Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Những thực đơn cho bé bắt đầu tập ăn dặm


Giai đoạn này chỉ là tập cho bé ăn dặm nên các loại thức ăn hầu như không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cho nên  nhiệm vụ của giai đoạn này chủ yếu là chuẩn bị cho bé tiếp cận những món ăn mới với mùi vị khác nhau và cách ăn mới mà thôi.


Hãy bắt đầu thử với ngũ cốc bổ sung chất sắt cho trẻ nhũ nhi. Trong khi nhiều loại thực đơn ăn dặm có chứa rất nhiều đường, thì đối với các bé, chúng đơn thuần chỉ là những món dễ ăn dễ nuốt mà thôi. Bạn có thể trộn chung với sữa để bé dễ ăn.


Nấu các loại rau cải và nghiền cho bé: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bông cải, đậu Hoà Lan, khoai tây, dưa…


Sau khi đã cho bé vài loại rau củ, bạn có thể kết hợp các loại với nhau để bé đỡ ngán.


Có thể cho bé ăn các loại trái cây nghiền như bơ, táo, chuối, lê, dâu…Nhưng nên tập cho bé ăn rau trước để tránh tình trạng bé thích trái cây ngọt và không chịu ăn rau.


Nếu trái cây hoặc rau củ xay quá loãng, bạn có thể trộn thêm bột ngũ cốc để làm đặc hơn


Vào lúc 6 tháng tuổi, bé sẽ cần nhiều thực phẩm có sắt như gạo, ngũ cốc


Tập cho bé ăn dặm sẽ khác nhau tuỳ vào văn hoá nên bạn không cần quá rập khuôn và nóng vội. Phần tiếp theo là một số gợi ý đơn thuần.


 


Tuổi nào ăn món gì?


Không có quy luật nào về việc nên cho bé bắt đầu ăn gì cả. Những gì tốt nhất chúng ta nên làm là xem bé thích gì, hệ tiêu hoá bé phát triển đến đâu và thể chất bé thế nào.


Tuy các bé có thể ăn một ít đường nhưng hãy để đến lúc bé 9-10 tháng nhé.


Gan của bé hiện khó hấp thu các loại chất béo


Bé có thể ăn một số chất đạm, nhưng bạn nhớ lưu ý những chất có thể gây dị ứng như đạm trong sữa bò chẳng hạn.


Một số bé ăn thịt sẽ khó tiêu hơn cho tới lúc bé 8-9 tháng tuổi.


Tổ chức Y tế Thế giới đã dựa vào sự phát triển thể chất của bé để đưa ra 4 giai đoạn giới thiệu thực phẩm bổ sung cho bé


Giai đoạn 1 tập cho bé ăn với muỗng, ăn bột ăn dặm cho bé, 1-2 lần/ngày.


Giai đoạn 2 tập cho bé ăn dặm do kỹ năng vận động đã cải thiện.


Giai đoạn 3 cho bé ăn các thức ăn đặc hơn và không cần xay nát, đồng thời cho bé ăn bốc để phát triển kỹ năng vận động.


Giai đoạn 4 để bé tự ăn và ăn gần giống bữa ăn cả gia đình.


Tham khảo các thức ăn cho bé ăn dặm


Khoảng 6 tháng


Cho bé ăn rau trước rồi mới đến trái cây. Tránh tình trạng bé thích ăn ngọt rồi không ăn rau nữa


* Gạo, ngũ cốc nhiều sắt, không có gluten


* Rau: bông cải, khoai lang, khoai tây, cà rốt, đậu Hoà Lan, đậu.


* Quả bơ


* Trái cây nấu/nghiền: táo, lê, chuối, dưa.


* Cho bé gặm bánh giảm ngứa nướu


Giai đoạn này nên tập cho bé bú bình.


7 tháng tuổi


Ăn 3 bữa/ngày với thức ăn đặc hơn


* Tiếp tục với gạo và ngũ cốc bổ sung chất sắt.


* Sữa chua loại cho em bé (nhiều dinh dưỡng và ít phụ gia hơn)


* Ăn nhiều loại rau rồi ăn trái cây (tránh trái cây chua hoặc cà chua), bắp, củ cải đỏ, củ cải…


* Nhiều loại trái cây hơn: dâu, xoài, blueberry, dưa hấu, mận, khế và táo.


* Gạo nâu hoặc gạo trắng nấu nát


* Cho ăn bằng chén


* Cho bé uống nước thường xuyên


Bé 8 tháng tuổi


Bé bắt đầu biết nhai thức ăn thô.


* Cá


* Cho một muỗng cà phê bột hạnh nhân, hạt lanh, hạt hướng dương hoặc hạt dẻ vào thức ăn nghiền để có thêm protein và chất béo.


* Gạo nấu nát


* Đạm thực vật như đậu hũ


* Phô mai (loại cheddar có ít lactose)


* Thịt trắng như gà hoặc gà tây.


* Thức ăn đặc


9 tháng tuổi


Bé bắt đầu nhai và đẩy thức ăn trong miệng. Giai đoạn này cần chăm sóc bé thế nào?


* Bắt đầu với ngũ cốc không có gluten như bắp, gạo, kê, yến mạch, bột sắn. Nên thử yến mạch và bún phở trước mì.


* Bơ đậu phộng (có thể dị ứng)


* Nhiều loại phô mai


* Thịt đỏ như thịt trừu


* Ăn bốc – phô mai, rau, trái cây


* Rau cắt mỏng, nhỏ


* Trái cây gọt vỏ bỏ hột


* Đậu


* Ngũ cốc, gạo, bột sắn, mì…


Ăn bốc thức ăn cắt nhỏ


10 tháng


* Trứng (lòng đỏ chín dễ tiêu hơn lòng trắng)


* Thịt đỏ nấu chín


* Một ít sữa đậu nành, sữa yến mạch


* món hầm, thịt hầm, bánh mì…


11-12 tháng tuổi


* Rau củ khác như các loại đậu và đậu hũ…


* Sữa tiệt trùng


Cai sữa lúc 12 tháng nếu cần

0 nhận xét:

Đăng nhận xét