Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Những ai lần đầu mang thai thường nghĩ rằng sinh nở xong xem như đã trút được gánh nặng ngàn cân. Thực tế hoàn toàn ngược lại, “hành trình” thực sự chỉ vừa mới bắt đầu khi em bé chào đời. Chăm sóc phụ nữ sau sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Thấu hiểu được những khó khăn này, Huggies sẽ hướng dẫn bạn thật tỉ mỉ các việc cần làm trong giai đoạn này để các bạn có thể tự tin chăm sóc sau sinh cho mẹ và thiên thần bé bỏng của mình một cách chu đáo nhất.


Vì sao xuất hiện cảm giác đau nhói khi đi nhà vệ sinh?


Trong quá trình sinh con, vài vết xước hoặc những vết rách sẽ xuất hiện quanh cửa âm đạo đang hé mở. Những vết xước này là nguyên nhân gây ra cơn đau thốn khi bạn đi tiểu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Điều quan trọng cần làm chính là:


 


Giữ khu vực âm đạo luôn sạch sẽ và khô thoáng.


Thay đổi miếng lót thai sản thường xuyên để tránh nhiễm trùng.


Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ phía trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau nhẹ bằng giấy vệ sinh.


Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu.


Bạn sẽ nhận thấy những cơn đau buốt sẽ dần tan biến sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu những cơn đau tiếp tục tái diễn thì điều đó có nghĩa bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên thường xuyên báo với bác sĩ về những dấu hiệu, tần số, nhiệt độ cùng những cơn đau nhói hay rát trong khi tiểu.


 


Chúng ta thường mất máu nhiều hơn khi sinh đôi?


Bạn có thể sẽ phải mất khá nhiều máu nhưng lượng máu không quá một tấm lót thai sản trong vòng ba bốn giờ. Nếu điều này xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc hộ lý.


 


Cách chăm sóc những vết khâu tầng sinh môn sau sinh


Trong lúc sinh, bạn có thể cần đến thủ thuật khâu cắt tần sinh môn. Việc làm này sẽ khiến bạn chịu sự đau đớn trong vài ngày. Những mũi khâu không cần đến thủ thuật cắt chỉ, chúng sẽ tự tiêu biến sau vài ngày. Sau đây là một vài mẹo vặt giúp bạn giảm bớt và khắc phục cơn đau đớn.


Luôn giữ khu vực khâu sạch sẽ và khô ráo.


Thường xuyên thay tấm lót thai sản để tránh viêm nhiễm.


Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau khô vùng kín bằng giấy vệ sinh.


Bạn có thể sử dụng máy sấy quanh khu vực này trong vài giây để làm khô vết khâu sau khi tắm.


Sử dụng túi chườm nước đá cho vết khâu của bạn trong vài ngày đầu sau khi sinh sẽ giúp bạn giảm sưng tấy. Nếu bạn sinh mổ thì đây không phải vấn đề cần lo lắng, tuy nhiên bạn lại cần chăm sóc cho vết mổ của mình rất kỹ lưỡng, đặc biệt với những người sinh mổ lần 2.


Mặc quần áo rộng và đồ lót với chất liệu cotton.


Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống nhiều nước để tránh hiện tượng táo bón.


Bạn nên tránh để ruột dưới bị căng và dùng tấm lót thai sản sạch che vết khâu khi đi vệ sinh.


Việc quan trọng cần làm lúc này chính là thực hiện các bài tập sàn chậu đều đặn và nhịp nhàng vì chúng có tác dụng cải thiện việc lưu thông và làm liền vết khâu.


Nếu bạn cảm thấy các vết khâu chật cứng gây cảm giác khó chịu thì bạn nên báo với bác sĩ của bạn.


Cần xử trí ra sao khi bị xuất huyết hay băng huyết?


Điều quan trọng cần làm lúc này chính là báo ngay với hộ lý hoặc bác sĩ riêng của bạn. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi lượng tấm lót thai sản sử dụng trong một ngày cũng như định lượng băng huyết bởi vì có khả năng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin này.


Làm sao tránh chứng táo bón sau khi sinh?


Ruột thường ngưng chuyển động trong vài ngày sau khi sinh, nhiều sản phụ nhận thấy chứng táo bón là một trong những vấn đề nhức nhối trong những ngày đầu này. Điều này có thể do một số yếu tố chẳng hạn như sợ hãi khi phải đi vệ sinh do những vết khâu cắt tầng sinh môn. Để tránh tình trạng táo bón xảy ra, bạn cần phải có một chế ăn uống với nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi tản bộ. Nếu bạn đang bị đau ở đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) thì tốt nhất bạn cần uống thuốc giảm đau paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ trước khi bạn đi vệ sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đặt dưới sàn chậu một tấm lót vệ sinh khi bạn sắp sửa đại tiện. Nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp tục diễn ra, bạn nên báo ngay với bác sĩ.


 


Kiểm tra sức khỏe sáu tuần sau sinh thường kiểm tra những gì?


Thông thường, khoảng sáu tuần sau khi sinh bé, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cơ thể bạn đã phần nào quay lại trạng thái trước khi mang thai. Sau đây là một số hạng mục mà sản phụ được kiểm tra:


Bạn cần kiểm tra phần bụng để xem thử tử cung của bạn đã co lại kích thước ban đầu trước khi mang thai.


Nếu bạn sinh mổ, bạn cần được kiểm tra vết mổ.


Khu vực giữa âm đạo và hậu môn sẽ được kiểm tra kỹ nếu bạn có vết khâu tầng sinh môn.


Có thể bạn sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu bạn chưa làm cuộc xét nghiệm này trong vòng hai năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn làm xét nghiệm phác đồ cổ tử cung nếu bạn chưa từng làm bất kỳ xét nghiệm nào trong khoảng thời gian gần đây.


Bạn sẽ có cơ hội thảo luận về kế hoạch hóa gia đình và các phương pháp ngừa thai vì ngay cả khi bạn đang cho con bú, bạn vẫn có thể có thể mang thai.


Bạn có thể sẽ được thăm hỏi về mức độ sức khỏe của bạn và cảm xúc của bạn để tránh bệnh trầm cảm sau sinh.


Dẫn theo bé để bác sĩ có thể quan sát và theo dõi sức khỏe bé.


Bạn sẽ có cơ hội cùng bác sĩ thảo luận những lo toan và nỗi bận tâm của mình. Đừng xấu hổ mà không hỏi bác sĩ vì các vấn đề  luôn có giải pháp chữa trị. Vì không chỉ riêng mình bạn là người lần đầu làm mẹ có những cảm giác như bạn.


Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hay lo lắng thì điều quan trọng chính là bạn nên tham khảo ý kiến ​​từ các chuyên gia tư vấn sức khỏe, bác sĩ sản khoa, bác sĩ tư hoặc y tá.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét