Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Dấu hiệu có thai


Nếu bạn đang lo lắng không biết mình có thai hay không, hãy kiểm tra những dấu hiệu nhận biết có thai như: buồn nôn, dạ dày khó chịu, ngực căng đầy hơn v.v hay không. Đây là những dấu hiệu có thai của giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp những dấu hiệu này.


Mang thai 3 tháng đầu, tùy vào thể trạng của mỗi người mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy những chuyển biến của cơ thể. Ngoại trừ những dấu hiệu thông thường, có thể bạn sẽ gặp những dấu hiệu như: phát hiện vết rạn da từ lỗ rốn kéo xuống. Một vài bà mẹ sẽ cảm thấy cổ tay mình tê buốt, có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Hoặc có khả năng bạn sẽ bị táo bón trong thời kỳ đầu. Vì cơ thể mỗi người khác nhau nên cũng sẽ có những phản ứng khác nhau trong giai đoạn này. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu mang thai cũng như những dấu hiệu nhận biết khi thai kỳ có gì khác thường nhé.


Mang thai tháng đầu


Phần lớn thai kỳ của các bà mẹ sẽ kết thúc tốt đẹp, và sau 9 tháng 10 ngày, bạn sẽ đón con yêu chào đời mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên, có trường hợp 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ phức tạp hơn quãng thời gian còn lại. Vì vậy, ngay khi xác định mình có thai (hoặc bạn nghĩ mình có thai), hay đăng ký khám thai tại bệnh viện hoặc phòng khám một cách nhanh nhất. Có những vấn đề nếu được phát hiệm sớm sẽ dễ dàng được chữa trị, ví dụ như cao huyết áp. Bạn cũng nên cẩn thận hơn trong gian đoạn đầu thai kỳ và chú ý đến các dấu hiệu khác thường nhé!


Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, hay thậm chí vài tháng sau khi bạn mang thai. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ


Tâm lý bà bầu mang thai 3 tháng đầu


Giai đoạn đầu mang thai có thể thuận buồm xuôi gió đối với nhiều phụ nữ, nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ cảm thấy tâm trạng mình khá “bấp bênh”, nhất là trong giai đoạn đầu mang thai. Nếu như bạn cũng cảm thấy mình trở nên dễ xúc động hơn, vui buồn bất chợt, hãy yên tâm – bạn không phải là trường hợp duy nhất đâu!


Bạn có thể trải qua một số những cảm giác sau đây, nhưng đừng lo lắng, đây là chuyện bình thường vì bạn đang trải qua một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mình mà:


Hứng thú, ngạc nhiên nhưng đồng thời cũng lo lắng và bối rối


Thay đổi thất thường và bất chợt


Bạn muốn có một đứa con nhưng lại nghi ngờ liệu mình có thể là một bà mẹ tốt hay không


Có cảm giác muốn cho cả thế giới biết được bạn đang mang thai


Bạn sẽ cảm thấy yêu ông xã mình vô cùng, nhưng rồi sau đó lại bỏ mặc.


Cảm thấy tiếc nuối khi phải chia tay “thời con gái”, phải hy sinh sự nghiệp hoặc từ bỏ những bữa tiệc vui vẻ


Ngỡ ngàng khi nghĩ đến lúc bụng mình to hơn và ngực thì căng đầy rồi lo lắng không biết sau khi sinh mình sẽ trông như thế nào


Bạn trở nên nhạy cảm hơn, có thể dễ dàng khóc khi coi một bộ phim buồn, hay nhìn thấy ảnh của em bé.


Trong 3 tháng đầu mang thai, bạn sẽ cảm giác cơ thể có nhiều thay đổi với những triệu chứng có thai vì có một sinh linh đang lớn dần trong bụng, có nhiều suy nghĩ mà bạn chưa từng nghĩ tới, hay thậm chí mơ về ngày bạn sinh con, con bạn trông như thế nào v.v Đây là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ này. Bạn nên yên tâm đây chỉ là những thay đổi nội tiết tố trong thời gian bạn có thai.


Cách tính ngày dự sinh


Bạn có thể dự đoán ngày sinh của mình bằng cách tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng dựa trên chu kỳ kinh của bạn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng đây chỉ là dự đoán thôi nhé. Em bé của bạn sẽ chào đời khi nào con cảm thấy sẵn sàng. Bạn cũng có thể đến phòng khám để được các bác sĩ khám và cho ngày dự sinh chính xác hơn

Cháo tôm phô mai


Cháo tôm phô mai là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong thực đơn cho bé biếng ăn. Hầu hết các bé độ tuổi ăn dặm đều thích ăn phô mai, phô mai cũng rất giàu dinh dưỡng. Do đó những món ngon có bổ sung phô mai sẽ những món ăn khoái khẩu cho trẻ biếng ăn, lại cực kỳ hữu ích cho sự phát triển kỹ năng và thể chất của bé.


Nguyên liệu làm món cháo tôm phô mai


- 1 bát gạo (đong bằng bát ăn cơm)


- Nước dùng (được nấu từ xương heo, gà… tùy thích)


- 150g tôm luộc chín (tôm đã bóc vỏ, lấy chỉ đen)


- 55g súp lơ xanh


- 1 miếng phô mai


- ¼ củ hành tây


Cách làm món cháo tôm phô mai bông cải cho bé


Bước 1: Gạo ngâm trong nước khoảng 1 giờ thì vớt ra để ráo nước.


Bước 2: Súp lơ xanh chần qua nồi nước sôi có pha chút muối rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Hành tây thái nhỏ, bông cải xanh thái miếng nhỏ cho bé vừa ăn.


Bước 3: Đun nóng nồi với chút dầu mè, cho hành tây thái nhỏ vào xào thơm thì thêm cho tôm vào xào, nêm 1,2 hạt muối.


Bước 4: Tiếp đến cho gạo vào đảo đều với tôm và hành tây.


Bước 5: Cho nước dùng vào nồi, đun sôi, sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa nấu nhừ. Nếu bạn thấy cháo đặc quá thì thêm nước dùng vào. Lưu ý: mẹ không nên đậy nắp khi cho gạo vào nồi để tránh tràn.


Bước 6: Cháo nhừ mẹ cho tiếp súp lơ xanh vào đun sôi.


Bước 7: Đặt miếng phô mai vào khuấy tan, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.


Cháo tôm cải xanh


Thực đơn ăn dặm cho bé với cháo tôm cải xanh đổi vị sau những món thịt, cá chắc chắn sẽ làm bé thích thú hơn nhiều.


Nguyên liệu


1 bát cháo trắng


20g tôm


10g cải xanh


1,5 thìa cà phê dầu ăn


2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.


 


Hướng dẫn


Bước 1: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, chỉ đen, băm nhuyễn. Cải xanh rửa sạch, thái thật nhuyễn hoặc băm nhỏ.


Bước 2: Hòa cháo đặc và tôm trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi 2-3 phút. Nêm nước mắm hoặc muối, cho tiếp rau cải xanh vào, đảo đều, tắt bếp.


Nếu muốn giảm vị nồng của cải, đun thêm 2-3 phút. Thêm 1,5 thìa cà phê dầu ăn vào cháo, khuấy đều.


 


Cháo bí xanh tôm nõn


Thực đơn ăn dặm với món cháo tôm thơm ngon, rất nhiều chất dinh dưỡng và thật bắt mắt với nhiều màu sắc chắc chắn sẽ làm các bé thích thú hơn khi ăn.


Nguyên liệu


150g gạo tẻ


- 80g tôm tươi


- 100g bí xanh


- 1/2 thìa cà phê hành tỏi băm


- 1 nhánh hành lá


- 1 thìa cà phê muối


- 1 thìa cà phê dầu ăn


- 2 thìa cà phê dầu ăn


Hướng dẫn


Bước 1: Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ để riêng, bỏ chỉ đen, băm nhỏ. Bí đao gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, xắt nhỏ. Hành lá rửa sạch, xắt nhuyễn.


Bước 2: Cho dầu ăn vào nồi, làm nóng, phi thơm hành tỏi băm, cho phần vỏ tôm vào nấu sôi lấy nước dùng. Nước dùng sôi, vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Cho gạo vào, riu nhỏ lửa nấu cháo.


Bước 3: Cháo sôi, tiếp tục cho bí xanh vào nấu cho mềm. Sau đó trút phần tôm vào, nấu cho cháo chín sôi trở lại.


Bước 4: Cho nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn, cho hành lá xắt nhuyễn vào.


Múc cháo ra bát, cho dầu ăn vào, trộn đều, cho bé dùng. Vậy là bạn đã có những món ăn mới lạ bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé. Chúc bé mau lớn và khỏe mạnh.

Nấu cho bé những tô cháo ăn dặm thơm ngon, chén súp thơm lừng luôn là mong muốn các mẹ có con độ tuổi ăn dặm. Sau đây chúng tôi tổng hợp cách nấu một số món cháo, súp cực ngon làm thực đơn cho bé  6 tháng  – 24 tháng tuổi ăn dặm, trong đó có những món rất đặc biệt như cháo rau ngót Nhật, súp trứng gà đậu phụ. Các mẹ tham khảo nhé!


 


Cháo thịt bằm


Các mẹ nên chọn thịt thăn để nấu món cháo thịt bằm cho bé ăn dặm. Thịt thăn heo có rất nhiều vitamin B1 (thiamin) rất tốt cho trẻ biếng ăn, kích thích vị giác. Ngoài ra, thăn heo còn giàu phốt pho, vitamin B12, protein cao và ít chất béo. Thịt thăn heo được coi là giàu vitamin B và protein nhất so với thịt bò và gà.


Nguyên liệu


 


Gạo lứt giã nát: 2 muỗng canh


Đậu đỏ ngâm mềm: 1 muỗng


Lòng đỏ trứng: 1 cái


Nước: hơn 2 chén


Nước, mắm, đường.


 


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.


Bước 2: Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.


Bước 3: Lòng đỏ trứng hấp chín tán nhuyễn.


Bước 4: Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, cho nước đậu + trứng vào khuấy đều đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống.


 


Cháo lươn


Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua, do đó hàng tuần các mẹ nên cho chế biến món cháo lươn cho bé ăn dặm ít nhất 1 lần để bé phát triển kỹ năng toàn diện về thể chất và trí tuệ.


Nguyên liệu nấu cháo lươn


Gạo lứt giã nát : 2 muỗng


Lươn thịt: một khứa


Cà rốt 3 lát.


Dầu mè: 5 giọt


Nước: hơn 2 chén


Hành + Ngò, nước mắm, đường.


 


Hướng dẫn làm cháo lươn


Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước nóng 1 giờ, gạo hơi mềm vớt ra.


Bước 2: Lươn làm sạch với chanh hoặc giấm, bỏ xương lấy nạc băm nhuyễn, đem hấm chín (ướp tí muối + đường).


Bước 3: Cà rốt băm nhuyễn.


Bước 4: Bắc gạo + nước + cà rốt lên bếp nấu cháo nhừ, cà rốt mềm. Cho thịt lươn vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút, nêm vừa ăn. Chi dầu mè vào khuấy đều nhấc xuống.


 


Súp bông cải xanh


Bông cải xanh được liệt kê vào một trong những thực phẩm phòng chống ung thư rất tốt. Không chỉ mát mắt bởi màu xanh của bông cải mà những muỗng súp này còn đượm vị ngọt tự nhiên của rau củ thêm chút vị beo béo của khoai tây và sữa tươi, thực đơn ăn dặm với món này cũng được các bé yêu thích.


Nguyên liệu


 


- 50ml sữa tươi


- 1,2 lít nước dùng gà


- 1 cây bông cải xanh


- 1 củ khoai tây


- 1 muỗng canh hành tây băm


- 1 muỗng canh bơ


 


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, xắt hạt lựu, cho vào tô, thêm nước, bọc giấy bảo quản, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 8 phút. Bông cải xanh ngâm, rửa sạch, tách nhỏ.


Bước 2: Cho bơ vào tô, cho vào lò vi sóng ở chế độ Micro khoảng 1 phút, cho hành tây vào để thêm 1 phút, cho bông cải xanh và xâm xấp nước dùng vào tô, để khoảng 5 phút.


Bước 3: Xay nhuyễn khoai tây, cho ra tô. Tiếp đến cho bông cải xanh vào xay nhuyễn, lọc lại, trộn đều, nêm hạt nêm, kem tươi, tiêu, bọc giấy bảo quản, cho vào lò khoảng 1 phút.


 


Bơ nghiền


Bơ là một trong những loại quả cực hữu dụng khi mẹ mang bé ra ngoài chơi bởi bạn có thể mang theo một quả bơ làm thực đơn cho bé, vừa tươi lại vừa ngon và đủ chất. Chỉ cần cắt đôi quả bơ, lấy một nửa và dùng thì xúc cho bé ăn trực tiếp. Bơ rất mềm nên bé có thể nhai nuốt khá dễ dàng.


Hướng dẫn: Để làm thực đơn ăn dặm cho bé với bơ nghiền mẹ cần 1/2 quả bơ và một chút nước hoặc sữa.


Với các bé mới tập ăn, bạn có thể làm bơ nghiền tương tự cách làm chuối nghiền: dùng nĩa dằm nhuyễn ½ quả bơ cùng với chút nước hoặc sữa đến khi đạt độ loãng / đặc như ý rồi cho bé ăn ngay.


 

Củ cải đầy dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó sẽ thật sai lầm nếu mẹ bỏ quên củ cải khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé.


Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.


Thêm vào đó, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp món cháo của bé thêm thơm ngon đậm đà. Điều này hẳn mẹ nào cũng rõ. Vậy nhưng chẳng phải tự nhiên mà người Trung Quốc coi củ cải như một loại “nhân sâm” giá rẻ. Mẹ sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích bất ngờ của củ cải đối với sức khỏe của con nhờ thực đơn ăn dặm với củ cải nhiều dinh dưỡng cần thiết này.


Mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn củ cải vào giai đoạn 7-8 tháng. Củ cải mọc dưới đất nên khá lành và ít nhiễm thuốc sâu. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, với bất cứ loại thực phẩm nào, khi cho trẻ tập ăn đều chỉ nên ăn ít một, không ồ ạt và quan sát phản ứng của con. Củ cải trong thực đơn cho bé mẹ nên lựa những củ còn tươi, không bị chuyển màu, thâm dập, cầm chắc tay. Nên bảo quản củ cải ở nơi thoáng mát trong phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên cắt củ cải trước khi bạn chế biến. Với củ cải đã được gọt vỏ, thái lát, mẹ nên để chúng trong một bát nước lọc, đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian an toàn không quá 2 ngày.


Thực đơn cho bé ăn dặm từ củ cải trắng.


Cháo cật heo cải trắng


Giới thiệu đến các mẹ cách làm món cháo cật heo cải trắng, vừa ngon thơm, vừa lạ miệng. Hơi tốn thời gian để chuẩn bị, nhưng cách nấu món canh cải cật heo này không quá cầu kỳ.


Nguyên liệu


• Gạo 20g (2 muỗng canh đầy).


• Cật heo 30g (1/3 cái cật heo).


• Cải trắng (cải bắc thảo) 30g (3 muỗng canh).


• Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê dầu ăn).


• Nước 250ml (1 chén đầy).


• Nước mắm iốt hoặc muối iốt.


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30’, đâm bể, nấu sôi 15′.


Bước 2: Cật heo xắt mỏng, nhỏ.


Bước 3: Cải bắc thảo xắt nhuyễn.


Bước 4: Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích. Bước 5: Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.


Cháo củ cải thịt nạc


Thực đơn ăn dặm với cháo củ cải thịt nạc. Củ cải rửa sạch, gọt vỏ thái hạt lựu. Thịt heo nạc xay khoảng 50 gram. Đun gạo với nước thành cháo có độ đặc vừa ý. Sau đó mẹ cho củ cải và thịt nạc vào khuấy đều. Đợi thêm 10 phút cho củ cải chín thì tắt bếp, cho một thìa dầu ăn rồi múc ra cho trẻ ăn nóng. Có thể xay lợn cợn cho phù hợp với khả năng ăn của bé.


Canh thịt bò củ cải trắng


Món canh thịt bò củ cải vừa thơm ngon lại rất dễ nấu, các mẹ hãy nấu thử là thực đơn cho bé ăn dặm nhé.


Nguyên liệu:


- 225g thịt bò, cắt miếng vừa ăn


- 225g củ cải, sửa sạch, thái miếng nhỏ


- 2 cây hành xanh, thái nhỏ


- 4 tép tỏi, băm nhỏ


- 1 muỗng canh nước mắm


- 1 muỗng cà phê muối


- 7 chén nước


Cách làm:


- Thái nhỏ và mỏng củ cải (có kích cỡ khoảng 3,5 x3,5cm và có độ dày khoảng 0,5cm)


- Cho củ cải và nước vào nồi. Đậy vung lại và đun sôi ở nhiệt độ trung bình khoảng 15 phút.


- Sau đó, cho thịt bò và tỏi vào, hạ lửa xuống mức trung bình và nấu trong 25 phút. Thêm nước mắm, muối và hành thái nhỏ vào. Đun thêm 5 phút và tắt bếp.


Cho canh thịt bò củ cải ra bát, ăn với cơm nóng. Chúc các mẹ chăm sóc trẻ thật khéo, chúc bé ăn thật ngon miệng nhé.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Thời tiết mát mẻ mùa thu thích hợp với những món salad tươi ngon và đẹp mắt. Hôm nay, chúng tôi mách các bà bầu 3 món salad rất phù hợp và bổ sung dưỡng chất cho thực đơn hàng ngày cho bà bầu!


Salad đu đủ


Đu đủ sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, cung cấp canxi chăm sóc bà bầu và thai nhi trong bụng.


Nguyên liệu


- 200g cồi sò điệp


- 1 quả đu đủ


- 1 thìa cà phê đường


- 1 thìa cà phê muối


- 1 thìa súp tương ớt


- 1 thìa súp nước cốt chanh


- 100g xà lách, hành lá, dầu ăn


 


Hướng dẫn


Bước 1: Đu đủ thái miếng vừa ăn.


Bước 2: Cồi sò điệp đem áp chảo vàng hai mặt.


Bước 3: Xà lách thái khúc ngâm.


Bước 4: Trộn đu dủ với xà lách, cồi sò điệp, đường, muối, tương ớt và nước cốt chanh. Để khoảng 15 phút cho gia vị thấm, thỉnh thoảng nên xóc đều. Lấy ra đĩa và thưởng thức.


 


Salad Nga


Nhiều người rất đam mê món salad Nga tại các nhà hàng bởi món ăn này hội tụ nhiều các loại củ quả khác nhau lại ngon mát. Thực tế, salad Nga có thể làm được ngay tại nhà, thậm chí còn tươi ngon hấp dẫn hơn nhiều.  Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu từ củ quả như: khoai tây, cà rốt, hạt đậu Hà Lan, rau cải muối chua, giăm bông hoặc thịt nguội và các gia vị khác. Nhiều người còn cho thêm cả lê, táo, ngô ngọt nữa, nói chung đều rất ngon.


 


Nguyên liệu Salad Nga


Khoai tây: 4 củ.


Cà rốt: 2 củ.


Trứng: 3 quả.


Ngô hột: 1 hộp.


Dưa chuột muối: 10 quả.


Quả oliu trong hộp: 10 quả.


Táo xanh: 1 quả.


Xúc xích: 200 gram.


Mùi tây: vài nhánh.


Thì là: vài nhánh.


 


Hướng dẫn làm salad Nga


Khoai tây, cà rốt, trứng rửa sạch, luộc chín rồi để nguội và bóc vỏ.


Không nên gọt vỏ khoai tây cà rốt, cắt hạt lựu rồi luộc. Làm như vậy salad sẽ có hình dạng vuông vắn và đẹp mắt hơn nhưng bị mất rất nhiều vitamin từ vỏ khoai tây, cà rốt.


Khoai tây, cà rốt, xúc xích thái hạt lựu.


Trứng: tách lòng đỏ và lòng trắng riêng. Phần lòng trắng thái hạt lựu. Lòng đỏ để nguyên đến trước khi trộn mayonnaise thì bóp nhuyễn. Ngô cho ra khỏi hộp, để thật ráo nước.


Táo xanh, thì là, mùi tây: rửa sạch.


Táo xanh thái hạt lựu. Mùi tây, thì là thái nhỏ.


Không nên gọt vỏ táo xanh vì vitamin trên vỏ táo rất nhiều. Ví lí do an toàn thực phẩm thì có thể gọt vỏ táo. Quả oliu cắt làm 4. Dưa chuột muối thái hạt lựu. Trộn hỗn hợp rau quả với mayonnaise trước khi ăn khoảng 2-3 tiếng và bảo quản lạnh. Tốt nhất nên đeo bao tay nilong chuyên dụng để trộn salad, nếu không có bao tay thì dùng đũa, đảo đều và nhẹ tay.


 


Salad trứng ngỗng


Tăng trí não thai nhi trong bụng, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho bà mẹ.


 


Nguyên liệu Salad trứng ngỗng


- 01 quả trứng ngỗng


- 100 g xà lách


- ½ của hành tây


- 1 quả cà chua


Gia vị: 1 thìa dầu ôliu, ½ thìa đường, ½ thìa giấm; ½ thìa muối (súp)


 


Hướng dẫn


Bước 1: Trứng ngỗng luộc chín cắt khoanh.


Bước 2: Rau xà lách rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.


Cà chua, hành tây rửa sạch. Cắt khoanh tròn mỏng.


Bước 3: Pha hỗn hợp giấm, đường rồi thả hành tây vào ngâm. Sau khi hành tây ngấm giấm và đường thì vớt ra bát.


Thêm hỗn hợp dầu ôliu, muối vào giấm, đường rồi đánh cho tan muối.


Cuối cùng, sắp rau ra đĩa, xếp cà chua, trứng, hành tây lên, rưới nước trộn giấm lên trên cùng. Khi ăn trộn đều.

Khi trẻ bị còi xương, các mẹ nên cho trẻ uống vitamin D và canxi hàng ngày, ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé những món ngon bổ dưỡng, như món Cháo cá lóc. Cháo cá lóc là món ăn đầy dưỡng chất, rất thích hợp cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ còi xương, trẻ chậm lớn.


Cháo cá lóc với khoai tây, cà rốt


Khẩu phần giàu đạm và cân đối đạm động vật, thực vật giúp bé tăng trưởng tốt. Nhiều canxi giúp xương vững chắc. Nhiều caroten giúp bé mắt sán.


Nguyên liệu nấu cháo cá lóc


Bột gạo 20g


Cà rốt 10g


Cá lóc 30g


Khoai tây 10g


Dầu ăn


Nước


Cách nấu cháo cá lóc


Nấu chín nạc cá lóc, cà rốt, khoai tây. Để còn ấm pha bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng.


Lưu ý: Khi nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé được chế biến từ cá lóc nên lưu ý cá có xương cần sơ chế kỹ để bé không bị hóc xương và cá dễ tanh nên cần cạo sạch cho hết nhớt.


Cháo cá lóc với bí


Nguyên liệu nấu cháo cá lóc với bí


Nấu cháo trắng lấy 1 phần: 20g


Dầu ăn thực vật: 5g


Cá lóc bỏ da, xương cắt nhỏ: 20g


Bí đao xắt nhuyễn: 10g


Bí đỏ xắt nhuyễn: 10g


Nước ấm đã đun sôi: 200 ml


Cách nấu cháo cá lóc với bí


Nấu chín nạc cá  lóc với bí xanh, bí đỏ đã cắt nhuyễn. Để còn ấm hòa cháo vào từ từ cho mịn


Cháo cá lóc dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn


Nguyên liệu:


- Cá lóc: 300g


- Gạo tẻ: 25g


- Gạo nếp: 25g


- Gia vị: mắm, muối


 


Cách thực hiện:


- Cá lóc cạo bỏ vẩy, làm sạch, đem luộc chín


- Sau khi luộc chín cá lóc, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị.


- Xương cá giã nhỏ lọc lấy 300ml nước.


- Cho gạo tẻ, gạo nếp vào nước xương cá ninh nhừ, khi cháo chín thì cho thịt cá vào khuấy đều cho tới khi cháo sôi trở lại.


Món cháo cá lóc đã xong rồi đấy các bạn à với món cháo này các bạn yên tâm là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để chăm sóc trẻ bị còi xương.

Thực đơn cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh cho cả gia đình. Tuy nhiên có một số thông tin cho rằng ngũ cốc dành cho trẻ em không đầy đủ dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển kỹ năng toàn diện của bé. Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn cho các bà mẹ cách lựa chọn loại ngũ cốc an toàn cho bữa ăn của bé.


 


Tại sao thực đơn cho bé bữa ăn sáng quan trọng?


Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên của bé sau một giấc ngủ dài 8-12 tiếng. Mặc dù cơ thể bé vẫn chưa đốt hết năng lượng trong khi ngủ, bé vẫn cần được bổ sung thức ăn để tái tạo cơ thể và phát triển. Trên thực tế, một vài bé dường như cao hơn vào buổi sáng và “lùn đi” vào buổi tối. Cũng như vậy, khả năng trao đổi chất của cơ thể cao nhất vào buổi sáng. Do đó bé cần được cho ăn vào thời điểm dễ hấp thu nhất.


 


Khi bé mới thức dậy, lượng đường trong máu thấp và cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhanh chóng. Thậm chí có nhiều bé thức dậy với bụng đói và quấy mẹ đòi ăn. Bữa ăn sáng tác động đầu tiên tới bộ não và cơ thể, thỏa mãn nhu cầu năng lượng cần thiết.


 


Bỏ qua bữa ăn sáng thường gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể vào giữa buổi. Thiếu năng lượng cung cấp cho não sẽ có thể làm rối loạn hoạt động tinh thần và thể chất. Đặc biệt ở trẻ em, một bữa ăn sáng đầy đủ chất sẽ tạo hành vi tốt ở trẻ và thói quen ăn uống tốt. Trẻ em bỏ bữa sáng thường mập ra và khó có thể tập trung học.


 


Lựa chọn ngũ cốc lành mạnh bằng cách nào?


Phần lớn mọi người thường chọn loại ngũ cốc có nhiều chất xơ và nguồn tinh bột tốt giúp cung cấp năng lượng. Người trưởng thành cần khoảng 30gr chất xơ mỗi ngày trong khi trẻ em chỉ cần 5-10gr. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc đáp ứng được cả hai yêu cầu này.


Tuy nhiên, bạn cần tìm kiếm thêm thông tin để quyết định loại ngũ cốc phù hợp thực đơn cho em bé nhà mình. Bạn có thể lập một bản danh sách để kiểm tra các thành phần của ngũ cốc như sau:


 


Đường


Kiểm tra xem liệu ngũ cốc cho trẻ có thêm đường hay không. Lượng đường thêm này có ít giá trị dinh dưỡng và có thể gây sâu răng cho trẻ. Do đó trẻ em nên tránh hoặc ăn ít loại ngũ cốc có đường trong thực đơn. Kiểm tra danh sách các thành phần của ngũ cốc để xem thứ hạng của đường. Nếu đường nằm trong top 2 hoặc 3 thì bạn cần cân nhắc trước khi mua.


 


Ngũ cốc này có chỉ số đường huyết thấp hay trung bình không? Chỉ số này trong ngũ cốc thấp hoặc trung bình sẽ cung cấp sự giải phóng năng lượng chậm hơn và tốt cho sức khỏe và chăm sóc trẻ.


Tại sao lượng đường lại quan trọng như vậy đối với sức khỏe? Ngoài tác hại gây sâu răng, đường nói chung và lượng đường đơn giản vượt quá mức có thể phá hủy khả năng cân bằng đường trong máu và insulin của cơ thể. Sự mất cân bằng này không chỉ tác động tới bộ não mà còn gây ra bệnh béo phì. Qua một thời gian, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến sự kháng insulin và bệnh tiểu đường.


 


Muối


Các nghiên cứu cho thấy phần lớn natri trong cơ thể có nguồn gốc từ thức ăn. Kiểm soát lượng natri là tốt cho cơ thể. Vì vậy kiểm tra nếu lượng natri thấp hơn 100g là có thể chấp nhận được.


 


Chất béo


Thông thường lượng chất béo chứa trong ngũ cốc là không cao. Tuy nhiên hãy luôn nhớ những thức ăn có hàm lượng chất béo quá thấp thì không nên cho trẻ dưới 2 tuổi ăn.


 


Trường hợp nào nên cho trẻ ăn cháo?


Cháo là một thức ăn sáng tuyệt vời, đặc biệt là vào mùa đông. Cháo có hàm lượng Natri thấp, nhiều chất xơ, có chỉ số GI thấp. Hơn nữa, theo các chuyên gia về sức khỏe, yến mạch có khả năng phục hồi và làm dịu hệ thống thần kinh. Một cốc yến mạch nấu chín cung cấp khoảng 3 – 4g chất xơ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm hoa quả và sữa chua để tạo một bữa sáng đầy đủ và dinh dưỡng