Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trong khoảng thời gian bé bốn tháng tuổi đến sáu tháng tuổi, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy việc của bạn là phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó, thay vì ép buộc bé chuyển ngay sang chế độ ăn dặm theo ý cha mẹ.


Vì vậy, khi tập cho bé ăn dặm các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.


Chắc chắn con bạn đã sẵn sàng.


Theo các bác sĩ, bạn nên đợi đến khi con được từ bốn đến sáu tháng tuổi mới bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm. Trong khoảng thời gian này, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó.


Theo dõi khả năng dung nạp đồ ăn của con


Khi bắt đầu chuẩn bị bột ăn dặm cho bé , bạn đừng trổ tài làm món mới liên tục cho bé vội làm gì. Bạn nên để bé tập ăn một loại thức ăn trong khoảng một tuần rồi hãy chuyển qua loại thức ăn khác. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện xem con có thích đồ ăn đó không hay có bị dị ứng với loại nào không.


Nếu bé thích thú với thực đơn cho bé ăn dặm thì  chúc mừng bạn, bạn là người vô cùng may mắn vì con bạn dễ tính, không khảnh ăn. Còn nếu bé khóc, quấy, không chịu ăn, tiêu chảy, bạn hãy thử đổi món ăn và cho con thêm thời gian để tập làm quen với mùi vị mới.


Mỗi tuần cho bé ăn thực đơn ăn dặm với loại thức ăn mới


Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không. Nếu sau khi bé ăn xong, bạn thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.


Lịch ăn dặm cho bé


Bạn cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:


Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn


Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé.


Không kéo dài thời gian ăn


Tâm lý cố ép con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa cho con đi rong cả phố, để bữa ăn của con kéo dài tới 1, 2 tiếng là lỗi của khá nhiều bà mẹ. Điều này khiến đồ ăn của con không được đảm bảo, bị vữa, nguội, không còn ngon, dẫn đến việc bé chán ăn.


Thêm vào đó, ăn lâu nên dẫn tới thời gian bữa sau lại gần kề, con chưa kịp “thở” đã phải “chiến đấu tiếp hiệp sau”, bé sẽ có tâm lý sợ, ghét ăn, không hào hứng với việc ăn uống.


Các bà mẹ nên tập trung cho con ăn trong khoảng dưới 30 phút, nếu bé chưa ăn hết, bạn vẫn nên dọn đi luôn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét