Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Dưới đây là gợi ý về những thực phẩm bé không nên ăn ở những độ tuổi ăn dặm và tập đi:


Mật ong: trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên ăn mật ong bởi vì mật ong có chứa một lượng lớn đường đơn chất và bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum. Mặc dù loại vi khuẩn này vô hại với người lớn nhưng lại gây cho trẻ chứng táo bón, thay đổi khẩu vị, ngủ li bì và thậm chí là bỏ bú dẫn đến bị mất nước và viêm phổi. Mật ong Úc có độ an toàn cao hơn vì chỉ có vài trường hợp gặp vấn đề, nhưng để đảm bảo an toàn bạn nên loại mật ong khỏi thực đơn dành cho bé yêu của mình.


Trà: có chứa chất tannin làm giảm lượng nước trong cơ thể, do đó giảm khả năng hấp thụ sắt của bé.


Các loại hạt: không nên cho trẻ nhỏ ăn nhóm thực phẩm này để tránh nguy cơ nuốt phải và dị ứng. Bột ăn dặm cho bé làm từ các loại hạt sẽ tốt và an toàn hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh cho bé ăn đậu phộng trong năm đầu tiên hoặc ba năm đầu đời nếu như gia đình có tiền sử dị ứng với đậu phộng.


Thực đơn cho bé nên tránh cho bé ăn các loại hạt, bỏng ngô, nho và đậu nguyên hạt phòng trường hợp bé bị mắc nghẹn.


Rau chân vịt: bé dưới một tuổi không nên ăn loại rau này, tránh gặp phải một vài vấn đề do axit oxalic gây nên.


Sản phẩm nguyên hạt: không phù hợp sử dụng cho trẻ nhỏ do có chứa hạt, tuy nhiên bánh mì nguyên cám thì lại tốt cho bé.


Sữa đậu nành, sữa bò, sữa dê, sữa hạnh nhân hoặc sữa yến mạch: không phù hợp sử dụng thay thế sữa công thức. Tuy nhiên bạn có thể nấu hoặc cho trẻ trên mười tháng tuổi uống một lượng ít những loại sữa này. Đối với trẻ trên một tuổi, bạn nên thỉnh thoảng thay đổi thức uống cho bé.


Thực đơn cho bé quá ít chất béo cũng không phù hợp cho trẻ dưới hai tuổi vì chúng không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ.


Những thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê, cola, các loại nước uống có caffeine hoặc chất Guarana đều không tốt cho trẻ em.


Đường và muối không nên thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ em bao gồm cả ngũ cốc điểm tâm, cháo đặc và thức ăn nướng lò. Nên đọc kỹ nhãn mác để kiểm tra hàm lượng đường và muối trong sản phẩm.


Nước ép trái cây không tốt cho trẻ nhỏ (trừ khi được pha loãng) vì dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng và tiêu chảy (đặc biệt là nước ép táo).


Thức uống có ga hoặc nước ngọt chứa nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo vì thế không có lợi cho chế độ dinh dưỡng cho bé.


Bạn nên tránh dùng bơ thực vật, và hãy thay thế bằng bơ động vật để đạt được hiệu quả dinh dưỡng tốt hơn. Thành phần chất béo trong bơ mà người lớn quan tâm thật ra không ảnh hưởng gì đến bé. Tuy nhiên bạn có tham khảo một lựa chọn thông minh khác là sử dụng bơ tự nhiên hoặc bơ làm từ các loại hạt.


Bạn hãy nhớ rằng, biểu đồ tăng trưởng của trẻ chính là những chỉ số đánh giá quan trọng. Những lời chỉ dẫn cũng như khuyên bảo từ bạn bè và gia đình đôi khi có thể khiến người mẹ tự tin nhất cũng phải băn khoăn về khả năng chăm sóc em bé của mình. Vì thế không gì tốt bằng dựa vào những biểu hiện của bé để tìm ra phương pháp chăm sóc bé yêu hiệu quả nhất. Bạn hãy tìm đọc “Các hướng dẫn về chế độ ăn uống dành cho trẻ em ở Úc”. Hầu hết các nghiên cứu đều khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú trong bốn đến sáu tháng đầu đời của trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét