếu người mẹ thiếu canxi thì để đam bảo chất lượng Ca trong sữa không đổi, sẽ phải huy động Ca trong xương của bản thân, sẽ dẫn tới chứng mềm xương (osteomalacia), chứng loãng xương (osteoporasis), đau nhức xương lưng, đùi …


Thành phần sữa mẹ sẽ thay đổi theo thời kỳ sau sinh con, có một số nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới lượng tiết sữa của người mẹ, cùng với việc cho con bú đúng cách còn phải biết kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, tâm tình phải luôn thoải mái, không nên ăn kiêng quá khắt khe… như vậy mới có thể đảm bảo lượng tiết sữa bình thường và cũng không làm giảm thiểu dinh dưỡng và thành phần miễn dịch.


Từng có ý kiến cho rằng người mẹ đang thời kỳ cho con bú, về mặt ẩm thực: không cần kiêng khem gì ! Nên nhớ rằng trong giai đoạn này mẹ ăn gì con ăn nấy, do đó không thể tùy tiện mà phải theo kinh nghiệm dân gian đúc kết cả ngàn năm và nên theo dõi thể trạng của trẻ rồi tham vấn bác sĩ dinh dưỡng học để có chế độ ẩm thực khoa học.


5. Đảm bảo lượng tiết sữa không suy giảm với bà mẹ công chức


Nói chung, chế độ nghỉ đẻ dành cho sản phụ hiện hành là tương đối hợp lý, có thể đảm bảo 4 tháng đầu sau khi sinh nở liên tục nuôi con thuần sữa mẹ.


Tuy nhiên, trong thời kỳ đi làm sau đó vẫn phải cho con bú, cho dù có cho ăn thực phẩm bổ sung vậy nên trước khi đi làm có thể vắt sữa đựng vào bình, để người trông em ở nhà cho trẻ bú bình còn buổi sáng và buổi tối cho trẻ bú trực tiếp.


Trong trường hợp đi làm hoặc đi công chuyện chưa kịp cho con bú mà cương sữa khó chịu, người mẹ nên kịp thời vắt bớt để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự tiết sữa bình thường của tuyến sữa.


Lưu ý khi cho trẻ uống sữa công thức: Một số trẻ khi uống sữa bị tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng… đó là hiện tượng bất dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa vơi các triệu chứng thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa và bệnh chàm quanh miệng hoặc nơi quấn tã. Em bé cũng có thể ho, thở khò khè và trong trường hợp phản ứng nghiêm trọng, cổ họng và thanh quản có thể sưng lên, khó thở và da dẻ bắt đầu chuyển màu hơi xanh. Những hiện tượng này chính là sốc phản vệ.


Vì vậy khi lựa chọn sữa cho bé mẹ nên cẩn trọng: Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


6. Cai sữa cần phải tuần tự tiệm tiến


Nói chung, nếu chọn sau 8 tháng cai sữa hoàn toàn, thì có thể bắt đầu sau 6 tháng, giảm dần số lần cho con bú và tăng dần lượng thực phẩm bổ sung thay thế. Đương nhiên với bà mẹ ít sữa, có thể bắt đầu cai sữa cho con sớm hơn, cố gắng là thật tốt việc chuyển tiếp từ nuôi bú sang nuôi bộ, để tiện cho sự thích ứng về sinh lý và tâm lý của đứa trẻ.