Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Ba tháng đầu mang thai được tính từ tuần đầu tiên cho đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tuần đầu tiên trong ba tháng đầu thai kỳ, thường bắt đầu khi bạn ở giữa chu kỳ kinh nguyệt , đó là thời gian bắt đầu diễn ra quá trình rụng trứng. Đối với đa số phụ nữ thì hiện tượng này diễn ra ở khoảng ngày thứ 14 kể từ sau ngày cuối của kỳ kinh trước. Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc vào chu kỳ dài ngắn khác nhau của mỗi người.


Một số chuyên gia về vấn đề mang thai đã chỉ ra sự khác biệt giữa tuổi thai và độ tuổi của thai nhi. Tuổi thai là số tuổi của thời gian mang thai phải có và số tuần kể từ kỳ kinh cuối cùng. Trong khi độ tuổi của thai nhi thiên về số tuổi thực tế của một bào thai cụ thể. Trong loạt bài này về ba tháng đầu tiên của thai kỳ, chúng ta sẽ nói về tuổi thai bởi lẽ các thông tin này rất hữu ích khi mang thai.


Khi ba tháng đầu thai kỳ kết thúc, hầu hết các bà mẹ đều chắc chắn được việc mình đã có thai. Một trong những dấu hiệu nhận biết có thai có thể tham khảo như sau:


Có những thay đổi ở bầu ngực như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm).


Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.


Dấu hiệu có thai dễ thấy nhất là cảm giác mệt mỏi thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.


Cảm giác buồn nôn, ốm nghén không chỉ vào buổi sáng. Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.


Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng về khả năng xảy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết tam cá nguyệt đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút.


Vóc dáng bạn có thể thay đổi. Ở tuần thứ 12, tử cung của bạn bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu và có nhiều trường hợp sẽ thấy được bụng dưới hơi nhô lên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người, chỉ đặc biệt rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.


Ngực của bạn cũng sẽ to hơn bình thường đó là cách nhận biết có thai cản bản, do đó hãy chuẩn bị mua những chiếc áo lót cỡ lớn hơn. Giờ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn đặc điểm của từng tuần khi mang thai 3 tháng đầu để biết trước cụ thể những thay đổi nhé.


Sự hình thành và phát triển của thai nhi theo từng tuần


Phôi thai tuần 1: Cuối mỗi kỳ kinh nguyệt, cơ thể của bạn lại chuẩn bị cho lần rụng trứng tiếp theo vào khoảng hai tuần sau đó. Lớp niêm mạc của tử cung sẽ được dựng lên để nâng đỡ và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. Trong trường hợp không có sự thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ theo máu ra ngoài trong kỳ kinh tiếp theo.


Phôi thai tuần 2: Sự thụ thai thường diễn ra trong ống dẫn trứng, tuy nhiên sẽ không có biểu hiện gì ra bên ngoài để bạn nhận biết được điều đó. Thường thì phải mất 6 đến 12 ngày để trứng đã được thụ tinh đi từ ống dẫn trứng về tử cung.


Tuần 1: Cuối mỗi kỳ kinh nguyệt, cơ thể của bạn lại chuẩn bị cho lần rụng trứng tiếp theo vào khoảng hai tuần sau đó. Lớp niêm mạc của tử cung sẽ được dựng lên để nâng đỡ và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. Trong trường hợp không có sự thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ theo máu ra ngoài trong kỳ kinh tiếp theo.


 


Tuần 2: Sự thụ thai thường diễn ra trong ống dẫn trứng, tuy nhiên sẽ không có biểu hiện gì ra bên ngoài để bạn nhận biết được điều đó. Thường thì phải mất 6 đến 12 ngày để trứng đã được thụ tinh đi từ ống dẫn trứng về tử cung.


Tuần 3: Một khi trứng đã làm tổ ở thành tử cung, cơ thể bạn sẽ nhận được tín hiệu và tiết ra nhiều oestrogen và progesterone hơn. Các hóc môn này giúp duy trì và nuôi dưỡng em bé trong suốt quá trình mang thai. Có một số phụ nữ bị ra máu trong quá trình phôi thai được đưa vào tử cung.


Tuần 4: Đây là lúc nhau thai bắt đầu hình thành và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các kích thích tố và nuôi dưỡng bào thai. Ở giai đoạn này, phôi thai nhỏ hơn một hạt gạo nhưng mỗi tế bào của nó đều đã được lập trình một chức năng cụ thể.


Tuần 5: Tim thai đã hình thành, nếu siêu âm, bạn có thể nghe thấy nhịp tim của bé. Ở gian đoạn này, mắt và tai cũng được hình thành. Những mô tế bào nhỏ xuất hiện rõ hơn ở hai bên để chuẩn bị cho việc hình thành chân tay.


Tuần 6: Nếu bạn chưa khám thai lần nào thì bây giờ là thời điểm thích hợp rồi đó. Bào thai sáu tuần tuổi đã được định hình và có thể đo được bằng cách siêu âm. Người ta sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của em bé, thường thì dài khoảng 5 – 6 mm.


Tuần 7: Bây giờ bạn chính thức bước qua hết nửa thời gian của ba tháng đầu. Em bé của bạn đã to hơn gấp 10.000 lần so với lúc mới hình thành. Sự phát triển của bé tập trung chủ yếu vào bộ não trong tuần này, có đến khoảng 100 tế bào não mới được hình thành mỗi phút.


Tuần 8: Em bé của bạn bây giờ dài chừng 1cm và chính thức được gọi là một thai nhi. Thời điểm này thì các van tim đã có, các ống dẫn không khí từ cổ họng đến phổi cũng đã hình thành. Ngón tay, ngón chân và bàn chân cũng như môi, mí mắt ngày càng rõ ràng hơn.


Tuần 9: Ở tuàn này thì miệng và lưỡi của bé được hình thành. Bàn tay trước đó có màng, bây giờ cũng được chia thành từng ngón. Nếu nhìn trên màn hình siêu âm, bạn sẽ thấy bé có những cử động giật đơn giản.


Tuần 10: Tim thai nhi được chia thành bốn khoang và tim thai có thể nghe thấy được bởi sóng siêu âm Dopper. Tất cả các bộ phận của em bé đã phát triển. Tuy nhiên, bộ não vẫn còn to và hệ tiêu hóa thì vẫn đang trong quá trình phát triển.


Tuần 11: Lúc này, bộ phận sinh dục của thai nhi được hình thành, những vẫn còn là quá sớm để xác định giới tính thai nhi. Chồi răng cũng đã mọc và mắt được hình thành đầy đủ, khắp cơ thể đều có lông và khuôn mặt rõ nét hơn.

Tuần 12: Tới tuần này thì thai nhi phát triển hơn chút nữa, các cơ quan quan trọng cũng như hệ thần kinh được hình thành. Các tuần trước đó xương của bé rất mềm, nhưng kể từ tuần này trở đi thì chúng bắt đầu cứng lại. Thai nhi bắt đầu duỗi ra chứ không co tròn như trước nữa.

1. Cần tây rất tốt cho trẻ ăn dặm


Nhiều mẹ cho rằng cần tây là thực phẩm không phù hợp với bé đang tuổi tập ăn dặm. Tuy nhiên cần tây lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.


- Giá trị dinh dưỡng: Cần tây chứa nhiều kali, vitamin K – loại vitamin tốt cho máu, giúp cân bằng huyết áp. Đoạn phình ra trên thân cây cần tây là nơi tập trung nhiều vitamin C, phôtpho, magiê, vitamin B6 và chất xơ.


- Thời điểm cho bé tập ăn cần tây: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi bé khoảng 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho con tập ăn cần tây. Cần tây nấu bột (cháo) với thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, carrot; hải sản… cho bé từ 8 tháng.


- Cách chế biến: Các mẹ hãy coi cần tây như một loại rau xanh hữu ích cho bé. Khi chế biến cần tây, người ta thường sử dụng phần thân của cây cần. Cách chế biến cần tây cũng tương tự cách sơ chế các loại rau xanh khác dành cho bé ăn dặm nên rất đơn giản. Cần tây kết hợp tốt với dầu olive, thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, carrot; cá, hải sản khác… đều thơm ngon.


2. Thực đơn cho bé với Củ cải


Cũng giống như cà tím và cần tây, củ cải là một trong những thực phẩm ít được các mẹ bổ sung vào thực đơn của bé vì nghĩ nó không nhiều chất, bên cạnh đó lại có mùi hăng hăng khó ăn nên sợ bé không ăn được.


- Giá trị dinh dưỡng: Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng.


- Thời điểm cho bé tập ăn: Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.


- Cách chế biến: Củ cải gọt vỏ, thái dạng hạt lựu, hấp chín và cho bé dùng tay bốc ăn. Hoặc bạn có thể luộc lên rồi cắt miếng nhỏ cho bé ăn sẽ rất ngọt miệng.


3. Khoai tây cho bé ăn dặm


- Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây, mẹ nên giảm đi một chút cháo/ bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.


- Thời điểm cho bé tập ăn khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.


- Cách chế biến: Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp. Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn. Ngoài ra mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc.


4. Cà tím giàu dinh dưỡng – thực đơn ăn dặm cho bé


Rất ít mẹ cho bé tập ăn cà tím. Tuy nhiên đây lại là một thiếu sót.


- Giá trị dinh dưỡng: Cà tím có nhiều chất xơ nên giúp bé đi ngoài đều đặn và có đường ruột khỏe mạnh. So với các loại củ, quả khác thì cà tím không ‘dồi dào năng lượng’ nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.


- Thời điểm cho bé tập ăn cà tím: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).


- Cách chế biến: Mẹ có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm) rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước sốt hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu bạn muốn cho bé tập ăn cà tím.


5. Bắp ngô – thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi


- Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbonhydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.


- Thời điểm cho bé tập ăn ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.


- Cách chế biến: Ngô được luộc chín và nghiền nhuyễn hoặc cho bé ăn cả hạt (tùy vào độ tuổi của bé). Ngoài ra, có thể tách hạt ngô, bỏ vào nồi ninh hoặc hấp cho đến khi hạt ngô chín mềm.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Cá hồi là món ăn rất giàu dinh dưỡng, các nhà khoa học đã chứng minh cá hồi chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp phát triển trí não của thai nhi và em bé. Cá hồi là nguồn phong phú cung cấp các dưỡng chất chức năng có tác dụng chống oxy hóa bên cạnh tác dụng dinh dưỡng như vitamin A, E, selen, kẽm, giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.


Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và chất béo omega-3(chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi. Sau đây các mẹ cùng tham khảo cách chế biến thực đơn cho bé từ cá hồi thật ngon nhé.


Canh chua cá hồi


Canh chua nấu cá hồi là món ăn có mùi vị thơm ngon, đậm đà hương vị của biển, dùng để thay đổi khẩu phần ăn trong gia đình. Canh chua cá hồi là món ăn có cung cấp đạm khá cao, nên bà bầu nên ăn vào các bữa ăn chính với 2/3 lượng chế biến trên với một chén mì và/ hoặc một chén cơm, nui…Ngoài ra, trong món ăn cũng bổ sung lượng chất xơ khá dồi dào từ các loại bông bí, bông hẹ, bông so đũa, lá giang giúp hỗ trợ tiêu hóa tránh táo bón cho các thai phụ. Món ăn này có thể dành chăm sóc bà bầu cũng như làm thực đơn cho bé lớn.


Nguyên liệu


- 200g ngạnh cá hồi


- 50g bông bí


- 100g lá giang


- 50g bông so đũa


- 50g bông hẹ


- Thì là, ớt sừng


- ½ thìa cà phê muối


- 1 thìa cà phê hạt nêm


- ½ thìa súp nước mắm


- 1 thìa cà phê đường


Hướng dẫn


Bước 1: Ngạnh cá hồi rửa sạch, để ráo nước. Bông bí, bông so đũa rửa sạch, để ráo.Thì là, bông hẹ bỏ gốc, rửa sạch, cắt khúc.


Bước 2: Lá giang nhặt lấy lá non, rửa sạch, vò nát. Ớt sừng bỏ hạt, xắt lát.Nấu sôi 0,5l nước, cho ngạnh cá hồi vào nấu, vớt bọt cho nước trong.


Bước 3: Cá chín cho các loại bông và lá giang vào, nêm đường, muối, hạt nêm, nước mắm vừa ăn, nước sôi tắt bếp. Múc canh ra tô.Cho thìa là và ớt lên.Dùng nóng với nước mắm ớt.


Yến mạch cá hồi


Thực đơn cho bé thực sự hấp dẫn với món yến mạch cá hồi này, ngoài màu sắc và hương vị lôi cuốn chắc chắn bé sẽ ăn rất ngon.


Nguyên liệu gồm Xương cá hồi; Yến mạch: 30gr; Hành lá, hành khô, gia vị…


Hướng dẫn


Bước 1: Xương cá hồi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với một ít muối.


Bước 2: Bỏ cá ra cho nguội rồi gỡ thịt cá hồi ra riêng.


Bước 3: Xương cho nào nồi ninh thêm 10 phút rồi cho ra xay nhuyễn, lọc lấy nước.


Bước 4: Yến mạch cho ngâm với nước khoảng 5 phút cùng nước cá hồi rồi đem nấu sôi thêm khoảng 5-10p


Bước 5: Thịt cá hồi đã gỡ riêng cho vào xào kỹ với hành củ phi thơm, nêm vừa ăn.


Bước 6: Yến mạch chín cho cá hồi lên trên múc ra bát thêm ít hành lá vậy là có bát cháo yến mạch cá hồi thật hấp dẫn, lại bổ dưỡng mà tiết kiệm chi phí.


Cháo cá hồi


Mẹ đừng bỏ qua món ăn bổ dưỡng này trong thực đơn ăn dặm cho bé nhé. Rất giàu dinh dưỡng và giúp bé phát triển trí tuệ tuyệt vời.


Nguyên liệu


2 muỗng gạo lứt giã nát


2 muỗng cá hồi băm nhuyễn


1 tai nấm hương


5 giọt dầu mè


2 chén nước, hành, ngò, đường, nước mắm


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm với nước ấm độ 1 giờ vớt ra.


Bước 2: Cá hồi tán đều với 2 muỗng nước, hấp chín.


Bước 3: Nấm hương, ngâm muối, vớt ra, để ráo, băm nhuyễn, hấp chín


Bước 4: Bắc gạo + nước lên bếp, đun chín nhừ. Cho nấm hương + cá hồ vào , quậy đều, tiếp đến bỏ dầu mè vô.


Bước 5: Nêm nếm vừa ăn, nhấc xuống, rắc hành ngò lên.

Khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, vitamin B1, B2, B6. Cà rốt chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, do đó những món súp từ khoai tây rất tốt làm thực đơn ăn dặm cho bé. Ngoài ra, khoai tây đã được các nhà khoa học chứng minh là nguồn thực phẩm rau củ đầy dưỡng chất cho trẻ biếng ăn ăn dặm. Khoai tây ngon nhất là được nghiền nhuyễn chế biến thành các món súp bổ dưỡng, kèm với hải sản như tôm, cua, hay với sữa, phô mai cũng rất thơm ngon. Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm được chế biến từ khoai tây và áp dụng cho bé tập ăn dặm nhé.


Cà rốt, khoai tây trộn rau cải


Cà rốt, khoai tây trộn rau cải là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng.


Nguyên liệu gồm: Cà rốt cắt vòng tròn dày khoảng 7 ml; 1/4 củ khoai tây; 1 nhánh rau cải bó xôi; 2 muỗng nước sáo gà, hoặc nước luộc gà.


Hướng dẫn


Bước 1: Cà rốt, cải bó xôi luộc chín mềm, nghiền nhỏ.


Bước 2: Khoai tây cũng luộc chín, để ráo nước, rây nhuyễn.


Bước 3: Cho khoai tây vào hỗn hợp cà rốt, cải bó xôi, thêm nước luộc gà, trộn đều.


Bột khoai tây


Ngoài món hồ gạo trong thực đơn cho bé ăn dặm, bạn còn có thể dùng nhiều nguyên liệu khác để làm mới thực đơn cho bé. Cùng tham khảo món bột khoai tây sau đây nhé!


Nguyên liệu: Khoai tây: 50g (hoặc nhiều hơn tùy thuộc nhu cầu của bé); Nước.


Hướng dẫn: Khoai tây rửa sạch, bỏ vào nồi hấp hoặc luộc chín mềm, bóc bỏ vỏ, cho vào bát dùng thìa tán nhuyễn, sau cho nước (đã đun sôi, để nguội) vào trộn đều thành dạng hồ, rồi cho bé ăn.


Cháo thịt bò khoai tây


Đối với trẻ nhỏ, cháo là món ăn chính hàng ngày, chính vì thế vai trò của cháo đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.


Nguyên liệu


Gạo lứt giã nát : 2 Muỗng; Thịt bò xay : 1 muỗng; Khoai tây 1/2 củ; Nước: hơn 2 chén; Nước mắm, đường, hành ngò.


 


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo lứt vo sạch, ngâm với nước ấm 1giờ, vớt ra để ráo. Khoai tây hấp chín, tán nhuyễn.


Bước 2: Thịt bò đánh tơi với 1/2 chén nước, hấp chín.


Bước 3: Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, đun tới khi cháo chín, gạo nhừ. Cho thịt bò + khoai tây vào khuấy đều.


Bước 4: Nêm, nếm vừa ăn, cho dầu mè vào khuấy đều nhấc xuống. Rắc hành ngò lên.


Cháo cá lóc với khoai tây, cà rốt


Thực đơn cho bé ăn dặm với khẩu phần giàu đạm và cân đối đạm động vật, thực vật giúp bé tăng trưởng tốt. Nhiều canxi giúp xương vững chắc. Nhiều caroten giúp bé mắt sáng


Nguyên liệu: Bột gạo 20g ; Cà rốt 10g ; Cá lóc 30g ; Khoai tây 10g ; Dầu ăn; Nước.


Hướng dẫn nấu cháo cá lóc: Nấu chín nạc cá lóc, cà rốt, khoai tây. Để còn ấm pha bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng. Lưu ý: Khi nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé được chế biến từ cá lóc nên lưu ý cá có xương cần sơ chế kỹ để bé không bị hóc xương và cá dễ tanh nên cần cạo sạch cho hết nhớt.


Cháo khoai tây đậu xanh


Bên cạnh khoai tây thì đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao, cung cấp nhiều tinh bột, chất béo và chất xơ, có tác dụng giai độc cho cơ thể, chăm sóc trẻ rất tốt.


Nguyên liệu


Nấu cháo đậu xanh lấy 1 phần 50g (khoảng 3 muỗng canh)


Dầu ăn thực vật 5g (khoảng 1 muỗng cà phê)


Khoai tây (lột vỏ, băm nhuyễn) 20g (khoảng 1 muỗng cà phê)


Nước ấm đã đun sôi 250ml (khoảng 1 chén nước)


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, luộc chín. Tán hoặc xay nhuyễn.


Bước 2: Để nước luộc còn ấm, cho cháo đậu xanh vào trộn đều với khoai tây sao cho thật mịn vừa ăn. Bước 3: Cho thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Đậu Hà Lan cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giàu chất xơ và nhiều năng lượng. Các món ăn dặm từ đậu hà lan luôn là những món ăn bổ dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên nấu cho bé mỗi tuần ít nhất 1,2 bữa. Đậu Hà Lan được hấp chín ăn vã hay các món cháo chế biến cùng loại đậu này là những thực đơn cho bé vô cùng hấp dẫn và cuốn hút dành bé ngay từ 7 tháng tuổi.


Giá trị dinh dưỡng của đậu hà lan cho bé ăn dặm. Mẹ có biết rằng một chén đậu Hà Lan có chứa lượng protein nhiều hơn cả hơn một muỗng canh bơ đậu phộng và cũng cung cấp rất nhiều canxi, vitamin A và C và sắt. Đậu Hà Lan có vị ngọt, tính bình, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và có tác dụng tuyệt vời chữa các chứng khó tiêu ở trẻ. Nó làm giảm lượng đường trong máu và giúp bé bổ sung thêm năng lượng. Món ăn này đặc biệt tốt cho những trẻ em bị béo phì do đậu chứa ít calorien, giàu chất xơ và chất sắt, cùng lượng lớn vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ.


Dưới đây là gợi ý cách làm một vài món thực đơn ăn dặm thơm ngon từ đậu hà lan cho bé .


Cháo óc heo nấu với đậu hà lan


Thực đơn ăn dặm cho bé với óc heo có vị bùi béo rất hấp dẫn và là một món rất bổ dưỡng cho bé.


Nguyên liệu: Gạo 20g (2 muỗng canh đầy); Óc heo 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo 2 muỗng canh); Đậu Hà lan 30g (2 muỗng canh đầy); Dầu ăn 2,5g (1/2 muỗng cà phê); Nước mắm iốt hoặc muối iốt; Nước 250ml (1 chén đầy)


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15’ với 1 chén đầy nước và với đậu Hà lan đã ngâm bóc vỏ.


Bước 2: Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước, cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.


Bước 3: Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.


Súp trứng cút đậu Hà Lan


Món súp trứng cút đậu Hà Lan có cách làm khá đơn giản, hương vị ngọt thơm, đầy đủ dinh dưỡng lại có màu sắc tươi đẹp, trang nhã kích thích sự thèm ăn của trẻ. Mỗi tuần 1 món súp như thế này trong thực đơn cho bé chắc chắn bé sẽ rất thích.


Nguyên liệu: 30 gram cà rốt; 10 gram đậu Hà Lan; 1 muỗng bột gạo; 2 quả trứng cút; 1 muỗng dầu ăn; 200 ml nước; Một ít ngò


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ cà rốt. Luộc chín trứng cút, tán nhuyễn.


Bước 2: Cho cà rốt và đậu Hà Lan vào nước, nấu chín.


Bước 3: Khuấy tan bột gạo trong một ít nước lạnh rồi cho vào nồi súp. Nêm tí muối và cho dầu ăn.


Bước 4: Múc ra chén rồi cho trứng tán và ngò cắt nhuyễn vào.


Cháo thịt thăn và đậu hà lan


Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm với món cháo thịt thăn và đậu hà lan vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho bé, lại rất đơn giản, dễ làm.


Nguyên liệu:


- Cháo (nấu chín, nghiền nhuyễn): 30ml


- Đậu Hà Lan (hấp chín, bóc vỏ, nghiền nhuyễn): 20ml


- Thịt thăn (băm nhuyễn, luộc lấy nước): 20ml


- Hành tây (luộc lấy nước): 10ml


- Dầu oliu: 1 thìa nhỏ


Hướng dẫn


Nấu cháo cùng nước thịt thăn và nước hành tây, gần sôi cho đậu Hà Lan vào, quấy đều tay, cho dầu oliu, sau đó bắc ra để nguội 40 độ.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Đậu phụ (đậu hũ) được làm từ đậu nành, giàu sắt, protein và canxi do đó rất bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, cho bé ăn dặm đậu phụ cũng phải đúng phương pháp, thời điểm và số lượng. Đậu phụ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), Đậu phụ là một thức ăn giàu vitamin nên rất khó để dạ dày của bé nghiền nát nên các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Đậu phụ có nguồn gốc từ đậu nành nên dễ gây dị ứng nếu bé có tiền sử dị ứng với đậu nành. Đậu phụ cần được hấp chín cho đảm bảo an toàn; để nguội và thái hạt lựu rất phù hợp với bé ăn bốc.


Đậu phụ là một sản phẩm từ đậu nành, nó là nguồn thực phẩm giàu sắt, protein và canxi. Tuy nhiên nếu bé dị ứng với đậu tương thì bạn không nên cho bé ăn đậu phụ. Trong đậu phụ đóng khuôn, có 120 calo, 13 gm protein, 120 mg canxi. Đậu phụ có thể để được trong tủ lạnh khoảng 7 ngày. Bạn có thể trữ nó bằng cách để nó ngập trong một khay nước. Nước nên thay cứ 2 ngày 1 lần. Sau đây là một món thực đơn ăn dặm cho bé chế biến từ đậu phụ.


 


Bột đậu hũ, bí xanh


Với hương vị mát lành từ đậu hủ, bí xanh giúp bé thay đổi thực đơn và giảm cảm giác ngán. Các mẹ lại có thêm bí kíp để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé mà bé nào cũng “mê tít”!


Nguyên liệu


Bột gạo: 4 muỗng canh


Bí xanh xay nhuyễn: 1 muỗng canh


Đậu hũ non nghiền nhuyễn: 1 muỗng canh


Dầu ôliu: 1 muỗng canh


Nước ( tùy các bé thích ăn đặc hay loãng thì mẹ chủ động pha chế)


Hướng dẫn


Bước 1: Cho bí xanh vào nấu với nước.


Bước 2: Cho đậu hũ vào khuấy đều, đun sôi, để bớt nóng.


Bước 3: Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều


Bước 4: Để nguội trước khi cho bé ăn.


Súp đậu hũ rau ngót


Thực đơn ăn dặm vẫn là món súp nhưng món súp đậu hũ rau ngót được bổ sung thêm chất xơ từ rau ngót, đậu xanh, chắc chắn bé của bạn sẽ thích hơn.


Nguyên liệu


Bột gạo 25g (5 muỗng canh).


Đậu hũ 50g (1/2 miếng tàu hũ nhỏ).


Rau ngót 30g (3 muỗng canh).


Dầu 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn).


Nước mắm iốt hoặc muối iốt.


Nước 200ml (lưng 1 chén).


Hướng dẫn


Bước 1: Rau ngót cắt nhỏ, bằm thật nhuyễn.


Bước 2: Đậu hũ nghiền nát.


Bước 3: Bột gạo: hòa tan với ít nước.


Bước 4: Bắc phần nước còn lại nấu với rau ngót cho mềm rau, cho đậu hũ, bột gạo vào khuấy tiếp cho chín. Trút bột ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn. Nên nêm nhạt.


Bí ngô kho đậu hũ non


Bí ngô rất bổ nhưng bé thường không thích ăn đâu! Mẹ phải chế biến kết hợp với đậu hũ mềm, thêm ít rong nhỏ giòn thì bé mới chịu ăn cơ đấy!


Nguyên liệu: 100g bí ngô (loại dẻo), 1 miếng đậu hũ non, 100ml nước dùng rau củ, 10g rong nho, 1 thìa súp nước tương, thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, hành tây, ngò tây trang trí.


Hướng dẫn


Bước 1: Bí ngô cắt miếng vừa ăn. Đậu hũ cắt làm 4


Bước 2: Nấu sôi nước dùng, cho bí vào nấu khoảng 5 phút. Xếp đậu hũ lên trên, cho nước tương muối, đường vào kho cho bí mềm, để lửa nhỏ


Bước 3: Bày ra đĩa, cho rong nho vào, trang trí ngò tây và hành tây xắt sợi.


Như vậy là mẹ đã có thêm vài món thực đơn cho bé với đậu hũ để thay đổi khẩu vị mỗi ngày cho bé. Cùng đón xem những bài viết tiếp theo để cập nhật nhiều hơn nữa mẹ nhé!

Hầu hết các bé độ tuổi ăn dặm đều thích ăn phô mai, phô mai cũng rất giàu dinh dưỡng. Do đó những món ngon có bổ sung phô mai sẽ những món ăn khoái khẩu cho trẻ biếng ăn, lại cực kỳ hữu ích cho sự phát triển kỹ năng, thể chất và trí tuệ của bé. Sau đây, mẹ trổ tài làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé và thực đơn cho bé tập đi với những món ăn từ phô mai dinh dưỡng nhé.


Hỗn hợp quả bơ và phômai


Thực đơn ăn dặm cho bé với hỗn hợp quả bơ và phômai vừa chứa vitamin tự nhiên của quả tươi, vừa chứa protein của sữa (phômai), rất tốt cho sức khỏe của bé.


Nguyên liệu: 1 miếng bơ chín, 1 khoanh phômai cỡ trung bình.


Hướng dẫn


Bước 1: Quả bơ được nạo lấy phần thịt, để riêng trong một chiếc cốc.


Bước 2: Phômai được bào mịn, trộn lẫn với bơ cho đến khi hỗn hợp nhuyễn là được.


Bước 3: Nếu hỗn hợp cứng (khô), thử cho vào hỗn hợp chút sữa chua (sữa mẹ hoặc sữa công thức).


Spaghetti cá hộp và phô mai


Chỉ cần một chút biến tấu nhỏ thôi, món mì spaghetti sẽ trở nên mới lạ và hấp dẫn hơn rất nhiều. Nhất định thực đơn cho bé với món ăn này sẽ khiến cho bé thích mê đấy nhé!


Nguyên liệu


Spaghetti mỏng luộc mềm cắt đoạn 3cm: 80g


Thịt nạc cá hộp: 1 muỗng canh


Hành tây trắng bằm nhỏ: 2 muỗng canh


Cà chua 1/4 trái gọt vỏ bỏ hột cắt xéo nhỏ


Sốt cà chua: 1 muỗng canh


Dầu: 1/2 muỗng cà phê


Pho mai bột hay bào nhuyễn: 1/4 muỗng cà phê


Nước: 100ml


Hướng dẫn


Bước 1: Cho dầu vào chảo, cho hành vào xào, đổ nước vào, khi nước sôi lên cho cà chua, sốt cà vào,


Bước 2: Nấu 1 phút thì cho cá hộp vào, nấu đến khi sền sệt, nhấc xuống trải lên spaghetti, rắc phô mai lên.


 


Tôm sốt phô mai


Tôm nhiều đạm cùng với sốt phô mai thơm nóng cho bé chấm bánh mì sẽ là món ăn rất hợp lý cho bữa sáng của con. Với thực đơn cho bé ăn dặm, mẹ có thể nắm ruột bánh mì thành viên dài cho bé tập ăn bốc hay trộn cùng cháo trắng cũng rất tuyệt vời.


Nguyên liệu: 2 con tôm sú; 1 quả cà chua; 1 viên phô mai loại dành cho bé; 1 tép tỏi; Vài cọng hành ngò


Hướng dẫn


Sơ chế:


- Phô mai để ở nhiệt độ phòng cho mềm.


- Tôm rửa sạch bóc vỏ, bỏ đầu, xẻ lưng lấy chỉ đen.


- Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt. Xắt hạt lựu hoặc bằm nhuyễn tuỳ theo khả năng ăn thô của bé.


- Hành ngò xắt nhỏ, để riêng đầu hành.


Bước 1: Bắc chảo, cho một ít dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho đầu hành, tỏi vào phi thơm.


Bước 2: Đợi hành hơi vàng thì cho cà chua vào, xào cho cà chua chín mềm. Kế tiếp đổ tôm vào đảo nhanh tay.


Bước 3: Khi tôm hơi săn và có màu đỏ đẹp, mẹ cho thêm 1-2 muỗng nước dùng vào cho khỏi khô, đợi tôm sôi lại thì tắt bếp.


Bước 4: Cho phô mai và hành ngò vào đảo đều đến khi phô mai tan hết là được. Dọn tôm sốt cho bé ăn nóng.


 


Khoai tây nhân phô mai


Món ăn đẹp mắt, thơm ngon, giòn rụm khiến ngay cả bé biếng ăn nhất cũng mê. Mẹ đừng quên món ăn hấp dẫn này trong thực đơn của bé nhé.


Nguyên liệu: 2 củ khoai tây; 5 viên phô mai cube (hoặc phô mai morazella là ngon nhất, cắt vuông bằng đốt ngón tay); 1 quả trứng gà đánh tan; Bột mì, bột chiên xù.


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ, tiếp theo, hấp chín rồi nghiền nhuyễn.


Bước 2: Lấy 1 ít khoai nặn tròn, nhấn dẹp và cho 1 viên phô mai vào giữa, lăn tròn sao cho khoai tây phủ kín viên phô mai.


Bước 3: Lăn viên khoai qua lớp bột mì, nhúng vào trứng gà và áo qua một lớp bột chiên xù.Bắc bếp, các mẹ đợi dầu thật nóng thì thả khoai vào chiên. Vì khoai đã chín sẵn nên các mẹ chỉ cần chiên đến khi bột hơi vàng là gắp ra ngay, đừng để cháy khét ăn sẽ mất ngon.