Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Tại sao bé của bạn không chịu ăn?


Bé tuổi tập đi từ chối thức ăn vì nhiều lý do: không thích thú với món ăn, thích tự xúc ăn, bé mọc răng, bị ốm, hay có thể do chưa quen với sự chuyển đổi thực đơn ăn dặm. Bé được cho ăn thức ăn mềm, thức ăn xay nhuyễn quá lâu có thể trở nên khá kén chọn, các bé đã quen với các loại thực phẩm ngọt như trái cây cũng khó thích nghi với các loại rau vốn có vị cay và đắng.


 


Dạ dày của bé tuổi tập đi còn nhỏ nên chỉ cần bé ăn đồ ăn nhẹ, bột ăn dặm cho bé, uống sữa và các loại thức uống khác thì bé đã no rồi. Tránh cho bé ăn nhẹ quá gần với bữa ăn chính, đừng cho bé ăn vặt, và cho bé uống sữa sau bữa ăn.


 


Một số bé có thể có thói quen ăn uống khác bạn, bé thích ăn nhiều trong những bữa chính và ăn nhẹ hơn vào các bữa còn lại trong ngày. Một số bé thậm chí chỉ ăn nhiều vào bữa trưa và không đụng đến thức ăn của bữa tối. Bạn đừng lo vì đây hoàn toàn là một điều bình thường. Đừng bao giờ bắt bé ăn khi bé không thích vì hành động này của bạn sẽ tạo cho bé một ấn tượng xấu, lâu dài về việc ăn uống. Dọn cho bé thức ăn bổ dưỡng mỗi ngày và cho bé lựa chọn những thứ bé thích. Hãy kiên nhẫn, kiên trì và nhất quán khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé.


 


Bạn có thể làm gì để khuyến khích bé ăn uống lành mạnh?


Một trong những công cụ thực sự có giá trị mà bạn có trong tay đó là khả năng kiểm soát môi trường – bạn biết và điều khiển được những gì xảy ra trong gia đình, nó sẽ xảy ra thế nào, ở đâu, với ai, quy luật ra sao. Đây thực sự là một năng lực mạnh mà bạn có thể sử dụng để giữ cho mọi thứ đi đúng hướng.


 


Ví dụ nhé, bạn là bếp trưởng trong nhà, hãy sử dụng năng lực của bạn. Cho bé tham gia sơ chế thực phẩm và nấu ăn. Tranh thủ sự giúp đỡ của bé bằng cách giao cho bé việc lột vỏ, cắt nhỏ (cẩn thận!), đổ, khuấy, dọn cơm, bày chén dĩa. Luôn luôn quan sát bé và đảm bảo bé được an toàn. Dạy bé dọn dẹp sạch sẽ khi xong việc. Con trai nhỏ của tôi hay gạt rau xanh qua một bên, nhưng bé lại rất hào hứng giúp tôi sấy bí ngòi, trộn chúng vào bánh và nướng chúng lên. Cuối cùng bé ăn sạch sẽ phần bí ngòi trong bánh khi chúng đã được nướng chín.


 


Tự trồng rau quả ở nhà là một cách tuyệt vời làm cho bé thích thú hơn với thực phẩm và tạo cho bé một cơ hội khám phá. Bé nào cũng sẽ cực kì hào hứng khi thấy một củ cà rốt hay khoai tây nảy mầm, hay trông thấy một hạt đậu tách vỏ và nhô lên. Nếu bạn không có vườn, đừng lo vì vẫn còn có cách khác để làm. Hãy sáng tạo và rủ bé biến một xe đẩy đồ chơi hỏng, một chiếc xô cũ thành một chậu cây.


Những điều khác cần lưu ý: hãy kiên quyết, tránh những thứ làm bé phân tâm (như TV và đồ chơi), kiên trì và nhẹ nhàng với bé. Hãy khôn ngoan gieo vào lối sống của bé những mầm thói quen tốt. Đừng bao giờ bỏ cuộc, và luôn luôn cho bé thực phẩm lành mạnh. Một khi bạn cho bé ăn vặt, bạn sẽ khó lòng mà dừng cơn lũ đó lại và dù thực đơn cho bé ăn dặm của bạn có ngon cỡ nào thì việc cho bé ăn cũng là hết sức khó khăn.


 


Thức uống, thực đơn ăn dặm dạng lỏng


Luôn luôn cung cấp đồ uống thường xuyên cho con bạn trong suốt cả ngày. Phản xạ khát của bé vẫn đang phát triển, vì vậy bé có thể không nhận ra rằng mình đang khát. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến táo bón.


 


Với thực đơn cho bé 6 tháng tuổi, tốt nhất bạn nên sử dụng cốc ăn có nắp cho thức uống hay thức ăn lỏng khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột. Cho bé uống thức uống đóng chai làm tăng nguy cơ sâu răng của bé. Hãy để ý nếu bé thường xuyên uống thức uống đóng chai vì như thế lúc nào răng của bé cũng tiếp xúc với đường và sữa.


Ngoài ra, mặc dù sữa là nguồn cung cấp canxi và protein quan trọng, nhưng cho bé uống quá nhiều sữa (hoặc nước) có thể làm bé no và không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng khác từ các bữa ăn trong ngày. Điều này cũng giải thích vì sao bé của bạn không chịu ăn nhưng cứ uống sữa liên tục.


 


Nước ép trái cây


Nhiều bà mẹ tin rằng nếu chúng ta cho bé uống một ít nước trái cây như vậy là đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, (ví dụ như vitamin C) cho bé. Nước trái cây và các sản phẩm thay thế sữa như sữa đậu nành, yến mạch và sữa gạo có thể được sử dụng (với lượng phù hợp) trong chế độ ăn hàng ngày của bé, nhưng không phải là không có vấn đề. Một trong những vấn đề lớn là các loại nước ép (hay quá nhiều sữa) thay thực phẩm, có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng. Tốt hơn hết, bạn hãy thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách khuyến khích con bạn uống nước, hoặc uống sữa với lượng phù hợp với tuổi của bé.


 


Hàm lượng đường trong thực phẩm cho bé


Đường thông thường (đường ăn còn gọi là đường mía, sucrose) là thủ phạm chính gây sâu răng cũng như làm gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và béo phì. Bạn nên có 1 thói quen theo dõi lượng đường trong thực phẩm mà bé ăn mỗi ngày.


Đường là một thành phần ‘ẩn’ nổi tiếng trong nhiều loại thực phẩm, đôi khi ngay cả trong các loại thực phẩm bạn có thể không ngờ tới-chẳng hạn như sốt trộn salad, bánh quy, nước sốt cà chua, đậu nướng, súp đóng hộp và rau quả đóng hộp, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua và nước ép trái cây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét