Hiển thị các bài đăng có nhãn cho be an dam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cho be an dam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Các nhà nhi khoa cho biết, thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ ăn dặm là khi bé 4 tháng tuổi -6 tháng tuổi. Không nên để đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi vì lúc này, bé đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đậm đặc khác sữa, cũng không quen với cách ăn bằng thìa. Khi này, việc tập cho bé ăn dặm sẽ rất khó khăn. Sau đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về vấn đề ăn dặm:



1. Nguyên tắc khi cho con ăn dặm


Bạn có thể giúp trẻ học thói quen ăn uống theo các nguyên tắc đơn giản sau đây:


- Đa dạng các loại thực phẩm.


- Không cho trẻ ăn quá nhiều vì trẻ sẽ lảng tránh các thực phẩm khác.


- Cho trẻ ăn nhiều thực giàu protein và cacbon hydrate, rau quả.


- Tránh đường, muối và các thực phẩm giàu chất béo hay các thực phẩm cay nóng.


- Không bao giờ “hối lộ” hay thưởng cho trẻ bằng thực phẩm. Thay vào đó là những nụ hôn, cái ôm chặt và sự quan tâm.


2. Đồ dùng cần có khi ăn dặm?


- Bạn có thể mua cả bộ tập ăn dặm cho bé nhưng thực sự thì nó không cần thiết. Bởi vì có một số cách nấu nướng còn đơn giản hơn thế.


- Một chiếc thìa nhựa mềm là quan trọng nhất đối với các bé ở tuổi này vì lợi của bé đang rất nhạy cảm.


- Một chiếc đĩa nhựa có tác dụng giữ chặt chiếc bát trên ghế cao thay vì phải để bát trên sàn nhà.


- Để tránh rây bẩn, hãy đặt dưới nơi bé ăn 1 thảm chùi chân, một khăn trải bàn hay một vài tờ báo để nhanh chóng dọn sạch rơi rớt sau bữa ăn.


3. Thực đơn ăn dặm bao nhiêu là đủ?


- Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5 tháng rưỡi, 6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé.


- Từ 6 đến 9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.


 


- Từ 9 đến 12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu, tào phớ đường. Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.


Xem thêm bài viết về thực đơn cho bé ăn dặm : cách làm bánh flan , cháo lươn , nấm đùi gà


Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt.


4. Nên cho bé ăn ở đâu?


- Bé lúc này đã biết ngồi vì thế hãy cho bé ăn trong một chiếc ghế tập ăn. Tránh để bát bột ở gần bé.


- Không cho bé cầm các thức ăn tập gặm trong khi cho ăn bột vì có thể gây hóc hay nôn trớ.


- Và nếu bé được ngồi ăn tối cùng gia đình, bé sẽ nhanh học được thói quen tốt ngồi ăn vui vẻ cùng cả nhà.


- Chú ý giờ ăn của bé phải luôn chuẩn, không xê dịch.


- Nếu bé từ 8 tháng tuổi trở lên bạn có thể cho bé ngồi bàn để tự xúc ăn vài thìa. Bé sẽ “hoạt động” hết công suất vì chẳng hề hiểu rằng cái bàn để bát đang dần biến thành một bãi chiến trường. Hãy cổ vũ bé tự xúc ăn tối đa nhé.


Lời khuyên & Cảnh báo


Khi bạn cho bé ăn dặm, chắc chắn đầu ra của bé sẽ có sự thay đổi về màu sắc và độ loãng đặc. Điều này là rất bình thường. Nếu nghi ngờ đầu ra của bé thì hãy quan sát vẻ ngoài của bé xem bé có biểu hiện đau bụng không, hãy trao đổi với bác sĩ và ngừng cho bé ăn các loại thực phẩm đang ăn và các loại rau quả. Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn chẳng hạn như nước trắng ấm, nước dừa hay nước quả đun chín ít ngọt.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trong khoảng thời gian bé bốn tháng tuổi đến sáu tháng tuổi, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy việc của bạn là phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó, thay vì ép buộc bé chuyển ngay sang chế độ ăn dặm theo ý cha mẹ.


Vì vậy, khi tập cho bé ăn dặm các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.


Chắc chắn con bạn đã sẵn sàng.


Theo các bác sĩ, bạn nên đợi đến khi con được từ bốn đến sáu tháng tuổi mới bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm. Trong khoảng thời gian này, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó.


Theo dõi khả năng dung nạp đồ ăn của con


Khi bắt đầu chuẩn bị bột ăn dặm cho bé , bạn đừng trổ tài làm món mới liên tục cho bé vội làm gì. Bạn nên để bé tập ăn một loại thức ăn trong khoảng một tuần rồi hãy chuyển qua loại thức ăn khác. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện xem con có thích đồ ăn đó không hay có bị dị ứng với loại nào không.


Nếu bé thích thú với thực đơn cho bé ăn dặm thì  chúc mừng bạn, bạn là người vô cùng may mắn vì con bạn dễ tính, không khảnh ăn. Còn nếu bé khóc, quấy, không chịu ăn, tiêu chảy, bạn hãy thử đổi món ăn và cho con thêm thời gian để tập làm quen với mùi vị mới.


Mỗi tuần cho bé ăn thực đơn ăn dặm với loại thức ăn mới


Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không. Nếu sau khi bé ăn xong, bạn thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.


Lịch ăn dặm cho bé


Bạn cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:


Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn


Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé.


Không kéo dài thời gian ăn


Tâm lý cố ép con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa cho con đi rong cả phố, để bữa ăn của con kéo dài tới 1, 2 tiếng là lỗi của khá nhiều bà mẹ. Điều này khiến đồ ăn của con không được đảm bảo, bị vữa, nguội, không còn ngon, dẫn đến việc bé chán ăn.


Thêm vào đó, ăn lâu nên dẫn tới thời gian bữa sau lại gần kề, con chưa kịp “thở” đã phải “chiến đấu tiếp hiệp sau”, bé sẽ có tâm lý sợ, ghét ăn, không hào hứng với việc ăn uống.


Các bà mẹ nên tập trung cho con ăn trong khoảng dưới 30 phút, nếu bé chưa ăn hết, bạn vẫn nên dọn đi luôn.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Ăn dặm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Có nhiều cách ăn dặm cho bé, tuy nhiên mẹ đã biết cách cho trẻ ăn dặm chưa? Hãy lựa chọn đúng đắn nhé bởi ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn định hướng tới việc ăn uống sau này ở trẻ.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ.


1. Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào?


Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:


- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.


- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.


- Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.


- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.


Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no.


Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ.


Cách chế biến bột ăn dặm cho bé


Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà luôn cảm thấy ngon miệng, khi chế biến món ăn mẹ cần chú ý một vài điểm sau:


- Ða dạng các loại thực phẩm: điều này sẽ tránh gây nhàm chán cho trẻ trong các bữa ăn. Khuyến khích mẹ nên chọn những loại đồ ăn mà trẻ thích.


- Thức ăn cho trẻ phải mềm, dễ tiêu, tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…


- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Mẹ chú ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu dễ nhiễm bệnh vậy nên đồ ăn phải sạch, tươi, khâu chế biến phải được đảm bảo.


Thực đơn ăn dặm như thế nào cho đủ chất?


Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.


Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.


Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.


 

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Giai đoạn trẻ 5-6 tháng tuổi, đây là thời điểm có thể cho con ăn dặm, rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ . Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đầy đủ về cho con ăn dặm. hãy cùng tìm hiểu nhé.



Cho trẻ ăn dặm như thế nào?


Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được cho con ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:


Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.


Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.


Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.


Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


Ăn dặm cũng cần đúng cách


Nguyên tắc cho con ăn dặm được các bác sĩ khuyến cáo là ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để tập cho trẻ làm quen với các thức ăn mới và hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn. Cụ thể, theo tài liệu “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội xuất bản (NXB Y học – 2004), tháng đầu tiên bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó đặc dần. Từ tháng thứ 7-8, mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 bữa bột đặc, từ tháng thứ 9-12 là 3 bữa và chuyển thành 4 bữa sau khi bé tròn 1 tuổi.


Thức ăn của bé cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, tránh các rối loạn tiêu hoá. Các mẹ cũng nên đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Một lưu ý quan trọng là không cần cho thêm mắm muối, gia vị và chất tạo ngọt vào các bữa ăn dặm của trẻ. Từ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm chút mắm, nhưng nên cho bé ăn càng nhạt càng tốt.


Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.


Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cho con ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi thấy trẻ có những trường hợp sau: không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ; trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú; mẹ có bệnh không cho con bú được.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Món ăn được kết hợp giữa sữa và bí đỏ, vừa tốt cho sức khỏe vừa tạo được cảm giác lạ miệng, kích thích vị giác ở trẻ, giúp các bé thích thú khi được ăn nhất là trong thời kì cho con ăn dặm của các mẹ …Để trẻ yêu thích loại thực phẩm này hơn mẹ hãy biến tấu trái bí đỏ trong các món ăn thơm ngon như bột ăn dặm bí đỏ và súp kem bí đỏ cá hồi. Món ăn này phù hợp với thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.



Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ.


Bí đỏ chứa hàm chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng bí đỏ thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch.


Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Cho trẻ ăn bí đỏ mỗi tuần sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, tốt cho tiêu hoá và giúp trẻ phát triển trí tuệ hơn. Bạn có thể kết hợp bí đỏ với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để có món ăn thơm ngon cho vào thực đơn ăn dặm của trẻ.


Món súp kem bí đỏ cá hồi:


Nguyên liệu:


Bí đỏ: 50g


Cá hồi filê: 50g


Nước dùng: 200ml (nếu không có thì dùng nước lã cũng được )


Kem tươi (hoặc thay bằng váng sữa, hoặc phômai bò cười cũng được)


Cách làm:


Bí đỏ hấp chín (hấp nguyên miếng), dùng thìa dầm cho nát ra (hoặc thái nhỏ rồi cho vào nước dùng đun cho chín mềm), rồi thả cá hồi đã thái nhỏ (thái hạt lựu) vào.


Cho thêm 1 chút nước mắm cho thơm rồi bắc ra cho kem tươi vào, khuấy đều, rồi cho bé thưởng thức.


Nguyên liệu:


Bột gạo: 4 muỗng canh gạt


Sữa bột ( loại bé đang dùng): 8 muỗng gạt


Nước sạch: 1 chén


Bí đỏ đã luộc chín, tán nhuyễn: 1 muỗng canh


Dầu Ôliu cho bé: 1 muỗng canh


Cách thực hiện:


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi. Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.


Chúc các mẹ thành công !

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Nhiều người cho rằng, ngay từ khi bắt đầu cho con ăn dặm, thức ăn phải phong phú, đa đạng. Thực đơn ăn dặm cho bé không nhất thiết phải được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để trẻ có thể làm quen và ăn được chúng khi lớn lên. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá của trẻ chưa đủ khả năng tiêu hoá một số loại thức ăn, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều prôtit, chất đạm, chất béo…



Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều. Bé có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau, song có một số thực phẩm sau đây bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng.


Dưới đây là 1 số thực phẩm mẹ nên tránh trong thực đơn ăn dặm của trẻ :


Đậu phộng


Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.


Mật ong


Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là rất ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.


Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.


Khi bé trên 1 tuổi cha mẹ mới nên cho bé thử sử dụng mật ong để thăm dò phản ứng của con.


Sữa bò


Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.


Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.


Muối


Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1g muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.


Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.


Pate


Không nên cho bé ở tuổi tập ăn dặm ăn pate vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.


Động vật có vỏ


Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.


Phô mai mềm


Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.


Thực phẩm có nhiều đường


Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần chú ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.


Một số loại cá


Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Thực đơn ăn dặm cho bé cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bởi vậy mà mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm hợp lí và khoa học để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như cản trở quá trình cho con ăn dặm .



1. Đỗ xanh nấu chưa chín


Đỗ xanh là món nhiều dinh dưỡng cho bé nhưng khi cho bé ăn, mẹ cần phải nấu chín đỗ xanh. Đỗ xanh nấu chưa chín có chứa saponin và lectins, saponin, có thể gây xuất huyết và ngộ độc cho bé.


2. Trứng gà chưa nấu chín kỹ


Trứng gà là thực phẩm ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ. Mẹ nhớ chế biến trứng thật chín bởi trứng gà nấu chưa chín kỹ có chứa nhiều vi khuẩn, gây bệnh cho bé. Ngoài ra, bé ăn trứng gà nấu chưa chín kỹ sẽ làm cản trở hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.


3. Cà chua xanh


Chứa trong mình chất độc solanine, bé ăn cà chua xanh có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn… Với cà chua xanh sống, lượng chất độc càng lớn nên mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn.


4. Khoai tây mọc mầm


Khoai tây mọc mầm không chỉ có độc cho trẻ em mà cho cả người lớn. Khoai tây mọc mầm có chứa độc chất solamine, kích thích đến hệ thần kinh trung ương của bé. Bé ăn phải khoai tây mọc mầm có dấu hiệu bị tiêu chảy, nặng hơn là suy hô hấp. Bởi thế, mẹ tuyệt đối nên loại bỏ khoai tây đã mọc mầm khi chế biến món ăn cho bé.


5. Cá nóc


Cá nóc chứa một chất cực độc là tetrodotoxin, có thể gây suy hô hấp, tử vong nhanh cho người lớn, chưa nói tới các bé. Đã có rất nhiều vụ ngộ độc cá nóc dẫn tới tử vong ở nước ta.


6. Cá ngừ nấu chưa chín kỹ


Bé ăn cá ngừ chưa chín kỹ có thể bị hội chứng chậm phát triển trẻ em. Bé bị ngộ độc các ngừ nấu chưa chín kỹ có dấu hiệu ban đầu là tiêu chảy; dấu hiệu nặng hơn là mù mắt. Bởi thế, khi chế biến món cá này cho con, mẹ cần đặc biệt chú ý phải nấu thật chín.


7. Hàu nấu chưa chín kỹ


Trong hàu có nhiều mầm bệnh như vi khuẩn gây bệnh viêm ruột, bệnh tả, thậm chí gây tử vong do nhiễm trùng máu cho người ăn. Các mẹ tuyệt đối không cho bé ăn hàu nấu chưa chín kỹ vì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.


8. Bí ngô để lâu


Bí ngô là thực phẩm được bé yêu thích, đặc biệt trong thời kì ăn dặm. Nhưng tuyệt đối mẹ không để cho bé ăn bí ngô để lâu. Bởi lúc này bí sẽ bị biến chất, mất chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ gây ngộ độc cho bé.


9. Rau cải nấu chín rồi để qua đêm


Rau cải để qua đêm sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, tạo thành chất gây ngộ độc cho bé như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…

Con yêu đã bắt đầu bước sang tháng thứ 6 trông cao lớn hơn rõ rệt. Để giúp con có sự phát triển toàn diện bạn nên thiết lạp lại chế độ dinh dưỡng cho bé từ việc bổ sung bột cho bé ăn dặm.


Thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong bảng thực đơn ăn dặm cho bé các bữa ăn cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.


Công thức nấu bột ngọt cho con ăn dặm



Hiện nay, để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn, các mẹ thường chia sẻ với nhau kinh nghiệm nấu bột ngọt cho bé ăn dặm. Bé sẽ ngon miệng hơn khi mẹ biết cách kết hợp chế biến bột ngọt cùng với các loại rau xanh , củ , hoa quả.


Bột cho bé ăn dặm bổ sung nguồn dinh dưỡng


Khi bé bước sang tháng thứ 3 trở lên, bé bắt đầu có những thay đổi mới như tập lẫy, tập bò và chập chững biết đi. Để thực hiện những hoạt động đó, bắt buộc cơ thể trẻ cần nạp thêm năng lượng và không thể chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Mẹ cần cho bé tập ăn dặm và bột là thức ăn tốt nhất cho bé ăn dặm.


Bởi trong thời kì ăn dặm thức ăn cần đảm bảo loãng mịn để bé dễ nuốt và không nôn trớ. Hơn nữa, bột là dạng thức ăn dễ kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, trứng rau củ quả. Các loại thức ăn được xay nhuyễn tạo thành nguồn dinh dưỡng tổng hợp dễ bổ sung đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho bé ăn dặm.


Cách nấu bột mặn cho bé ăn ngon:


Bột ăn dặm cho bé dùng để nấu cháo có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Mẹ có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, các mẹ nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tín).


Không nên lấy khẩu vị người lớn làm tiêu chuẩn vì nếu quá mặn sẽ bắt thận của bé làm việc quá sức, thậm chí phù nề. Đặc biệt nên hạn chế bột nêm, hương liệu, mì chính… trong khẩu phần ăn của trẻ. Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.


Cách nấu bột ăn dặm cho bé


Để giúp bé cảm thấy ăn ngon với bột ăn dặm các mẹ cũng cần có bí quyết để nấu bột ăn dặm ngon cho bé và thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé một cách hợp lý .


Bước một: Chọn thành phần. Bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc như cà rốt, khoai tây, củ cải, trắng, súp lơ… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống… để tránh cho bé bị hóc thức ăn.


Bước hai: Ngâm và nấu. Chọn một miếng vải lọc siêu mềm để gạn và rây thực phẩm sau khi xay, cố gắng giữ lại dưỡng chất của chúng, một số rau quả có thể nướng chín và nghiền nhuyễn cho bé dùng.


Bước ba: Đút bé ăn và lưu trữ thức ăn. Cho bé sử dụng một số lượng nhỏ ngay lập tức, phần còn lại nên cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp bạn yên tâm vì nó có thể lưu trữ trong tủ lạnh ba ngày hoặc ngăn đá khoảng hai tháng.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Dưới 3 tháng tuổi, bé yêu của mẹ sẽ bú mẹ hoàn toàn và dùng thêm sữa công thức nếu cần. Bước sáng tháng thứ 4, bữa ăn của bé đã thay đổi. Ba mẹ cần hiểu rõ hơn về thực đơn cho bé trong thời gian này để bé yêu có đủ dinh dưỡng để phát triển.đã đến lúc cần ăn dặm, nhưng làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng học làm người lớn chưa?



6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm


Cần hiểu rằng 4-6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:


- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.


- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.


- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.


- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.


- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).


- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.


Bé yêu của bạn sẽ không làm bất cứ điều gì để ba mẹ có thể nhận biết được chúng đã sẵn sàng với thức ăn lỏng. Ba mẹ cần quan sát và hiểu bé muốn gì.


Bé cứng cáp hơn và có thể giữ đầu đứng thẳng. Bé cũng ngồi khá vững trong lòng bố mẹ hoặc trên ghế cao dành cho bé. Bé biết tạo ra các chuyển động nhai. Đặc biệt, cân nặng của bé cho thấy sự cải thiện đáng kể, tăng gấp khoảng 2 lần so với khi sinh ra đó thực sự là cách chăm sóc em bé tốt .


Ngoài ra, có vẻ bé rất có hứng thú với thực phẩm, bé có thể ngậm miệng xung quanh một cái muỗng, cũng có thể di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng. Bé có thể đá lưỡi qua lại nhưng đang mất dần xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra. Và bé đang mọc răng. Đó đều là những dấu hiệu bé đã sẵn sàng với thức ăn lỏng hơn.


Thực đơn cho bé 4-6 thang tuoi


Mẹ vẫn có thể cho bé tập ăn dặm ngay cả khi bé chưa đủ 6 tháng


Bé yêu của bạn đang trong độ tuổi này, bạn băn khoăn không biết bé có thể ăn món gì? Trong thời kỳ này, bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, kết hợp với sữa công thức hoặc PLUS là công thức chăm sóc trẻ rất thông minh . Bên cạnh đó, đây là thời gian mẹ tập cho bé ăn bột loãng, quen dần với đồ ăn xay nhuyễn có độ đặt sệt tăng dần.


Bột trẻ em và ngũ cốc vẫn là những loại thức ăn bổ dưỡng nhất dành cho bé trong những ngày đầu ăn dặm. Hơn thế nữa, bột gạo trẻ em và bột ngũ cốc rất mịn, khi trộn với sữa công thức và sữa mẹ mang lại hương vị quen thuộc giúp bé dễ ăn hơn. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm lành tính, hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng dị ứng nào cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngay cả khi trẻ chưa đầy 6 tháng.


Tuy nhiên, lúa mì, lúa mạch hay lúa mạch đen, yến mạch tuyệt đối không dành cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi do trong các loại ngũ cốc này có chứa gluten, được khuyến cáo có thể gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt với gia đình có tiền sử Celiac hoặc dị ứng. Ba mẹ có thể cho  bé ăn các loại ngũ cốc này khi bé ngoài 6 tháng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích dành cho  bé từ 4 – 6 tháng tuổi bao gồm chuối, bơ, khoai lang, cà rốt, táo, lê, bí đỏ…


Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi


Bé yêu có thể ngồi là lúc bé có thể thử một số món ăn mới


Ba mẹ bắt đầu cho bé làm quen với khoảng 1 muỗng cà phê thực phẩm hoặc ngũ cốc xay nhuyễn. Trộn lượng ngũ cốc này với 4 – 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức, để cho hỗn hợp thật loãng cho bé dễ ăn hơn.


Ba mẹ tiếp tục tăng lên 1 muỗng thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, cho bé ăn 2 lần một ngày. Mẹ nhớ mức tăng dần lượng ngũ cốc tương đương với lượng sữa thêm vào giảm đi để độ đặc sệt tăng dần.


Ban đầu, ba mẹ cho bé ăn 1 lần bột loãng mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 2 – 3 lần. Lồng ghép bột loãng vào các bữa ăn chính và phụ cho bé. Vì đây chỉ là thời gian tập cho bé ăn nên có thể bé chưa ăn được nhiều. Ba mẹ cũng không nên ép bé ăn nhiều, vì bé sẽ cảm thấy sợ ăn và lảng tránh các món ăn mới.


Tips cho bé ăn dặm


Nếu bé không chịu thử thức ăn bạn chuẩn bị trong lần thứ nhất thì ba mẹ chớ nên nản chí, bạn hãy cố gắng cho bé ăn một lần nữa trong ngày. Nếu khởi đầu không suôn sẻ, ba mẹ thử bắt đầu lại sau 2 – 3 ngày nhé.


Ba mẹ cho bé ăn dần dần và theo dõi các phản ứng của bé sau khi ăn, đề phòng bé bị dị ứng. Thời gian thử mỗi món ăn mới là 4 ngày.