Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Để thay đổi thói quen ăn uống của trẻ chúng ta phải hiểu cơ chế hình thành nên những thói quen đó. Tại sao có trẻ lại thích ngọt, có trẻ ưa đồ mặn và lại có trẻ đặc biệt thích béo? Tâm lí học thực phẩm sẽ góp phần lí giải những câu trả lời này. Nó thực sự quan trọng để cha mẹ có thể chăm sóc trẻ, cho trẻ một thói quen ăn uống khoa học.


Khoa học về thực phẩm: tâm lý học thực phẩm, khẩu vị và thay đổi thói quen ăn uống


Tại sao một số loại thực phẩm hấp dẫn với chúng ta và cả với trẻ em hơn một số loại khác? Tại sao rất khó cưỡng lại một số loại thực phẩm? Dù cho bạn là một người kén chọn trong việc ăn uống hoặc đang cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của mình thì có một thực tế hiển nhiên là tại sao vòng hai của bạn cứ ngày một tăng? Câu lạc bộ những nhà dinh dưỡng cho trẻ của Huggies sẽ cung cấp một cái nhìn khoa học và tâm lí học đằng sau những thói quen ăn uống. Tại sao lại rất khó thay đổi một vài thói quen và tại sao lại xuất hiện những thói quen này?


Tìm hiểu về những sở thích về thực phẩm


Những thực phẩm mà chúng ta thích và chọn làm thực đơn cho bé thường chịu tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài. Di truyền và cơ địa (ví dụ vị giác của bạn) thuộc về các yếu tố bên trong trong khi trình độ văn hóa và cuộc sống gia đình là những tác động đến từ bên ngoài.


Cách mà chúng ta sống sẽ ảnh hưởng đến thực phẩm mà chúng ta chọn. Tại bất kì thời điểm nào, tình trạng sức khỏe, lối sống, cuộc sống cá nhân và niềm tin sẽ tác động một cách tự nhiên lên những gì chúng ta chọn để ăn và những gì chúng ta chọn không ăn (uống). Lí do những người trưởng thành chọn một loại thực phẩm nào đó thường khác với trẻ. Người lớn chịu ảnh hưởng bởi những âu lo về mặt sức khỏe, sự tiện lợi và chi phí trong khi trẻ thuần túy bị dẫn dắt bởi những kinh nghiệm vị giác, cảm quan và khả năng tiếp cận loại thực phẩm đó. Tầm quan trọng của những yếu tố trên trở nên rõ ràng khi ta cố gắng cải thiện một thói quen ăn uống. Đặc biệt việc nhận thức được những yếu tố này sẽ tác động đến khả năng thành công của sự thay đổi.


Bằng cách hiểu những sở thích về thực phẩm chúng ta có thể hiểu rõ hơn cách hình thành thói quen ăn uống ở ta và trẻ cũng như là đối phó với những thói quen này.


Cơ chế làm việc của vị giác


Khẩu vị của chúng ta dường như có khả năng nhận biết nhiều hương vị tinh tế, tuy nhiên, chỉ có vài hương vị là được cảm nhận với sự khác biệt rõ ràng. Vị giác có thể nhận biết ngọt, đắng, chua, mặn và vị “ngọt” (từ nước hầm xương). Vị béo mặt khác được cho rằng có thể phân biệt được là nhờ những thành phần cấu tạo nên nó. Trong khi khẩu vị của chúng ta cho những vị khác nhau trên những vùng khác nhau của lưỡi.


Rõ ràng là sự nhạy cảm của chúng ta với mùi vị quyết định cách chúng ta chấp nhận một loại thức ăn mới. Cụ thể, một trẻ kén chọn có thể từ chối thức ăn mới bởi vì bé quá nhạy cảm với mùi vị của nó trong khi một trẻ khác, với sự nhạy cảm mùi vị ít hơn, sẽ tỏ ra hào hứng hơn. Vì vậy, trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng chúng ta đang chống lại bản năng khi tìm cách thay đổi các thói quen ăn uống. Một ví dụ đến từ các nghiên cứu hội chứng biếng ăn ở trẻ chỉ ra rằng những trẻ quá nhạy cảm với mùi vị thường ít có khuynh hướng hành động chống lại sự từ chối thức ăn như là nếm thử chúng.


Sở thích vị giác bắt đầu sớm hơn là chúng ta tưởng


Những năm tháng ấu thơ là thời điểm quan trọng cho việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Và bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết được bằng cách nào hình thành nên những sở thích về thực phẩm trong mỗi cá nhân.


Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sở thích vị giác được phát triển trong giai đoạn đầu tiên của phôi thai. Nghiên cứu chứng minh rằng nếu các bà mẹ tiêu thụ một lượng thực phẩm nhất định (ví dụ nước cà rốt) thì những đứa bé sẽ dễ chấp nhận loại thực phẩm đó khi chúng bắt đầu ăn dặm. Hiệu ứng tương tự cũng xảy ra trong quá trình cho con bú. Thêm vào đó sự tiếp xúc ban đầu này sẽ làm phong phú thêm vị giác của trẻ và góp phần tăng khả năng chấp nhận những loại thực phẩm mới trong tương lai. Vì vậy đó là một trong những lí do các bà mẹ mang thai và đang cho con bú nên đa dạng hóa thực đơn hằng ngày cho bà bầu.


Sự hình thành những vị giác chính


Hảo ngọt là vị giác bẩm sinh. Có vẻ như vị giác bẩm sinh của chúng ta là hảo ngọt và bằng cách này chúng mặc nhiên từ chối vị đắng. Đó có thể là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh bị ngộ độc. Nhưng đó lại là nguyên nhân tiềm ẩn giải thích tại sao trẻ con hay cưỡng lại việc ăn rau, đặc biệt là với một số loại đắng.


Đó cũng là lí do tại sao lượng trái cây nghiền mà bạn cho trẻ ăn giảm xuống thấy rõ, tại sao trẻ ngậm miệng thật chặt khi bạn đút rau. Đa dạng hóa các loại thực phẩm lành mạnh trong suốt quá trình tập cho trẻ ăn dặm là điều nên làm vì vậy hãy giữ cho cân bằng nghiêng về phía rau củ. Không ngừng khuyến khích trẻ ăn rau củ mặc dù chúng từ chối vì đó chỉ là vấn đề của thời gian trước khi vị giác của trẻ thích nghi với những thực phẩm đắng hơn. Mặc dù hảo ngọt là bẩm sinh, các bậc phụ huynh vẫn có thể nắm vai trò chủ động bằng cách tạo ra môi trường ăn uống lành mạnh. Hãy ghi nhớ “cha mẹ cung cấp, trẻ lựa chọn”. Nếu bạn cứ cho trẻ ăn những thứ có vị ngọt, sẽ rất khó thay đổi thói quen sau này. Luôn cho trẻ ăn các loại thực đơn cho bé ăn dặm lành mạnh tại nhà, để dành những loại ngọt cho các lần đi chơi ngoài.


Tình yêu với muối


Khuynh hướng thích thức ăn mặn (hoặc béo) là những gì chúng ta học được chứ không phải bẩm sinh. Dường như trẻ sơ sinh không thể phân biệt được vị mặn cho đến khi được bốn tháng tuổi. Thật trùng hợp, đó cũng là thời điểm trẻ bắt đầu được ăn dặm. Có một thực tế là hảo mặn là một trong những vị giác phát triển nhanh nhất vì vậy sẽ không mất nhiều thời gian để chúng bám rễ vào thói quen ăn uống của trẻ. Tránh dùng quá nhiều muối trong những thực đơn ăn dặm của trẻ và nhớ rằng hầu hết muối đều đến từ những thực phẩm chế biến sẵn (80%). Trẻ được tiếp xúc với muối từ rất sớm và không ngừng tiêu thụ muối sẽ trở thành người lệ thuộc muối.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét