Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm đến dưới 1 tuổi, dường như các bậc cha mẹ cho rằng cá biển và hải sản có vẻ không an toàn để làm thực đơn ăn dặm cho các em bé, chưa kể mùi vị khá đặc biệt của chúng. Vậy bạn có cam tâm bỏ qua cơ hội cho bé tiếp cận sớm với một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất thế giới không?


Những món quà từ biển cả


Hầu hết chúng ta đều đã nghe về những lợi ích của axit béo omega-3, một trong những loại dưỡng chất thiết yếu được tìm thấy nhiều trong hải sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng mình chúng cũng góp mặt vào sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh và hơn thế còn là một dưỡng chất tốt cho trẻ từ đầu đến chân, từ não bộ đến làn da. Dù vậy, hầu hết phụ huynh tỏ ra không yên tâm lắm về việc cho thiên thần nhỏ xíu của mình ăn cá biển vốn rất giàu dưỡng chất DHA – là loạt axit béo omega-3 tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Vậy hãy xem những gì mà việc cho bé ăn dặm với ăn cá đem lại cho bé và cho chính bạn:


Giúp bé thông minh hơn.


Vào thập niên 80 và đầu 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy rằng các bé sơ sinh được nuôi bằng công thức bổ sung DHA có tốc độ phát triển kỹ năng nhận thức tốt hơn. Trải qua nhiều nghiên cứu và thực nghiệm, đến năm 2001, Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ cho phép bổ sung chất tăng cường trí não DHA vào các công thức dành cho trẻ sơ sinh. Kể từ đó, các chứng cứ về tác dụng của DHA liên tục được công bố. Một nghiên cứu năm 2003 nhận thấy các bà mẹ bổ sung omega-3 trong suốt thai kỳ và thời gian cho con bú thì con của họ sẽ phát triển nhận thức sớm hơn 4 năm tuổi so với các trường hợp không bổ sung DHA. Vào năm 2005, một nghiên cứu khác công bố trẻ tiểu học được bổ sung omega-3 có kỹ năng đọc và chính tả tốt hơn. Não trẻ phát triển nhanh nhất trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển thần tốc trong năm đầu đời, nhân ba về kích thước vào cuối năm đầu tiên, đây chính là thời gian lý tưởng để bổ sung DHA cho trẻ.


Tập trung tốt hơn.


Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng các bà mẹ có nồng độ DHA trong máu cao tại thời điểm sinh con thì các bé này khi vào tuổi chập chững sẽ có khả năng duy trì tập trung tốt hơn những bé mà mẹ có nồng độ DHA thấp hơn.


Cải thiện thị lực.


DHA được chứng minh là giúp bé sơ sinh có khả năng nhìn sắc nét hơn.


Ổn định tâm trạng.


Nghiên cứu cho thấy người trưởng thành tiêu thụ omega-3 nhiều hơn có tỉ lệ rối loạn tâm trạng thấp hơn và phụ nữ ăn nhiều cá giàu omega-3 trong suốt thai kỳ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau sinh hơn. Vì sao vậy? Omega-3 có thể tác động lên não bộ làm tăng nồng độ các hormone “hạnh phúc” như dopamine và serotonin – các dẫn xuất thần kinh này cũng là mục tiêu của các thuốc chống trầm cảm theo toa.


Tăng cường miễn dịch.


Các axit béo tuyệt vời này còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Trong một nghiên cứu, các bé tuổi chập chững được bổ sung dầu cá vào sữa công thức có nồng độ protein cao hơn quyết định chức năng miễn dịch tốt hơn so với những trẻ chỉ uống sữa công thức và sữa bỏ bình thường.


Phòng chống chàm.


Omega-3 giúp giảm viêm ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Vì vậy, thực đơn ăn dặm cho bé với thịt cá hồi hoặc cá ngừ trắng trước 9 tháng tuổi có thể bảo vệ bé khỏi chứng dị ứng da – theo một nghiên cứu của Thụy Điển.


 


Những lo ngại từ cha mẹ khi cho bé ăn cá


Mặc dù cá và hải sản tốt như vậy nhưng những quan ngại của các bậc cha mẹ về khi chọn hải sản làm thực đơn cho bé không phải là không có căn cứ. Đó là:


Hình thành cơ địa dị ứng hải sản.


Hải sản (bao gồm cả tôm, cua, cá, mực…) được xếp trong nhóm các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao và nhiều năm qua người ta tin rằng cho trẻ nhỏ ăn những thực phẩm này sớm sẽ càng làm tăng nguy cơ phát triển cơ địa dị ứng với các dị nguyên này. Tuy nhiên, từ năm 2008, các nhà khoa học dinh dưỡng Mỹ đã chứng minh giả thuyết này là không có cơ sở, cơ địa dị ứng của một người không phụ thuộc vào việc họ tiếp xúc dị nguyên đó sớm hay muộn vài tháng.


Vì vậy nếu gia đình bạn có lịch sử bị dị ứng thực phẩm, bạn có thể cho bé thử loại thực phẩm đó muộn hơn khi bé đã lớn và cứng cáp nhờ đó tình trạng dị ứng sẽ đỡ gây ảnh hưởng nặng đến bé hơn (chứ cũng không giúp bé không hoặc ít dị ứng với món đó hơn). Các loại thực phẩm thường gây dị ứng bao gồm trứng, đậu phộng, các loại hạt và hải sản có vỏ (tôm, cua, sò, ốc) – nhưng thường nguyên nhân gây dị ứng nằm ở vỏ, gạch (tôm, cua) và trứng của chúng.


Hàm lượng thủy ngân cao.


Thủy ngân là một độc tố thần kinh khá mạnh, đặc biệt ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ, tuy nhiên lượng thủy ngân trong hầu hết các loại tôm cá nhỏ là không đáng kể nếu được dùng với khẩu phần hợp lý. Các loài sinh vật biển đều chứa một lượng thủy ngân nhất định, tuy nhiên những loại cá lớn và sống lâu có hàm lượng thủy ngân cao hơn, do vậy cần tránh trong thực đơn cho bé ăn dặm những loại cá như cá thu lớn, cá ngừ đại dương, cá kình, cá mập, cá cờ, cá cờ. Cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp và là loại cá rất giàu omega-3.


Nỗi ám ảnh xương cá.


Hóc xương cá là nỗi lo có tính ám ảnh của bố mẹ, nhất là khi bé còn quá nhỏ. Mặc dù khi làm cá cho con, bố mẹ đều lọc rất kỹ xương và xay nhuyễn (các bé lớn hơn có thể ăn ruốc cá) nhưng vẫn lo không thể lấy sạch xương dăm rất nhỏ trong cá và chiếc xương này sẽ mắc vào thực quản của bé khiến bé đau và khó ăn uống. Chính vì vậy, phụ huynh được khuyên không nên chọn những loại cá nhỏ hoặc có nhiều xương dăm (xương chĩa ba), thay vào đó hãy chọn những loại cá dễ tách xương như cá hồi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét