Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Đa phần thai phụ đều phải chịu đựng triệu chứng ốm nghén từ nhẹ đến nặng như một dấu hiệu có thai phổ biến. Nhiều người còn nôn ói liên tục và không ăn được gì. 3 tháng đầu mang thai của thai kỳ là giai đoạn nặng nề nhất của ốm nghén. Một số người may mắn thoát khỏi sự khó chịu ấy sau kỳ tam cá nguyệt đầu tiên nhưng cũng có rất nhiều người phải chịu đựng nó suốt cả quá trình mang thai.


Nghén là nỗi ám ảnh của bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và thậm chí là suốt 9 tháng mang thai.


70% phụ nữ trên thế giới này đều bị nghén khi có dấu hiệu mang thai, nguyên nhân là do lượng hoc-mon thai kỳ tăng nhanh. Thông thường, các triệu chứng có thai bắt đầu lúc khoảng tuần thứ 6, cao điểm tại tuần thứ 10 sau đó giảm dần ở khoảng tuần thứ 14. Hầu hết các trường hợp đều ói và nôn nao vào buổi sáng. Dưới đây là một số mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để đối phó với chứng ốm nghén:


Uống nước lọc hoặc trà loãng;


Ăn các loại thạch rau câu, trái cây đóng hộp;


Bánh mì khô, bánh quy giòn nhạt;


Chuối, táo là những thực phẩm tốt cho thai phụ;


Chia nhỏ bữa ăn ra mỗi ngày;


Uống nước trong khoảng 30 – 45 phút trước khi ăn bữa chính;


Tránh các mùi khó chịu (sử dụng mùi nước hoa xịt phòng yêu thích như bạc hà, chanh…);


Uống vitamin tổng hợp bổ sung dinh dưỡng;


Tập hít thở đều đặn và hưởng thụ một bầu không khí mát lành;


Vận động nhẹ nhàng, ngồi xuống, đứng lên từ từ;


Bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B6.


Tín hiệu báo động


Trong trường hợp hiếm hoi, ốm nghén có thể được kéo dài và nghiêm trọng, dẫn đến giảm cân và mất nước. Dưới đây là tín hiệu báo động đòi hỏi phải có một cuộc hẹn với bác sĩ:


Nôn khan hoặc nôn thức ăn suốt cả ngày không ngừng;


Sụt cân rõ rệt;


Đi tiểu ra máu;


Khát nước quá nhiều;


Tim đập nhanh;


Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu;


Ói ra máu.


Trong trường hợp như vậy, thai phụ sẽ được các bác sĩ yêu cầu tiêm tĩnh mạch (IV) hydrat hóa và theo dõi tại nhà.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét