Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Bạn có thể biết mình đang có thai ngay từ tuần này bằng que thử thai tại nhà, nhưng để có kết quả chính xác hơn, hãy đợi dấu hiệu có thai chính xác nhất là khi kỳ kinh tiếp theo bị trễ.


Nếu kết quả thử thai cho kết quả dương tính, bạn nên tìm một dịch vụ y tế để đặt hẹn khám thai. Hầu hết các thai phụ chỉ cần khám thai từ tuần thứ 8 trở đi trừ khi đã từng gặp khó khăn khi mang thai hoặc có triệu chứng bất thường cần kiểm tra lại. Nếu bạn đang sử dụng thuốc – dù là loại kê toa hoặc không cần toa – hãy tham vấn bác sĩ ngay để biết chúng có an toàn cho bé hay không.


Ngay từ khi có kế hoạch sinh con, bạn đã cần phải bổ sung vitamin tiền thai kỳ chứa ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày; đến khi có thai, lượng axit folic cần tăng gấp rưỡi – vào khoảng 600mcg / ngày.


Sáu tuần kế tiếp tối quan trọng với sự phát triển của bé. Nhau thai và dây rốn đã hoạt động, vận chuyển dinh dưỡng và dưỡng khí cho bé. Thông qua nhau thai, bé sẽ tiếp cận được với những gì mẹ đưa vào cơ thể mình, vì vậy hãy đảm bảo những gì bạn ăn vào là tốt cho cả hai mẹ con.


Trong trường hợp kết quả thử thai cho kết quả âm tính nhưng bạn vẫn không thấy kinh nguyệt trở lại, hãy thử lại vào tuần sau. Bạn đừng vội thất vọng, chỉ là một số que thử nước tiểu không đủ nhạy để bắt được tín hiệu thai kỳ ở tuần này mà thôi.


 


Nếu bạn đã cố gắng thụ thai cả năm rồi hoặc lâu hơn (lâu hơn 6 tháng nếu bạn trên 35 tuổi) mà không thành công, hãy đề nghị cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm khả năng sinh sản ở cả hai vợ chồng. Kết quả của các xét nghiệm này đôi khi không dễ chấp nhận, nhưng dù sao hiểu rõ vấn đề của mình cũng sẽ giúp các bạn tìm phương án điều trị phù hợp, để kết quả cuối cùng là có được một đứa con xinh đẹp khỏe mạnh.


Trong tuần này, mỗi ngày bạn có thể mong đợi những thay đổi gì với cơ thể mình? Và bạn nên làm gì mỗi ngày?


Ngày thứ 15: Mô tử cung của mẹ được giao phó một thiên chức của người mẹ, đó là tạo nên cái kén bảo vệ cho thai nhi và hệ hỗ trợ của bé.


Ngày thứ 16: Từ ngày này, khi đã xác định mang thai, cơ thể bạn sẽ cần nhiều sắt hơn. Mẹ sẽ cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày cho sự phát triển của thai nhi.


Ngày thứ 17: Bạn có thể sẽ trải qua một số cơn co thắt nhẹ tại thời điểm này và tăng tiết dịch âm đạo. Những triệu chứng có thai này cũng giúp mách bảo với bạn rằng bạn đã có thai.


Ngày thứ 18: Cơ thể của bạn bắt đầu hấp thụ nhiều canxi hơn từ thức ăn và sẵn sàng hút canxi từ nguồn dự trữ của mẹ nếu cần để hỗ trợ cho sự phát triển của bé.


Ngày thứ 19: Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khác thường vào ngày này, khi cơ thể bạn bận rộn với việc tạo khuôn cho một con người nhỏ.


Ngày thứ 20: Lúc này, bạn có thể cảm thấy vị tanh kim loại trong miệng, cơn đau ở vú, mệt mỏi hoặc buồn nôn. Một số phụ nữ không nhận thấy dấu hiệu mang thai hay bất kỳ khác biệt nào trên cơ thể họ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.


Ngày thứ 21: Nguy cơ nhiễm độc men tăng cao ở phụ nữ mang thai và cơ thể của bạn cũng sản sinh ra nhiều nội tiết tố nữ estrogen hơn. Nếu tại thời điểm nào đó của thai kỳ, bạn thấy ngứa ngáy, tấy rát, tiết dịch bất thường hoặc cảm giác nóng buốt khi đi tiểu, hãy nhờ tư vấn của bác sĩ để được điều trị đúng mức.


Bạn sẽ cảm thấy gì trong tuần này?


63% bà mẹ cảm thấy ngực đau và nhạy cảm trong tuần này.


54% bà mẹ cảm thấy kiệt sức trong tuần này.


44% bà mẹ cảm thấy trướng bụng trong tuần này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét