Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Chảy máu âm đạo


Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít. Thực ra điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.


Có ba cách lý giải cho sự chảy máu này: tinh trùng không kết giao được với trứng, có thai ngoài dạ con hoặc chỉ đơn thuần là một dấu hiệu mang thai.


 


Lời khuyên: Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để biết chính xác bạn đã có thai hay chưa.


 


Đau đầu


Một số phụ nữ thường bị đau đầu trong thời gian đầu mang thai. Điều này có liên quan đến sự tăng nhanh của hooc môn progesterone trong cơ thể, cộng thêm sự thiếu hụt lượng nước dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của hồng cầu trong máu.


 


Lời khuyên: Tăng cường lượng nước hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu. Nếu vẫn tiếp tục đau đầu, hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc uống thuốc Tylenol.


 


Ngực mềm hơn


Từ một đến hai tuần sau khi thụ thai, ngực của bạn trở nên mềm hơn trước đó. Lúc này cơ thể bạn tiết ra một lượng lớn hooc môn estrogen và progesterone khiến cho các tuyến sữa bắt đầu hoạt động. Những hooc môn này còn giúp giữ nước lại trong ngực, khiến bạn có cảm giác vòng một nặng hơn và cũng nhạy cảm hơn.


 


Lời khuyên: Mua áo ngực bảo vệ giành cho các bà bầu.


 


Đi tiểu thường xuyên


Có hai nguyên nhân dẫn đến điều này: một là do buồng trứng phát triển gây áp lực lên bàng quang, hai là do lượng máu đổ về thận nhiều hơn khiến cơ thể sinh ra lượng nước tiểu nhiều hơn thường lệ.


 


Lời khuyên: Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi phiền hà nhưng tuyệt đối không nên nhịn tiểu và không vì lý do này mà giảm lượng nước vẫn uống hàng ngày.


 


Chán ăn và buồn nôn


Dấu hiệu có thai này thường xảy ra sớm, khoảng 2 tuần sau khi thụ thai. “Thủ phạm” của điều này, không ai khác lại là hooc môn progesterone. Hooc môn này tác động lên quá trình tiêu hoá của cơ thể người mẹ khiến cho dạ dày lâu đói hơn so với bình thường.


 


Bạn sẽ cảm thấy rằng trong dạ dày mình có quá nhiều thứ nên bạn muốn tống khứ nó ra ngoài. Cảm giác buồn nôn này còn liên quan đến hooc môn HCG, một loại hooc môn chỉ có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Lượng HCG càng cao (đặc biệt là với những  người mang thai song sinh) thì bạn sẽ càng cảm thấy mệt mỏi.


 


Lời khuyên: Nhiều chị em thường ngậm gừng hoặc chanh. Nhưng cách tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về viêc cung cấp thêm vitamin B6 để hạn chế cảm giác buồn nôn.


 


Mệt mỏi


Mệt mỏi là một trong những triệu chứng có thai từ những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hooc môn progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.


 


Lời khuyên: Tăng cường các loại vitamin và khoáng chất giành cho bà bầu, uống thêm nước hoa quả để giữ cho huyết áp không bị tụt xuống. Đặc biệt là bạn hãy tranh thủ nghỉ ngơi bất cứ lúc nào có thể.


 


Tâm trạng thất thường


Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hooc môn trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất.


 


Lời khuyên: Bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này. Hãy nói trước cho ông xã của mình biết để có được sự cảm thông và chia sẻ từ phía chàng. Đó chính là điều quan trọng nhất.


 


Chóng mặt và choáng váng


Sự chóng mặt, choáng váng thường xảy ra rất sớm. Hooc môn progesterone làm tăng thân nhiệt của bạn, mở rộng các mạch máu, do đó huyết áp cũng sẽ giảm đi. Ngoài ra, do lượng máu chuyển đến tử cung nhiều nên tốc độ máu trở về não chậm hơn, nhất là khi bạn đột ngột đứng dậy. Chóng mặt còn được giải thích bằng sự thay đổi lượng đường trong máu. Vì thế, những người mẹ ăn không đủ chất sẽ thường xuyên đối diện với cảm giác này.


 


Lời khuyên: Di chuyển chậm rãi và nhẹ nhàng. Đặc biệt không nên ngồi dậy hoặc đứng dậy đột ngột. Giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách ăn nhẹ thường xuyên trong mỗi 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Đồng thời uống nhiều nước để đảm bảo huyết áp ổn định. Tránh việc lắc đầu mạnh. Nếu bạn quá chóng mặt, hãy từ từ ngồi xuống và giữ cho đầu mình ở giữa hai gối.


 


Vắng “đèn đỏ”


Đây là một trong những triệu chứng mang thai chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.


 


Thử nước tiểu hoặc thử máu dương tính


 


Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.


 


Cách đơn giản nhất là thực hiện thử nước tiểu tại nhà với bộ que thử mua tại nhà thuốc. Thứ đắt nhất không hẳn đã là thứ tốt nhất. Bạn nên sử dụng hàng có thương hiệu hoặc đã được người quen, bạn bè tin dùng. Bạn nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, cũng là lúc mức HCG đạt ngưỡng cao nhất. Hãy mua 2 bộ que thử. Bạn đang ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, vì vậy việc ra kết quả không chính xác là điều có thể xảy ra. Nếu có thể lặp lại thử nghiệm một lần nữa để so sánh kết quả thì càng tốt.


 


Để xét nghiệm máu, bạn cần đến một phòng khám thai. Xét nghiệm máu tìm hormon HCG cho kết quả hoàn toàn chính xác, để bạn có thể yên tâm chuẩn bị cho giai đoạn 9 tháng mang bầu.

Ngay từ khi mới chào đời, bé đã có nhu cầu giao tiếp với mọi người, nhất là với bố mẹ. Ngoài ra, bé cũng biết thể hiện cảm xúc thông qua nụ cười ngây thơ và những lần khóc dai dẳng. Mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con, đê gắn bó hơn với con nhé.


 


Ngay từ khi mới sinh ra, người lớn đã giao tiếp với trẻ như là một người hiểu biết, tuy rằng trẻ chưa có nhu cầu giao tiếp: trò chuyện, hỏi trẻ, âu yếm trẻ. Việc trò chuyện với trẻ không nhằm mục đích giúp trẻ biết nói sớm, mà nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ phát triển, giúp bộ não của trẻ thu nhận các thông tin phong phú, đa dạng bên ngoài. Điều đó sẽ góp phần hình thành ở trẻ hệ thống các phản xạ có điều kiện, hình thành các mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ với cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh và động tác…


 


Phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội là những kỹ năng khó nhưng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của của môt con người. Ngay cả người lớn đôi khi cũng cảm thấy bối rối, không chắc là mình đã làm tốt được, huống chi là trẻ con. Tuy nhiên, thực tế là những kỹ năng này nếu được làm quen và hình thành trong mỗi người ngay từ khi còn nhỏ thì hiệu quả sẽ rất bất ngờ đấy.


 


Đối với trẻ nhỏ, cách học tốt nhất là thông qua việc quan sát bố mẹ và chơi những trò chơi trong nhà đơn giản, và do các bé luôn bắt chước người lớn nên bố mẹ – những người lớn gần gũi với bé nhất – cũng chính là những người bạn cùng chơi tốt nhất của con.


 


Những trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp


Bố mẹ nên bày cho con chơi những trò chơi hữu ích để qua đó, bé học được những kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt hơn?


 


1- Trò chơi đóng vai, đóng kịch: bé được hóa thân vào nhiều nhân vật khác nhau và lựa chọn cách biểu lộ cảm xúc và thái độ phù hợp. Bố mẹ nên tham gia để khéo léo uốn nắn và làm mẫu cho con để bé sửa được những hành vi sai, biết cách cư xử phù hợp trong các tình huống;


 


2- Trò chơi nhận biết cảm xúc qua biểu hiện khuôn mặt: bố mẹ diễn tả nhiều trạng thái cảm xúc bằng chính khuôn mặt mình hoặc qua những hình vẽ trên giấy để con đoán, giúp bé nhanh nhạy hơn trong việc nhận biết được cảm xúc của người khác;


 


3- Những trò chơi tập thể: bố mẹ khuyến khích con hòa nhập với các bạn cùng lứa để tự học các kỹ năng giao tiếp và phối hợp với người khác bằng thực tế.


 


Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng để giúp bé thành công trong cuộc sống, nên bố mẹ hãy khuyến khích và giúp đỡ con, tuy nhiên đừng bắt ép con phải tham gia vào một trò chơi nào đó khi bé không muốn. Trên đây chỉ là một số gợi ý để bạn linh hoạt áp dụng. Hãy cùng con trau dồi và phát triển kỹ năng giao tiếp.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Hầu như bà mẹ nào cũng biết ích lợi và giá trị dinh dưỡng của bí đỏ (bí ngô) đối với bé yêu, tuy nhiên, bé thường không thích ăn bí đỏ, phải làm sao đây. Các mẹ đừng lo lắng, bé không thích ăn bí đỏ nhưng rất thích ăn bánh flan, vậy các mẹ hãy kết hợp các nguyên vật liệu để làm món bánh Flan bí đỏ thơm bùi cho bé yêu ăn ngon miệng nhé.


Công dụng tuyệt vời của bí đỏ:


Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.


Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E – một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.


Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.


 


Cách làm bánh Flan bí đỏ 1:


“Lớp vỏ” bí đỏ dẻo bao bên ngoài bánh flan mềm mịn sẽ là món ăn hấp dẫn cho các bé yêu đấy.


Nguyên liệu làm bánh Flan bí đỏ:


1 quả bí đỏ cỡ trung bình


4 quả trứng


½ cốc cốt dừa


1 cốc sữa


1 /2 chén đường


1 nhúm muối


3 cái lá dứa hoặc 1 ống vanni


Các bước làm bánh flan bí đỏ:


Bí đỏ (bí ngô) rửa thật sạch vỏ


Dùng dao sắc khía 1 đường vòng quanh cuống, tách rời ra như cái nắp


Nạo hết phần ruột và hạt bên trong quả.


Lấy 1 cái âu lớn, đập trứng vào, cho cốt dừa, đường, muối, vani hoặc lá dứa cắt nhỏ.


Đánh đều hỗn hợp và vớt lá dứa bỏ đi.


Rót hỗn hợp vào trong quả bí, nếu cẩn thận bạn có thể cho qua một cái rây để gạn bỏ hết gợn.


Chú ý không nên rót đầy đến mép mà chỉ rót gần đầy, chừa lại 1 khoảng nhỏ trong quả bí vì sau khi hấp chín hỗn hợp trứng sẽ nở lên.


Chuẩn bị nồi hấp, đặt bí ngô vào trong nồi, đậy phần nắp bí vào rồi đậy vung nồi, hấp trong 45 phút.


Khi bí hấp đã chín, hỗn hợp trứng sữa bên trong đông lại là được.


Lấy bí ra để nguội, cắt miếng hình múi cau và thưởng thức.


 


Cách làm món bánh Flan bí đỏ thứ hai cho bé


Với món bánh flan bí đỏ thơm ngon này, không những “dụ” được trẻ em mà còn dụ được “trẻ lớn” nhà các bạn nữa cho mà xem.


Các nguyên liệu cần chuẩn bị:


Trứng gà : 10 quả


Đường cát : 30 gr


Sữa tươi : 2 bịch


Sữa đặc : 1 hộp (hộp sắt 380gr).


Nước sôi : 1 hộp sữa


Vani: 1 ống


Bí đỏ: Một trái (Nên chọn bí đỏ hồ lô vì loại bí này dẻo và thơm hơn loại bí đỏ thông thường nhiều) và thêm một miếng bí nhỏ khác để làm nhân nhé.


Cách làm bánh flan bí đỏ:


Bước 1: Sơ chế bí đỏ


Bí đỏ rửa thật sạch vỏ.


Dùng dao sắc khía 1 đường vòng quanh cuống, tách rời ra như cái nắp. Hoặc cầu kì hơn bạn có thể dùng dao khoét nắp hình răng cưa sẽ đẹp hơn.


Nạo hết phần ruột và hạt bên trong quả. (hạt này tận dụng phơi khô rang lên nhâm nhi cũng rất ngon nhé).


Trái bí sẽ khó chín hơn bánh flan nên chúng ta hấp bí khoảng 15 phút trước


Miếng bí rời bạn cắt thành hạt lựu nhỏ khoảng 1cm, đem luộc sơ cho hơi mềm.


Bước 2: Làm hỗn hợp bánh flan


Đổ sữa đặc ra thau, cho 1 hộp nước sôi vào, khuấy tan. Cho thêm sữa tươi vào khuấy đều. Để nguội tí bạn cho vani và đường vào tiếp tục khuấy cho đều.


Đập trứng ra tô, dùng đũa khuấy cho tan. Lưu ý khuấy nhẹ tay và theo 1 chiều để hỗn hợp không bị nổi bong bóng, sẽ làm rỗ bánh. Đổ hỗn hợp trứng vào sữa, dùng 1 cái rây để lược bỏ phần lòng trắng lợn cợn.


Bạn đổ hỗn hợp trên và bí thái hạt lựu ở trên vào quả bí. Nếu dư có thể đổ ra khuôn khác.


Bước 3: Hấp cách thuỷ


Hấp cách thuỷ bánh flan bí đỏ, thời gian hấp khoảng 45 – 60 phút lửa không được lớn, lâu lâu bạn mở ra kiểm tra để tránh nước rớt vào sẽ bị rỗ và xem mặt bánh đã se đặt lại chưa. Nếu lấy tăm kiểm tra không bị dính bánh tức là bánh đã chín


Để bánh nguội hãy bỏ vào tủ mát trên 3 tiếng hãy dùng nhé.


Mùi của bí đỏ hoà quyện vào bánh flan làm cho mùi thơm của bánh rất quyến rủ, khi cắn vào lớp bánh mềm được bao bọc bởi vỏ dẻo của bí sẽ làm bạn có cảm giác tuyệt ngon.


 

Cảm thấy rất mệt mỏi có thể là triệu chứng mang thai


Bạn cảm thấy kiệt sức cả ngày , bạn muốn ngủ một giấc dài, nguyên nhân một phần là do lượng progesterone trong cơ thể của bạn tăng cao, nó có tác dụng an thần. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ cho quá trình phát triển thai nhi và các cơ quan quan trọng trong cơ thể bạn, vì chúng phải làm việc rất nhiều trong thời kì mang thai. Và bạn có thể trở nên mệt mỏi hơn khi bạn mang thai  bé thứ 2 hay bé thứ 3, khi đó bạn dường như không có cơ hội để nghỉ ngơi, hay thư giãn.


 


Ốm nghén


Buồn nôn có thể xảy ra vào các thời điểm trong ngày, nhưng chủ yếu là vào buổi sáng bởi vì khi đó dạ dày bạn trống rỗng và đường huyết đã giảm. Ốm nghén liên quan mật thiết đến chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, ăn uống không đúng giờ giấc và  căng thẳng đầu óc xuất hiện trong thai kì. Các hoóc môn duy trì thai nhi (HCG) có thể là nguyên nhân chính gây ra ốm nghén.


 


Tuy nhiên hiện tượng buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ cũng là một dấu hiệu có thai tốt cho thấy mức độ hormone trong máu của bạn đủ cao để đảm bảo việc mang thai đang diễn ra suôn sẻ . Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu bạn không thấy những dấu hiệu này, một số chị em cảm thấy may mắn khi họ trải qua thời kì mang thai mà không hề ốm nghén.


 


Chu kì kinh nguyệt


Một số chị em vẫn có kinh nguyệt bình thường khi mang thai, thậm chí có những chị em vẫn có kinh (nhưng ít) đến tận tháng thứ 6 hoặc trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy chậm kinh không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn có thai.


 


Vòng ngực thay đổi


Trong thời gian mang thai ngực của phần lớn chị em đều trở nên mềm và nổi nhiều tĩnh mạch, bầu ngực trở nên lớn hơn. Ngay cả ở giai đoạn mang thai sớm này thì ngực của  bạn cũng đã bắt đầu thay đổi để sản xuất sữa non.


 


Ra máu


Chị em thường nhầm tưởng hiện tượng ra máu này là do đến chu kỳ, nhưng thật ra nó xuất hiện là do trứng thụ thai di chuyển vào buồng thành tử cung. Mới đầu máu ra thì có màu đỏ nhưng nhanh chóng chuyển sang màu nâu. Trường hợp này chỉ kéo dài trong một đến 2 ngày, vì vậy nếu hiện tượng này biến mất nhanh chóng thì đây là một cách nhận biết có thai thường gặp.


 


Buồn tiểu


Ngay sau khi lượng progesterone (hormone giúp duy trì thai kỳ)  trong cơ thể bạn tăng và phôi thai bắt đầu tiết ra hormone HCG (hormone cần thiết để hình thành phôi thai), làm tăng lượng máu trong khung chậu, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn vùng xương chậu. Điều này kích thích bàng quang của bạn tiết ra nước tiểu thường xuyên hơn. Do đó, hầu hết phụ nữ  đều đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này có thể xảy ra sớm nhất là một tuần sau khi thụ thai.


 


Sợ một số mùi


Cảm giác về mùi vị của bạn thay đổi có thể là một dấu hiệu nhận biết có thai nữa. Những mùi hương mạnh như mùi cà phê, hoặc mùi hành phi mà bạn có thể rất thích trước đây thì bây giờ đột nhiên nó làm bạn cảm thấy sợ hãi. Nước hoa cũng có thể  mang lại một hiệu ứng tương tự và bạn nhận thấy rằng mùi nước hoa trên cơ thể của bạn cũng thay đổi là do sự thay đổi thành phần hóa học trong làn da của bạn.


 


Nước bọt trong miệng thường phản ánh thành phần hóa học trong máu và khi lượng hormone tăng thì vị giác của bạn có thể thay đổi. Các chị em  thường mô tả là miệng của họ có vị của kim loại. Điều này có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy mùi vị của một số loại đồ uống như trà, cà phê hay ngũ cốc khác trước.


 


Thèm ăn


Bạn đột nhiên thèm những loại thức ăn mà trước kia bạn chưa bao giờ thích. Nhiều phụ nữ thèm ăn bưởi, cam hay uống nước chanh. Một số khác thì lại thèm những thứ kì quặc như than hay phấn. Một giả thuyết cho rằng hiên tượng thèm ăn là một phản ứng của cơ thể  xảy ra do thiếu một số khoáng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết. Nếu bạn thèm các loại trái cây họ cam quýt, có thể là bạn đang thiếu hụt vitamin C.

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Bạn có biết dấu hiệu mang thai bé gái không? Bạn có tin nó là sự thật không? Đúng đấy bạn ạ dưới đây là những dấu hiệu mang thai bé gái. Chỉ cần để ý một chút, bạn có thể biết chính xác đứa con trong bụng mình gái. Tham khảo một vài dấu hiệu nhận biết có thai bé gái sau đây từ chuyên gia của chúng tôi nhé.


 


1. Ốm nghén, thậm chí ốm nghén cực nặng trong suốt thai kỳ, thay vì một vài tháng đầu như bình thường.


 


2. Đoán giới tính thai nhi qua Nhịp đập tim


Tim của thai nhi sẽ đậpp ít nhất 140 lần mỗi phút; thông thường là lớn hơn các bạn nhé. Mẹ bầu thường có cảm giác cực kỳ mệt mỏi khi mang thai bé gái.


 


3. Phần hông cũng như toàn bộ phần phía sau của mẹ bầu luôn có cảm giác nặng nề ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ; cả mẹ bầu và người đối diện nhìn vào đều như vậy.


 


4. Ti trái bao giờ cũng to hơn ti phải ở những mẹ bầu mang thai bé gái.Ti trái bao giờ cũng to hơn ti phải


 


5. Ở những mẹ bầu mang thai bé gái, thường xuất hiện những sợi tóc màu đỏ, số lượng những sợi tóc này nhiều dần theo tháng tuổi của thai nhi.


 


6. Bụng của những mẹ bầu mang thai bé gái cao hơn rất nhiều so với những mẹ bầu khác và có hình quả dưa hấu.


 


7. Những món mẹ bầu mang thai bé gái thường thèm ăn, uống là: nước cam, các loại hoa quả, các loại đồ ăn ngọt.


 


8. Mẹ bầu mang thai bé gái xấu hơn lúc chưa mang bầu rất nhiều. Tuy nhiên các mẹ không phải lo, sau khi sinh nở, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.


 


9. Tâm trạng hay buồn, điều này rất khó giải thích; không phải vì không thích con gái. Dấu hiệu có thai bé gái này rất khó giải thích. Tâm trạng hay buồn, điều này rất khó giải thích


 


10. Nhiều mụn trứng cá trên mặt, da mặt cũng không được nhẵn nhụi, trắng trẻo như bình thường.


 


11. Thói quen ăn bánh mỳ: Mẹ bầu mang thai bé gái rất ít khi ăn phần đuôi của bánh mỳ. Điều này, chuyên gia của chúng tôi chưa thể giải thích.


 


12. Ngực của mẹ bầu mang thai bé gái thường nở nang hơn rất nhiều.


 


13. Khi ngủ, mẹ bầu mang thai bé gái thường quay đầu về hướng Nam.


 


14. Nước tiểu của mẹ bầu mang thai bé gái thường có màu vàng đục.


 


15. Khi treo nhẫn cưới trên dây trước bụng, nhẫn sẽ di chuyển từ bên này sang bên kia.


Trên đây là một số cách nhận biết có thai bé gái, rất mong sẽ có ích cho các bạn.


 

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Tuần thứ 29


Hãy mở tiệc chào mừng sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ đáng yêu nào.


Hãy dành thời gian thiết kế thiệp báo tin đón thành viên mới của gia đình vì đến lúc sinh con, có thể bạn sẽ chẳng còn thời gian để làm công việc đáng yêu này.


Hãy nhờ chồng kiểm tra các loại nội thất trong phòng bé có được sơn bằng sơn gốc chì không để loại bỏ chúng hoặc ít nhất là loại bỏ lớp sơn.


Bắt đầu sang giai đoạn mang thai tháng thứ 7, hãy ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ.


 


Tuần thứ 30


Hãy cùng chồng đi sắm đồ sơ sinh cho bé các loại thiết bị dùng cho bé như xe đẩy, ghế trẻ em trên xe hơi nếu bạn còn thiếu những món này.


Đếm số lần thai máy.


Chuẩn bị gói ghém hành lý đi sinh, và cũng nên chuẩn bị một túi đồ dự phòng cho ông bố trẻ nữa.


Tìm hiểu về các dấu hiệu sinh non.


Tập các bài tập được thiết kế riêng để giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.


 


Tuần thứ 31


Hãy ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt.


Nếu bạn có ý định thuê y tá chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu, hãy bắt đầu tìm “mối” đi nhé!


Lên kế hoạch nghỉ thai sản và thông báo cho những người liên quan ở công ty.


Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu sơ sinh.


 


Tuần thứ 32


Lên kế hoạch chăm sóc hoặc gửi nhờ chăm sóc bé lớn (hoặc thú nuôi) khi bạn đi sinh.


Cắt tóc.


Dọn và bày biện phòng bé.


Bắt đầu lịch thăm khám thai hàng tuần cho đến lúc đi sinh.


 


Tuần thứ 33


Bắt đầu tìm đọc các tài liệu về chăm sóc trẻ sơ sinh.


Dọn chỗ cho em bé trên xe hơi gia đình (nếu có).


Lắp đặt ghế cho em bé trên xe.


 


Tuần thứ 34


Xem xét việc cập nhât thông tin về em bé trong các hồ sơ của bạn.


Làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.


Mua vài thứ mà bạn sẽ cần cho những ngày đầu sau sinh.


Quyết định bác sĩ nhi mà bạn sẽ cho bé theo khám.


 


Tuần thứ 35


Mua một cuốn sách về năm đầu đời của trẻ.


Xem các đoạn phim và tài liệu về nuôi con bằng sữa mẹ.


Xem lại đồ đạc bạn chuẩn bị cho bé còn thiếu gì không.


 


Tuần thứ 36


Lên kế hoạch làm xét nghiệm đo sức khỏe thai nhi (non-stress test).


Trao đổi kế hoạch sinh con với bác sĩ bạn theo khám hoặc nơi đăng ký sinh.


Ngủ, ngủ ngắn và nghỉ ngơi nhiều hết mức có thể.


Gửi lời cảm ơn đến những người đã gửi quà mừng em bé cho bạn.


 


Tuần thứ 37


Nếu bạn đã có con trước, hãy chuẩn bị tâm lý “có em” cho bé.


Nếu nhà bạn không có người giúp nấu ăn, hãy bắt đầu chuẩn bị mà dự trữ thức ăn khi bạn đi sinh và trong 1-2 tuần đầu sau sinh.


Mua tã bỉm và các dụng cụ cho con bú.


Giặt sạch tất cả quần áo và chăn nệm của bé (dù là đồ mới).


 


Tuần thứ 38


Thắt chặt các chi tiêu không cần thiết.


Lập danh sách những người bạn muốn liên hệ, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email .


Chốt lại tên cho bé thôi nào!


 


Tuần thứ 39


Thực hành và tập luyện các kỹ thuật thở và thả lỏng mà bạn đã học ở lớp tiền sản.


Thu xếp công việc ở công ty và luôn ghi chú những việc bạn đang làm để tiện bàn giao nếu phải đi sinh sớm hơn dự kiến.


Trao đổi với chồng xem liệu anh ấy có muốn có mặt trong phòng sinh với bạn không.


 


Tuần thứ 40


Hãy sẵn sàng cho sự kiện vỡ ối, hoặc ra máu.


Và cả những cơn gò nữa, bạn đã biết cách nhận biết cơn gò chuyển dạ và cơn co giả chưa?


Mua vài túi chườm lạnh ở hiệu thuốc để giảm đau vết cắt tầng sinh môn.


 


Tuần thứ 41


Hãy tận hưởng cảm giác từ những cú máy đạp cuối cùng của bé và cảm giác tuyệt vời khi con còn đang trong bụng bạn.


Tập động tác ngồi xổm để giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.


Sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.


 


Tuần thứ 42


Hãy thử một số mẹo giục sinh (hoặc ít nhất là bạn cũng nên ghi nhớ chúng) – như ăn đồ cay, quan hệ tình dục, đi bộ hoặc kích thích núm vú.


Làm thử nghiệm đo sức khỏe thai nhi lần nữa, hoặc thử nghiệm tạo cơn co.


Đến bệnh viện và tiến hành đẻ chỉ huy.

Chắc hẳn mẹ nào cũng phải đối mặt với tình trạng bé biếng ăn và không chịu ăn. Bên cạnh sự lo lắng, tìm cách mua thêm những loại thuốc kích thích hay men tiêu hóa cho bé sao mẹ lại không làm làm mới thực đơn cho bé với những món ăn độc đáo nhìn đẹp mắt mà vẫn giàu dinh dưỡng nhỉ. Hôm nay, cùng đổi khẩu phần ăn cho bé với một vài món ăn lạ miệng, bắt mắt và xem sự thay đổi của bé với bữa ăn nhé.


 


Nui xào bò


Hình dáng, màu sắc của những sợi nui quện lẫn thịt bò viên chắc chắc sẽ khiến bé thích thú và ăn ngon miệng.


Nguyên liệu


250g thịt bò xay nhuyễn, 150g nui, 1 củ hành tây băm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 củ cà rốt băm, 5g ngò rí cắt nhỏ, 1 hộp xốt cà chua, 120ml sữa tươi, 100g bột bánh mì khô, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 50g bơ lạt (hoặc 2 thìa súp dầu ăn).


 


Hướng dẫn làm món nui xào bò


Bước 1: Trộn thịt bò với hành tây, tỏi, cà rốt, ngò, bột bánh mì khô, muối, đường, viên thành 15 viên nhỏ.


Bước 2: Cho cà chua, sữa tươi và 250ml nước vào nồi nấu sôi, thả thịt bò đã viên vào, nấu nhỏ lửa khoảng 20 phút là chín.


Bước 3: Nui luộc chín, vớt ra, xốc với bơ cho thơm, trút ra tô hay đĩa sâu lòng, cho thịt bò và nước súp lên, rắc ít ngò cho đẹp. Có thể chọn bất cứ loại nui nào mà bé thích, trừ nui ngôi sao vì nhỏ quá, làm món này không ngon. Nếu bé không quen ăn bơ, có thể thay bằng dầu ăn khi trộn nui.


 


Mách nhỏ:


Các bé thường rất thích món nui xào bò vì dễ ăn, những món này chế biến thêm với ít thịt bò mềm và xốt béo thì bé sẽ rất ngon miệng.


 


Cháo óc heo – Món cháo dinh dưỡng cho bé


Bạn có thể cho bé ăn những món ăn được chế biến từ óc heo bởi chúng rất hấp dẫn và bổ dưỡng. Món ăn phù hợp làm thực đơn ăn dặm cho bé 6,7 tháng tuổi. Dinh dưỡng từ óc heo:


- Trong 100g óc heo có: Chất đạm: 9g, chất béo: 9,5g, lượng cholesterol: 2500 mg, sắt: 1,6g, ngoài ra còn có đường, canxi, phôt pho, nước.


 


Nguyên liệu


Gạo lứt giã nát: 2 muỗng


Óc heo: 1 muỗng


Dầu ăn: 5 giọt


Nước : 2 chén đầy


Nước mắm, đường, hành ngò.


 


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo vo sạch ngâm với nước ấm, cho gạo mềm với ra để ráo. Óc heo đã gỡ sạch, tán nhuyễn với nước, hấp chín.


Bước 2: Gạo + Nước, bắc lên nấu nhừ


Bước 3: Cháo chín, cho óc heo vào, đun tiếp từ 5-7 phút, nêm nếm vừa ăn. Cho dầu mè vào, khuấy đều, nhấc xuống.


Bước 4: Rắc hành ngò băm nhuyễn lên trên cho thơm.


 


Cháo mực thịt heo cải ngọt


Nếu muốn một món ăn ngon nhưng lại đơn giản vào ngày đầu tuần bận rộn, đừng quên cho món Cháo mực thịt heo cải ngọt vào thực đơn cho bé con nhà  bạn. Món cháo dinh dưỡng cho bé mà lại không làm mất thời gian của mẹ đâu nhé!


Nguyên liệu


- 2/3 chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc


- 1 muỗng canh vun cải ngọt băm nhuyễn (10g)


- 1 muỗng canh gạt thịt heo băm nhuyễn (10g)


- 1 muỗng canh gạt mực ống băm nhuyễn ( 20g)


- 1 muỗng canh gạt dầu (5g)


-  1/3 chén nước


 


Hướng dẫn


Bước 1: Cho nước, cháo, mực và thịt vào nồi, khuấy đều, bắt lên bếp đun sôi.


Bước 2: Cho cải ngọt và dầu ăn vào khuấy đều


Bước 3: Nêm nếm vừa ăn. Cháo chín, nhấc xuống để nguội bớt và cho bé ăn.