Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Thịt gà ác vị ngọt, tính ấm, không độc. Có công dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết, chữa thận yếu, phong thấp và bồi dưỡng phụ nữ sau khi sinh. Cùng xem một vài công thức nấu gà ác ngon tuyệt và bổ dưỡng dưới đây để bổ sung vào thực đơn hàng ngày chăm sóc bà bầu.


Gà ác tiềm thuốc bắc


Chữa các chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ như mệt mỏi, đau lưng, suy nhược cơ thể, chóng mặt…món gà ác tiềm thuốc bắc còn giúp tăng cường sức khoẻ để các mẹ vượt qua kỳ sinh nở một cách dễ dàng.


Nguyên liệu món gà ác tiềm thuốc bắc


- Một con gà ác, không cắt tiết, làm sạch, để ráo nước.


- 10 g hoài sơn


- 10 g sinh địa


- 10 g củ sâm


- 10 g táo tàu.


- 1 quả dừa tươi


- 1 thìa nước mắm


Cách nấu gà ác tiềm thuốc bắc


Bước 1: Ngâm các vị thuốc bắc vào nước cho nở


Bước 2: Cho gà vào thố, rải thuốc bắc xung quanh


Bước 3: Đổ nước dừa tươi vào, lưu ý nước phải ngập mặt gà


Bước 4: Chuẩn bị nồi, cho thố gà vào hấp cách thủy


Bước 5: Có thể hấp trực tiếp với lửa riu riu cho gà mềm và thấm vị thuốc.


Cháo gà ác hạt sen


Món ăn này sẽ giúp phục hồi sức lực, ngủ ngon khỏe khoắn, tinh thần vui vẻ và có nhiều sữa cho con bú cần có trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu.


Nguyên liệu


- 1 Con gà ác


- 15g hạt sen


- Hành lá, 3g ngò


- 100g gạo dẻo


- 500ml nước dùng


- 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường


Hướng dẫn


Bước 1: Gà ác rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn, ướp gia vị cho thấm.


Bước 2: Hạt sen rửa thật sạch, nấu mềm, vớt hạt sen ra để ráo, giữ lại phần nước luộc.


Bước 3: Gạo vo sạch, nấu với nước dùng sau đó cho phần nước luộc hạt sen vào nấu tới khi cháo có độ sánh vừa phải.


Bước 4: Hành lá lấy phần gốc hành trắng đập giập, cắt nhuyễn. Lá hành và ngò rí rửa sạch, xắt nhuyễn.


Bước 5: Phi thơm gốc hành, trút gà vào xào săn, sau đó cho vào nồi cháo nấu đến khi gà chín, nêm lại vừa ăn, cuối cùng cho hạt sen vào đảo đều, tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc hành ngò và tiêu vào dùng nóng.


 


Gà ác hầm nấm bào ngư


Gà ác tiềm bào ngư là một trong những món ăn rất bổ dưỡng. Gà ác có nhiều đạm và sắt, rất bổ máu. Rất tốt cho phụ nữ mang thai và chăm sóc phụ nữ sau khi sinh.


 


Nguyên liệu gà ác hầm bào ngư


Gà ác 1 con.


Nấm bào ngư 50g.


Rượu trắng, gừng, muối, hành tươi.


Hướng dẫn làm gà ác nấm hầm bào ngư


Bước 1: Gà ác làm sạch đợi dùng, nấm bào ngư rửa sạch cắt miếng. Lấy nồi hầm đổ nước, gừng, gà ác, rượu, hành vào đun lửa nhỏ đến khi gà ác chín nhừ.


Bước 2: Cho nấm bào ngư vào, thêm chút muối, đun khoảng 3 phút là được.

Khoai lang


Khoai lang là nguồn nguyên liệu tự nhiên số 1 làm thực đơn ăn dặm, vì khoai lang giàu vitamin A, E, canxi giúp bé sáng mắt, phát triển hệ thần kinh đồng thời rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Khoai lang cũng có ưu điểm là dễ kiếm, dễ mua và rẻ tiền.


Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí tuệ, hệ thần kinh vượt trôi… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ vì vậy khoai lang là món ăn tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm cho bé.


Một số món ăn ngon cho bé từ khoai lang:


Bột ăn dặm cho bé với thịt gà và khoai lang


Bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, nhanh gọn. Loại bột này cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt cho bé.


Nguyên liệu


- 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da.


- 1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.


Hướng dẫn


Bước 1: Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chin thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ (không bắt buộc).


Bước 2: Nấu chín khoai lang trong nồi nước xấp mặt từ 20-25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.


Bước 3: Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền. Cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Ăn ngay trong vòng 1 ngày, hoặc có thể trữ đông trong 1 tháng.


Cách bảo quản đông lạnh: Cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn. Gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Dán nhãn ghi ngày cấp đông.Trước khi dùng, xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.


Hâm nóng: Đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm. Đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.


Bột sữa khoai lang


Các món thực đơn cho bé trước tiên phải ngon, hợp khẩu vị , và đầy đủ chất dinh dưỡng. Gợi ý một món ngon được chế biến từ khoai lang, đảm bảo với các bạn, bé của bạn sẽ rất thích cho mà coi.


Nguyên liệu


1 chén khoai lang hấp chín.


3 thìa bột gạo.


1 thìa nhỏ bơ nhạt.


1 thìa nhỏ đường (tùy chọn).


4 thìa sữa bột.


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai lang hấp chín nghiền nhỏ. Bước 2: Hòa bột vào nước lạnh, khoai lang, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín. Bước 3: Tiếp đến cho 1 thìa bơ nhạt vào trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. Khuấy đều một lần nữa rồi cho ra đĩa.


Cải bó xôi


Thật chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Vậy để bé khoẻ mạnh, mẹ còn chần chừ gì mà không bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé? Một trong những ưu điểm vượt trội của cải bó xôi so với các loại rau củ quả khác đó là lượng chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ: Canxi và magie giúp hệ xương của bé phát triển lành mạnh đến bất ngờ, Sắt và kali bổ trợ cho sự phát triển trí tuệ và phát triển kỹ năng, tuần hoàn máu ở trẻ. Vitamin A giúp tăng cường thị lực. Do vậy, nếu có con đang chớm cận thị, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn cải bó xôi.

Thịt gia cầm thường được mẹ Tây sử dụng như món đạm đầu tiên trong thực đơn cho bé ăn dặm. Trong đó, thịt gà là ưu tiên hàng đầu vì ít mỡ và nạc hơn thịt đỏ. Tuy nhiên, khi chọn thịt gà cho bé, mẹ nên lưu ý:


Loại thịt: Từng phần thịt gà lại có lượng calo và chất béo khác nhau. Thường những phần thịt trắng như ức hay lườn sẽ ít calo, chất béo và cholesterol hơn thịt nâu như đùi và má đùi. Thịt cánh gà bỏ da cũng thuộc loại ngon bổ và là lựa chọn tốt cho thực đơn cho bé.


thịt gà cho bé


Màu sắc: Mỗi vùng thịt trắng hay thịt nâu của gà đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Thịt trắng thì nạc và ít cholesterol hơn thịt nâu. Tuy nhiên thịt nâu lại chứa nhiều vitamin B, sắt, chất béo và calo. Khi mua gà làm thực đơn cho bé, mẹ có thể chọn loại thịt đùi nếu muốn tăng năng lượng cho trẻ mà thay thế thịt đỏ như bò.


Da gà: Thực tế thì da gà không phải là có hại cho trẻ nếu bé đã trên 1 tuổi. Tuy nhiên vì khi nấu nướng, chất béo có trong thịt gà sẽ thoát hết ra da, do đó mẹ không nên cho bé ăn nhiều hoặc bỏ da trước khi chế biến là tốt nhất. Phần thịt gà nhiều chất béo và calo nhất là đùi nguyên da. Phần ít nhất là ức gà bỏ da. Đó là những lưu ý khi dùng thịt gà làm thực đơn ăn dặm cho bé. Còn bây giờ, mẹ cùng xe một vài món gợi ý hấp dẫn từ thịt gà bổ sung vào thực đơn cho bé nhà mình nhé.


Gà hầm bí đỏ


Các mẹ hãy thử làm một món ăn sáng tạo, thực đơn cho bé thật nhiều màu sắc từ gà hầm bí đỏ nhé. Gà hầm bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng, lại có màu sắc đẹp sẽ là một món ăn làm bé thích thú!


Nguyên liệu


Bí đỏ (bí ngô) non: 1 quả


Đùi gà: 1 cái


Đậu trắng (hoặc đậu Hà Lan): 100gr


Tỏi, gừng, hành tím


Gia vị: muối, đường, tiêu, xì dầu, dầu mè


Hướng dẫn


Bước 1: Đầu tiên cần tạo hình cho bí đỏ (như hình vẽ), bỏ hạt. Gà rửa sạch, thái miếng, để cùng đậu trắng (nếu muốn nhanh bạn có thể luộc qua thịt gà và đậu trắng).


Bước 2: Ướp thịt gà với muối, đường, tiêu, xì dầu và dầu mè và chờ khoảng 30 – 60 phút cho ngấm, sau đó đổ hỗn hợp vào bí đỏ, thêm tỏi (đã bóc vỏ) và gừng thái sợi lên bề mặt. Sau đó đem hầm hoặc hấp hơi cho đến khi chín.


Súp gà măng tây


Súp là món ăn khá dễ chế biến lại rất thơm ngon và bổ dưỡng để chăm sóc em bé nhà mình. Các mẹ hãy cùng tham khảo một số món súp cho bé sau đây nhé!


Nguyên liệu: Măng tây, thịt nạc gà, trứng gà, nước dùng, dầu ăn, gia vị, tiêu trắng, tỏi xay.


Hướng dẫn


Bước 1: Rửa măng tây, dùng dao tước bỏ xơ theo chiều từ gốc đến ngọn, thái khúc dài khoảng 4cm.


Bước 2: Đun sôi nước dùng, cho thịt gà vào luộc chín, vớt ra xé sợi vừa ăn. Phi thơm 1/2 thìa cà phê tỏi với 1 thìa súp dầu ăn, cho vào nồi nước dùng vừa luộc gà, nêm 2 thìa cà phê bột nêm.


Bước 3: Hòa tan bột ngô với ít nước cho vào khuấy đều để tạo độ sánh.


Bước 4: Cho măng tây vào nấu khoảng 1 phút là chín, đánh tan trứng, rưới từ từ vào nồi súp, vừa rưới vừa đảo đều tay cho trứng tạo vân đẹp mắt. Múc súp ra bát, cho thịt gà xé vào, rắc ít tiêu lên.


 


Cháo gà – nấm rơm


Nấm giúp bổ sung vitamin D cho bé vào mùa đông. Vitamin D giúp hệ xương và tim mạch được khỏe mạnh; đồng thời, nó cũng ngăn ngừa chứng hen suyễn, tiểu đường hoặc ung thư cho bé. Có thể bắt đầu món ăn này từ thực đơn cho bé 6 tháng tuổi – tuổi bé có thể ăn thức ăn lợn cợn.


Nguyên liệu


Gạo tẻ xay nhuyễn (20g, tương đương 2 thìa canh); thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương 1 thìa canh); nấm rơm xay nhuyễn (1-2 cái); dầu ăn (2 thìa cafe); nước (250ml); gia vị (nước mắm hoặc muối).


Hướng dẫn


Bước 1: Trước tiên, đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.


Bước 2: Hòa (trộn) nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Sau đó, đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi cháo đang sôi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.


Bước 3: Sau khi đổ cháo ra bát mới trộn dầu ăn vào. Bạn có thể nêm vào bát cháo của bé một chút muối rồi cho bé thưởng thức.

Bé yêu đã 9 tháng tuổi, sự cứng cáp thể hiện rõ qua những cái lật, nghiêng người. Thực đơn cho bé giai đoạn này nên được thay thế dần thức ăn xay và chuyển sang cho bé ăn thức ăn băm nhỏ hơn. Một trong những điều quan trọng bạn nên làm là tập cho bé ăn thức ăn thật đa dạng để tránh tình trạng kén ăn của bé sau này. Hãy kiên nhẫn với thiên thần của bạn để những bữa ăn của bé trở nên vui nhộn thay vì tạo cho bé cảm giác khó chịu khi ăn uống. Cùng tham khảo một số món ăn phù hợp cho trẻ độ tuổi 1-3 tuổi này nhé.


Cháo lươn cà rốt


Lươn là một thực phẩm rất bổ dưỡng, đặc biệt với trẻ em. Một bát cháo lươn thơm ngon sẽ giúp bé bồi bổ sức khỏe.


Nguyên liệu


Gạo tẻ 25g


Thịt lươn 10g


Cà rốt băm nhuyễn 20g


Dầu ăn 1,5 thìa cà phê


Nước mắm 1 thìa cà phê


Muối iot 1/4 thìa cà phê


Cách nấu cháo lươn cà rốt


Bước 1: Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài.


Bước 2: Cho gạo vào nồi nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc.


Bước 3: Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ (xương của lươn các mẹ có thể xay rồi lọc lấy nước cho vào ninh để cháo ngọt hơn).


Bước 4: Cho dầu và hành phi thơm rồi cho lươn vào xào nêm chút nước mắm cho vừa và cũng để lươn không tanh.


Bước 5: Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát), nêm chút nước mắm hoặc muối cho vừa ăn, khuấy đều, rồi nấu sôi khoảng 7 – 10 phút.


Bước 6: Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.


Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.


Cà ri cá


Bé nhà bạn lười ăn hay chỉ thích những món ăn đẹp mắt, bạn có thể biến món cari cá thành món ăn cực hấp dẫn cho bé yêu.


Nguyên liệu


- Cá thu 300g


- Khoai lang (khoai tây) 150g


- Dừa nạo 200g


- Sả 1 cây


- Hành tỏi băm


- Bột cà ri


- Muối, đường, dầu …


Hướng dẫn


Bước 1: Cá rửa sạch, bỏ xương cắt miếng vuông ướp với muối, đướng, 2 m cà phê bột cà ri


Bước 2:  Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.


Bước 3:  Sả đập dập cắt khúc ngắn


Bước 4:  Dừa nạo vắt lấy 1 chén nước cốt, 2 chén nước dão.


Bước 5:  Phi dầu, hành tỏi thơm cho cá vào xào qua rồi trút ra dĩa, cho khoai vào xào tiếp.


Bước 6:  Thêm nước dão, sả vào khoai nấu lửa nhỏ cho khoai vừa mềm.cho cá, nước cốt dừa nấu đến khi nước hơi sệt nêm lại vừa ăn là được.


Cơm gà chua ngọt


Ngày hè là khoảng thời gian chúng ta có thể chăm sóc em bé nhiều hơn, cùng bé làm món ăn đơn giản, không chỉ thực đơn cho bé mà làm đồ ăn cho cả gia đình, bé thích mà mẹ cũng vui…


Nguyên liệu


200g ức gà cắt khối vuông nhỏ, 2 chén cơm trắng ,100g ớt chuông đỏ, xanh, 1 củ cà rốt nhỏ, 1/4 trái thơm, 50g đậu Hoà Lan hạt, 1 thìa cà phê hành tây băm nhỏ, 1 thìa súp sốt cà chua, 1/2 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê giấm, 1 thìa súp dầu ăn.


Hướng dẫn


Ức gà ướp muối, đường, để thấm. Ớt chuông, thơm cắt miếng vuông vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa cắt lát. Đậu Hòa Lan luộc chín. Xào thơm hành tây, cho thịt gà vào xào, nêm nước mắm, giấm, đường, xốt cà chua sao cho có vị chua, ngọt. Xào đến khi chín, cho ớt, cà rốt, đậu Hoà Lan, thơm vào, nêm lại vừa ăn. Xới cơm ra đĩa, cho thịt gà xào lên trên.


Mách nhỏ:


Bé thường lười ăn cơm, nhưng nếu cho bé ăn cùng với các loại rau củ xào bắt mắt khác, thêm ít thịt hoặc cá, bé sẽ rất thích. Mẹ nên xem thêm thực đơn cho bé tại đây để có nhiều lựa chọn hơn khi nấu ăn cho bé.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Hải sản là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé yêu. Chính vì vậy các mẹ đừng quên chế biến hải sản thành nhiều món cháo ngon trong thực đơn cho bé thưởng thức nhé. Ngày nào cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một, chọn loại tươi ngon, nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Hải sản chế biến chưa chín hẳn có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì còn phải kể đến nguy cơ nhiễm kim loại nặng như thuỷ ngân. Để hạn chế các nguy cơ này, các mẹ nhớ phải lưu ý khi chế biến nhé. Dưới đây là một số món thực đơn cho bé ăn dặm với hải sản. Các mẹ tham khảo và chế biển cho bé nhà mình nhé.


 


Nạc cua trộn khoai tây


Cua có nhiều canxi, có lợi cho sự phát triển xương ở trẻ nhỏ. Cà rốt chứa nhiều caroten, giàu vitamin. Khoai tây giàu chất bột và có mùi vị thơm ngon. Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm với món nạc cua trộn khoai tây này chắc chắn bé sẽ rất thích.


Nguyên liệu


Khoai tây 250g


Cà rốt 70g


Thịt cua 70g.


Dấm gạo, dầu ăn, muối, bột ngọt, gừng.


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai tây luộc chín, bỏ vỏ, dùng dao cắt nhỏ rồi nghiền nát thành bột.


Bước 2: Cà rốt luộc chín, xay thành bột hoặc tán nhuyễn.


Bước 3: Cua băm nhuyễn, gừng bỏ vỏ, băm nhuyễn.


Bước 4: Cho một ít dầu vào chảo nóng, cho gừng vào, rồi cho bột khoai tây vào xào khoảng 2 đến 3 phút.


Bước 5: Cho bột cà rốt vào trộn đều, nêm muối, bột ngọt vừa ăn rồi cho cua vào.


Bước 6: Để cho mọi thứ thấm gia vị rồi rưới thêm một ít giấm gạo, bắt chảo xuống là được.


Yến mạch nấu cùng sò huyết


Để có thực đơn cho bé ăn dặm ngon từ sò huyết, bạn nên lựa chọn những con sò còn sống, không quá to cũng như quá nhỏ. Nếu sò nhỏ quá, khi chế biến bị teo lại, không ngon, ngược lại nếu con lớn quá sẽ dai. Sò huyết khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài.


Nguyên liệu


Yến mạch 40gr


Sò huyết 5 con


Dầu mè: 5 giọt.


Nước: Hơn 2 chén


Hành, rau mùi, nước mắm, muối đường.


Hướng dẫn


Bước 1: Sò huyết rửa sạch, đun nước sôi, tắt bếp, thả sò vào ngâm 5 phút, cạy miệng lấy thịt băm nhỏ, ướp gia vị.


Bước 2: Yến mạch ngâm trong nước 5-10p sau đó cho vào đun sôi, cho sò đã ướp vào nấu cùng.


Bước 3: Sau khi sò và yến mạch đã chín nhuyễn, bắc xuống và cho dầu mè, rau mùi, hành vào trộn cùng cho con ăn dặm.


Cháo mực thịt heo cải ngọt


Nếu muốn một món ăn ngon nhưng lại đơn giản vào ngày đầu tuần bận rộn, đừng quên cho món Cháo mực thịt heo cải ngọt vào thực đơn cho bé con nhà  bạn. Món này rất bổ dưỡng mà lại không làm mất thời gian của mẹ đâu nhé!


Nguyên liệu


- 2/3 chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc


- 1 muỗng canh vun cải ngọt băm nhuyễn (10g)


- 1 muỗng canh gạt thịt heo băm nhuyễn (10g)


- 1 muỗng canh gạt mực ống băm nhuyễn ( 20g)


- 1 muỗng canh gạt dầu (5g)


-  1/3 chén nước


Hướng dẫn


Bước 1: Cho nước, cháo, mực và thịt vào nồi, khuấy đều, bắt lên bếp đun sôi.


Bước 2: Cho cải ngọt và dầu ăn vào khuấy đều.


Bước 3: Nêm nếm vừa ăn. Cháo chín, nhấc xuống để nguội bớt và cho bé ăn.

Biếng ăn ở trẻ là tình trạng thường gặp ở trẻ em và là nỗi khổ của cha mẹ. Khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ có khi rất dễ, cũng có khi rất khó. Có rất nhiều bà mẹ quá lo lắng về việc con mình quá biếng ăn, đặc biệt là đối với các bé 2-3 tuổi hoặc chuẩn bị đi học. Đôi khi, thực đơn cho bé chỉ có một chút rau xanh cũng làm bé nhăn mặt từ chối. Các bé thường không thích thử những món ăn mới, và ngày càng trở nên biếng ăn. Có những trường hợp biếng ăn nặng, bé có thể mắc chứng neophobia (chứng sợ những món ăn mới) và không dễ trị. Biếng ăn không phải xuất hiện một sớm một chiều mà thường phát triển theo thời gian, vì vậy thường không quá ảnh hưởng đến biểu đồ tăng trưởng của trẻ.


 


Tóm lại, các ông bố bà mẹ đừng quá chăm sóc em bé của mình chặt chẽ hoặc thất vọng khi con mình biếng ăn, hãy thử thay đổi các loại đồ ăn khác nhau đủ dinh dưỡng cho bé và vẫn phù hợp với khẩu vị. Bạn cũng có thể đổi phương pháp hoặc thực đơn cho bé thật đặc biệt miễn khi cho bé ăn, bé thấy vui vẻ và hào hứng với đồ ăn của mình. Tham khảo một số món thực đơn cho bé ăn dặm như dưới đây.


 


Súp tôm bó xôi


Súp tôm bó xôi là món ăn có nguồn gốc ở châu Âu. Đây là món ăn được chế biến rất độc đáo, ngon và bổ dưỡng, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé lười ăn. Món này rất dễ ăn, nấu thành súp như thế này thì các bé sẽ không còn ghét ăn rau nữa.


 


Nguyên liệu


- 50 gram khoai tây


- 20 gram cải bó xôi


- 20 gram tôm


- 1 muỗng dầu ăn


- 1 muỗng sữa bột


- 200 ml nước


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ khoai tây, cắt nhỏ bó xôi, trụng chín và xay nhuyễn. Lột vỏ tôm, bỏ đầu, xào chín, cắt nhỏ.


Bước 2: Nấu chín khoai tây trong nước rồi cho bó xôi vào.


Bước 3: Hòa tan sữa bột, cho vào nồi súp và nêm tí muối.


Bước 4: Thêm dầu ăn rồi cho tôm vào súp.


Spaghetti cá hộp và phô mai


Chỉ cần một chút biến tấu nhỏ thôi, món mì spaghetti sẽ trở nên mới lạ và hấp dẫn hơn rất nhiều so với những thực đơn ăn dặm cháo với thịt cá hàng ngày. Nhất định món ăn này sẽ khiến cho bé thích mê đấy nhé!


Nguyên liệu


Spaghetti mỏng luộc mềm cắt đoạn 3cm: 80g


Thịt nạc cá hộp: 1 muỗng canh


Hành tây trắng bằm nhỏ: 2 muỗng canh


Cà chua 1/4 trái gọt vỏ bỏ hột cắt xéo nhỏ


Sốt cà chua: 1 muỗng canh


Dầu: 1/2 muỗng cà phê


Pho mai bột hay bào nhuyễn: 1/4 muỗng cà phê


Nước: 100ml


Hướng dẫn


Bước 1: Cho dầu vào chảo, cho hành vào xào, đổ nước vào, khi nước sôi lên cho cà chua, sốt cà vào,


Bước 2: Nấu 1 phút thì cho cá hộp vào, nấu đến khi sền sệt, nhấc xuống trải lên spaghetti, rắc phô mai lên.


 


Cháo lươn nấu cải bó xôi


Món cháo lươn thơm phức, có màu xanh đẹp mắt này chắc chắn sẽ kích thích sự thèm ăn của các bé. Lươn và cải bó xôi cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ, mát cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.


 


Nguyên liệu nấu cháo lươn


Gạo: 30g


Thịt lươn nạc: 30g


Cải bó xôi: 30g.


Gia vị: dầu ăn tinh luyện, nước mắm, tỏi, hành lá, ngò.


Cách nấu cháo lươn cải bó xôi.


Bước 1: Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo. Lươn làm sạch, cho vào cháo luộc chín, vớt ra, bỏ xương, lấy nạc. Cải bó sôi cắt nhuyễn.


Bước 2: Ướp lươn với chút nước mắm, rồi cho vào cháo đã phi tỏi thật thơm, xào sơ lươn cùng với cải bó xôi. Cho lươn và cải đã xào vào nồi cháo, trộn đều, đun sôi, thêm chút hành, ngò cắt nhuyễn.

Nấm là những thực vật  không có hoa, lá. Nấm không lấy năng lượng qua ánh sáng mặt trời nên phải sống ký sinh trên các cây khác hoặc trên chất mục nát. Có loại nấm sống cộng sinh lấy chất dinh dưỡng của cây và cung cấp cho cây khoáng chất như phospho.


 


Nấm là món ăn được nhiều người ưa chuộng vì có thể chế biến thành nhiều món ăn như lẩu, xào, làm bánh pizza… Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, vì vậy các bà nội trợ vẫn có thói quen mua nấm làm món ăn bổ dưỡng cho cả gia đình, đặc biệt là thực đơn hàng ngày cho bà bầu. Vậy, tác dụng của nấm đối với phụ nữ mang thai như thế nào? Khi sử dụng nấm phải lưu ý những gì?


 


Tác dụng của nấm đối với phụ nữ mang thai


Nấm chứa Vitamin B và kẽm có trong nấm giúp thai nhi phát triển toàn diện, Axit pantothenic có tác dụng kích thích thần kinh và sản xuất hormon của bào thai. Nấm chứa chất selen và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp phụ nữ mang thai tránh được các bệnh thường gặp trong suốt thai kỳ. Chất niacin trong nấm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp làm giảm những khó chịu về tiêu hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng kali có trong nấm có công dụng cân bằng chất lỏng, ổn định huyết áp và duy trì chức năng thần kinh thích hợp cho phụ nữ mang thai.


 


Nấm tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi


+ Chất riboflavin giúp hỗ trợ sản xuất năng lượng và các hoạt động của tế bào hồng cầu trong cơ thể mẹ và thai nhi. Vì vậy, nấm cần thiết cho món ăn trong 3 tháng đầu mang thai.


+ Kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hoạt chất interferon có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, đồng thời ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.


 


Những lưu ý khi sử dụng nấm


+ Khi mua nên chọn nấm còn tươi, lành lặn, hình dáng đầy đặn, thịt chắc, mũ nấm khép kín bao che những phiến mỏng dưới mũ (nấm tươi cất giữ cẩn thận có thể ăn trong khoảng 4 – 5 ngày sau khi hái).


+ Không mua những sản phẩm không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, nên chọn mua nấm của những thương hiệu có uy tín, bao bì sản xuất ghi thông tin rõ ràng…


+ Nấm tươi cần bảo quản trong tủ lạnh, trong hộp thoáng khí, tránh hơi ẩm làm nấm mau hỏng (không giữ nấm trong túi nylon bịt kín vì hơi ẩm đọng lại làm nấm dễ hỏng).


+ Các loại nấm hỏng là nấm đã đổi sang mầu đen sậm, mũ mở rộng để lộ lá mỏng, nấm khô hơn và mất bớt vị ngọt. Đối với nấm Kim châm thì màu ngả sang vàng, có nước nhờn, mùi hôi..


+ Nấm sấy hoặc phơi khô để dành cần được bọc kín để tránh ẩm, giữ nơi mát và không có ánh sáng vì sinh tố B2 bị ánh mặt trời phân hủy.


 


Nấm đùi gà chiên trứng ngỗng – Món ăn bổ dưỡng cho bà bầu


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể.


Nguyên liệu


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn.


Hướng dẫn làm nấm đùi gà chiên trứng ngỗng.


 


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.


- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.


- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn. Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.