Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Lập gia đình muộn. 40 tuổi. Tôi vẫn rất tự tin vào sức khỏe của mình. Chồng và tôi hòa hợp nên dường như chúng tôi trẻ hơn tuổi thật. Chỉ 4 tháng sau ngày cưới tôi có dấu hiệu mang thai.


Còn nhớ buổi sáng tôi thử quick stick thấy hai vạch, tôi rất vui, điện thoại khoe với ông xã lúc đó đang đi công tác xa. Buổi chiều, tôi cũng chuẩn bị quần áo đi công tác ở Hà Nội. Chuyến bay không êm dịu vì thời tiết xấu. Khi xuống sân bay và về tới khách sạn, tôi ngủ thiếp đi vì mệt mỏi.


Khi tỉnh dậy khoảng nửa đêm, tôi vào nhà tắm và phát hiện quần lót có vệt màu hồng hồng. Chưa có kinh nghiệm gì về mang thai nên tôi cũng không nói gì với ai. Hôm sau tôi phải làm việc cả ngày. Buổi tối lại đi bách bộ với cô bạn ở Hà Nội một quãng đường dài. Sáng hôm sau, tôi lên taxi đi Bắc Ninh. Khi vừa bước xuống xe ở Bắc Ninh, tôi có cảm giác như có cái gì vừa lay động trong bụng dạ của mình. Lên đến phòng khách sạn, tôi vô cùng hoảng sợ vì thấy mình đã ra huyết như thấy tháng. Bay vào thành phố Hồ Chí Minh ngay hôm sau. Đi khám, bác sĩ nói tôi đã bị xảy thai. Lúc đó cái thai mới khoảng 5 tuần tuổi.


Từ cảm giác vô cùng tự tin và không một chút gì lo lắng về chuyện con cái, chúng tôi trở nên hết sức căng thẳng. Bác sĩ nói, có thể khả năng thụ thai của chúng tôi không có vấn đề gì. Nhưng tử cung của tôi vốn có u xơ, dù kích thước nhỏ nhưng cũng sẽ gây khó khăn trong việc giữ thai.



Càng xem xét, tham khảo thông tin trên internet cũng như từ bạn bè người thân, chúng tôi càng thấy ở tuổi này, nguy cơ trong thai sản là vô cùng lớn. Từ chuyện khả năng thụ thai còn tốt không, em bé có bị dị tật gì không đến  quá trình mang thai liệu có suôn sẻ không, thể chất và trí tuệ của con sau này có bình thường không?


Ngồi trong công viên nhìn ngắm mọi người dẫn con đi chơi, hay đi trên đường gặp những đứa bé xinh xắn, tôi nhiều khi trào nước mắt. Tôi sợ rằng mình không thể có con được nữa. Mọi người khuyên đừng quá căng thẳng. Cứ để mọi sự tự nhiên. Nhưng tự nhiên sao được khi đã ba tháng sau sự cố vừa rồi, tôi vẫn không thấy dấu hiệu gì của việc mang thai.


Chồng tôi là người bình tĩnh lại trước. Anh vẫn phải đi công tác nhiều, nhưng lúc nào ở nhà anh chăm sóc và yêu thương tôi hơn hẳn mọi khi. Nấu cho tôi ăn những món tôi thích, cùng tôi đi xem phim, về nhà ba mẹ. Anh xin nghỉ phép để hai vợ chồng đi nghỉ ở những vùng biển mà tôi vốn ưa chuộng. Anh nói đùa “Tướng em mắn lắm, làm sao mà lại không có con được nữa”. Dần dần anh làm tôi không còn nghĩ nhiều đến sự cố vừa rồi và yêu đời trở lại.


Khoảng gần 5 tháng sau sự cố, tôi lại có thai. Cầm que thử hai vạch trên tay, tôi mừng rớt nước mắt. Chồng tôi hình như còn vui hơn. Đi khám bác sĩ, kết quả là có thai khoảng 4 tuần tuổi. Nhưng tôi vẫn lo sợ khi mốc 5 tuần ám ảnh đến. Sau 5 tuần mấy hôm, buổi sáng ngủ dậy, tôi lại thấy vệt hồng hồng trên quần lót. Chồng đi công tác. Tôi vội vàng điện thoại cho mẹ rồi lên giường nằm. Mẹ tôi đến, bà nói không đi khám nữa, đi lại nhiều bây giờ không tốt, để bà đi cắt thuốc bắc. Mẹ đi rồi đem về 3 thang thuốc bắc và sắc cho tôi uống. May làm sao, uống hết thang thứ hai thì hiện tượng ra máu hết. Tôi đổi nơi khám bệnh để tránh những ám ảnh trước đây.


Tôi đọc tất cả những tài liệu tìm được về việc mang thai và sinh con. Hồi hộp chờ đợi những lần khám thai kế tiếp. Tôi và chồng đều đã lớn tuổi. Đọc những bài viết về chỉ số độ mờ da gáy, tôi lại lo sốt vó. May mắn làm sao, độ mờ da gáy của bé trong mức chỉ số an toàn. Nhưng câu chẩn đoán của bác sĩ lại làm tôi lo lắng “Chưa phát hiện bệnh lý”. Tôi hỏi chị bạn làm ngành y, chưa là thế nào, chị ấy bảo bác sĩ sẽ luôn viết như vậy vì độ mờ da gáy cũng chỉ để xác định mức nguy cơ của một số bệnh chứ không phải là tất cả. Vừa thở phào, lại lo tiếp.


Lúc thai được hơn 3 tháng, tôi có việc phải đi công tác tại Cần Thơ. Vì một cái hẹn sát nút ở Sài Gòn mà lượt về tôi buộc lòng lại phải đi máy bay. Khi bước chân lên cái máy bay nhỏ xíu, cảm giác lo lắng càng tăng khi nhiều ghế trống, hành khách chỉ khoảng mười mấy người. Lần bay này thời tiết không hề xấu vậy mà bay được khoảng 10 phút máy bay chợt nhảy chồm lên như va vào ổ gà. Rồi cứ vậy rơi thẳng xuống. Lâu đến mức cả máy bay nhốn nháo. Rồi đột ngột khựng lại và ào ào ngóc đầu bay thẳng lên. Tay tôi bám chặt vào đệm ghế, cố gồng mình để không bị xô đẩy quá nhiều, nhưng bụng vẫn đau nhói. Tối, về đến nhà, tôi lại bắt đầu bị rong huyết. Đi khám, kết quả là động thai, nhau bóc tách 5%.



Đi khám, bác sĩ cho thuốc và bắt nằm yên một tuần. Từ đấy cả bác sĩ và mẹ tôi đều cấm ngặt không cho tôi đi đâu xa nữa. Thực ra những lần nguy hiểm như vậy toàn do tôi tự gây ra. Còn con tôi lại rất ngoan. Không hề hành mẹ ốm nghén hay sợ một món ăn nào. Mới có bầu mà tôi phây phây ăn uống ngon lành, thấy còn ngon miệng hơn cả lúc trước đây.


Mọi chuyện êm ả trôi qua. Tôi đã qua thời gian 3 tháng nguy hiểm nhất nên cũng thấy nhẹ nhõm hơn. Tưởng rằng vậy là đã hết mọi ưu phiền. Nhưng không. Khi tôi có thai được hơn 5 tháng, cha tôi đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim. Nỗi đau quá lớn làm tôi không thể nào gượng lại được.


Sau 5 ngày quay cuồng lo đám tang cho cha, buổi sáng thức dậy tôi không thấy bé máy nữa. Bình thường, bao giờ bé cũng dậy trước mẹ và “khua khoắng” để đánh thức mẹ dậy theo. Hoảng kinh hồn vía, tôi nghĩ tới bao nhiêu chuyện xấu. Mẹ tôi cũng không giữ được bình tĩnh, ngồi khóc. Tôi xoay trở, xoa bụng rồi vỗ nhẹ nhẹ mà cũng không thấy con trả lời. Đến lúc đành dậy mặc quần áo để đi khám thì bé mới búng nhẹ một cái. Có lẽ cái mừng mừng tủi tủi của tôi khi thấy con cử động nhẹ trong bụng cũng hạnh phúc không khác gì lúc biết được mình đã có thai. Đi khám ngày hôm đó tôi sụt mất 2kg. Bác sĩ nói, bé cũng bị mệt theo mẹ và vì mẹ quá căng thẳng. Và chính lần siêu âm ở một phòng siêu âm không chuyên về sản ấy, chị bác sĩ đã nói với tôi, bé là con trai.


Ngày sinh tới gần, bác sĩ đo nước ối rồi bảo tôi. Nước ối hơi ít đấy em, về phải uống nước nhiều cho chị. Một tuần sau tái khám thì nước ối đã đạt mức bình thường. Bác sĩ dặn, bình thường rồi, nhưng vẫn phải uống nhiều nước trong ngày nhé.


Tháng cuối cùng, trọng lượng của bé tăng thật nhanh. Mẹ cũng phấn khởi theo. Nhưng chân mẹ phù quá nên bác sĩ quyết định mổ. “Em lớn tuổi rồi, con hiếm nên mổ cho an tâm”. Vậy là đúng ngày đúng giờ, tôi nhập viện rồi lên bàn mổ. Khi thấy bác sĩ nâng bé lên cho tôi nhìn rồi bế bé đi cân đi tắm, tôi thều thào hỏi chị y tá “Con em có khóc không chị?” Chị y tá trợn mắt “Trời, con chị nó khóc to thế mà chị không nghe thấy à”. Quả là tai tôi đã ù đi. Bạn tôi dặn, mày nhìn lên đèn mổ sẽ thấy bác sĩ mổ như thế nào. Vậy mà tôi cũng quên béng luôn, chẳng nhìn gì cả. Tôi chỉ chăm chăm chờ đợi lúc được nhìn thấy con mình. Khi đã cân và tắm sạch sẽ, cô y tá bế con tới cho tôi rồi nói “Bé trai, 3 ký hai nhé”. Nhìn con nhỏ xíu, ngủ ngon lành, tôi biết rằng mình sẽ dành cả đời để yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ cái núm ruột thân thương đó của mình.


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Theo các nhà nghiên cứu, một số loài nấm được nuôi trồng dưới tác động của ánh sáng mặt trời nên vitamin D có trong nấm sẽ khiến cơ thể bé dễ hấp thu hơn.


Tác dụng của vitamin D


Vitamin D giúp hệ xương và tim mạch bé được khỏe mạnh; đồng thời, nó cũng ngăn ngừa chứng hen suyễn, tiểu đường hoặc ung thư cho bé.


Tùy từng giai đoạn phát triển, nhu cầu vitamin D mỗi ngày của bé khoảng 5-15mg. Nếu thiếu hụt vitamin D, bé sẽ dễ bị còi xương hoặc mắc phải chứng xương mềm, dễ gãy. Để việc tổng hợp vitamin D trong cơ thể tốt hơn, cha mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ tắm nắng hàng ngày cho bé. Một số thực phẩm khác như trứng, cá, sữa, ngũ cốc cũng dồi dào vitamin D với cơ thể bé.


Tham khảo 2 món nấm cho bé


1. Súp gà nấm hương (dành cho bé 7-12 tháng tuổi)


Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương với một thìa canh); Nấm hương xay nhuyễn (1-2 cái); Mộc nhĩ xay nhuyễn (1 cánh bé); Nước dùng (200ml); Trứng cút (1 quả); Bột sắn (1 thìa cafe).


Thực hiện: Trước tiên, bạn cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, bạn cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút.


Cuối cùng, bạn cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bạn bắc nồi xuống, nêm một chút muối. Chờ nguội một chút, bạn mới nên đổ súp ra bát và cho bé dùng.


Các món nấm giúp bổ sung vitamin D cho bé vào mùa đông 1


2. Cháo gà – nấm rơm (dành cho bé 9-12 tháng tuổi)


Nguyên liệu: Gạo tẻ xay nhuyễn (20g, tương đương 2 thìa canh); Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương 1 thìa canh); Nấm rơm xay nhuyễn (1-2 cái); Dầu ăn (2 thìa cafe); Nước (250ml); Gia vị (nước mắm hoặc muối).


Thực hiện: Trước tiên, bạn đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.


Bạn hòa (trộn) nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Sau đó, bạn đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi cháo đang sôi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.


Sau khi đổ cháo ra bát, bạn mới trộn dầu ăn vào. Bạn có thể nêm vào bát cháo của bé một chút muối (hoặc một chút mắm, tránh để cháo bị mặn). Sau đó, bạn có thể cho bé thưởng thức.


Lưu ý: Khi sơ chế, bạn nên ngâm nấm với nước muối pha loãng trong vòng 5-10 phút. Sau đó, bạn rửa nấm thật sạch trước khi tiến hành xay nhuyễn nấm.


- Nhiều người mẹ lo ngại nấm có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nấm không nằm trong nhóm những loại thực phẩm cần tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi chọn mua nấm để tránh những loại nấm độc (không rõ nguồn gốc) có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bé.


- Các món trên hoàn toàn phù hợp cho bé lớn hơn (trên 1 tuổi). Với bé trên 2 tuổi, bạn có thể cho bé ăn canh nấm, nấm xào như người lớn hoặc bạn chế biến súp nấm, cháo nấm thành những món phụ cho bé.


Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

Chỉ còn 1 tháng nữa là “thiên thần” của tôi chào đời. Các đồ dành cho trẻ sơ sinh tôi đã chuẩn bị hết chỉ còn tã là tôi chưa mua. Chị gái bảo tôi nên mua ta giay huggies , vì nó có nhiều cái tiện lợi hơn so với tã vải. Tuy nhiên tôi chưa biết cách chọn loại sản phẩm này. Các anh(chị) có thể tư vấn cho tôi một số bí quyết khi mua tã giấy được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!


Ta giay huggies có ưu thế hơn hẳn so với tã vải vì độ hút thấm cao, giúp trẻ không bị lạnh khi tè dầm.


Có rất nhiều loại tã giấy khác nhau: loại màng đáy nylon thông thường, loại màng đáy là nylon thở; màng đáy dạng vải, màng đáy thoáng khí dạng vải (còn gọi là màng giấy thở)… Trong đó, loại màng đáy thoáng khí dạng vải thường được các bà mẹ lựa chọn vì có độ thông thoáng gấp đôi loại màng nylon thở, lại mềm và dễ chịu, nhất là đối với vùng da đùi của bé, nơi tiếp xúc với đáy ta giay Huggies


Ngoài màng đáy, các bà mẹ cũng nên để ý đến vách chống trào của bỉm. Hai bên vách nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn cho bé, khiến bé dễ chịu, thoải mái hơn. Theo các bác sĩ, để bé không bị hăm tã, các bà mẹ cần thay ta giay huggies cho bé ít nhất 6 giờ một lần và ngay khi bé đi ngoài. Ở các nếp gấp, kẽ, nên xoa dầu hoặc kem dành cho em bé nhằm tạo nên một lớp màng phim bảo vệ không cho nước tiểu và phân ngấm vào da bé.


Chọn tã cần có một “bí quyết” không nên xem thường!


Theo Bác sĩ Lê Đức Thọ – Trưởng khoa Da liễu – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn: “Các bậc cha mẹ nên chọn tã giấy có uy tín, công nghệ hiện đại. Tránh dùng nhãn hiệu tã giấy trôi nổi hoặc thông tin sản phẩm không rõ ràng… khiến trẻ bị viêm da hoặc hăm da như nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị vừa qua. Việc chọn loại tã giấy chất lượng cao, có màng đáy thoáng khí… thật sự sẽ rất tốt cho trẻ trong thời tiết nóng nực hiện nay”.


Với những thông tin đó, hi vọng bạn sẽ có thêm thông tin để cân nhắc việc chọn lựa tã giấy hợp lí cho con của mình. Chúc gia đình bạn hạnh phúc nhé!

Phương pháp trị liệu “Yoga cho trẻ sơ sinh” khiến người xem hoảng hốt khi những đứa trẻ bị ném qua ném lại trong không trung.





jhm

Đoạn video khiến nhiều người xem không khỏi giật mình đến mức nhiều trang web trên thế giới cấm đăng tải do lo ngại tình trạng ngược đãi trẻ nhỏ gia tăng. Ảnh: Mirror


Cư dân mạng gần đây xôn xao về một clip, trong đó một em bé tầm hai tuần tuổi bị giáo viên dạy thể chất tung qua tung lại như trái bóng. Nhiều người nghi ngờ rằng đứa bé trong đoạn phim đó chỉ là búp bê chứ không phải là trẻ sơ sinh thật.


Tuy nhiên, mọi sự nghi ngờ đã được chứng thực sau khi mới đây nhiều cặp vợ chồng từ châu Âu đã tới tham dự một buổi hội thảo ở Dahab, Ai Cập. Tại đây họ đã được tận mắt chứng kiến cô giáo người Nga Lena Fokina biểu diễn những màn tập Yoga cho chính con cái của họ. Và trong khi hầu hết các bé đều la hét và khóc lóc, thậm chí còn nôn ọe sau khi bị tung hứng, cô Fokina vẫn khẳng định rằng những việc mà cô làm là có lợi cho các bé.


“Điều này là tốt cho em bé và không hề nguy hiểm gì cả. Ban đầu các cháu có thể khóc, nhưng sau đó chúng sẽ cảm thấy thích thú. Hầu hết mọi người cho rằng trẻ sơ sinh thì chỉ biết nằm trên giường, ăn và khóc. Nhưng trên thực tế, trẻ sinh ra có những phản xạ tự nhiên và chúng ta có thể tận dụng những phản xạ đó để phát triển về cả mặt thể chất lẫn trí tuệ cho chúng”, Lena chia sẻ.




nn

Các trẻ sơ sinh có thể chỉ mới vài tuần tuổi, khóc lóc sau khi bị cô giáo Lena Fokina tung qua tung lại. Ảnh: Mirror


“Tôi từng làm việc với nhiều phụ huynh ở châu Âu và tôi hy vọng sẽ có cơ hội được làm việc với những gia đình ở Anh. Tôi cho rằng có rất nhiều bố mẹ có suy nghĩ thoáng và nhận ra rằng việc làm của tôi là tốt cho con cái của họ”, người phụ nữ 51 tuổi nói thêm.


Fokina cũng từng tới Thái Lan và Ấn Độ để biểu diễn bài tập Yoga cho trẻ sơ sinh tại các nước này. Cô có ý định sẽ mở rộng và quảng bá hình thức tập thể dục này ra nhiều nước khác trên thế giới.




Xem video clip “Yoga cho trẻ sơ sinh”


Cô giáo Lena Fokina cho biết Yoga cho trẻ sơ sinh xuất hiện đầu tiên ở các bộ lạc người châu Phi cổ. Tuy nhiên những độc tác mới hiện đại được phát triển bởi tiến sĩ Igor Charkovsky, người cũng có mặt tại buổi hội thảo ở Dahab. Trái với những cảnh báo của các bác sĩ khi cho rằng những cử động đột ngột có thể gây nên hiện tượng chảy máu não, xuất huyết võng mạc và sưng não ở trẻ, cô Fokina khẳng định những bài tập mà cô đang áp dụng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của trẻ.


“Ban đầu phương pháp này được phát triển để chữa cho các bé có vấn đề về cơ hoặc xương, nhưng chúng tôi nhận thấy nó cũng có tác dụng đối với những em bé khỏe mạnh. Trẻ sẽ sớm có thể đọc, hát, và biết bơi. Tay của chúng cũng sẽ trở nên cứng cáp hơn. Chúng tôi là những người nghiên cứu và chúng tôi không làm gì sai trái cả”, người mẹ của 5 đứa con giải thích.




bnm

Fokina cho rằng những bài tập thể dục thế này sẽ giúp các bé có thể phát triển tốt hơn về cơ bắp và xương khớp. Ảnh: Mirror


Fokina cho hay kể cả những đứa trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng thích nghi với những bài tập yoga này nếu như các bậc phụ huynh áp dụng một cách từ từ và bài bản. “Miễn là bố mẹ các bé hay những người hướng dẫn đã được tập luyện và học các phương pháp giảng dạy của tiến sĩ Charkovsky thì sẽ không có vấn đề gì cả”, Mirror trích lời cô giáo Fokina.


Từng theo học tại trường đại học văn hóa thể chất ở Matxcova, người giáo viên này từng áp dụng phương pháp tập thể dục mới lạ này lên chính đứa con gái mình. “Tôi bắt đầu tập Yoga cho con gái lớn từ cách đây 30 năm. Ban đầu tôi cũng có chút lo lắng, tuy nhiên sau đó tôi nhận ra rằng các con tôi cũng rất thích và điều đó cổ động tinh thần tôi. Các con tôi đều lớn lên với những bài tập này. Nhiều người chỉ trích phương pháp của chúng tôi. Nhưng nếu như họ thử tìm hiểu xem chúng tôi đã làm được gì, hẳn họ sẽ có một cái nhìn khác”, cô tiết lộ.


Nữ giáo viên dạy giáo dục thể chất khẳng định nhờ được tập luyện thể dục từ bé mà các con của bà đã đạt được những thành tích đáng nể trong cuộc sống – chẳng hạn như trở thành vô địch trong cuộc thi nhảy dù toàn quốc hay cuộc thi cưỡi ngựa. Fokina cho hay hiện các con của bà cũng đang áp dụng các bài học thể dục này đối với con cái họ.


Linh Đan





Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.NET

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Hầu hết các bà mẹ có con đầu lòng đều có nhiều băn khoăn và bỡ ngỡ, việc chuẩn bị chu đáo những vật dụng cần thiết để đón chào em bé sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.


1. Ta Huggies


Dù bạn định dùng tã dùng một lần hay loại tái sử dụng thì cũng nên chuẩn bị số lượng lớn để tránh hết tã bất ngờ, đặc biệt là lúc đêm khuya hay sáng sớm vì trẻ mới sinh cần thay tã thường xuyên. Bạn cũng nên chuẩn bị nhiều kịch cỡ ta huggies khác nhau.


2. Áo Bodysuit


Một loại áo rất cần cho bé chính là Bodysuit. Loại áo này có thể đóng mở dễ dàng ở giữa hai chân bé. Nó sẽ giữ tã ở đúng vị trí giúp cho bé cảm thấy thoải mái.


3. Khăn quấn


Khăn quấn dùng để quấn em bé chặt lại cho bé dễ ngủ. Nó sẽ tạo cảm giác giống như bé đang ở trong bụng mẹ, rất dẽ chịu và thoải mái. Bạn cần chuẩn bị ít nhất hai tấm để khi giặt bạn vẫn có sẵn cái khác để thay cho bé.


4. Khăn tay


Giống như tã lót, bạn có thể chọn loại dùng một lần hoặc loại tái sử dụng. Bạn cũng cần chuẩn bị nhiều vì bạn phải sử dụng chúng nhiều lần trong một ngày để lau khô tay, thay tã và làm những việc khác.


5. Miếng lót thay bỉm


Bạn không muốn bé chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng bởi vì vi khuẩn có thể bám trên nó. Đó là lý do tại sao bạn cần một miếng lót thay bỉm tiện lợi. Nó sẽ giúp bạn thay ta huggies cho trẻ mà không sợ vi khuẩn dù bạn đang ở bất cứ nơi nào.


6. Túi đựng tã


Ngoài ta huggies và khăn tay bạn còn phải mang theo chai sữa, khăn quấn, đồ chơi, quần áo để thay cho bé… Vì vậy bạn cần một chiếc túi thật lớn. Nó sẽ chứa đủ tất cả những thứ cần cho bé khi đi ra ngoài.


7. Địu


Giống như khăn quấn, nó sẽ tạo cho bé cảm giác như ở trong bụng mẹ. Hơn nữa nó giúp bé luôn ở gần bạn, ôm ấp và nâng niu bé.


8.  Ghế đẩy


Có nhiều loại to nhỏ khác nhau. Một số loại dễ đẩy nhưng quá lớn khi gấp lại. Một số trông tiện lợi nhưng lại rất khó đẩy. Vì thể hãy đến cửa hàng kiểm tra một vài loại ghế đẩy. Phải chắc chắn khi gấp lại nó vẫn có thể vừa với ô tô nhà bạn nhưng vẫn dễ đẩy.


9. Cũi


Bạn không muốn trẻ ngủ ở phòng khác. Bạn luôn muốn được gần bé. Nếu đi ra ngoài, bạn cần một nơi để bé ngủ. Vì thế bạn cần chuẩn bị một chiếc cũi có gắn bánh xe. Bạn có thể sự dụng nó ở nhà, ngoài đường. Nó sẽ tiện lơi hơn loại cố định hay một chiếc nôi.


10. Ghế đồ chơi


Không chỉ là một chiếc ghế nằm ăn, ngồi chơi cho bé từ sơ sinh mà còn giúp bạn dỗ dành bé, để bé sử dụng mọi lúc mọi nơi, bởi ghế nằm ăn có thể mang đi lại từ chỗ này sang chỗ kia thuận tiện.


11. Nước giặt dành cho bé


Da của bé rất nhảy cảm nên bạn cần chuẩn bị loại nước giặt dành riêng cho bé.


12. Khăn dùng khi bé bị ợ


Khi còn nhỏ, bé thường hay “phì phèo” nước bọt và thường bị ợ, do đó bạn có thể vắt khăn này lên vai để khi bé ợ sữa không dơ áo mẹ.

Khi bé chào đời, cơ thể bé chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường bên ngoài, da bé rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng hay viêm nhiễm. Vì vậy, cha mẹ cần có kiến thức chăm sóc bé từ cách tắm – thay tã lót, đến cách nhận biết bệnh lý do tã lót và xử trí thông thường.


Cách chọn và dùng tã lót


Trên thị trường hiện nay, tã lót cũng đa dạng và phong phú, từ tã vải truyền thống, đến tã giấy, tấm tã lót, tấm đệm lót. Mỗi loại đều có ưu điểm của nó. Như ta Huggies ưu điểm khô thoáng, lớp lót mềm mại khôn gây hăm tã cho bé.


Tã vải truyền thống thông thoáng, bền, giá cả phù hợp, dùng được nhiều lần, tính an toàn cao, ít bị kích ứng da, dễ phát hiện trẻ khi tiểu tiện. Ta Huggies thấm ướt tốt hơn và giữ khô ráo sạch sẽ hơn, tiện dụng khi đi ra ngoài hay du lịch, nhưng tốn kém.


Cho dù dùng loại tã nào, điều quan trọng là nên thay tã thường xuyên khi tã ướt và giữ cho vùng da bé mặc tã luôn khô ráo.


Với việc chọn tã vải truyền thống, tránh chọn vải pha nhiều nilon hay sợi tổng hợp nhuộm màu vì dễ gây cho trẻ ngứa ngáy, hăm kẽ, những loại vải này thấm hút nước và thoáng khí rất kém. Không nên dùng vải mới, vì vải mới thô ráp và cứng dễ làm xây xát da. Khi sử dụng thì nên giặt tã lót cẩn thận tránh qua loa. Sau khi giặt sạch xong, cần ngâm tã vào nước sôi để sát trùng, sau đó giũ lại nhiều lần để tránh các chất kiềm còn đọng lại dễ gây kích thích da, phơi tã nơi khô ráo và có nhiều ánh nắng.



Với phấn thoa và dầu tắm dùng bé cần chọn sản phẩm chuyên dùng cho bé, loại tốt, sản phẩm trong và ngoài nước có chất lượng tốt, tránh dùng hàng trôi nổi vì đây loại rất dễ gây dị ứng và kích ứng da.


Nhiều nghiên cứu thấy rằng, amoniac được tạo ra không phải là yếu tố chính gây viêm da do tã lót, mà vấn đề chủ yếu là do sự ẩm ướt từ tã lót; đa số viêm da do tã lót đều khởi đầu nhẹ và tiến triển từ từ nếu được chăm sóc tốt bệnh sẽ trở lại bình thường. Trường hợp bệnh ngày càng nặng hơn như trẻ có sốt, vết loét ngày càng sâu có mủ hoặc hăm da ở trẻ sơ sinh tức dưới 4 tuần tuổi; da bị sưng nề và nổi hạch bẹn, hăm đỏ da xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể. Những trường hợp này nhất thiết phải được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.


Chúng ta có thể phòng ngừa hăm da một cách thật hiệu quả như giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay ta Huggies cho trẻ thường xuyên khi tã ẩm hoặc ướt hay nhiễm bẩn. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn trước khi mặc tã mới vào.


Cách tam be so sinh


Cách tắm và thay tã lót cho trẻ là việc làm mới mẻ đối với các bà mẹ sinh lần đầu, thấy tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng không dễ khi chưa từng làm, cho nên cần tuân thủ các bước.


Trước hết, cần chọn vị trí tắm cho bé thuận lợi, tránh nơi gió lùa, hay để nhiệt độ phòng quá lạnh, kể cả nơi an toàn cho trẻ nữa. Nếu tắm vị trí cao có thể làm rơi hoặc té bé. Nên tắm cho trẻ bằng khăn lau cho đến khi dây rốn rụng thường khoảng thời gian từ 1- 4 tuần sau sinh, lỗ rốn đã lành hoàn toàn. Cần chuẩn bị trước khi tắm khăn cho bé như một cái khăn mềm và sạch, xà phòng tắm dùng dầu gội trung tính dành cho em bé, tuyệt đối không dùng dầu gội của người lớn. Cần có một bàn chải thật mềm để kích thích da đầu cho bé.


Sau khi chuẩn bị xong, cởi quần áo cho bé, đầu tiên dùng khăn tắm lau phần mắt của bé với khăn mềm thấm chút ít nước, tiếp theo rửa mũi và tai của bé, sau đó, làm ướt miếng khăn và dùng một chút xà phòng em bé, rửa mặt bé một cách nhẹ nhàng, dùng dầu gội tạo bọt và xoa ở đầu cho bé, rồi xả lại bằng nước ấm. Dùng một miếng vải ẩm và xà phòng, rửa các phần còn lại của bé, đặc biệt chú ý tới những vùng nếp của bé dưới tay – chân, sau 2 tai, xung quanh cổ, và bộ phận sinh dục. Hết sức thận trọng để nước rơi vào tai bé, vì như thế dễ bị gây tình trạng viêm tai giữa của bé, sau cùng lau khô và mang ta huggies, thay đồ cho bé.


Nếu bé lớn hơn, sau khi rốn lành hoàn toàn có thể tắm bằng thau, ngoài việc chuẩn bị như tắm bé bằng khăn, cần chuẩn bị thêm thau hay chậu tắm cho bé, khi tắm cần đảm bảo nước trong thau độ sâu không vượt quá 4 – 5cm, nước đủ ấm, chú ý kiểm tra độ ấm của nước trước khi cho bé vào tắm, phòng khi quên gây bỏng.


Sau khi chuẩn bị đã hoàn tất, cởi bỏ quần áo và đặt bé ngay vào nước, dùng một tay của bạn để đỡ lấy đầu bé và tay còn lại để đặt bé xuống, bắt đầu từ chân, nhẹ nhàng hạ thấp từ từ xuống phần thân sau đó dùng một chiếc khăn sạch để lau mặt và tóc bé, nhẹ nhàng mát-xa da đầu bé bằng một chiếc bàn chải gội đầu mềm dành cho em bé, kể cả phần trên thóp, tức là phần mềm trên đầu của bé. Nhẹ nhàng rửa sạch các phần còn lại, với nước và một lượng nhỏ xà phòng, trong quá trình tắm, nhớ phải thường xuyên đổ nước lên người bé để bé không bị nhiễm lạnh.


Sau khi tắm, dùng khăn tắm quấn bé ngay lập tức kể cả phần đầu của bé đề phòng bé nhiễm lạnh, sau cùng thoa phấn vào vùng nếp gấp như bẹn, cổ, nách để tránh hăm kẽ do ẩm, mang tã và mặc đồ cho bé; trong quá trình tắm bé bằng thau tuyệt đối không bao giờ được để bé một mình, nếu cần rời khỏi phòng tắm.


Hăm kẽ, viêm da dị ứng do tã lót… ngày nay vẫn còn là một trong những vấn đề y khoa phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc bé chưa đúng cách, trong đó tắm bé, chọn và thay tã lót đóng một vai trò không nhỏ trong việc khắc phục các bệnh lý trên.

Khi được hỏi bạn chọn tã/bỉm cho con dựa trên những yếu tố nào thì đến 90% bà mẹ trả lời rằng chỉ tập trung vào chất lượng thấm hút và không mẩn đỏ hoặc hăm da ở trẻ khi mặc.


Làn da của bé vốn mong manh và nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Chiếc tã giấy quấn quanh vùng mông bé gần như 24/24 không chỉ đóng vai trò như một sản phẩm hỗ trợ mà còn là người bạn đồng hành giúp mẹ chăm sóc làn da, sự yên giấc cho bé.


Tã thấm hút nhanh giúp mông bé luôn khô thoáng.


Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, toàn bộ quy trình sản xuất ta giay huggies được quản lý theo công nghệ khép kín để tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, tã giấy Huggies được tăng cường hạt thấm hút giúp thấm hút toàn bộ chất lỏng bên trong tã. Ngoài ra, bề mặt tã tăng cường lớp thấm siêu nhanh giúp chất lỏng nhanh chóng thấm vào bên trong dù cho bề mặt tã luôn khô thoáng. Vì thế, bé sẽ luôn cảm thấy khô thoáng khi mặc tã Huggies.


Với trẻ sơ sinh, bề mặt khô thoáng của ta giay Huggies giúp bé ngủ ngon giấc và không còn quấy khóc do bị ẩm ướt vào nửa đêm. Với trẻ ở tuổi hiếu động, tã giấy Huggies giúp bé thoải mái chơi đùa, không ngứa ngáy khó chịu dù mặc tã suốt cả ngày. Mẹ sẽ hạn chế được công việc giặt giũ để có nhiều thời gian chăm sóc bản thân và gia đình.


Ngoài ra, mẹ có thể chọn bỉm quần Huggies dành cho các bé ở tuổi hiếu động, việc thay tã sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng với ba thao tác đơn giản: “xé thun bên hông”, “mặc nhanh tã mới” và thả bé ra tiếp tục vui chơi.


Ta giay Huggies được chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã


Ngoài khả năng thấm hút nhanh và bề mặt khô thoáng, tã dán và tã quần/ bỉm quần Huggies còn là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã.


Với các mẹ có con nhỏ, hăm tã là một vấn đề khiến các mẹ vô cùng lo lắng và điều này khiến mẹ ngại mặc tã cho bé. Triệu chứng hăm tã thường thấy là làn da bị nổi mẩn đỏ, mụn nước gây đau và rất khó chịu cho bé.


Hăm tã thường gặp khi mẹ chọn tã không đảm bảo chất lượng cho bé. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác như mặc tã quá lâu, không được vệ sinh đúng cách… Vì vậy, lựa chọn tã giấy có chất lượng đảm bảo và sử dụng đúng cách sẽ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hăm tã. Ta giay Huggies hiểu được những lo lắng của mẹ và mong muốn đồng hành chăm sóc làn da nhạy cảm m của bé một cách tốt nhất. Vì thế, Huggies đã mang đến sản phẩm tã giấy được chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã với màng đáy thoát ẩm 100% giúp hạn chế tối đa tình trạng hăm da, đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam.