Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Điều quan trọng trong cách dạy con là dạy cho trẻ từ thuở ấu thơ hiểu rằng là một thành viên trong gia đình trẻ phải có trách nhiệm giữ gìn những món đồ thuộc về mình. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em ngày nay có rất nhiều “đồ đạc”. Đồ chơi và sách vở là những thứ cần thiết cho việc chơi và học của trẻ, những đồ đạc này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhưng nếu chúng quá bừa bộn thì sẽ làm trẻ bị phân tâm, gây khó khăn  cho việc tập trung cũng như chơi mà học một cách có hệ thống. Vậy làm thế nào để quản lí đồ đạc của trẻ.


Điều quan trọng trong việc nuôi dạy con tốt là dạy cho trẻ từ thuở ấu thơ rằng là một thành viên trong gia đình trẻ phải có trách nhiệm giữ gìn những món đồ thuộc về mình. Thử hình dung một em bé vừa mới biết ngồi đang chơi trò chơi trong nhà: xây dựng mô hình từ những khối gỗ với bố. Ông bố xây dựng một cái tháp sau đó em bé phá nó và họ cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần. Khi họ chơi xong, ông bố gợi ý em bé phụ bỏ những khối gỗ vào trong giỏ và em bỏ một khối vào. Từ khi còn rất nhỏ trẻ đã học cách cất giữ đồ đạc. Phương pháp dạy bằng cách gợi ý trẻ cùng sắp xếp nhà cửa, cất đồ và dọn dẹp sạch sẽ sau khi chơi xong các bậc phụ huynh đang giúp trẻ hình thành một thói quen tốt cho sự phát triển của trẻ về nhận thức không chỉ cho bây giờ mà cho cả cuộc đời còn phải học hỏi nhiều sau này. Chúng sẽ học được giá trị của các đồ vật thuộc về chúng, học cách phân loại và sắp xếp, học cách làm thế nào để trở thành một thành viên trong gia đình bao gồm cả việc chia sẻ những trách nhiệm để chuyện chung sống cùng nhau trở nên dễ chịu hơn.


 


Vậy làm thế nào để khuyến khích trẻ làm theo ý mình? Cách dạy trẻ đúng đắn phải như thế nào? Điều đầu tiên là sắp xếp đồ đạc trong nhà ngăn nắp để việc cất đồ của trẻ trở nên dễ dàng. Điều thứ hai là làm cho việc cất đồ trở thành một niềm vui.


Sắp xếp đồ đạc gọn gàng


Cách dạy con đúng là giúp trẻ chịu trách nhiệm với những đồ vật thuộc về mình bằng cách xếp đặt chúng theo một trật tự đơn giản và gọn gàng qua đó duy trì thói quen này suốt từ thuở ấu thơ. Đồ chơi được xếp gọn gàng và trật tự sẽ không gây cho trẻ quá nhiều lựa chọn khi chơi, hướng trẻ đến việc chỉ chơi với những gì đang có, giúp trẻ có thêm không gian để xếp đặt và tưởng tượng đồng thời tránh những xao nhãng khi chơi.


Thay vì dùng một cái hộp to để chứa lộn xộn tất cả đồ chơi hãy thử những cái nhỏ hơn chứa từng thứ theo chủ đề như; xe hơi, mô hình, thú vật, nhạc cụ… Cần có phương pháp dạy giúp trẻ dễ hiểu và dễ nhớ như mỗi một hộp nên có nhãn hoặc hình dán bên ngoài để giúp trẻ xác định thứ đồ chơi mà chúng cần bên trong hộp. Sau khi trẻ chơi xong, bằng cách đưa cho trẻ hộp chứa và yêu cầu chúng chọn đúng đồ vật trên nhãn để cho vào thì là bạn đã làm cho việc quản lí đồ đạc của chúng trở nên dễ dàng hơn.


Cân nhắc việc xoay tua đồ chơi và sách. Quá nhiều đồ chơi hiện diện cùng một lúc sẽ chỉ khiến trẻ  xao nhãng hơn là dành thời gian tập trung vào một món đồ chơi tại một thời điểm. Trong một chừng mực nào đó bạn nên cất (hoặc tiêu hủy) những đồ chơi phát sinh hoặc những thứ đã không còn hứng thú với trẻ. Phân loại đồ chơi thành từng chủ đề để có thể xoay tua chúng thường xuyên; những thứ không nằm trong vòng xoay tua nên được cất và mang trở ra trong vài tuần kế tiếp. Làm như vậy bạn vừa hạn chế được sự bừa bộn vừa giữ cho đồ chơi luôn mới và hấp dẫn trẻ. Hãy cùng trẻ chơi các trò chơi trong nhà và hướng dẫn bé sắp xếp đồ chơi hợp lý.


Làm cho việc cất đồ trở thành niềm vui.

Điều quan trọng chính là áp dụng phương pháp dạy gợi ý trẻ cùng bạn cất đồ chơi nhưng cũng đừng quá mong đợi chúng làm chuyện này một cách thành thạo. Bạn nên chú ý đến những biến số như độ tuổi của trẻ, thời điểm trong ngày (đó là lúc trẻ đang mệt hay đói?) hoặc bất cứ những gì đang diễn ra tại thời điểm đó trong tham vọng nuôi dạy con tốt của mình. Tỏ ra cương quyết trong chuyện muốn trẻ phụ cất đồ nhưng cũng hết sức thực tế về khả năng trẻ có thể đạt được. Sau đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để khiến việc cất đồ trở thành niềm vui giúp bé phát triển kỹ năng toàn diện nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét