Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Bí đỏ có hàm lượng nước ít, lượng đường, tinh bột, vitamin A, vitamin C cao vì vậy nó là thực phẩm rất tốt cho cơ thể, ngoài ra bí đỏ có chứa phong phú carôtin và các loại vitamin B là một lựa chọn tốt cho bé. Bạn nên bổ sung bí đỏ vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ và cho bé ăn chay, trộn chung bí đỏ với món bột của bé hoặc bạn có thể nấu cháo bí đỏ, lẫn với thịt gà. Dưới đây là gợi ý một số món ăn ngon từ bí đỏ mà các mẹ có thể tham khảo cho thực đơn cho bé ăn dặm.


Súp bí đậu đỏ


Món súp này mang hương vị hấp dẫn vì có sự kết hợp thú vị của bí và đậu đỏ, là 2 nguyên liệu rất mát và bổ dưỡng, giúp bé ngủ ngon giấc và kích thích bé thèm ăn hơn. Món ăn


Nguyên liệu


- 30 gram bí đỏ


- 20 gram đậu đỏ hạt lớn


- 20 gram thịt gà


- 1 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng dầu ăn


- 200 ml nước


- 1 muỗng sữa bột (loại sữa bé đang dùng)


 


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ bí đỏ, luộc chín bí và đậu. Hấp chín thịt gà, xé nhuyễn.


Bước 2: Xay nhuyễn bí và đậu, cho vào nước sôi, bắt lên bếp. Khuấy bột gạo với một ít nước lạnh cho tan rồi cho vào nồi súp. Để lửa nhỏ.


Bước 3: Quậy tan sữa với một chút nước ấm, cho vào nồi. Nêm một chút muối (nếu thích), rồi cho dầu ăn vào.


Bước 4: Múc ra chén và cho thêm thịt gà lên trên.


Bột ăn dặm cho bé với gà và bí đỏ


Thực đơn ăn dặm của bé thật thiếu sót khi không có món ăn này. Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng. Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích làm thực đơn ăn dặm cho bé.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng canh bí đỏ xay nhuyễn


- 1 muỗng canh thịt gà xay nhuyễn


- 1 muỗng cafe dầu ô liu


- Nước ( tùy các bé thích ăn đặc hay loảng thì mẹ chủ động pha chế)


Hướng dẫn


Bước 1: Cho thịt gà vào nấu chín với nước.


Bước 2: Cho bí đỏ vào nấu mềm đánh đều.


Bước 3: Trộn bột vào khuấy đều


Bước 4: Khi bột đã chín cho 1 muỗng cafe dầu ôliu sau đó tắt bếp và khuấy đều.


Để nguội trước khi cho bé ăn


 


Bột sữa bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng trong thực đơn cho bé ăn dặm.  Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích cho các bé đang độ tuổi ăn dặm.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 8 muỗng canh sữa bột (Loại bé đang dùng)


- 1 chén nước sạch


- 1 muỗng canh bí đỏ luộc chín tán nhuyễn


- 1 muỗng canh dầu oliu cho bé


Hướng dẫn


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi.Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.

Nấm đùi gà kho gừng


Nấm giòn ngọt, thơm mùi gừng và gia vị thật thấm, ăn không bị ngấy.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay còn gọi là nấm bào ngư, tầm 400g


- 1 nhánh gừng vừa ăn


- Muối, đường, hạt nêm, dầu điều, nước mắm, tỏi


- Nếu nấu chay, bạn có thể thay hạt nêm bằng hạt nêm chay, nước mắm thay bằng xì dầu và tỏi thay bằng đầu hành barô.


Cách làm nấm đùi gà kho gừng


Bước 1:Nấm đùi gà cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, cắt khoanh tròn, ngâm nấm vào âu nước lọc có pha một ít muối khoảng 15 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch


Bước 2:


- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.


- Đun nóng một ít dầu điều, phi tỏi thơm, cho gừng vào xào, xào khoảng 1-2 phút.


Bước 3: Cho nấm vào đun cùng, rưới vào một ít nước mắm và một thìa nhỏ đường, đậy kín nắp, vì khi đun nấm sẽ ra tiết ra nước, nên bạn không cần phải thêm nước khi kho.


Bước 4: Đun khoảng 6-10 phút, bạn mở nắp nồi ra, cho gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ để nấm thấm gia vị, thỉnh thoảng cầm tay cầm của nồi lắc đều.


Bước 5: Đun đến khi ăn thử phần nấm vừa ý, phần nước kho cạn bớt thì bạn tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ. Múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.


 


Nấm đùi gà xào thịt bò


Món xào với nấm giòn và ngọt, thịt bò mềm, đơn giản nhưng đủ chất cho cả gia đình.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay nấm rơm tùy theo sở thích của bạn


- 300g thịt bò thái lát


- Nửa củ hành tây màu tím


- Muối, hạt nêm, dầu hào, hành lá, dầu mè, nước mắm và tỏi


Cách làm nấm đùi gà xào thịt bò:


Bước 1:


- Nấm đùi gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt bỏ chân nấm, rửa lại cho thật sạch


- Thái nấm thành từng lát vừa ăn


Bước 2:


- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào bát thịt bò nửa thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, một ít dầu hào, trộn đều ướp khoảng 30 phút.


- Hành tây bóc bỏ vỏ khô bên ngoài, rửa sạch, bổ múi cau. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.


Bước 3: Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho thịt bò vào xào chín lửa lớn, thịt bò chín tái thì đổ ra đĩa để riêng.


Bước 4: Dùng lại nồi nhỏ đó cho nấm vào xào chín, rưới một ít nước mắm vào nồi nấm, xào khoảng 5 phút thì cho tiếp hành tây vào xào cùng, xào đến khi hành chín, nêm gia vị lại vừa ăn.


Bước 5: Cho thịt bò vào xào cùng, thêm một ít dầu mè vào đảo cùng, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn,


Bước 6: Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào. Múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.


Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể


Nguyên liệu


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn


 


Hướng dẫn làm nấm đùi gà chiên trứng ngỗng


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.


- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.


- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn. Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.


Nấm đùi gà kho gừng


Nấm giòn ngọt, thơm mùi gừng và gia vị thật thấm, ăn không bị ngấy.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay còn gọi là nấm bào ngư, tầm 400g


- 1 nhánh gừng vừa ăn


- Muối, đường, hạt nêm, dầu điều, nước mắm, tỏi


- Nếu nấu chay, bạn có thể thay hạt nêm bằng hạt nêm chay, nước mắm thay bằng xì dầu và tỏi thay bằng đầu hành barô.


 


Cách làm nấm đùi gà kho gừng


Bước 1:Nấm đùi gà cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, cắt khoanh tròn, ngâm nấm vào âu nước lọc có pha một ít muối khoảng 15 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch


Bước 2:


- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.


- Đun nóng một ít dầu điều, phi tỏi thơm, cho gừng vào xào, xào khoảng 1-2 phút.


Bước 3: Cho nấm vào đun cùng, rưới vào một ít nước mắm và một thìa nhỏ đường, đậy kín nắp, vì khi đun nấm sẽ ra tiết ra nước, nên bạn không cần phải thêm nước khi kho.


Bước 4: Đun khoảng 6-10 phút, bạn mở nắp nồi ra, cho gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ để nấm thấm gia vị, thỉnh thoảng cầm tay cầm của nồi lắc đều.


Bước 5: Đun đến khi ăn thử phần nấm vừa ý, phần nước kho cạn bớt thì bạn tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ. Múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.


 


Nấm đùi gà xào thịt bò


Món xào với nấm giòn và ngọt, thịt bò mềm, đơn giản nhưng đủ chất cho cả gia đình.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay nấm rơm tùy theo sở thích của bạn


- 300g thịt bò thái lát


- Nửa củ hành tây màu tím


- Muối, hạt nêm, dầu hào, hành lá, dầu mè, nước mắm và tỏi


 


Cách làm nấm đùi gà xào thịt bò:


Bước 1:


- Nấm đùi gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt bỏ chân nấm, rửa lại cho thật sạch


- Thái nấm thành từng lát vừa ăn


Bước 2:


- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào bát thịt bò nửa thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, một ít dầu hào, trộn đều ướp khoảng 30 phút.


- Hành tây bóc bỏ vỏ khô bên ngoài, rửa sạch, bổ múi cau. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.


Bước 3: Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho thịt bò vào xào chín lửa lớn, thịt bò chín tái thì đổ ra đĩa để riêng.


Bước 4: Dùng lại nồi nhỏ đó cho nấm vào xào chín, rưới một ít nước mắm vào nồi nấm, xào khoảng 5 phút thì cho tiếp hành tây vào xào cùng, xào đến khi hành chín, nêm gia vị lại vừa ăn.


Bước 5: Cho thịt bò vào xào cùng, thêm một ít dầu mè vào đảo cùng, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn,


Bước 6: Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào. Múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.


Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể


Nguyên liệu


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn


Hướng dẫn làm nấm đùi gà chiên trứng ngỗng


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.


- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.


- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn. Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Dinh dưỡng từ thịt lươn


Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao, các mẹ nên cho chế biến món cháo lươn làm thực đơn cho bé ăn dặm ít nhất 1 lần để bé phát triển kỹ năng toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.


Thịt lươn bổ dưỡng


Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Ngoài ra cháo lươn còn là món ăn bổ dưỡng chăm sóc trẻ lười ăn.


Cháo lươn


Cháo lươn nấu với đậu xanh vừa ngon lại vừa bổ dưỡng, ăn vào lại mát da mát thịt, tinh thần sảng khoái, tăng cường sinh lực. Miền Nam vào khoảng tháng ba, tháng tư khí hậu nóng bức ăn món cháo lươn vừa ngon vừa mát càng tốt cho sức khỏe. Còn tại miền Bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn. Cháo lươn rất mát và bổ, là món ăn thích hợp với những bé đang bị suy dinh dưỡng.


Chọn mua và sơ chế lươn:


- Lươn chỉ nên chọn con từ 1 đến 1.3kg, màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon.


- Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.


- Nếu bạn không muốn cho con ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dùng tay chà sát nhẹ, da lươn sẽ bong ra hết.


- Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín hoặc hấp chín với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh.


- Khi lươn đã chín bạn mới gỡ ra, bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.


Nguyên liệu:


- 200g thịt lươn.


- 100g gạo.


- 100g khoai môn đã được thái nhỏ.


- 1 thìa cafe hành tím.


- Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.


Chế biến cháo lươn


- Mẹ hãy vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1l nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.


- Lươn lóc bỏ xương, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm.


- Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.


- Tiếp đến là cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Mẹ thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.


- Khi ăn mẹ nhớ cho ít hành lá và rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn nhé.


Cháo lươn bí đỏ bổ dưỡng cho bé


Nguyên liệu:


4 muỗng canh vun bột gạo (20 g)


Bí đỏ


Thịt lươn đồng


1 muỗng canh gạt dầu(5 g)


Nước 1 chén đầy (250 ml)


Ngò rí


Các bước thực hiện cháo lươn bí đỏ:


1. Lươn luộc chín gỡ lấy thịt, phi thơm hành xào lươn


2. Cho gạo và bí đỏ vào nấu mềm


Nhấc xuống, cho thịt lươn đã xào vào, rồi nêm ít ngò cho thơm, sau đó cho muỗng canh dầu vào. Cháo dậy lên mùi thơm của thịt lươn, bùi bùi của bí đỏ, beo béo của chút dầu. Các mẹ thử làm cho bé nhà mình thưởng thức nhé!


 


Cháo lươn cà rốt cho bé


Nguyên liệu:


- Gạo tẻ: 25g bạn có thể ước chừng khoảng một nắm tay


- Thịt lươn: 10g


- Cà rốt băm nhuyễn: 20g


- Dầu ăn: 1,5 thìa


- Cà phê nước mắm: 1 thìa


- Cà phê muối iốt: 1 muỗng


Cách làm cháo lươn cà rốt


- Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài


- Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc


- Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ.


- Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát)


- Bắc lên bếp nấu sôi trở lại.


- Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều. – Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

Canxi rất cần thiết cho hệ xương và sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Canxi là đóng vai trò số 1 cho sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Vì vậy, việc bổ sung canxi vào thực đơn ăn dặm là điều các mẹ cần chú ý, và cần bổ sung canxi cũng phải hợp lý, đúng cách, bảo đảm không thừa không thiếu. Nếu dư thừa bé có nguy cơ bị sỏi thận rất cao.


Dưới đây là một số món ăn giàu canxi cho bé, mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn cho bé nhà mình nhé.


Bột tôm


Tôm vốn là loại hải sản được ưa chuộng, bởi nó cung cấp nhiều dưỡng chất canxi cần thiết, lại dễ chế biến … Trong các món bột dành cho bé thì tôm được trẻ con thích hơn cả, bởi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt và ăn hoài không ngán


Nguyên liệu


- Bột gạo: 20gr


- Tôm đã lột vỏ: 20g


- Lá rau ngót: 20gr


- Dầu ăn: 5gr


Hướng dẫn


Bước 1: Tôm và lá rau ngót cắt nhỏ, băm nhuyễn.


Bước 2: Hòa một muỗng nước vào tôm, đánh tan để tôm không bị vón lại khi nấu.


Bước 3: Cho bột gạo, tôm và 200 ml nước vào nồi, khuấy cho tan đều. Bắc lên bếp nấu chín. Cho rau vào nấu cho bột sôi lại.


Bước 4: Cho dầu ăn vào khuấy đều. Đổ bột ra chén. Để nguội bớt và cho bé ăn.


Bột ăn dặm cho bé với thịt gà và khoai lang


Bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, nhanh gọn. Loại bột này cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt, một món ăn bổ dưỡng để mẹ chăm sóc em bé.


Nguyên liệu


- 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da.


- 1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.


 


Cách làm


Bước 1: Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chin thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ (không bắt buộc).


Bước 2: Nấu chín khoai lang trong nồi nước xấp mặt từ 20-25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.


Bước 3: Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền. Cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Ăn ngay trong vòng 1 ngày, hoặc có thể trữ đông trong 1 tháng.


Cách bảo quản đông lạnh: Cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn. Gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Dán nhãn ghi ngày cấp đông.Trước khi dùng, xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.


Hâm nóng: Đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm. Đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.


 


Súp bông cải xanh


Bông cải xanh được liệt kê vào một trong những thực phẩm phòng chống ung thư rất tốt. Không chỉ mát mắt bởi màu xanh của bông cải mà những muỗng súp này còn đượm vị ngọt tự nhiên của rau củ thêm chút vị beo béo của khoai tây và sữa tươi, đây thực sự là thực đơn cho bé ăn dặm mà các bé đều yêu thích.


Nguyên liệu


- 50ml sữa tươi


- 1,2 lít nước dùng gà


- 1 cây bông cải xanh


- 1 củ khoai tây


- 1 muỗng canh hành tây băm


- 1 muỗng canh bơ


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, xắt hạt lựu, cho vào tô, thêm nước, bọc giấy bảo quản, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 8 phút. Bông cải xanh ngâm, rửa sạch, tách nhỏ.


Bước 2: Cho bơ vào tô, cho vào lò vi sóng ở chế độ Micro khoảng 1 phút, cho hành tây vào để thêm 1 phút, cho bông cải xanh và xâm xấp nước dùng vào tô, để khoảng 5 phút.


Bước 3: Xay nhuyễn khoai tây, cho ra tô. Tiếp đến cho bông cải xanh vào xay nhuyễn, lọc lại, trộn đều, nêm hạt nêm, kem tươi, tiêu, bọc giấy bảo quản, cho vào lò khoảng 1 phút.


Cháo lươn


Món ăn này có tác dụng mát cho cơ thể, dễ ăn và bổ dưỡng, thích hợp làm thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi – khi bé đã ăn qua bột ăn dặm và bắt đầu cho bé tập nhai thức ăn lớn hơn.


Nguyên liệu


- 300g lươn tươi sống.


- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp.


- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà).


- Gia vị, hạt nêm.


- Hành khô 3 củ.


- Mùi ta, thì là, rau răm.


Hướng dẫn nấu món cháo lươn.


Bước 1: Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.


Bước 2: Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).


Bước 3: Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều.


Bước 4: Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.

Canxi rất cần thiết cho hệ xương và sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ em, canxi là đóng vai trò số 1 cho biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Bổ sung canxi vào các thực đơn cho bé là điều các mẹ cần làm, tuy nhiên bổ sung canxi cũng phải hợp lý và đúng cách, bảo đảm không thừa không thiếu. Sau đây là một số thực phẩm giàu canxi cho bé mẹ nên sắp xếp hợp lý dùng để làm thực đơn ăn dặm đảm bảo đầy đủ cho trẻ mỗi tuần.


Sản phẩm từ sữa


Sữa rất giàu canxi. Một cốc sữa bò có khoảng 300mg canxi, bằng một cốc sữa chua, 1/9 cốc pho mát nguyên chất và 1/4 cốc pho mát chế biến. Với trẻ 2 tuổi trở lên, bạn có thể cho con dùng các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo và cho con uống ngày 2, 3 ly sữa xen kẽ với các bữa ăn dặm. Tốt nhất là uống sữa nguyên chất nhưng hãy để con lựa chọn loại sữa có hương vị trẻ thích vì thà uống sữa đó còn hơn không uống chút sữa nào. Sữa đậu nành tăng cường canxi.


Thực chất, sữa đậu nành không được bổ sung thêm canxi chỉ chứa khoảng 10 mg trong mỗi cốc và canxi này cơ thể khó hấp thụ. Nhưng sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa đậu nành được tăng cường canxi có nhiều chất này tương đương với sữa bò, có khi còn nhiều hơn.


Khoai lang


Một củ khoai lang cung cấp khoảng 55 mg canxi và một bát khoai lang chín có khoảng 76 mg chất này. Khoai lang cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt khác. Bạn có thể làm cho món này tăng cường canxi hơn giúp con thích ăn khoai lang bằng cách cho bé ăn khoai cùng pho mát hay sữa chua. Khoai lang nướng ăn kèm sữa chua ít béo hay pho mát nghiền hoặc thái khoai lang hình que và rán với dầu oliu, nướng trong lò vi sóng và rắc pho mát nghiền, hay luộc khoai rồi nghiền nhuyễn rồi trộn cùng bơ và pho mát… đều dễ ăn khi cho con ăn dặm.


Đậu phụ


Để nhận được nhiều canxi nhất từ đậu phụ, bạn cần biết kỹ năng đọc nhãn sản phẩm. Lý do là, lượng canxi trong đậu phụ tùy thuộc vào cách người ta chế biến. Đậu phụ làm với men canxi sulfate chứa nhiều canxi hơn đậu phụ làm với magie clorua hay muối nigari. Đậu phụ rất tốt cho trẻ, để các con thích ăn món ăn có thể cho bé chấm với nước sốt, rán… hay để bé ăn bốc đậu luộc. Khi bé đã ăn dặm với thực phẩm nghiền nát 1 thời gian có thể cho bé tập ăn đậu phụ, đây cũng là thực đơn cho bé 6 tháng tuổi để bé tập nhai.


Đậu (Đỗ)


Một chén đậu trắng nhỏ luộc hay rán cung cấp khoảng 130 mg canxi, gần bằng nửa cốc sữa. Một chén hạt đậu trắng đóng hộp có khoảng 190 mg canxi. Một chén đậu xanh đóng hộp chứa khoảng 80 mg canxi. Nghiền hay sử dụng máy xay để pha trộn nhiều loại đậu, dùng để nấu sốt hay chế biến rồi phết lên bánh, sẽ giúp bé thích ăn hơn.


Ngũ cốc canxi


Một số loại ngũ cốc ăn sáng chế biến sẵn được tăng cường canxi với lượng khoảng 1.000 mg cho mỗi suất ăn (khoảng 1,3 chén). Thêm một cốc sữa nữa là trẻ tuổi teen đã đủ nhu cầu canxi trong cả ngày. Những thực phẩm tăng cường canxi như ngũ cốc kiểu này là cách tiện dụng để có được cả vitamin và khoáng chất trong thực đơn cho bé ăn dặm. Để thêm canxi, bạn nên pha ngũ cốc với sữa bò hay sữa đậu nành tăng cường canxi thay vì chỉ bằng nước lọc.


Bông cải xanh


Bông cải xanh chứa một lượng canxi đáng kể nhưng bạn thường khó có thể thuyết phục trẻ ăn hết hơn hai bát cải xanh đã nấu chín hay 5 cây cải này để có được lượng canxi bằng một cốc sữa. Mặt khác, sữa chua chứa lượng canxi tương đương với sữa. Bạn có thể tăng gấp đôi lượng canxi cho con bằng cách cho trẻ ăn cải xanh nhúng vào sữa chua trộn, có thể kết hợp cùng các loại thảo mộc.

6 tháng tuổi được cho thời gian tốt nhất để bắt đầu cho con ăn dặm. Ở thời điểm này, mỗi ngày các mẹ cho bé ăn 2 cữ cháo (hoặc bột) ăn dặm, có thể kèm theo 1 cữ tráng miệng với các món bổ dưỡng như phô mai hay sữa chua. Sau đây, các mẹ có kinh nghiệm cho con ăn dặm kiểu Nhật sẽ tư vấn thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm và cách chế biến các món ngon phù hợp cho lứa tuổi này.


 


Chuẩn bị cháo trắng


Để chuẩn bị thực đơn cho bé một cách tiết kiệm thời gian nhất, trước khi đi ngủ, các mẹ hãy cho gạo vào nồi cơm điện. Lượng gạo nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng ăn của bé trong ngày hôm sau. Vo gạo và cho nước vào nồi, lượng nước thường gấp 3 – 4 lần gạo (kinh nghiệm là các mẹ nấu đặc một chút, khi cần loãng có thể chế thêm nước nóng, nếu nấu loãng quá sẽ rất khó chế đặc). Bật nút Cook và chờ 15 phút cháo sôi thì các mẹ chủ động chuyển sang nút Warm, cứ thế cắm điện cả đêm, sáng hôm sau các mẹ sẽ có một nồi cháo trắng ngon lành.


 


Chuẩn bị và chế biến thực phẩm


Ngày cuối tuần rảnh rỗi, các mẹ hãy đi chợ và mua các loại thực đơn ăn dặm cho bé (thịt gà, bò, lợn, chim, lươn, tôm, cá…) và tiến hành sơ chế như sau: Đối với các loại thịt (bò, gà, lợn, chim), lọc bỏ da, gân xơ, băm nhỏ. Cá và lươn làm sạch, lọc bỏ xương, tôm bóc vỏ.


Sau đó chia từng loại thức ăn vào các hộp nhựa nhỏ (bán nhiều trong các cửa hàng mẹ và bé) theo khẩu phần ăn của bé, cho các hộp vào ngăn đá tủ lạnh, dự trữ ăn dần trong cả tuần. Riêng rau củ quả, để đảm bảo tươi ngon, các mẹ nên cho bé ăn theo thức ăn trong ngày cùng gia đình.


 


Nấu cháo cho bé


Mỗi sáng sớm, trước khi đi làm, các mẹ chỉ mất từ 15 – 20 phút chuẩn bị và chế biến thực đơn  cho bé.


Bước 1: Lấy viên thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh, cho vào xoong, cho nước xăm xắp. Đun chín thức ăn.


Bước 2: Trong lúc chờ thức ăn chín, mẹ tranh thủ thái chuẩn bị rau củ quả Riêng với các loại củ, để đảm bảo chín mềm, khi nấu cháo trắng vào đêm hôm trước, mẹ nên gọt vỏ, thái mỏng và cho vào nấu cùng với cháo.


Bước 3: Khi thức ăn chín, mẹ vớt ra, dầm nhỏ (vì thức ăn trong ngăn đá khi đun sôi thường vón cục lại). Giữ lại nước dùng để nấu cháo.


Bước 4: Cho lẫn cháo trắng, rau, thịt băm vào xoong nước dùng và đun sôi, quấy đều. Mẹ nhớ chế thêm nước nóng vào cho phù hợp với độ đặc loãng của cháo.


Bước 5: Nêm dầu ăn, nước mắm (loại dành cho trẻ ăn dặm), quấy đều, đổ ra bát, chờ nguội cho bé ăn.


Lưu ý: Với cách chuẩn bị thực đơn cho bé ăn dặm như trên là cách nấu cháo dành cho bé ăn cháo thịt băm, nếu bé ăn cháo xay thì tại bước 2 các mẹ chỉ cần cho tất cả cháo trắng, thịt, rau củ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, cho vào xoong và đun sôi, nêm dầu ăn, nước mắm là được. Các mẹ chỉ nên nấu lượng cháo đủ cho một bữa ăn của bé, giữ lại phần cháo trắng để nấu các bữa tiếp theo. Với cách nấu cháo này, các mẹ có thể nấu 3 món cháo khác nhau trong ngày cho bé, tránh trùng lặp gây nhàm chán.
Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi chưa nên ăn cho ăn trứng vì bé rất dễ bị dị ứng. Trong trường hợp muốn cho bé thử, bạn phải hết sức thận trọng, luộc trứng chín thật kỹ, tách lấy lòng đỏ ( chỉ một chút xíu), pha loãng, nghiền mịn với nước rau cho bé ăn thăm dò. Bé không bị dị ứng mới tăng lên thêm chút ít và không được qua một muỗng cà phê trứng / bữa.

Bé ở độ tuổi này đã biết tự bốc, tự cầm trên tay để ăn. Tuy nhiên, cần cẩn thận không để bé cho vào miệng quá nhiều sẽ dễ gây nghẹn cho bé. Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi nên làm quen gồm: Khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt bí đỏ, chuối, táo… Những món này đều cần nghiền nhuyễn qua rây. Không trộn lẫn để bé có thể quen với từng vị riêng biệt. Có thể tăng dần độ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần lại để cho bé phản xạ nhai tốt.


Thực đơn cho bé nên loãng theo tỷ lệ 1:10 ( 1 gạo, 10 nước). Cháo nấu chín kỹ, sau đó rây qua lưới thật nhuyễn cho bé ăn. Nhớ là rây chứ không cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Với thịt cá, nên chọn loại thịt nạc, cá trắng ( ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn, dễ rây mịn). Luộc thịt cá lên, giữ nước dùng lại. Rây cá qua lưới, sau đó hoà loãng bằng nước luộc. Thêm một ít bột năng đã hoà tan vào một chút nước, rồi hoà vào chén cá. Đun hỗn hợp lên làm sánh lại. Với thịt, bạn có thể giã thịt nhuyễn bằng cối rồi rây, sau đó thực hiện tương tự như cá.


Tham khảo một số thực đơn cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm.


 


Bột ăn dặm cho bé từ thịt gà và khoai lang


Bột ăn dặm từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, nhanh gọn. Loại bột này cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt cho bé.


Nguyên liệu cần có: 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da và 1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.


Cách làm


Bước 1: Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chin thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ (không bắt buộc).


Bước 2: Nấu chín khoai lang trong nồi nước xấp mặt từ 20-25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.


Bước 3: Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền. Cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Ăn ngay trong vòng 1 ngày, hoặc có thể trữ đông trong 1 tháng.


Cách bảo quản đông lạnh: Cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn. Gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Dán nhãn ghi ngày cấp đông.Trước khi dùng, xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.


Hâm nóng: Đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm. Đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.


Cháo thịt thăn và đậu hà lan


Món cháo thịt thăn và đậu hà lan vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho bé, lại rất đơn giản, dễ làm cần có trong danh sách thực đơn cho bé cho những bà mẹ bận rộn.


Nguyên liệu


- Cháo (nấu chín, nghiền nhuyễn): 30ml


- Đậu Hà Lan (hấp chín, bóc vỏ, nghiền nhuyễn): 20ml


- Thịt thăn (băm nhuyễn, luộc lấy nước): 20ml


- Hành tây (luộc lấy nước): 10ml


- Dầu oliu: 1 thìa nhỏ


Cách thực hiện: Nấu cháo cùng nước thịt thăn và nước hành tây, gần sôi cho đậu Hà Lan vào, quấy đều tay, cho dầu oliu, sau đó bắc ra để nguội 40 độ.


Bột sữa bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng.  Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là thực đơn ăn dặm cho bé rất yêu thích.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 8 muỗng canh sữa bột (Loại bé đang dùng)


- 1 chén nước sạch


- 1 muỗng canh bí đỏ luộc chín tán nhuyễn


- 1 muỗng canh dầu oliu cho bé


Cách thực hiện


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi.Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.