Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Biểu hiện của dị ứng sữa bò (là tình trạng hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ “tấn công” một cách bất thường những thành phần protein trong thành phần của sữa gây ra phản ứng dị ứng) thường bị nhầm lẫn với tình trạng bất dung nạp lactose (tình trạng xảy ra khi cơ thể mất khả năng tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa). Còn dị ứng với sữa bò, nếu ở thể nhẹ (đa phần trẻ em chỉ bị dị ứng sữa bò ở thể nhẹ) biểu hiện của dị ứng thường không rõ ràng.


Triệu chứng gợi ý thường chỉ là: trẻ bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, nôn trở nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Triệu chứng này cũng không khác nhiều lắm so với tình trạng bất dung nạp lactose (chướng bụng, đầy hơi, uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy…).


Theo các thông kê cho thấy, có từ 1 – 7.5% trẻ nhỏ bị dị ứng với các protein chứa trong sữa bò. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa vào lúc 2 tuổi. Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa liên quan đến bất dung nạp đường lactose thì chỉ cần đổi cho trẻ dùng các sản phẩm sữa làm từ sữa không lactose như sữa tiệt trùng Flex của Vinamilk . Còn đối với trẻ bị dị ứng sữa bò thì có thể chuyển sang các sản phẩm sữa đạm đậu nành.


Cũng có khuyến nghị cho rằng, trẻ bị dị ứng với sữa bò có thể chuyển cho bé uống sang sữa dê (là loại sữa động vật ít gây tình trạng dị ứng đạm sữa hơn sữa bò). Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo rằng, vẫn có một số lượng nhỏ các em dị ứng với sữa bò cũng dị ứng đạm sữa đậu nành. Lúc này, cần phải cho trẻ chuyển sang sử dụng sữa công thức ít gây dị ứng – hypoallergenic – H.A . Thành phần đạm trong các sản phẩm này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng. Tuy nhiên giá thành của chúng thường đắt gấp ba lần so với sữa công thức thông thường.


 


Nếu bạn nghĩ con mình bị dị ứng sữa bò thì nên đem bé đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Tại phòng khám, các bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng về tiền sử dị ứng của gia đình, khám bệnh, đồng thời sẽ làm những xét nghiệm đặc hiệu cho trẻ (thường là xét nghiệm phân, thử phản ứng dị ứng trên da hoặc xét nghiệm máu). Ngoài sữa, khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn nên thận trọng với một số loại thực phẩm sau:


- Gluten: loại đạm có trong hạt ngũ cốc như lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch – nên tránh cho em bé ăn trong 6 tháng đầu. Bạn có thể chọn sản phẩm được chế biến từ các loại ngũ cốc khác (bột gạo, bột ngô hay bột đại mạch – thường được ghi rõ trên bao bì là “không chứa Gluten”).


- Trứng gà: trẻ em dưới 7 tháng tuổi thường được khuyên không nên ăn trứng gia cầm. Riêng lòng trắng trứng, chỉ nên thử cho bé ăn từ khi được 9 tháng tuổi. Trẻ đang cảm sốt không nên dùng trứng vì lượng đạm cao trong trứng sẽ khiến thân nhiệt của trẻ càng tăng cao, khó bình phục.


- Cá và hải sản: không nên cho trẻ ăn cá trước 6 tháng tuổi. Các loại thủy hải sản khác không nên cho trẻ ăn khi chưa được một tuổi. Sau đó cũng phải thử cho trẻ ăn dần với từng lượng nhỏ để thử phản ứng của trẻ.


- Lạc và các loại hạt (hồ đào, óc chó…): không nên cho các bé có tiền sử bị dị ứng ăn các loại hạt và các thực phẩm có thành phần này cho đến khi bé được 3 tuổi.


Bạn cũng nên tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng và lối sống gần gũi với thiên nhiên. Những sản phẩm chế biến “siêu sạch” có thể an toàn với trẻ nhưng không giúp trẻ đương đầu với dị ứng thức ăn ở các lứa tuổi lớn hơn. Những sản phẩm tự nhiên được chọn lọc rất có lợi cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ, giúp tạo ra các kháng thể đối phó với tình trạng dị ứng thực phẩm.


Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và tăng cường hấp thu dưỡng chất cho trẻ. Bởi lẽ, với tình trạng dị ứng thực phẩm, trẻ có thể phải hạn chế, thậm chí ngừng hẳn việc dùng một số loại thực phẩm thiết yếu, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng, dinh dưỡng và đặc biệt là các loại vi chất dinh dưỡng ở trẻ.


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét