Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Thực đơn cho bé sẽ thay đổi dần theo từng tháng tuổi. Bạn nên chú ý cho bé nhiều sự lựa chọn thức ăn và cũng đừng ép bé khi bé không muốn.


Thói quen ăn uống và sức khỏe


Một đứa bé trong độ tuổi từ 1 đến 5 thường ăn ba bữa chính và hai bữa ăn phụ mỗi ngày, nhưng cũng có một số bé ăn ít hơn mỗi bữa, nhưng lại ăn thường xuyên hơn. Điều này là rất bình thường. Quan trọng mà bạn phải nhớ đó là mỗi người mỗi khác, nếu con bạn không ăn giống như bạn thì cũng không thành vấn đề. Hầu hết bé cần ăn mỗi 3-4 giờ, như thế thói quen ăn uống hàng ngày của bé dần dần được hình thành. Chậm 10 phút, cho dù là với một bữa ăn chính hay phụ đều có thể làm bé khó chịu vì đói. Lúc này là lúc bạn luống cuống và dễ phạm sai lầm trong việc chọn thức ăn để nhanh nhanh trấn an bé đang cáu kỉnh.


 


Đừng ngạc nhiên nếu trong vòng 12 tháng, con bạn ăn rất nhiều, nhưng lại tăng trưởng chậm và lười ăn và thậm chí bắt đầu có biểu hiện kén chọn thức ăn. Đặc biệt là giai đoạn tập cho bé ăn dặm. Những người mẹ lúc này phải rất vất vả để tìm hiểu thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào.


 


Lúc này đừng lo lắng vì bé sẽ không nhịn đói đâu. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ mới là thước đo quan trọng, chứ không phải là số lượng thực phẩm bé ăn mỗi ngày. Thêm nữa, hãy luôn nhớ rằng, thực đơn ăn dặm bạn chuẩn bị cho bé mỗi ngày mới là điều đáng quan tâm. Chung quy lại, câu chuyện chỉ xoay quanh việc bạn cho bé ăn gì, và bé ăn những gì bạn cho.


Ý tưởng cho bữa ăn lành mạnh


Xem tất cả các công thức nấu ăn cho bé tuổi tập đi.


Thanh thức ăn hỗn hợp cho bé


Các thanh thức ăn hỗn hợp này chứa nhiều trái cây và là một món ngon, tốt cho sức khỏe cho cả mẹ và bé.


Yến mạch trái cây


Thật tuyệt vời khi bạn thay đổi thực đơn ăn sáng cho bé với món này vì yến mạch là một thực phẩm bổ dưỡng.


Rau hầm kiểu Ý (minestrone) cho mùa đông


Không cần dùng đến nồi hầm, nhưng bạn vẫn có thể nấu được một nồi súp rau hầm kiểu Ý ngon tuyệt cho mùa đông này. Bạn có thể trộn và kết hợp rau tùy thích, miễn sao làm hài lòng em bé nhỏ kén ăn của bạn.


Bí ngòi cắt lát


Món này ngon tuyệt khi ăn nóng, nhưng nếu cần, bạn vẫn có thể để đông lạnh và mang theo cho bé ăn khi đi dã ngoại. Sáng tạo thêm bằng cách thêm giăm bông thái nhỏ hoặc thậm chí một hộp nhỏ cá ngừ.


Bánh xếp nhân cá ngừ


Món này cực thích hợp trong một ngày bận rộn, nhưng vẫn đảm bảo được hàm lượng rau và cá cho bé.


 


Món gà hầm thơm phức


Món ăn đơn giản và ngon lành này này giúp xua đi cái lạnh trong mùa đông.


Xem nhiều thực đơn cho bé tại đây:  https://www.huggies.com.vn/thuc-don-cho-be/


Lời khuyên về thói quen ăn uống lành mạnh cho bé sơ sinh và bé tuổi tập đi


Dưới đây là một số gợi ý chung giúp bạn thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và bổ dưỡng, qua đó hình thành thiện cảm của bé đối với các bữa ăn và thực phẩm:


• Chuyển đổi từ thức ăn xay nhuyễn đến thức ăn cắt nhỏ khi bé được khoảng 9 tháng. Khuyến khích bé tự xúc ăn khi bé đã có một số răng hỗ trợ việc nhai, việc này giúp bé không bị kén chọn thức ăn.


• Chuyển chế độ ăn thành ba bữa chính và hai bữa phụ khi bé được 9-12 tháng.


• Thường xuyên cho bé ăn lượng nhỏ thức ăn.


• Để các món ăn nhẹ bổ dưỡng ở nơi bé có thể lấy được.


• Tạo cho bé chu trình ăn uống dễ nhớ, cho bé ngồi cùng bàn ăn, xúc ăn và nói chuyện cùng với mọi người.


• Hãy sáng tạo món mới. Đừng bỏ cuộc nếu bé tỏ ra không thích món nào, mà hãy cho bé ăn lượng nhỏ hơn để thuyết phục bé. Một ngày nào đó bạn có thể thấy sự thay đổi!


• Duy trì nấu những món bé thích nhưng cũng nên cho bé thử món mới.


• Chuẩn bị cho bé những bữa ăn đơn giản nhưng ngon lành, tạo cho bé thói quen và sự thoải mái với thức ăn.


• Hãy tạo cho bé một ấn tượng tốt với thực phẩm, vì việc này có ích hơn việc chỉ bắt bé ăn mà thôi. Bữa ăn nên vui vẻ, thú vị và đừng quên khen bé.


• Cố gắng sáng tạo khi bạn trình bày thức ăn trên đĩa. Bé sẽ khoái chí với một khuôn mặt tươi cười làm từ bằng một vài đậu Hà Lan trên đĩa khoai tây nghiền.


• Luôn luôn là một hình mẫu tốt cho bé. Trong những năm đầu đời, bé sẽ học được nhiều nhất từ ​​hành vi của những người gần gũi nhất với bé.


• Tránh cung cấp thức ăn vặt cho bé. Nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn nhiều và con bạn sẽ được khỏe mạnh.


• Tranh thủ sự hỗ trợ của những người gần gũi nhất với bé – ông bà, cô dì, chú bác, những người chăm sóc em bé … để hỗ trợ các thói quen ăn uống mà bạn muốn bé học được..

0 nhận xét:

Đăng nhận xét