Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Tập cho bé ăn dặm từ  5-6 tháng tuổi


Trong thực đơn ăn dặm ,thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Chắc có lẽ thế mà bước đầu mới tập ăn, khoảng 2 tuần đầu, chưa cần cho bé ăn đạm.


Cách chế biến thịt cá:


- Lấy loại thịt nạc, cá trắng.


- Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.


- Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.


- Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt đã rồi rây.


Nếu làm thực đơn cho bé nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.


Lời khuyên cho các mẹ khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi: Tâm lý ai cũng thế, con ăn được thứ này, thứ kia là muốn làm ngay thật nhiều món ngon thay đổi cho con tuy nhiên càng cho con ăn món đơn giản càng tốt, đúng vị của thực phẩm sẽ tốt hơn và có hiệu quả cao trong các giai đoạn tiếp theo.


 


Cho bé 7,8 tháng tuổi ăn dặm


Giai đoạn này bé nên được chuyển sang ăn cháo. Với công thứ nấu cháo 1:7 nghĩa là 1 gạo 7 nước, sau đó vẫn cần rây. Ninh cháo bằng bếp dễ bị mất nước, nên các mẹ hay dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa.


1 – 2 tuần đầu của giai đoạn này, cháo vẫn cần rây, cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau (độ đặc loãng đã nói ở trên). Tới tuần thứ 3 thì không rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.


 


Cách làm tăng độ thô: 5,6 tháng bé ăn cháo hạt mịn. Thực đơn cho bé giai đoạn 7,8 tháng ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Rồi tiếp đến nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt… Tuy nhiên lúc đầu để bé nuốt thô quen, thì vẫn nên làm loãng, nói dễ hiểu là lúc đầu bé ăn cháo loãng hạt vỡ 100%, rồi cháo loãng hạt vỡ 50% nguyên hạt 50%, rồi dần chuyển sang cháo loãng nguyên hạt, rồi cháo đặc nguyên hạt… (tùy theo từng bé mà các mẹ điều chỉnh)


Thực đơn ăn dặm cho bé 9-11 tháng


Ở giai đoạn này, cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính. Bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Vì vậy, thức ăn được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi (độ mềm như chuối là vừa). Có thể tập cho bé ăn những món ăn cứng hơn một chút. Thức ăn của bé được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 ~ 3 cm để bé có thể tự bốc ăn hoặc cầm nĩa ghim thức ăn cho vào miệng.


 


Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá nấu chín. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước).


 


Thực đơn cho bé ăn dặm 12-18 tháng


Bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của người lớn. Giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Có thể cho bé ăn cơm nát rồi đến cơm. Ngoài ra, tập cho bé tự ăn bằng muỗng và nĩa.


Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc ngừng cho bé uống sữa bột. Lúc này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).


Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn. Một số món cháo ngon cho bé giai đoạn này mẹ có thể tham khảo như: cháo lươn, cháo thịt bò..Xem thêm các món khác tại đây: https://www.huggies.com.vn/thuc-don-cho-be/

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Tâm lý làm mẹ ai cũng thế, con ăn được thứ này, thứ kia là muốn làm ngay thật nhiều món ngon thay đổi cho con. Nhiều mẹ cho con ăn dặm nhưng chưa thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm như thế nào hoặc bí ý tưởng trong việc lên thực đơn cho bé ăn dặm.


Cũng giống như những thay đổi khác đến với bé, việc ăn dặm nên được thực hiện từ từ. Thay vì ngưng hẳn sữa mẹ hay sữa bột bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào giữa hoặc sau khi uống sữa mỗi ngày 1 lần. Sữa mẹ hay sữa bột vẫn nên được duy trì là nguồn cung cấp dưỡng chất chính trong khi bắt đầu cho bé ăn dặm.


Khoai tây và cải bó xôi nghiền


Đây là một thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho em bé nhà bạn. Bé sẽ nhận được betacaroten, sắt và vitamin C từ món ăn này. Thành phần: 1 miếng khoai tây nhỏ đã gọt vỏ; 1 nắm (20g) rau cải bó xôi. Cách làm: Luộc khoai tây với ít nước (không nêm muối) cho đến khi khoai mềm. Cho rau cải bó xôi vào nồi khoai ít phút trước khi khoai chín. Để ráo nước, nghiền khoai tây và rau với ít sữa công thức đã pha của bé. Điều chỉnh độ lỏng – sệt bằng sữa công thức hoặc nước sôi để nguội.


Khoai lang


Khoai lang có màu sắc tuyệt đẹp và là một nguồn tốt của betacarotene. Thành phần: 1 củ khoai lang nhỏ.


Cách làm: Hấp hoặc luộc khoai lang cho đến khi khoai chín mềm (xiên được đũa qua). Để khoai ráo nước trước khi dầm nhuyễn. Thêm sữa công thức đã pha vào thành một món ngon miệng cho bé.


Súp lơ cho bé ăn dặm


Sự kết hợp giữa hai loại súp lơ cho bé nguồn chất sắt và vitamin C dồi dào. Thành phần: 1 phần hoa súp lơ xanh, 1 phần hoa súp lơ trắng.


Cách làm: Hấp 2 loại cho đến khi chúng chín mềm. Xay nhuyễn vào máy xay sinh tố với nước đun sôi để nguội hoặc sữa công thức đã pha của bé.


Chuối


Thành phần: 1 quả chuối chín nhỏ; 1-2 thìa bột gạo ăn dặm; 1-2 thìa sữa mẹ hoặc sữa bột rất tốt cho trẻ ăn dặm.


Cách làm: Dùng thìa dầm cho đến khi chuối mịn. Trộn bột gạo vào sữa rồi khuấy cùng chuối. Điều chỉnh lượng sữa và bột gạo để món ăn lỏng hoặc đặc hơn. Lưu ý: Với những món có thêm bột gạo thì nên pha bột gạo với nước ấm, theo hướng dẫn có trên bao bì. Bột gạo pha xong thì mới nêm vào hỗn hợp rau quả cho bé. Với những món có sữa công thức (sữa mẹ) thì có thể trộn bột từ từ với sữa là được. Chuối thường được các bé yêu thích. Chuối cũng là món dễ dàng để chuẩn bị, lại ngon, cũng như giàu kali cho thực đơn cho bé.


Carrot – thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm


Carrot giàu betacarotene và có vị ngọt tự nhiên. Thành phần: 1 củ carrot gọt vỏ, thái hạt lựu. Cách làm: Hấp carrot chín mềm. Xay nhuyễn carrot với máy sinh tố (cho kèm vào đó nước đun sôi để nguội hoặc sữa công thức đã pha của bé).

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đẩy đủ chất là một trong những yêu cầu thiết yếu hằng ngày của bé. Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm. Ngoài những món ăn với thịt, cá giàu protein thì mẹ cũng nên đổi món thực đơn cho bé với các món rau xanh và súp rau lạ miệng. Cùng xem qua một vài công thức sau đây nhé!


Súp cà rốt – mật ong


Màu sắc đẹp mắt cùng vị ngon hấp dẫn của súp cà rốt- mật ong sẽ khiến bé yêu thích mê ngay thôi. Bạn có thể thêm món súp này vào thực đơn cho bé nhà mình 1 – 2 lần một tuần để thay đổi khẩu vị nhé!


Nguyên liệu


- 150 gram cà rốt


- 1 muỗng cafe mật ong


- 15ml dầu nành


- Gừng băm nhỏ.


Hướng dẫn


Cà rốt gọt vỏ, băm nhuyễn. Cho cà rốt, mật ong, dầu nành, gừng và nước sạch vừa đủ vào nồi, khuấy đều, đậy nắp lại, đun với lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho đến khi cà rốt mềm, khi nấu lưu ý khuấy đều.


Súp rau


Ngoài các loại thịt, cá, tôm ra các mẹ nhớ phải bổ sung thêm cả rau củ vào thực đơn ăn dặm cho bé yêu nữa nhé. Gợi ý cho món Súp rau củ dưới đây không chỉ ngon mà còn cực bổ dưỡng nữa đó!


Nguyên liệu cần có 100g rau xanh


Hướng dẫn


Rau xanh nhặt lá non, rửa sạch, cắt nhỏ.


Bước 1: Cho một bát nước vào nồi, nấu sôi.


Bước 2: Cho rau vào nồi rồi đậy nắp lại. Sau khi nấu sôi, hạ bớt lửa, đun thêm khoảng 3 – 5 phút, bắt xuống, vớt lá rau ra, đợi nhiệt độ của nước canh thích hợp mới cho bé uống.


Cà chua dầm sữa


Nếu không có cà chua bi, bạn có thể thay bằng cà chua thường. Món này có nhiều nước, vị ngọt mát nên trẻ cũng rất dễ ăn, đổi vị cho thực đơn ăn dặm.


Nguyên liệu


- Cà chua bi 1 quả


- Sữa bột khoảng 10 cc


Hướng dẫn


Bước 1: Cà chua bi trần qua nước nóng, lột sạch vỏ.


Bước 2: Cho vào lò vi sóng quay chín, bỏ hạt, đánh nhuyễn.


Bước 3:  Tiếp đó cho sữa vào, đánh đều.


 


Bơ ăn dặm cho bé


Do kết cấu sánh mịn, có thể xay nhuyễn như kem cũng như giá trị dinh dưỡng cao và dễ nuốt, lại không làm đau lợi của bé nên quả bơ là một trong những thực phẩm đầu tiên mẹ nên chọn để cho con ăn dặm. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác để tạo nên hỗn hợp món ăn ngon lành cho bé.


Nguyên liệu: Bơ và Sữa mẹ hay sữa bột


Hướng dẫn


Bơ trộn với khoảng 200ml sữa mẹ hay sữa bột đã pha để tạo thành kết cấu lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.


Bước 1: Các mẹ bổ quả bơ theo chiều dọc, nhẹ nhàng dùng tay xoay ngược hai nửa quả bơ cho đến khi thấy nó tách ra. Dùng thìa để xúc bỏ hạt hoặc dùng con dao sắc, ấn nhẹ vào hạt cho đến khi hạt quả bơ dính vào dao thì nhẹ nhàng nhấc hạt ra ngoài. Dùng thìa xúc thịt quả bơ.


Bước 2: Cho bơ vào xay cho đến khi bơ mịn. Thêm sữa mẹ  hoặc sữa công thức hay ít nước lọc để bơ loãng. Với bé từ 10 tháng trở lên có thể ăn được bơ đặc thì chỉ cần dùng thìa miết nhẹ thịt quả bơ rồi quấy cho bơ mịn, thay vì xay nhuyễn.


Các mẹ có thể cho bé ăn bơ riêng hoặc kết hợp với chuối chín thành món giàu omega 3 và kali. Cách kết hợp với chuối rất đơn giản, chỉ cần cho chuối và bơ vào xay nhuyễn, có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để làm loãng hỗn hợp này là bé có món ngon để tập ăn. Món ăn này vừa dùng cho bé bắt đầu ăn dặm và cũng dùng trong thực đơn cho bé 6 tháng tuổi đều rất tốt cho bé.

Trong vài tháng đầu tiên, việc chăm sóc em bé ăn diễn ra khá đơn giản vì trẻ chủ yếu là bú sữa. Nhưng đến giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể sẽ bắt đầu cho con ăn dặm, lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé và chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý sẽ được đặt ra.


Trong danh sách thực đơn các món ăn dặm cho bé, không thể nào thiếu được thành phần rau củ và hoa quả. Trái cây và rau xanh có rất nhiều khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ, đồng thời rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp bé không bị táo bón.


Sau đây là gợi ý một số món cháo dinh dưỡng cho các mẹ chuẩn bị thực đơn cho bé, với tiêu chí giàu dinh dưỡng và ngon miệng cho bé. Các mẹ cùng xem qua nhé.


 


Cháo thịt heo trứng bắc thảo


Thực đơn ăn dặm với Cháo trứng bắc thảo là món ăn dinh dưỡng, dễ chế biến với những nguyên liệu đơn giản. Một chút hành tươi và trứng bắc thảo cho tô cháo thịt thường ngày sẽ làm mới khẩu vị của trẻ hơn.


Nguyên liệu


- 1 nắm gạo ngon


- 30 gram thịt nạc thăn


- 1 miếng trứng bắc thảo


- Hành tươi cát nhỏ


- Hạt nêm, dầu ăn tinh luyện


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo đãi sạch, cho vào nồi cùng với nước lạnh, đun sôi, vặn nhỏ lửa, ninh chín nhừ.


Bước 2: Thịt nạc bằm nhỏ, ướp với ít hạt nêm. Trứng bắc thảo xắt nhỏ.


Bước 3: Cháo chín, cho thịt bằm, trứng bắc thảo, đảo cho chín đều, nêm hạt nêm, hành tươi, múc ra tô và thưởng thức.


 


Cháo nấm thịt bò viên


Sự kết hợp vị ngọt của thịt bò viên với mùi hương đậm đà của nấm tạo nên món Cháo nấm thịt bò viên  không những ngon, còn dễ tiêu hóa và thích hợp làm thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi.


 


Nguyên liệu


- 150 gram nấm đông cô


- 150 gram thịt bò


- 50 gram đậu xanh


- 2 củ cà rốt


- 1 bó cải xanh


- 3 lát đậu hủ chiên


- Tiêu hạt trắng


- Hành lá


 


Hướng dẫn


Bước 1: Nấu 1 nồi cháo đậu xanh tùy theo số lượng người ăn. Cháo nấu càng nhuyễn càng ngon.


Bước 2: Thịt bò băm nhuyễn (có thể mua thịt bò băm sẵn ở siêu thị ), ướp gia vị, vo thành từng viên, mỗi viên kèm theo 1 hạt tiêu trắng. Vị cay nhẹ và mùi thơm của tiêu sẽ làm thịt bò viên ngon hơn.


- Cà rốt thái hạt lựu.


- Mỗi miếng đậu hũ cắt làm 8.


- Bắt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu nóng cho hành củ vào khử, sau đó cho nấm đông cô xào sơ qua nêm gia vị nắm mì chính, ớt tươi.


Bước 3: Cháo chín cho cà rốt vào đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó cho thịt bò viên, đậu hũ vào, chờ thêm 4 phút rồi cho thêm nấm đông cô vào.


Bước 4: Chờ cho nồi cháo sôi lại nêm gia vị cho vừa ăn.


Thực đơn cho bé lạ miệng với Cháo mực thịt heo cải ngọt


Nếu muốn một món ăn ngon nhưng lại đơn giản vào ngày đầu tuần bận rộn, đừng quên cho món Cháo mực thịt heo cải ngọt vào thực đơn cho bé con nhà  bạn. Món này rất bổ dưỡng mà lại không làm mất thời gian của mẹ đâu nhé!


Nguyên liệu


- 2/3 chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc


- 1 muỗng canh vun cải ngọt băm nhuyễn (10g)


- 1 muỗng canh gạt thịt heo băm nhuyễn (10g)


- 1 muỗng canh gạt mực ống băm nhuyễn ( 20g)


- 1 muỗng canh gạt dầu (5g)


-  1/3 chén nước


Hướng dẫn


Bước 1: Cho nước, cháo, mực và thịt vào nồi, khuấy đều, bắt lên bếp đun sôi.


Bước 2: Cho cải ngọt và dầu ăn vào khuấy đều.


Bước 3: Nêm nếm vừa ăn. Cháo chín, nhấc xuống để nguội bớt và cho bé ăn.

Khoảng 5-6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm bổ sung năng lượng nhưng thức ăn chính của bé trong giai đoạn đầu vẫn là sữa, vì sữa có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng, đặc biệt nguồn canxi dễ hấp thu nhất. Do đó chế độ ăn tháng này bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng. Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, thực đơn ăn dặm nên là bột ngọt và loãng để tập cho trẻ ăn dặm, sau đó đặc dần là để hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi tiêu hóa được thức ăn. Lớn hơn thì thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi nên là bột mặn và lợn cợn để bé tập nhai dần.


 


Bột dùng để nấu bột cho con ăn dặm có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Có thể xay gạo thành bột ăn dặm cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn. Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm là có thể cho bé ăn.


Thực đơn cho bé phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.


Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…


Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.


Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…


Công thức nấu bột cho trẻ ăn dặm


- 200ml nước


- 10g đạm (thịt/cá…)


- 10g rau/củ


- 5g dầu ăn


- 1/2 muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)


 


thực đơn ăn dặm


+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).


+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.


+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn.

Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường. Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn dặm bằng hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay… lưu ý là không cần đun sôi hay hấp chín trái cây đâu nhé, chỉ cần rửa tay sạch và tiệt trùng các dụng cụ đựng là được.

Bí đỏ có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao vì vậy nó là thực phẩm rất tốt cho cơ thể, ngoài ra bí đỏ có chứa phong phú carôtin và các loại vitamin B là một lựa chọn tốt cho bé. Bạn nên bổ sung bí đỏ vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ và cho bé ăn chay, trộn chung bí đỏ với món bột của bé hoặc bạn có thể nấu cháo bí đỏ, lẫn với thịt gà. Dưới đây là gợi ý một số món ăn ngon từ bí đỏ mà các mẹ có thể tham khảo cho thực đơn cho bé ăn dặm.


Súp bí đậu đỏ


Món súp này mang hương vị hấp dẫn vì có sự kết hợp thú vị của bí và đậu đỏ, là 2 nguyên liệu rất mát và bổ dưỡng, giúp bé ngủ ngon giấc và kích thích bé thèm ăn hơn. Món ăn


Nguyên liệu


- 30 gram bí đỏ


- 20 gram đậu đỏ hạt lớn


- 20 gram thịt gà


- 1 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng dầu ăn


- 200 ml nước


- 1 muỗng sữa bột (loại sữa bé đang dùng)


 


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ bí đỏ, luộc chín bí và đậu. Hấp chín thịt gà, xé nhuyễn.


Bước 2: Xay nhuyễn bí và đậu, cho vào nước sôi, bắt lên bếp. Khuấy bột gạo với một ít nước lạnh cho tan rồi cho vào nồi súp. Để lửa nhỏ.


Bước 3: Quậy tan sữa với một chút nước ấm, cho vào nồi. Nêm một chút muối (nếu thích), rồi cho dầu ăn vào.


Bước 4: Múc ra chén và cho thêm thịt gà lên trên.


Bột ăn dặm cho bé với gà và bí đỏ


Thực đơn ăn dặm của bé thật thiếu sót khi không có món ăn này. Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng. Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích làm thực đơn ăn dặm cho bé.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng canh bí đỏ xay nhuyễn


- 1 muỗng canh thịt gà xay nhuyễn


- 1 muỗng cafe dầu ô liu


- Nước ( tùy các bé thích ăn đặc hay loảng thì mẹ chủ động pha chế)


Hướng dẫn


Bước 1: Cho thịt gà vào nấu chín với nước.


Bước 2: Cho bí đỏ vào nấu mềm đánh đều.


Bước 3: Trộn bột vào khuấy đều


Bước 4: Khi bột đã chín cho 1 muỗng cafe dầu ôliu sau đó tắt bếp và khuấy đều.


Để nguội trước khi cho bé ăn


 


Bột sữa bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng trong thực đơn cho bé ăn dặm.  Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích cho các bé đang độ tuổi ăn dặm.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 8 muỗng canh sữa bột (Loại bé đang dùng)


- 1 chén nước sạch


- 1 muỗng canh bí đỏ luộc chín tán nhuyễn


- 1 muỗng canh dầu oliu cho bé


Hướng dẫn


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi.Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.

Nấm đùi gà kho gừng


Nấm giòn ngọt, thơm mùi gừng và gia vị thật thấm, ăn không bị ngấy.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay còn gọi là nấm bào ngư, tầm 400g


- 1 nhánh gừng vừa ăn


- Muối, đường, hạt nêm, dầu điều, nước mắm, tỏi


- Nếu nấu chay, bạn có thể thay hạt nêm bằng hạt nêm chay, nước mắm thay bằng xì dầu và tỏi thay bằng đầu hành barô.


Cách làm nấm đùi gà kho gừng


Bước 1:Nấm đùi gà cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, cắt khoanh tròn, ngâm nấm vào âu nước lọc có pha một ít muối khoảng 15 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch


Bước 2:


- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.


- Đun nóng một ít dầu điều, phi tỏi thơm, cho gừng vào xào, xào khoảng 1-2 phút.


Bước 3: Cho nấm vào đun cùng, rưới vào một ít nước mắm và một thìa nhỏ đường, đậy kín nắp, vì khi đun nấm sẽ ra tiết ra nước, nên bạn không cần phải thêm nước khi kho.


Bước 4: Đun khoảng 6-10 phút, bạn mở nắp nồi ra, cho gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ để nấm thấm gia vị, thỉnh thoảng cầm tay cầm của nồi lắc đều.


Bước 5: Đun đến khi ăn thử phần nấm vừa ý, phần nước kho cạn bớt thì bạn tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ. Múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.


 


Nấm đùi gà xào thịt bò


Món xào với nấm giòn và ngọt, thịt bò mềm, đơn giản nhưng đủ chất cho cả gia đình.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay nấm rơm tùy theo sở thích của bạn


- 300g thịt bò thái lát


- Nửa củ hành tây màu tím


- Muối, hạt nêm, dầu hào, hành lá, dầu mè, nước mắm và tỏi


Cách làm nấm đùi gà xào thịt bò:


Bước 1:


- Nấm đùi gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt bỏ chân nấm, rửa lại cho thật sạch


- Thái nấm thành từng lát vừa ăn


Bước 2:


- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào bát thịt bò nửa thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, một ít dầu hào, trộn đều ướp khoảng 30 phút.


- Hành tây bóc bỏ vỏ khô bên ngoài, rửa sạch, bổ múi cau. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.


Bước 3: Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho thịt bò vào xào chín lửa lớn, thịt bò chín tái thì đổ ra đĩa để riêng.


Bước 4: Dùng lại nồi nhỏ đó cho nấm vào xào chín, rưới một ít nước mắm vào nồi nấm, xào khoảng 5 phút thì cho tiếp hành tây vào xào cùng, xào đến khi hành chín, nêm gia vị lại vừa ăn.


Bước 5: Cho thịt bò vào xào cùng, thêm một ít dầu mè vào đảo cùng, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn,


Bước 6: Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào. Múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.


Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể


Nguyên liệu


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn


 


Hướng dẫn làm nấm đùi gà chiên trứng ngỗng


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.


- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.


- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn. Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.


Nấm đùi gà kho gừng


Nấm giòn ngọt, thơm mùi gừng và gia vị thật thấm, ăn không bị ngấy.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay còn gọi là nấm bào ngư, tầm 400g


- 1 nhánh gừng vừa ăn


- Muối, đường, hạt nêm, dầu điều, nước mắm, tỏi


- Nếu nấu chay, bạn có thể thay hạt nêm bằng hạt nêm chay, nước mắm thay bằng xì dầu và tỏi thay bằng đầu hành barô.


 


Cách làm nấm đùi gà kho gừng


Bước 1:Nấm đùi gà cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, cắt khoanh tròn, ngâm nấm vào âu nước lọc có pha một ít muối khoảng 15 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch


Bước 2:


- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.


- Đun nóng một ít dầu điều, phi tỏi thơm, cho gừng vào xào, xào khoảng 1-2 phút.


Bước 3: Cho nấm vào đun cùng, rưới vào một ít nước mắm và một thìa nhỏ đường, đậy kín nắp, vì khi đun nấm sẽ ra tiết ra nước, nên bạn không cần phải thêm nước khi kho.


Bước 4: Đun khoảng 6-10 phút, bạn mở nắp nồi ra, cho gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ để nấm thấm gia vị, thỉnh thoảng cầm tay cầm của nồi lắc đều.


Bước 5: Đun đến khi ăn thử phần nấm vừa ý, phần nước kho cạn bớt thì bạn tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ. Múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.


 


Nấm đùi gà xào thịt bò


Món xào với nấm giòn và ngọt, thịt bò mềm, đơn giản nhưng đủ chất cho cả gia đình.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay nấm rơm tùy theo sở thích của bạn


- 300g thịt bò thái lát


- Nửa củ hành tây màu tím


- Muối, hạt nêm, dầu hào, hành lá, dầu mè, nước mắm và tỏi


 


Cách làm nấm đùi gà xào thịt bò:


Bước 1:


- Nấm đùi gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt bỏ chân nấm, rửa lại cho thật sạch


- Thái nấm thành từng lát vừa ăn


Bước 2:


- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào bát thịt bò nửa thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, một ít dầu hào, trộn đều ướp khoảng 30 phút.


- Hành tây bóc bỏ vỏ khô bên ngoài, rửa sạch, bổ múi cau. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.


Bước 3: Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho thịt bò vào xào chín lửa lớn, thịt bò chín tái thì đổ ra đĩa để riêng.


Bước 4: Dùng lại nồi nhỏ đó cho nấm vào xào chín, rưới một ít nước mắm vào nồi nấm, xào khoảng 5 phút thì cho tiếp hành tây vào xào cùng, xào đến khi hành chín, nêm gia vị lại vừa ăn.


Bước 5: Cho thịt bò vào xào cùng, thêm một ít dầu mè vào đảo cùng, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn,


Bước 6: Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào. Múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.


Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể


Nguyên liệu


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn


Hướng dẫn làm nấm đùi gà chiên trứng ngỗng


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.


- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.


- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn. Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.