Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Điều quan trọng trong cách dạy con là dạy cho trẻ từ thuở ấu thơ hiểu rằng là một thành viên trong gia đình trẻ phải có trách nhiệm giữ gìn những món đồ thuộc về mình. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em ngày nay có rất nhiều “đồ đạc”. Đồ chơi và sách vở là những thứ cần thiết cho việc chơi và học của trẻ, những đồ đạc này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhưng nếu chúng quá bừa bộn thì sẽ làm trẻ bị phân tâm, gây khó khăn  cho việc tập trung cũng như chơi mà học một cách có hệ thống. Vậy làm thế nào để quản lí đồ đạc của trẻ.


Điều quan trọng trong việc nuôi dạy con tốt là dạy cho trẻ từ thuở ấu thơ rằng là một thành viên trong gia đình trẻ phải có trách nhiệm giữ gìn những món đồ thuộc về mình. Thử hình dung một em bé vừa mới biết ngồi đang chơi trò chơi trong nhà: xây dựng mô hình từ những khối gỗ với bố. Ông bố xây dựng một cái tháp sau đó em bé phá nó và họ cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần. Khi họ chơi xong, ông bố gợi ý em bé phụ bỏ những khối gỗ vào trong giỏ và em bỏ một khối vào. Từ khi còn rất nhỏ trẻ đã học cách cất giữ đồ đạc. Phương pháp dạy bằng cách gợi ý trẻ cùng sắp xếp nhà cửa, cất đồ và dọn dẹp sạch sẽ sau khi chơi xong các bậc phụ huynh đang giúp trẻ hình thành một thói quen tốt cho sự phát triển của trẻ về nhận thức không chỉ cho bây giờ mà cho cả cuộc đời còn phải học hỏi nhiều sau này. Chúng sẽ học được giá trị của các đồ vật thuộc về chúng, học cách phân loại và sắp xếp, học cách làm thế nào để trở thành một thành viên trong gia đình bao gồm cả việc chia sẻ những trách nhiệm để chuyện chung sống cùng nhau trở nên dễ chịu hơn.


 


Vậy làm thế nào để khuyến khích trẻ làm theo ý mình? Cách dạy trẻ đúng đắn phải như thế nào? Điều đầu tiên là sắp xếp đồ đạc trong nhà ngăn nắp để việc cất đồ của trẻ trở nên dễ dàng. Điều thứ hai là làm cho việc cất đồ trở thành một niềm vui.


Sắp xếp đồ đạc gọn gàng


Cách dạy con đúng là giúp trẻ chịu trách nhiệm với những đồ vật thuộc về mình bằng cách xếp đặt chúng theo một trật tự đơn giản và gọn gàng qua đó duy trì thói quen này suốt từ thuở ấu thơ. Đồ chơi được xếp gọn gàng và trật tự sẽ không gây cho trẻ quá nhiều lựa chọn khi chơi, hướng trẻ đến việc chỉ chơi với những gì đang có, giúp trẻ có thêm không gian để xếp đặt và tưởng tượng đồng thời tránh những xao nhãng khi chơi.


Thay vì dùng một cái hộp to để chứa lộn xộn tất cả đồ chơi hãy thử những cái nhỏ hơn chứa từng thứ theo chủ đề như; xe hơi, mô hình, thú vật, nhạc cụ… Cần có phương pháp dạy giúp trẻ dễ hiểu và dễ nhớ như mỗi một hộp nên có nhãn hoặc hình dán bên ngoài để giúp trẻ xác định thứ đồ chơi mà chúng cần bên trong hộp. Sau khi trẻ chơi xong, bằng cách đưa cho trẻ hộp chứa và yêu cầu chúng chọn đúng đồ vật trên nhãn để cho vào thì là bạn đã làm cho việc quản lí đồ đạc của chúng trở nên dễ dàng hơn.


Cân nhắc việc xoay tua đồ chơi và sách. Quá nhiều đồ chơi hiện diện cùng một lúc sẽ chỉ khiến trẻ  xao nhãng hơn là dành thời gian tập trung vào một món đồ chơi tại một thời điểm. Trong một chừng mực nào đó bạn nên cất (hoặc tiêu hủy) những đồ chơi phát sinh hoặc những thứ đã không còn hứng thú với trẻ. Phân loại đồ chơi thành từng chủ đề để có thể xoay tua chúng thường xuyên; những thứ không nằm trong vòng xoay tua nên được cất và mang trở ra trong vài tuần kế tiếp. Làm như vậy bạn vừa hạn chế được sự bừa bộn vừa giữ cho đồ chơi luôn mới và hấp dẫn trẻ. Hãy cùng trẻ chơi các trò chơi trong nhà và hướng dẫn bé sắp xếp đồ chơi hợp lý.


Làm cho việc cất đồ trở thành niềm vui.

Điều quan trọng chính là áp dụng phương pháp dạy gợi ý trẻ cùng bạn cất đồ chơi nhưng cũng đừng quá mong đợi chúng làm chuyện này một cách thành thạo. Bạn nên chú ý đến những biến số như độ tuổi của trẻ, thời điểm trong ngày (đó là lúc trẻ đang mệt hay đói?) hoặc bất cứ những gì đang diễn ra tại thời điểm đó trong tham vọng nuôi dạy con tốt của mình. Tỏ ra cương quyết trong chuyện muốn trẻ phụ cất đồ nhưng cũng hết sức thực tế về khả năng trẻ có thể đạt được. Sau đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để khiến việc cất đồ trở thành niềm vui giúp bé phát triển kỹ năng toàn diện nhất.

Những hành vi không phù hợp thường gặp ở bé từ 1-3 tuổi


Quan sát bọn trẻ ngày một lớn lên, mỗi đứa phát triển theo một cách riêng quả là điều thú vị. Bên cạnh việc chăm sóc để trẻ phát triển trí tuệ, những năm đầu đời, trẻ được vô vàn điều mới lạ, từ học nói, học đi, cách điều khiển từng bộ phận trên cơ thể và dần trở nên độc lập. Một số thứ bé học được là nhờ chúng ta dạy, một số thứ phát triển tự nhiên.


 


Một trong những vấn đề nổi cộm trong thời gian này là giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Việc phát triển những kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội đối với một đứa bé từ 1-3 tuổi có thể rất phức tạp. Và chúng ta phải nhớ là ở lứa tuổi này, dù có khả năng tiếp thu nhanh, bé vẫn chưa thông thạo mọi thứ. Bé sẽ học các kỹ năng xã hội thông qua trải nghiệm thực tế và nhờ người thân dạy dỗ. Chúng ta cần kiên nhẫn và thấu hiểu việc gì bé có thể làm được và việc gì không.


Dưới đây là một số hành vi thường gặp ở bé từ 1-3 tuổi trong các tình huống giao tiếp xã hội. Chúng phù hợp với sự phát triển kỹ năng và là giai đoạn học tập quan trọng của bé.


 


Giành đồ chơi


Là bố mẹ, khi thấy con mình giật đồ chơi của đứa bé khác, chúng ta thường lấy làm ngại. Nhiều người lo là bé sẽ trở thành một đứa bé hư và nghĩ rằng mình cần can thiệp, thay đổi hành vi của bé. Lúc này, bé chưa hiểu thế nào là ích kỷ, đơn giản là bé thấy thứ mình muốn và lấy nó. Bé không nghĩ đến cảm nhận của đứa bé kia. Có một điểm thú vị là đứa bé kia thường không phản kháng. Thấy vậy, chúng ta lại sợ bé “vừa ăn cướp vừa la làng”, ra vẻ như thể mình là nạn nhân. Thật ra, đứa bé kia không phản kháng vì nó thích nhìn bạn chơi đồ chơi của mình. Tuy nhiên, bé sẽ không “dễ chịu” như vậy nữa khi bước sang tuổi lên 2.


 


Bố mẹ không nên căng thẳng. Đó là chuyện bình thường trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, bạn cần để ý tới bé. Cùng một việc nhưng có khi là “hư hỏng”, có khi là “phát triển”, bé ở lứa tuổi đó là như vậy, sự khác nhau nằm ở chủ tâm của bé.


 


Cắn nhau, đánh nhau


Ở tuổi từ 1-3, bé chưa nói rành và chưa biết cách thể hiện cảm xúc phù hợp. Khi bé buồn, giận dữ hoặc chán nản, bé thường thể hiện bằng hành động. Để vượt qua trạng thái khó chịu này, bé thường trút vào bất kỳ ai đối diện, dù người đó chẳng có lỗi gì.


 


Dạy bé cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói. Nếu bé có thể nói cho bạn biết bé cảm thấy thế nào, bé sẽ ít động tay động chân khi gặp căng thẳng hơn. Ví dụ: bé có vẻ muốn gây gổ vì những hình khối bé vừa xếp bị ngã, bạn có thể giúp bé bộc lộ sự bực bội bằng câu nói: “Thật là chán mà, con đã mất công để xây cao thế này, vậy mà giờ nó đổ hết. Con không giận sao được”.


 


Chơi cạnh nhau


Bé từ 1-3 tuổi chưa biết xây dựng tình bạn theo cách người lớn vẫn làm, nhưng chúng vui khi có bạn bè bên cạnh. Ở trường mẫu giáo hay ở các nhóm chơi, bạn vẫn thường thấy cảnh những đứa bé chơi cạnh nhau nhưng không chơi với nhau. Thường chúng sẽ quan sát xem các bạn khác làm gì và có thể bắt chước một vài hành động của bạn.


 


Tạo cơ hội cho bé được thường xuyên gặp gỡ nhiều người (cả trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi). Trẻ con thích bắt chước. Chúng thường quan sát người khác làm gì, phản ứng ra sao trong các tình huống và làm theo. Bên cạnh chăm sóc trẻ, cha mẹ nên biết mình là tấm gương cho con noi theo. Nếu bạn thét lên khi có việc gì đó diễn ra không đúng ý mình, hay cự nự khi ai đó kêu mình mang quần áo ra ngoài phơi, hãy nhớ rằng bé đang lấy bạn làm gương mà ứng xử cho đúng. Luôn tạo môi trường để tiếp xúc con nhiều hơn thông qua các trò chơi chung hay việc cùng nhau sắp xếp nhà cửa, đó là cơ hội cha mẹ trở thành người bạn của trẻ.


 


Phát triển ngôn ngữ giao tiếp


Ngoài việc chăm sóc bé mỗi ngày, bố mẹ có thể dạy bé cách nói chuyện với người khác. Hãy tập cho bé quen dùng những từ như “làm ơn”, “cảm ơn”… Những từ này có thể chẳng có ý nghĩa gì với các bạn cùng trang lứa, nhưng nó thật sự cần thiết khi bé nói chuyện với người lớn hay những anh, chị lớn hơn mình. Ngoài ra, nó còn giúp ích cho bé khi bé lớn hơn và rủ người khác chơi cùng.

Hãy chơi cùng bé, có thể là những trò chơi trong nhà đơn giản. Có thể ngay lập tức bé chưa hiểu khái niệm chờ đợi hay nhường nhịn, nhưng chắc chắn là bạn có thể dạy (hoặc làm mẫu cho bé để bé bắt chước theo). Hãy dạy bé nói “cảm ơn” mỗi khi bạn nhường cho bé một món đồ chơi, hay bảo bé nói “làm ơn” khi bé muốn thứ gì đó. Xin nhắc lại lần nữa, có thể thói quen này không hình thành trong một ngày, một buổi, nhưng nếu thường xuyên nghe bạn nói những từ này, bé cũng sẽ học theo. Trẻ con học rất nhanh. Một khi những quy tắc ứng xử tốt đẹp này đã trở thành thói quen, nó sẽ giúp ích cho bé rất nhiều.

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Những cách nhận biết có thai


Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết có thai như: ngực bạn sẽ bắt đầu to lên, chiếc áo ngực bỗng nhiên cảm thấy chật chội không còn cảm giác thoải mái nữa. Những món ăn vốn là “món ruột” bây giờ sẽ có cảm giác ngán và không muốn ăn thậm chí là ngửi mùi cũng thấy “ghê” nơi cuống họng. Tâm trạng thay đổi thất thường, lúc vui lúc cáu kỉnh và có vẻ khó tính hơn…Kèm theo đó là mất kinh, mệt mỏi, thân nhiệt tăng lên…


Dùng que thử thai là cách xác định có thai sớm nhất và khá chính xác. Que thử thai cho kết quả dựa trên việc xác định nồng độ hCG , được tính theo đơn vị mlU/ml, hiện có trong cơ thể. Ban đầu, mức hCG khá thấp, nhưng sẽ nhanh chóng tăng dần và đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Kết hợp với những dấu hiệu mang thai ở trên, bạn dễ dàng có thể kết luận được chắn chắn mình có thai hay chưa.


 


Mang thai 3 tháng đầu, tùy vào thể trạng của mỗi người mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy những chuyển biến của cơ thể. Ngoại trừ những dấu hiệu thông thường, có thể bạn sẽ gặp những dấu hiệu như: phát hiện vết rạn da từ lỗ rốn kéo xuống. Một vài bà mẹ sẽ cảm thấy cổ tay mình tê buốt, có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Hoặc có khả năng bạn sẽ bị táo bón trong thời kỳ đầu. Vì cơ thể mỗi người khác nhau nên cũng sẽ có những phản ứng khác nhau trong giai đoạn này. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu khi thai kỳ cũng như xem nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì giúp thai nhi hình thành ổn định nhất..


 


Chăm sóc thai kỳ


Thực đơn hàng ngày cho bà bầu là điều đáng quan tâm nhất. Tránh cho con bị suy dinh dưỡng ngay từ lúc mang thai tháng đầu đã không còn là điều xa lạ và khó khăn bởi một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh. Vậy các bà bầu nên ăn gì và tránh những loại thực phẩm nào ?


Một số thực phẩm nên ăn gồm: Rau, quả : Cung cấp nhiều chất xơ, giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. Các loại quả như: chuối, táo, dâu tây… cung cấp nhiều vitamin C, chất khoáng và ngừa dịch bệnh. Dầu thực vật : Hạn chế các loại dầu mỡ để tránh thừa cân cho mẹ, tuy nhiên dầu thực vật lại rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các loại vitamin nhóm A, E, D. Ngũ cốc cung cấp hydratcacbon cho hoạt động của hệ thần kinh và quá trình tiêu hoá diễn ra được tốt.


Khi mang thai, nhu cầu cần bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên 50%. Vì thế các bà mẹ nên ăn nhiều thịt, cá nhưng vẫn phải hạn chế mỡ động vật. Nên ăn nhiều thịt bò vì trong thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, colin… cần thiết cho sự phát triển của thai nhi nhất là phát triển trí tuệ cho bé.


 


Bà bầu cần tránh ăn thực phẩm nào?


Các nhà nghiên cứu giai đoạn thai phụ đều cho rằng, trong các loài động vật có vỏ như: trai, sò, vẹm, cua, hến, tôm…có mức độ nhiễm hóa chất rất cao dù trong môi trường tự nhiên hay nuôi nhân tạo. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn những loại thực phẩm này.


Không chỉ vậy, để bảo vệ thai nhi thai phụ cũng nên tránh các loại thức ăn như: gan động vật, patê, trứng sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, thịt động vật còn tái (nhúng, dấm…) vì dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh sán lá, phomat xanh, khoai lên mầm…


Đặc biệt, khi mang thai người phụ nữ không nên ăn nhãn, long nhãn sẽ tăng nhiệt cho thai nhi, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa và dễ bị nôn. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas…làm hưng phấn trung khu thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé luôn là khoảng thời gian hào hứng nhất của các mẹ, đặc biệt là những mẹ sinh con đầu lòng. Tuy nhiên cũng có không ít những loay hoay với câu hỏi mua đồ gì? chọn đồ nào cho bé? Vậy hãy cùng xem qua kinh nghiệm của các mẹ dưới đây nhé. Những vật dụng cần sắm đồ sơ sinh cho bé gồm có:


 


Bỉm tã và các loại khăn cho bé


Khăn mặt xô, khăn gạc, khăn sữa 40 cái, dùng thường xuyên, lau mặt, quàng cổ. Khăn tắm xô có mũ hoặc không mũ 3 cái, rất cần thiết để lau khô sau khi tắm bé sơ sinh, mua loại to to 1 tý.  Khăn voan mỏng 1 cái dùng để đi tiêm , ra ngoài, loại này dễ khô và ít dùng vì bé sơ sinh hầu như ở trong nhà, các mẹ chú ý mua khăn trắng nhé để tốt cho mắt bé sơ sinh.


Giấy ướt 4 bịch, mình mua dùng dần luôn; lau khi thay tã bỉm cho bé, hết lại mua tiếp, nhớ mua loại lô hội cho lành vs da bé các mẹ nhé. Tã giấy dành riêng cho bé sơ sinh. Có thể thay bằng giấy lót đít (5 túi) sạch và rẻ hơn nhưng dùng tã là tiện nhất. Tã dán cotton 10 cái hoặc tã chéo cỡ to đại và to vừa, đóng bỉm nên bé ít dây ra ngoài.. Quấn bụng 1 set, vừa giữ ấm ngực bé, vừa làm băng rốn cho bé. Có thể giặt lại để dùng. Miếng lót sơ sinh  dùng khi ở viện cho bé sau khi sinh.


 


Sắm Quần áo cho bé sơ sinh


Áo sơ sinh cài khuy 5 cái ( số 2 hoặc 3 vì bé mau to, nếu bé nào mới sinh tầm 3,7 là không vừa số 1 luôn ấy) – Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ còn bé xíu, cổ còn non nớt. Vì vậy, mặc áo chui đầu với bé đối với mẹ sẽ hơi khó khăn. Áo sơ sinh cài khuy là lựa chọn hoàn hảo, chất mềm mại, vạt chéo chồng lên nhau giúp giữ ấm phần bụng của bé.


Quần sơ sinh: 5 cái, mặc chung với áo sơ sinh hoặc body sát háng giữ cho bé khỏi lạnh chân


Bodysiut ngắn tay 2 cái, dài tay 3 cái, mặc đễ dóng bỉm cho bé tránh làm bé thức giấc mà lại giúp bé giữ ấm bụng trong khi vẫn có thể tự do vận động, đạp chân, vặn mình


Mũ che thóp 3 – 4 cái. Bao tay bao chân 5 bộ cỡ nhỏ và nhỡ nhé. Yếm sơ sinh 3 – 5 cái, nhiều người nói là khi ăn bột mới cần nhưng với mình nó để giữ ấm ngực cho bé hoặc dùng khi cho bé ti. Bỉm quần, tã 5 cái dùng bên ngoài tã chéo hoặc trực tiếp ngoài bỉm luôn.


 


Chuẩn bị chăn ga gối cho bé


Chăn coton trần mỏng 2 cái (mùa hè), chăn len ấm 1 cái (mùa đông) sinh mùa nào mình mua mùa í nhé các mẹ. Ga chống thấm hoặc tấm lót chống thấm 1 miếng lớn hoặc 5 miếng nhỏ lót duwoix nệm cho bé nằm hạn chế bé tè ướt đẹm khi không đóng bỉm hoặc khi mới tắm cho bé xong. Chăn ủ bé 1 cái để đón bé sau khi sinh, ra ngoài đi tiêm hoặc những hôm lạnh bế bé trong nhà, mùa hè thì chỉ cần dùng chăn trần mỏng hoặc khăn ủ là okay rùi.


Gối chặn 1 bộ, chặn để bé tránh bị giật mình nhưng đừng mua bé quá vì khi bé to 1 chút sẽ đạp gối ra ngay. Có thể thay gối chặn bằng khăn, gấp lại để chặn 2 bên. Gối đầu vỏ đỗ, gối chống bẹp 2 chiếc. Thời gian đầu, cổ bé còn non nớt chưa chắc, kê gối cao dễ làm bé bị tổn thương, các mẹ gấp khăn làm 4 cho bé nằm, tránh gối đầu cao, lớn thêm chút mới cho nằm gối, các mẹ nhớ chú ý xoay đầu bé thường xuyên cho bé đỡ bẹt đầu nhé, vừa xấu vừa ko tốt sau này.


Màn chụp tránh muỗi cho bé


 


Mua bình sữa cho bé


Chuẩn bị cho bé sơ sinh 1 bình sữa 120ml, để bé uống nước hoặc ti sữa khi sữa mẹ chưa về, bé uống đến đâu pha đến đó. Về bình sữa thì bg có 2 loại là bình cổ thường và bình cổ rộng. Cổ rộng thì cấu trúc giống bầu ngực mẹ hơn, bề mặt tiếp xúc với miệng bé nhiều hơn, giúp phát triển cơ hàm và dễ pha sữa, dễ vệ sinh.


Ty thì có loại silicon và cao su. Cao su thì mềm hơn silicon rùi, bé con nào mút khỏe thì dùng silicon sẽ thích hơn. tùy các mẹ nha, nhà mình dùng loại cổ bé của nuk , nhưng theo tớ ngâm cứu thì loại silicon mới mềm và tốt cho bé nhé.


 


Các hãng hiện nay thì hầu hết cấu trúc đầu ty bình sữa dạng tròn, có ty NUK là dạng dẹt giống với lúc bé ngậm đầu ty mẹ. Cái này cũng tùy với mỗi bé, nhiều bé thích ty dẹt nhưng mừ cũng có bé thích ty tròn. Mà ngay từ đầu mình dùng cho bé loại nào thì sau này bé sẽ quen, đổi loại khác có khi lại k thích. 1 mún ti để thay, 3 tháng thay 1 cái, bé lớn hơn pahir thay mún ti to hơn chút. 1 bộ cọ bình sữa (1 cọ to + 1 cọ mún ti). Không cần mua nước rửa bình sữa. bình sữa khi bé uống xong đem rủa sạch bằng cọ bình sau đó đổ đầy nước sôi già vào đậy nắp lại, khi nào pha sữa tiếp thì chỉ cần đổ nước ra pha sữa vào, thỉnh thoảng luộc bình sữa nữa.

Bình thủy tinh đựng nước nguội cho bé 1 cái. Túi đựng sữa dùng 1 lần, cái này khi bé lớn hơn chút rồi, mình đi làm hoặc có việc đi đâu, vắt sữa vào túi dự trữ cất ngăn đá tủ lạnh, khi nao fhco bé ăn mang ra rã đông, hâm nóng. Túi đựng đồ sơ sinh 1 cái, tiện lợi khi đi ra ngoài cùng bé. Thế là việc chuẩn bị đồ sơ sinh cũng ổn rồi. Nhưng đó mới chỉ là đồ dùng cho bé sơ sinh thôi, các mẹ đừng quên chuẩn bị cho mình những đồ dùng phù hợp để chăm sóc sau sinh cho chính bản thân mình nhé. Vấn đề này sẽ được chia sẻ vào những bài tiếp sau, các mẹ nhớ đón xem nhé!

Thực đơn cho bé nhẹ nhàng sẽ giúp bé có năng lượng hoạt động liên tục trong ngày.


Trẻ em dưới 10 tuổi cần ăn mỗi 4-6 tiếng 1 lần để bảo đảm đủ năng lượng. Nhưng bạn nên nhớ việc cho bé ăn cả ngày là không tốt vì răng của bé sẽ tiếp xúc đồ ăn liên tục. Con bạn nên ăn đều đặn và có 2 – 3 cữ ăn nhẹ trong ngày. Những món ăn nhẹ sẽ giúp giảm đói, duy trì năng lượng và cung cấp dinh dưỡng cho bé. Thật ra, nhiều trẻ em sẽ ăn khoảng 50% nhu cầu dinh dưỡng trong các bữa ăn nhẹ trước khi ăn tối.


 


Đảm bảo những món ăn nhẹ nhiều dinh dưỡng chứ đừng chọn các thức ăn béo hoặc ngọt hoặc nước trái cây vì chúng có nhiều năng lượng và có thể thay thế các thức ăn khác. Uống sữa sau bữa ăn nhẹ tốt hơn là uống cùng lúc hoặc sau đó. Để tiện dùng, bạn có thể để 1 hũ thức ăn nhẹ trong tủ và thay đổi thường xuyên: nho khô, sung, mơ, trái cây tươi. Bánh bích qui từ các loại gạo, lúa mạch hoặc loại không có gluten. Hoặc bạn có thể luân phiên để các loại bánh mì khác nhau. Những thức ăn này đều có thể trữ khá lâu, dùng chung được với trái cây tươi, yaourt hoặc thức ăn khác. Ví dụ, bạn có thể cho bé ăn dâu tây, bánh bí đỏ với yaourt, sau đó, đổi qua táo, mứt mơ khô.


 


Bổ sung nước cho trẻ


Trẻ em thường rất hoạt bát trong nô đùa, chạy nhảy cho nên việc bổ sung nước cho trẻ là điều mà các bậc phụ huynh nên lưu tâm, đặc biệt là đối với chăm sóc trẻ có tập luyện thể thao. Cách bổ sung nước cũng như năng lượng tốt nhất cho trẻ trước và sau buổi tập là cho trẻ dùng nước ép trái cây và nước lọc để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, giữ biểu đồ tăng trưởng của trẻ luôn ổn định. Tránh dùng các loại thức uống đóng chai thương mại trên thị trường.


 


Thức uống lý tưởng cho trẻ chơi thể thao là nước ép trái cây tươi như là dưa hấu, nho hay dâu có pha từ 5 – 25% (?) nước. Nó không những làm cho trẻ giảm khát mà còn cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Hãy cho trẻ nhấm nháp từ từ trong lúc giải lao để ngăn ngừa thiếu nước và ngất xỉu.


 


Tránh cho trẻ sử dụng các loại thức uống thương mại (lon, chai hay pha sẵn).


Đừng để trẻ uống quá gần với giờ tập luyện (cách xa khoảng 20 phút) để tránh đau bụng.


Thức uống hơi lạnh là tốt nhất cho trẻ trong lúc luyện tập và đặc biệt là vào những ngày oi bức.


Trái cây là loại bổ sung tốt nhất khi hao hụt năng lượng. Hãy luôn cho trẻ ăn trái cây bổ sung ngay sau tập luyện và uống nước lọc.


Sau đó 30 phút, hãy chăm sóc trẻ bằng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ hay thay thế bằng một bữa ăn nhẹ có tinh bột và đạm.


Thức đơn cho bé chơi thể thao


Chăm sóc trẻ bằng một buổi ăn nhẹ trước sự kiện có thể giúp đảm bảo năng lượng cho buổi tập (nên ăn trước khi bắt đầu sự kiện một giờ). Các loại thực phẩm phù hợp như là: Bánh mì phô mai nướng, Sinh tố chuối, Một chén ngũ cốc và sữa.

Nấm đùi gà còn được gọi là nấm sò vua và được xem như một loại nấm quí tốt cho sức khỏe, ngay ngày mai các chị em hãy trổ tài làm một số món từ Nấm đùi gà để bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình mình nhé!


Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể, đây là món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày cho bà bầu.


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm. Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu. Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn.


Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.


Nấm đùi gà kho gừng


Nguyên liệu:


- Nấm đùi gà : 200g


- Nấm đông cô khô : 5 tai


- Đậu hũ chiên : 100g


- Gừng cắt sợi :  2M


- Ớt hiểm : 1 trái


- Hành lá : 1 cọng


- Gia vị: Tiêu, dầu điều


- Hạt nêm


- Nước tương


Cách làm món nấm đùi gà kho gừng


- Nấm đùi gà cắt lát dày 1cm. Nấm đông cô khô ngâm nở, cắt đôi.


- Ớt hiểm đập dập. Đậu hũ chiên cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hành lá cắt nhỏ.


- Phi thơm 2m dầu điều với 2M gừng và ớt hiểm, cho đậu hũ vào đảo sơ, thêm 2M nước tương, 1m hạt nêm. Cho 100ml nước vào kho 2-3 phút, tiếu tục cho nấm vào, kho lửa vừa đến khi nước cạn gần hết, tắt lửa. Cho nấm kho ra dĩa, rắc thêm hành lá và tiêu, dùng nóng với cơm.


Nấm đùi gà xào tỏi


Nguyên liệu:


- 500 gr nấm đùi gà


- 2 muỗng cafe sa tế


- 2 muỗng cafe tỏi bằm


- 2 muỗng cafe dầu hào


- Một ít đường, bột gà và dầu ăn


Cách làm như sau:


- Nấm đùi gà cắt khúc khoảng 12-15 cm, bỏ phần tai nấm, rửa sạch. Chần sơ nấm qua dầu hào, sau đó luộc khoảng 1 phút rồi vớt ra.


- Cho 2 muỗng cafe dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi bằm với sa tế. Cho nấm vào xào, đảo đều cùng với 1 ít nước tương để nấm có màu sắc đẹp. Ngoài ra bạn có thể cho thêm đậu c


- Nêm vừa ăn. Cho nấm ra đĩa và trình bày thêm rau thơm, carot cho đẹp mắt.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi thường là giai đoạn cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm với thực phẩm xay nhuyễn. Vì trong giai đọan này, sữa mẹ khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé. Nếu thấy con có xu hướng ăn nhiều hơn và thích ăn những thực phẩm như người lớn thì bé đã sẵn sàng rồi đấy. Mẹ cũng nên nhớ rằng 6 tháng là thời gian hợp lí, đừng đợi lâu hơn.


 


Thời gian chuẩn bị thực đơn ăn dặm cũng khá thú vị, bạn sẽ được cùng con khám phá những trải nghiệm mới mẻ.Thời gian đầu khi mới ăn dặm, biểu đồ tăng trưởng của trẻ sẽ có xu hướng chững lại hoặc giảm xuống, nhưng mẹ đừng quá lo lắng, chỉ là bé cần thời gian để thích nghi với thực đơn mới thôi.


 


Một lưu ý chung là bạn cần lựa chọn thực đơn cho bé phong phú. Đồng thời nên chọn loại thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến như hoa quả, rau các loại thịt đỏ và trắng, điều quan trọng là chúng phải giá trị dinh dưỡng cao. Nếu em bé của bạn ăn chay, nhớ đảm bảo rằng bạn kiểm tra với bác sĩ rằng con vẫn hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.


 


Với thực phẩm xay nhuyễn, mẹ cũng cần chú ý phải nghiền nát thức ăn để con dễ hấp thu. Đặc biệt, việc chuẩn bị con một thực đơn đa dạng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vẫn là yêu cầu cơ bản, cần được duy trì thường xuyên và hãy thử tìm hiểu một vài mẫu bột ăn dặm cho bé yêu cùng với Huggies tại đây nhé : https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/thuc-pham-va-thuc-an-cho-be/


Thường xuyên sử dụng thảo dược trong bữa ăn rất lợi cho sức khỏe của bé. Trẻ sơ sinh có thể hấp thu nguồn thảo dược từ sữa mẹ. Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm dành cho bé có thành phần từ thảo mộc như: kem, sữa tắm, tinh dầu… Điều mẹ cần làm là tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho bé yêu.


 


Bên cạnh việc thay đổi thực đơn cho bé hàng ngày, điều quan trọng là cung cấp cho bé của bạn một chế độ ăn đa dạng để bé có thể nhận nhiều nguồn dưỡng chất khác nhau đồng thời quen với các loại khẩu vị và dạng thực phẩm khác nhau nên thậm chí sẽ không có vấn đề gì nếu bé không thể ăn được tất cả các loại thực phẩm. Trẻ sơ sinh có những cảm nhận khẩu vị cao hơn so với người trưởng thành nên không cần thiết khuyến khích trẻ ăn bằng cách thêm đường hoặc muối vào thức ăn.


 


Thực phẩm cho bé đưa ra những chỉ dẫn cho bé ăn dặm. Cứ mỗi 3 đến 5 ngày thì cho bé thử một loại thức ăn khác đồng thời quan sát xem có xảy ra phản ứng dị ứng gì không. Nếu bạn lo ngại bé có phản ứng với một loại thức ăn cụ thể nào đó hãy nói chuyện ngay với bác sĩ,đồng thời cho bé uống nhiều nước trong ngày. “Thức uống cho trẻ sơ sinh” có nhiều thông tin hơn liên quan đến chủ đề này.

Khi bé đã trở nên quen với các dạng thực đơn ăn dặm và các chuyển động của việc nhai cũng như việc thức ăn di chuyển trong miệng hãy cho bé thử những loại thức ăn có thể cầm được trên tay. Bắt đầu với những mẩu nhỏ vừa miệng và mềm để không làm đau nướu như bánh mì, chuối và các loại rau đã được nấu chín.