Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Thực đơn ăn dặm không bao giờ thiếu cháo. Với một thực đơn đầy đủ dưỡng chất hợp lý trẻ sẽ tăng cân đều đặn, phát triển kỹ năng, tốt về cân nặng, trí tuệ , thể chất nếu được ăn những món cháo ngon, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, có nhiều bà mẹ thiếu kiến thức hoặc không hiểu biết đã có những sai lầm trong việc nấu cháo cho con, khiến trẻ ăn bao nhiêu cũng không tăng cân, thậm chí còn suy dinh dưỡng, còi xương. Nguyên nhân vì sao, mời các bạn tham khảo bài viết này:


 


Nấu một nồi cháo to cho trẻ ăn cả ngày


Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn dặm cả ngày, như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.


Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi. Đây là lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng.


Vì vậy, nếu sau một thời gian mà các bé không tăng cân thì nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa.


 


Cho thêm ngũ cốc vào cháo


Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào thực đơn cho bé ăn dặm . Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu và đầy bụng.


 


Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ


Khi thấy cháo của con ăn có vẻ nhạt nhẽo, nhiều bà mẹ liền bỏ thêm các loại gia giảm có hương vị quá nồng. Thực tế, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng vì nó có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non trẻ của bé.


 


Dùng nước hầm xương nấu cháo


Có không ít bà mẹ chế biến thực đơn ăn dặm cho bé bằng cách hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các bà mẹ này tin rằng, nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể hấp thu hết những chất này. Vậy như, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân.


Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.


 


Bỏ dầu ăn vào cháo sẽ khiến trẻ bị đau bụng?


Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến con bị đau bụng là suy nghĩ sai lầm bởi lẽ dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.


Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong thực đơn cho bé.

Nhiều mẹ có thói quen  nấu cháo cho bé ăn dặm bằng cách đặt thêm nồi cháo của bé vào nồi cơm điện của gia đình. Cách này khá thuận tiện, khi cơm chín thì phần gạo trong nồi của bé thành cháo. Tuy nhiên, cháo ăn dặm cho bé không chỉ được nấu riêng từ gạo mà phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn có nhiều cách khác nấu cháo cho bé, như nấu từ cơm, nấu từ bánh mỳ. Sau đây, mời các mẹ tham khảo hướng dẫn nấu cháo ăn dặm cho bé từ những nguyên liệu khác.


Thực đơn ăn dặm từ gạo


Tỉ lệ gạo và nước cho bé:


5 đến 6 tháng tuổi : 1 gạo + 10 nước (cháo chín – rây qua lưới – cho bé ăn)


7 đến 8 tháng tuổi : 1 gạo + 7 nước (cháo chín – cho bé ăn cháo nguyên hạt)


9 đến 11 tháng tuổi: 1 gạo + 5 nước (cháo chín – cho bé ăn cháo nguyên hạt)


Cách nấu:


- Vo sạch gạo trước khi nấu. Sau đó cho gạo và nước vào đúng tỉ lệ vào nồi.


- Ngâm gạo trong nồi khoảng 30 – 60 phút.


- Cho nồi lên bếp, đun sôi nhỏ lửa khoảng 40 phút.


- Tắt bếp, vẫn đậy kín vung, ủ thêm 15 phút nữa, cháo sẽ ngon hơn.


Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas: Ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu, gạo sẽ hút đủ nước, cháo mới ngon. Vặn lửa “siêu nhỏ” để khi sôi nước không bị trào ra ngoài. Đậy kín nắp để nước bốc hơi ít, cháo không bị thiếu nước.


Nấu cháo cho bé ăn dặm từ cơm


Tỉ lệ cơm và nước để nấu cháo:


5 đến 6 tháng tuổi : 1 cơm + 5 nước (cháo chín > rây qua lưới > cho bé ăn)


7 đến 8 tháng tuổi : 1 cơm + 3~4 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)


9 đến 11 tháng tuổi: 1 cơm + 2 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)


Cách nấu:


- Cho cơm và nước vào nồi theo đúng tỉ lệ.


- Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm ra là được.


Nấu cháo cho bé ăn dặm từ bánh mì


- Cho bánh mì (cắt bỏ phần bìa, xé nhỏ) và nước vào nồi


- Đun sôi nhỏ lửa khoảng 1~2 phút


- Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)


* Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi : 1 bánh mì + 5 nước


Cháo 1:10 đã rây qua lưới (30 g). Nấu bằng bếp gas.


Cháo 1:10 đã rây qua lưới (30g).


Cháo 1:7 nguyên hạt (50g). Nấu bằng bếp gas.


Cháo 1:7 nguyên hạt (50 g).


Cháo 1:5 nguyên hạt (100 g). Nấu bằng bếp gas.


Cháo 1:5 nguyên hạt (100 g).

Trẻ sơ sinh – Những tiếng đồng hồ đầu tiên khi bé chào đời


Bạn có bao giờ tự hỏi rằng mọi việc sẽ như thế nào trong những tiếng đồng hồ đầu tiên khi bé chào đời? Phải chăng bạn sẽ cảm thấy thoải mái ngắm nhìn thiên thần bé bỏng của mình với niềm vui sướng tột cùngvà bắt đầu cuộc hành trình khi làm mẹ? Hay cả hai mẹ con sẽ vẫn phải cần đến sự chăm sóc và theo dõi của bác sĩ? Bạn sẽ không có được câu trả lời cho đến lúc bé chào đời, vì vậy bạn đừng quá lo lắng về lần đầu tiên được gặp mặt bé yêu. Bạn sẽ có khoảng thời gian ngọt ngào để làm quen với bé và những quoãng thời gian sau đó để chăm sóc trẻ sơ sinh.


Sinh con là một công việc đầy khó khăn, tổn hao sinh lực và vô cùng mệt mỏi, người mẹ sẽ có cảm giác hoàn toàn kiệt sức ngay sau khi bé vừa chào đời. Nhưng bạn sẽ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sung sướng tràn ngập không gì bằng khi bạn có thể được tự tay ôm bé vào lòng. Sau sinh, đa số bà mẹ thường cảm thấy thật nhẹ nhõm và bình yên khi được ôm ấp, nựng nịu thiên thần nhỏ của mình.


Một vài giây đầu tiên sau khi sinh, bé không còn tiếp nhận khí oxi và dinh dưỡng qua nhau thai nữa mà chuyển sang tự hít thở và tiêu hóa thức ăn, nước uống. Đây là giai đoạn chuyển đổi từ tuần hoàn bào thai sang tuần hoàn sau khi sinh. Sự thay đổi này diễn ra một cách tự nhiên: một van ở tim bé đóng lại và các mô của phổi tiếp nhận máu. Sau đó, bé có thể bắt đầu hít không khí vào trong phổi đồng thời cung cấp oxi cho máu.


Khi bé được sinh ra, dây rốn có thể được kẹp ngay lúc đó, sau 5 phút hoặc có thể lâu hơn khi các xung của dây rốn đã ngưng lại. Thao tác này cũng như việc bạn có muốn giữ lại dây rốn hay khôngphụ thuộc vào trao đổi giữa gia đình và bác sĩ. Trẻ sau sinh vài ngày thường có hơi thở khò khè hay có đàm, nhưng bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng này là do bé đã sống trong môi trường nước trong thời gian dài. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy không yên tâm.


Đối với bé, ánh sáng có thể quá chói và âm thanh xung quanh có thể là quá lớn. Nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng, hộ sinh sẽ để ánh sáng nhẹ cho bé và giữ không gian yên lặng để bé làm quen dần với thế giới mới ở bên ngoài. Thông thường, hộ sinh sẽ đặt con bạn ngay sát ngực bạn và bé sẽ tự phản xạ theo bản năng. Một số bé có thể tự bú chỉ trong vài giây.


 


Nếu bé được sinh thường, đầu của bé có thể hơi méo mó và kéo dài do quá trình rặn đẻ chui ra từ cơ thể mẹ vì vậy không cần quá lo lắng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Một số trường hợp được hỗ trợ sinh đẻ bằng kẹp forceps hoặc bé được sinh ra quá nhanh có thể dẫn đến vết bầm trên người bé.


Cơ thể bé có thể rất trơn do vẫn còn dịch ối, máu và có chất sáp màu hơi vàng trên người tên “vernix” (là chất bảo vệ da bé, có thể phủ toàn thân bé). Da bé cũng có thể  bị bong ra một ít. Dù bé có nhăn nheo hay hồng hào cho lắm thì trông bé cũng đáng yêu vô cùng! Trẻ sơ sinh sau khi sinh vài phút thường rất nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh cho dù rất nhỏ, nên bé sẽ mở mắt ra để nhìn ngắm thế giới mới lạ xung quanh.


Khoảng cách để bé có thể tập trung được tốt nhất là khoảng từ 15 đến 30 centimet tương ứng với khoảng cách từ vú đến mặt của mẹ. Vì thế hãy ẵm bé thật gần, có thể bé sẽ tập trung nhìn vào khuôn mặt và nhớ được giọng nói của bố mẹ.


Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh có nhiều vấn đề cũng gây tranh cãi như tắm cho bé vì tắm bé sơ sinh  trong những ngày đầu sau sinh sẽ làm giảm thân nhiệt và mất đi lớp vernix bảo vệ da bé, khiến làn da nhạy cảm của bé dễ bị tổn thương.

Bạn nên tham khảo ý kiến với chồng và hộ sinh trước đó để lựa chọn biện pháp bạn mong muốn. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm trong vòng 1 đến 2 tiếng đầu tiên sau sinh nhưng vài ngày sau trẻ có thể ngủ được nhiều hơn.

Các mẹ có biết hải sản chứa nhiều protein rất có ích cho sự phát triển của bé, đặc biệt là tôm. Do đó, tôm là nguyên liệu làm thực đơn cho bé bổ dưỡng nạp nhiều vi chất cho trẻ. Súp tôm là một những món khoái khẩu của bé, các mẹ hãy tham khảo cách chế biến nhé.


Súp tôm cà rốt cho trẻ dưới 1 tuổi


Với thực đơn cho bé, việc chế biến các món ăn nhiều màu sắc, mới lạ mà đủ chất dinh dưỡng khiến bé thích thú và tạo cảm giác ngon miệng.


Nguyên liệu gồm có: 3 con tôm sú, 100g cà rốt, 20g khoai tây, 10g hành tây, 5g tỏi tây, 1 cọng ngò tây, 1 lá nguyệt quế, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê sữa tươi, 2 thìa cà phê sữa béo, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 cái bánh mì sandwich nhỏ, 1 chén nước dùng gà.


Hướng dẫn


Bước 1: Tôm sú rửa sạch, bóc nõn, chừa lại vài con giữ nguyên đuôi, hấp chín để trang trí. Cà rốt, khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu. Hành tây, tỏi tây cắt hạt lựu.


Bước 2: Đun nóng dầu, cho cà rốt, khoai tây, hành tây, tỏi tây và tôm vào xào cùng với lá nguyệt quế.


Bước 3: Thêm nước dùng vào đun sôi khoảng 15 phút. Tắt bếp, vớt bỏ lá nguyệt quế.


Bước 4: Cho hỗn hợp vừa đun vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lược lại. Khuấy lại trên bếp vừa sôi thì cho sữa tươi và sữa béo vào, nêm vừa ăn.


Bước 5: Múc súp ra đĩa, bày tôm lên trên. Trang trí với ngò tây. Bánh mì sandwich cắt hạt lựu, chiên giòn vớt ra để ráo dầu. Dùng chung với súp


Súp tôm gà


Súp tôm gà rất dễ ăn lại nhiều dinh dưỡng, lạ miệng đảm bảo với thực đơn ăn dặm này bé nhà bạn sẽ ăn thật ngon miệng.


Nguyên liệu: Dầu ăn; Củ hành tây băm nhỏ; Cần tây thái nhỏ; Cà rốt băm nhỏ; Tỏi băm nhỏ; Cà chua băm nhỏ; Chút gạo, muối; Thịt gà băm nhỏ; Tôm nõn; Rau mùi; Hành lá thái nhỏ


Hướng dẫn


Bước 1: Đun nóng dầu ăn, cho hành vào phi thơm, thêm cần tây, cà rốt nấu chừng 5 phút, thêm tỏi nấu 2 phút. Bước 2: Cho cà chua và gạo vào, nêm tiêu, muối nấu vài phút rồi cho gà băm nhỏ đun thêm khỏang 5 phút nữa. Bước 3: Cho nước dùng gà, để lửa nhỏ chừng 20-30 phút, thêm tôm, đun 5-10 phút. Bước 4: Khi ăn, múc ra bát, rắc hành, mùi lên.


 


Súp tôm bó xôi


Súp tôm bó xôi là món ăn có nguồn gốc ở châu Âu. Đây là món ăn được chế biến rất độc đáo, ngon và bổ dưỡng. Thực đơn cho bé ăn dặm với món này rất dễ ăn, nấu thành súp như thế này thì các bé sẽ không còn ghét ăn rau nữa.


Nguyên liệu: 50 gram khoai tây; 20 gram cải bó xôi; 20 gram tôm; 1 muỗng dầu ăn;  1 muỗng sữa bột;  200 ml nước


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ khoai tây, cắt nhỏ bó xôi, trụng chín và xay nhuyễn. Lột vỏ tôm, bỏ đầu, xào chín, cắt nhỏ. Bước 2: Nấu chín khoai tây trong nước rồi cho bó xôi vào.  Bước 3: Hòa tan sữa bột, cho vào nồi súp và nêm tí muối. Bước 4: Thêm dầu ăn rồi cho tôm vào súp.


Súp tôm cà rốt cho trẻ 1-3 tuổi


Thực đơn cho bé sẽ thật hấp dẫn với món ăn đầy màu sắc khơi dậy trí tò mò của bé này. Nấu súp tôm cà rốt đổi vị cho bé sau những món thịt cá nhàm chán nhé. Hứa hẹn sẽ là món ngon cho bé yêu nhà bạn đấy.


Nguyên liệu


Tôm sú 3 con; Cà rốt 100g; Khoai tây 20g


Hành tây 10g; Tỏi tây 5g; Nguyệt quế 1 lá; Dầu ăn 1 thìa cà phê; Sữa tươi 2 thìa cà phê; Sữa béo 2 thìa cà phê; Hạt nêm 1 thìa cà phê; Bánh mì sandwich nhỏ 1 cái; Nước dùng gà 1 chén


Hướng dẫn


Bước 1: Tôm sú rửa sạch, bóc vỏ, chừa lại vài con giữ nguyên đuôi, hấp chín để trang trí. Cà rốt, khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu. Hành tây, tỏi tây cắt hạt lựu.


Bước 2: Đun nóng dầu, cho cà rốt, khoai tây, hành tây, tỏi tây và tôm vào xào cùng với lá nguyệt quế. Thêm nước dùng vào đun sôi khoảng 15 phút. Tắt bếp, vớt bỏ lá nguyệt quế.


Bước 3: Cho hỗn hợp vừa đun vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lược lại. Khuấy lại trên bếp vừa sôi thì cho sữa tươi và sữa béo vào, nêm vừa ăn.


Bước 4: Múc súp ra đĩa, bày tôm lên trên. Trang trí với ngò tây. Bánh mì sandwich cắt hạt lựu, chiên giòn vớt ra để ráo dầu. Dùng chung với súp.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Từ xa xưa, các bà các mẹ nuôi con nhỏ đã có thói quen ninh xương ống lọc lấy nước nấu cháo, quấy bột ăn dặm cho bé. Quan niệm nước xương chứa nhiều canxi, vitamin A và chất béo giúp trẻ mắt sáng, dáng cao, tăng cân tốt… của nhiều mẹ là sai khi các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng, thường xuyên ninh xương ống nấu cháo cho trẻ (quá 3 lần/tuần) sẽ ”lợi bất cập hại”.


Thành phần chủ yếu của xương ống là tủy sống chứa rất nhiều chất béo động vật. Loại chất béo này khó tiêu, khi bé ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn… Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phân sống… Về phần can xi, canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ mà cơ thể bé không hấp thụ được. Đó cũng là một phần lý do vì sao trẻ ăn nhiều nước xương ống lại vẫn còi cọc, thấp bé.


Tuy nhiên, ninh xương nấu cháo không hẳn là “độc tố” đối với trẻ nhỏ. Bằng chứng là các bà, các mẹ ngày xưa và ngay cả một số bà mẹ nay vẫn có thói quen ninh xương cho con ăn hàng ngày và chưa thấy dấu hiệu gì xấu về sức khỏe của bé. Ninh xương tuy không có lượng dưỡng chất “khổng lồ” như mọi người vẫn nghĩ nhưng lại có tác dụng to lớn trong việc làm ngọt nước với vị đạm, khiến bé có cảm giác ăn ngon, thèm ăn – điều rất quan trọng đối với những thực đơn cho bé biếng ăn.


Chọn xương gì để ninh và ninh xương ăn dặm thế nào thì chuẩn. Như đã nói ở trên, chất béo trong tủy xương rất khó tiêu. Do đó, với trẻ mới bước đầu tập ăn dặm, mẹ không nên xinh xương quấy bột cho con. Hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ không tiêu thụ được lượng chất béo động vật này. Nước rau củ, nước sữa, nước nấm… có thể là những gợi ý tốt thực đơn ăn dặm giai đoạn này. Với trẻ trên 8 tháng tuổi làm quen với đạm, mẹ có thể bắt đầu ninh xương nấu cháo, giúp bé cảm thấy ngọt nước, ngon miệng hơn. Thay vì ninh xương ống, mẹ có thể mua xương hom, xương sườn lợn, xương chân gà hoặc xương cá, vỏ tôm…


Khi ninh xương nấu bột ăn dặm nên để mở vung, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ. Mẹ có thể để nước xương vào tủ lạnh từ 3-4 tiếng để các cặn bẩn, mỡ, chất béo đông lại tích tụ thành lớp váng trên bề mặt. Lúc đó ta chỉ cần dùng thìa hớt sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu sợ con bị đầy bụng thì khi ninh các mẹ hãy bỏ thêm một nhánh hành tím hoặc một mẩu gừng vào. Hành và gừng cũng hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy bụng tự nhiên rất tốt cho con. Ngoài ra, để tránh cho bé chán ăn, một tuần trong thực đơn cho bé ăn dặm mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần, mỗi lần nên làm một mẻ nước ninh từ 3-5 lạng xương hom ít mỡ hoặc 10 chân gà ta loại ngon. Thay đổi quay vòng giữa các loại nước nấu cháo sẽ kích thích vị giác của trẻ phát triển hơn nhiều.


Một lưu ý dành cho mẹ khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé: Không nên quá “bài xích” việc ninh xương nấu cháo. Mẹ chỉ sai khi nấu cháo cho con lấy nước chứ không lấy cái. Nên nhớ, dù có được ninh nhừ, đun kỹ đến đâu, lượng vitamin và khoáng chất như đạm, canxi, chất béo.v.v. vẫn tồn tại ở bã thịt, chỉ tan rất ít vào nước. Do đó muốn con phát triển tốt, tăng cân nhanh mẹ cần cho con ăn cả nước cả cái. Xin mách mẹ một số loại nước xương nấu cháo rất ngon và thơm cho bé: Nước chân gà, cà rốt, su hào. Nước xương hom, ngô non, nấm kim châm. Nước xương cá, cà chua, thìa là. Nước vỏ tôm, lá hành, lá hẹ. Nước xương lươn, mùi tàu, nấm hương tươi. Nước xương hom, đậu đỏ, ngó sen.

Khi ninh xương nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ nên loại bỏ phần mỡ nổi trên vì bao giờ mỡ cũng nhẹ hơn nên nổi lên trên. Như vậy sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé. Các mẹ cũng đừng nghĩ ăn nhiều nước xương bé chắc khỏe mà lạm dụng. Lưu ý, khi trẻ đang mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì không cho dùng nước hầm xương. Dù trẻ không có vấn đề về tiêu hóa thì trước khi ninh vẫn nên nạo bỏ hết tủy xương và chỉ dùng xương đơn thuần. Theo nhiều bác sĩ dinh dưỡng trẻ em, trong tủy xương có nhiều chất béo nhưng đó là chất béo động vật (béo no) rất khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống vì không hấp thụ được. Canxi trong nước hầm xương là canxi vô cơ, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ ăn cháo, bột từ nước hầm xương thường xuyên bị còi xương, chậm mọc răng.

Thơm lừng nấm đùi gà tẩm gia vị áp chảo


Trời dần lạnh, món ăn tuy không giàu chất đạm nhưng lại có đủ vị béo ngậy cộng với hương thơm hấp dẫn, khó chối từ, hứa hẹn sẽ rất “đắt” trong bữa cơm chiều nhà bạn.


Nguyên liệu: Vài nấm đùi gà. Dầu ăn, 1 lọ nước sốt chuyên dùng ướp thịt nướng (có bán rất nhiều tại siêu thị)


Cách làm nấm đùi gà tẩm gia vị áp chảo:


Nấm đùi gà nên ngâm với nước muối loãng chừng chục phút. Sau đó rửa sạch lại, để ráo nước. Dùng khăn giấy thấm khô từng nấm đùi gà. Để nấm nguyên bản to, dùng dao thật sắc, thái nấm thành từng miếng mỏng theo chiều dài. Cho nước sốt thịt nướng ra tô to


Lần lượt cho nấm vào lăn đều hai mặt. Tiếp tục cho nước sốt và cho nấm vào lăn đều đến khi hết nguyên liệu. Đặt chảo lên bếp, lửa vừa phải. Phết lớp dầu mỏng lên chảo và thả từng lát nấm vào áp chảo đến khi vàng 2 mặt. Chú ý đừng để chảo quá nóng, nấm nhanh cháy mất ngon.


Nấm đùi gà xào rau củ


Nấm đùi gà giòn ngọt, được xào với cà rốt và ớt ăn mãi không ngán, cách làm lại đơn giản và rất nhanh chóng.


Chuẩn bị nguyên liệu nấu nấm đùi gà xào rau củ


3 nấm đùi gà


1 trái ớt chuông xanh


¼ củ cà rốt


Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, hạt vừng (mè), dầu ăn


Cách làm:


Nấm đùi gà ngâm nước muối, rửa sạch, cắt miếng nhỏ dài cỡ 5cm (2 đốt ngón tay). Ớt chuông xanh bỏ hạt, rửa sạch, xắt miếng sợi dài. Cà rốt rửa sạch thái sợi.


Làm nóng chảo, cho dầu vào, cho nấm đùi gà vào xào, nêm chút muối. Tiếp theo, cho cà rốt vào xào, sau đó cho ớt chuông xanh xào cùng. Nêm gia vị vừa ăn, đảo đều tay để nấm, cà rốt và ớt ngấm gia vị.


Khi nấm, cà rốt và ớt chuông chín tắt bếp rắc tiêu và hạt mè trộn đều cho thơm.


Khi ăn múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm nóng thật ngon. Nguyên liệu đơn giản, thời gian chế biến ngắn do vậy nó sẽ là món ăn không tốn quá nhiều thời gian của bạn. Ngoài ra món này còn có thể dùng làm món chay cho thực đơn bữa cơm nhà mình nữa nhé.


Nấm đùi gà xào bơ


Nấm đùi gà là loại nấm mình rất thích ăn. Những bữa lẩu nấm thường không bao giờ thiếu nấm đùi gà. Nấm đùi gà ăn ngon, có hàm lượng protein cao, nấm có mùi thơm nhẹ và cảm giác sần sật khi ăn miếng nấm rất rõ rệt. Ngoài việc dùng trong món lẩu nấm, mình cũng thích chế biến nấm đùi gà thành những món ăn riêng khác cho những bữa cơm chay của nhà mình thêm hấp dẫn. Món nấm đùi gà xào bơ này rất đơn giản, làm hơi lâu một tí ở công đoạn rán nấm, nhưng chính nhờ việc rán nấm này làm cho miếng nấm trở nên săn hơn, dai hơn, khi ăn rất thú vị. Khi ăn bạn có thể chấm với tương ớt cũng rất ngon.


Nguyên liệu:


300g nấm đùi gà; 1 củ tỏi, bỏ vỏ, băm nhỏ; 2-3 củ hành tím, bỏ vỏ, băm nhỏ; 50nl dầu ăn; 30g bơ; 2 tsp hạt nêm; hành lá, làm sạch, thái nhỏ


Cách làm món nấm đùi gà:


Nấm đùi gà rửa sạch, thái thành những lát tròn dày 3-4mm. Làm nóng một lượng vừa phải dầu ăn trong chảo, cho những lát nấm vào rán cho chín vàng hai mặt. (Lưu ý: nấm sẽ hút dầu, những không cần cho thêm dầu ăn liên tục sẽ làm nấm bị ngấy, cứ tiếp tục rán cho đến khi hai mặt miếng nấm chín vàng). Gắp nấm ra khỏi chảo, cho bơ vào đun chảy,  cho hành, tỏi vào đảo thơm, tiếp đến cho nấm vào, thêm bột nêm, đảo đều 2-3 phút. Cho nấm ra đĩa và rắc hành lá lên.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Cà tím mềm, ngọt rất thích hợp làm thực đơn ăn dặm cho bé có tác dụng bổ sung chất xơ vào bát cháo thơm ngon hàng ngày. Với quan điểm “cà là độc, không tốt” có rất nhiều mẹ còn e dè không dám cho bé yêu ăn cà tím mà không để ý đến đây là một loại thực phẩm giàu protein và có rất nhiều chất bổ khác giúp cho hệ tiêu hóa và tim mạch.


Trong cà tím có nhiều chất để kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt chất Nasunin có trong cà tím có công dụng loại bỏ chất sắt dư thừa trong cơ thể, phòng bệnh tim mạch và ung thư do thừa sắt gây nên. Mặt khác, tuy không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng “khổng lồ” như khoai lang, cải bó xôi hay quả bơ nhưng cà tím cũng chứa một lượng lớn vitamin A, folate và đặc biệt là chất xơ. một phần rất quan trọng của bất kỳ thực đơn ăn dặm cho bé và rất tốt cho tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài đều đặn và điều hòa lưu thông khí trong cơ thể.


Độ tuổi thích hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm với cà tím là từ 8 đến 10 tháng tuổi. Khi chế biến cà tím các mẹ nên nấu chín cả vỏ để giữ được các loại vitamin và chất dinh dưỡng có trong cà tím. Nhưng nếu trẻ nào có vấn đề về tiêu hóa thì các mẹ lại chỉ chế biến thịt cà thôi. Mẹ có thể nấu cà tím xay nhuyễn hoặc cà tím hấp như một loại thức ăn nhẹ. Cà tím rất linh hoạt và có thể được trộn với nhiều loại thức ăn khác nhau giúp bé đổi vị.


Các mẹ hãy chọn mua quả cà tím có vẻ ngoài mịn, sáng bóng, màu tươi, quả có cuống tươi màu xanh, khi ấn nhẹ tay vào quả cà có độ đàn hồi, không bị héo. Nếu quả nào có vết sứt, bầm dập và đổi màu thì các mẹ chớ nên chọn vì đó là dấu hiệu cho thấy thịt bên trong quả cà đã hỏng.


Cà tím hấp


Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi với cà tím hấp. Khi mới bắt đầu cho bé ăn cà tím, cách chế biến đơn giản và dễ ăn nhất là mẹ hấp chín cà tím cho bé, thái hạt lựu hoặc thái lát lỏng mềm rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Khi đó bé sẽ cảm nhận được vị của cà tím rõ nhất.


Cà tím nướng pho mát


Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi với món cà tím cũng rất thích hợp để mẹ chế biến món cà tím nướng pho mát. Mẹ có thể lấy cà tím sạch, cắt thành những lát vừa ăn. Phết lên hai mặt cà tím một lớp dầu oliu. Xếp cà tím vào khay nướng, rắc lên mặt pho mát viên dành cho trẻ ăm dặm. Nướng trong lò ở nhiệt độ 190 độ C trong 10 phút.


Cháo cà tím thịt bằm cho bé


Sau khi mẹ nấu nồi cháo thịt băm cho bé, có thể cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn cà tím đã hấp chín rồi cho vào nồi cháo thịt. Bé ăn sẽ thấy vị ngọt của cà và vị ngon đậm của cháo, chắc chắn các bé sẽ rất ngon miệng. Thực đơn này dành cho bé 15 tháng tuổi mẹ nhé.

Trên đây là toàn bộ cách chế biến thực đơn ăn dặm ngon làm từ cà tím cho bé kèm theo đó là độ tuổi thích hợp của bé theo từng món. Cà tím ngọt, mềm cũng rất thích hợp để tập cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW hoặc ăn dặm kiểu Nhật. Chúc các mẹ sẽ chế biến cà tím thật ngon cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng.