Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Bạn đang có tin vui và sắp làm mẹ? Câu trả lời nằm ở những biến đổi nhỏ nhất trên cơ thể của bạn như hay đau ngực, mệt mỏi, buồn nôn… và những triệu chứng mang thai này đều có thể xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi đã thụ thai. Hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn những dấu hiệu đáng mừng này nhé!


 


1. Triệu chứng khi thụ thai?


Hầu hết các nghiên cứu về quá trình thụ thai và mang thai đều cho thấy hài nhi được hình thành trong khoảng 2 tuần trước khi đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn. Hay nói cách khác thời điểm thụ thai được bắt đầu từ 2 tuần sau kỳ kinh nguyệt trước đó.


 


Nhưng cơ thể phụ nữ chúng ta không đủ nhạy cảm đến mức có thể nhận biết được ngay các tín hiệu đầu tiên của quá trình chuẩn bị cho sự xuất hiện của “vật thể lạ”. Chỉ đến khi bào thai được cấy thành công vào tử cung của bạn, nó sẽ sản sinh ra hormone gonadotrophin (HCG) vào trong máu và lúc đó cơ thể bạn mới bắt đầu có những thay đổi. Thường người mẹ sẽ phát hiện ra việc mình mang thai khi thai kỳ đã ở tuần thứ 4 – 6.


 


Các dấu hiệu có thai dễ nhận thấy nhất:


Trễ kinh nguyệt hoặc ra máu nhẹ;


Bầu ngực và núm vú thay đổi (cương cứng hoặc bị đau);


Đi tiểu thường xuyên;


Ốm nghén, hay mệt mỏi, kiệt sức;


Đau đầu;


Có thể bị táo bón;


Có ham muốn “chuyện ấy” nhiều hơn;


Bị đau lưng, chuột rút và đầy hơi…


 


2. Ảnh hưởng từ các hormone khi mang thai


Hormon HCG được tiết ra vào thời điểm phôi thai bám vào thành tử cung, có vai trò duy trì hoàng thể – một thể nhỏ hình thành bên trong quả trứng, nó có vai trò tiết ra progesterone cần thiết cho việc hình thành phôi thai.


 


Mức độ của hormone HCG ban đầu rất thấp, nhưng chúng sẽ tăng dần theo thời gian và khiến người mẹ có nhiều thay đổi về mặt thể chất. Ở thời gian đầu, bạn chỉ có thể phát hiện được thai nhi thông qua các xét nghiệm thai dựa trên mức độ của hormone. Cho đến thời điểm mà chu kỳ tiếp theo của bạn sẽ xuất hiện (sau 12 – 14 ngày kể từ thời điểm thụ tha)i thì hormone HCG sẽ tăng cao đủ để cơ thể có những thay đổi rõ rệt.


 


Với phụ nữ mang thai sinh đôi hoặc sinh ba có thể nhận thấy những dấu hiệu nhận biết có thai sớm hơn vì mức độ HCG ban đầu sẽ cao hơn so với người chỉ mang thai một bé. Ngoài hormone HCG còn có các nội tiết tố khác cũng sẽ thay đổi trong quá trình người phụ nữ mang thai như progesterone và estrogen.


 


3. Hormone nội tiết thay đổi


Progesterone là một trong những hormone có vai trò trong việc duy trì thai kỳ. Hormone này giúp bồi đắp cho lớp niêm mạc lòng tử cung trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh.


 


Trước kỳ kinh nguyệt, hormone progesterone tăng lên khiến cơ thể phụ nữ thường mệt mỏi, đau bụng, căng bầu ngực… và vẫn tiếp tục tăng cao hơn sau giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt bị trễ. Đó là lý do vì sao các dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ dễ bị nhầm lẫn với việc sắp đến kỳ “đèn đỏ”.


 


4. Có chắc đó là những dấu hiệu mang thai?


Các triệu chứng trên vẫn không thể đảm bảo là bạn đang thực sự có thai hay không. Hãy nhớ rằng mỗi người phụ nữ sẽ có cảm nhận thai nghén khác nhau, do đó không nhất thiết phải lo lắng nếu bạn không có đầy đủ những tín hiệu nhận biết trên.


 


Tốt nhất, nếu có nghi ngờ gì, bạn nên kiểm tra bằng những phương pháp thử thai tại nhà hoặc chỉ cần trải qua vài xét nghiệm đơn giản trong khoảng 6 tuần sau ngày đầu kỳ kinh cuối, hoặc khi đã trễ kinh 1-2 tuần để giúp xác định bạn có thai hay không.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét