Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Tuần thứ 29


Hãy mở tiệc chào mừng sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ đáng yêu nào.


Hãy dành thời gian thiết kế thiệp báo tin đón thành viên mới của gia đình vì đến lúc sinh con, có thể bạn sẽ chẳng còn thời gian để làm công việc đáng yêu này.


Hãy nhờ chồng kiểm tra các loại nội thất trong phòng bé có được sơn bằng sơn gốc chì không để loại bỏ chúng hoặc ít nhất là loại bỏ lớp sơn.


Bắt đầu sang giai đoạn mang thai tháng thứ 7, hãy ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ.


 


Tuần thứ 30


Hãy cùng chồng đi sắm đồ sơ sinh cho bé các loại thiết bị dùng cho bé như xe đẩy, ghế trẻ em trên xe hơi nếu bạn còn thiếu những món này.


Đếm số lần thai máy.


Chuẩn bị gói ghém hành lý đi sinh, và cũng nên chuẩn bị một túi đồ dự phòng cho ông bố trẻ nữa.


Tìm hiểu về các dấu hiệu sinh non.


Tập các bài tập được thiết kế riêng để giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.


 


Tuần thứ 31


Hãy ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt.


Nếu bạn có ý định thuê y tá chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu, hãy bắt đầu tìm “mối” đi nhé!


Lên kế hoạch nghỉ thai sản và thông báo cho những người liên quan ở công ty.


Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu sơ sinh.


 


Tuần thứ 32


Lên kế hoạch chăm sóc hoặc gửi nhờ chăm sóc bé lớn (hoặc thú nuôi) khi bạn đi sinh.


Cắt tóc.


Dọn và bày biện phòng bé.


Bắt đầu lịch thăm khám thai hàng tuần cho đến lúc đi sinh.


 


Tuần thứ 33


Bắt đầu tìm đọc các tài liệu về chăm sóc trẻ sơ sinh.


Dọn chỗ cho em bé trên xe hơi gia đình (nếu có).


Lắp đặt ghế cho em bé trên xe.


 


Tuần thứ 34


Xem xét việc cập nhât thông tin về em bé trong các hồ sơ của bạn.


Làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.


Mua vài thứ mà bạn sẽ cần cho những ngày đầu sau sinh.


Quyết định bác sĩ nhi mà bạn sẽ cho bé theo khám.


 


Tuần thứ 35


Mua một cuốn sách về năm đầu đời của trẻ.


Xem các đoạn phim và tài liệu về nuôi con bằng sữa mẹ.


Xem lại đồ đạc bạn chuẩn bị cho bé còn thiếu gì không.


 


Tuần thứ 36


Lên kế hoạch làm xét nghiệm đo sức khỏe thai nhi (non-stress test).


Trao đổi kế hoạch sinh con với bác sĩ bạn theo khám hoặc nơi đăng ký sinh.


Ngủ, ngủ ngắn và nghỉ ngơi nhiều hết mức có thể.


Gửi lời cảm ơn đến những người đã gửi quà mừng em bé cho bạn.


 


Tuần thứ 37


Nếu bạn đã có con trước, hãy chuẩn bị tâm lý “có em” cho bé.


Nếu nhà bạn không có người giúp nấu ăn, hãy bắt đầu chuẩn bị mà dự trữ thức ăn khi bạn đi sinh và trong 1-2 tuần đầu sau sinh.


Mua tã bỉm và các dụng cụ cho con bú.


Giặt sạch tất cả quần áo và chăn nệm của bé (dù là đồ mới).


 


Tuần thứ 38


Thắt chặt các chi tiêu không cần thiết.


Lập danh sách những người bạn muốn liên hệ, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email .


Chốt lại tên cho bé thôi nào!


 


Tuần thứ 39


Thực hành và tập luyện các kỹ thuật thở và thả lỏng mà bạn đã học ở lớp tiền sản.


Thu xếp công việc ở công ty và luôn ghi chú những việc bạn đang làm để tiện bàn giao nếu phải đi sinh sớm hơn dự kiến.


Trao đổi với chồng xem liệu anh ấy có muốn có mặt trong phòng sinh với bạn không.


 


Tuần thứ 40


Hãy sẵn sàng cho sự kiện vỡ ối, hoặc ra máu.


Và cả những cơn gò nữa, bạn đã biết cách nhận biết cơn gò chuyển dạ và cơn co giả chưa?


Mua vài túi chườm lạnh ở hiệu thuốc để giảm đau vết cắt tầng sinh môn.


 


Tuần thứ 41


Hãy tận hưởng cảm giác từ những cú máy đạp cuối cùng của bé và cảm giác tuyệt vời khi con còn đang trong bụng bạn.


Tập động tác ngồi xổm để giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở.


Sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.


 


Tuần thứ 42


Hãy thử một số mẹo giục sinh (hoặc ít nhất là bạn cũng nên ghi nhớ chúng) – như ăn đồ cay, quan hệ tình dục, đi bộ hoặc kích thích núm vú.


Làm thử nghiệm đo sức khỏe thai nhi lần nữa, hoặc thử nghiệm tạo cơn co.


Đến bệnh viện và tiến hành đẻ chỉ huy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét