Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Trước tiên phải tìm hiểu những dấu hiệu mang thai của phụ nữ.


Chậm kinh: Đây là triệu chứng có thai thường thấy ở phụ nữ. Tuy nhiên, nó sẽ khó phát hiện với người có vòng kinh không đều. Hoặc ngay cả khi bạn tăng cân, mệt mỏi, stress, thay đổi hormone thì điều này cũng xảy ra. Một số phụ nữ vẫn có thể có hiện tượng chảy máu trong thai kỳ, tuy nhiên việc này sẽ diễn ra ngắn hơn.


Chóng mặt, buồn nôn: Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá… và thèm ăn đồ chua, ngọt,… Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.


 


Sự thay đổi của ngực: Đây cũng là một cách nhận biết có thai. Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.


 


Thèm ăn do nghén


Sau những dấu hiệu có thai, có thể bạn không có cảm giác thèm dưa chua và kem nhưng nhiều phụ nữ khác sẽ cảm thấy thèm ăn một số thức ăn nào đó khi họ mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu một dưỡng chất nào đó, căng thẳng, trầm cảm hoặc sắp có kinh nguyệt. Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu cũng là câu hỏi rất nhiều chị em quan tâm.


Bổ sung dinh dưỡng thai kỳ


Uống thêm những viên vi chất bổ sung dinh dưỡng đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hiện tại, đặc biệt là đối với người phương Tây. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng cho dù các loại thuốc bổ này là an toàn và hiệu quả, thì chúng vẫn không thể thay thế được việc “nạp” vitamin và khoáng chất qua đường ăn uống bằng các thực phẩm lành mạnh. Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng, vitamin và các chất khác trong thức ăn có khả năng cân bằng tốt hơn, khả năng hấp thu cao hơn so với loại được làm nhân tạo.


 


Đối tượng nào sẽ là cần bổ sung dinh dưỡng


Có rất nhiều lý do khiến cho chúng ta phải sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Có thể kể đến: việc sản xuất thực phẩm chất lượng kém, bệnh tật, tuổi tác, lối sống bận rộn hoặc đất đai nghèo kiêt khiến thực phẩm kém dinh dưỡng…


Axit folic là sản phẩm bắt buộc sử dụng đối với phụ nữ mang thai và đang chuẩn bị mang thai. Acid folicđược sử dụng tốt nhất trước khi mang thai và tiếp tục khi mang thai 3 tháng đầu. Nó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.


Phụ nữ đang cho con bú được khuyến khích sử dụng chất bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt với các bà mẹ trẻ và những người có khoảng cách sinh giữa các con ngắn.


Những người bị bệnh nặng, sức khỏe kém và người già, thường do chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, có thể vì lý do họ khó khăn về đi lại hoặc tiếp cận với nguồn dinh dưỡng từ thức ăn.


Người ít vận động, không có khả năng ra ngoài trời và những người đang bị bó kín cả cơ thể thường được khuyến cáo dùng vitamin D.


Những người có rối loạn hấp thu như bệnh celiac (bệnh đường ruột không hấp thu được gluten, hoăc rối loạn hấp thu trầm trọng) cũng được đề khuyến cáo sử dụng chất bổ sung để chông mất cân bằng dinh dưỡng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét