Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Cùng Huggies tạo riêng cho bạn danh sách những thực đơn cho bé thơm ngon và giàu dinh dưỡng.


Súp cải bó xôi


Súp cải bó xôi là thực đơn ăn dặm cho bé giàu dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Là món ăn có nguồn gốc ở châu Âu. Đây là món ăn được chế biến rất độc đáo, ngon và bổ dưỡng. Món này rất dễ ăn, nấu thành súp như thế này thì các bé sẽ không còn ghét ăn rau nữa


Nguyên liệu


- 50 gram khoai tây


- 20 gram cải bó xôi


- 20 gram tôm


- 1 muỗng dầu ăn


- 1 muỗng sữa bột


- 200 ml nước


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ khoai tây, cắt nhỏ bó xôi, trụng chín và xay nhuyễn. Lột vỏ tôm, bỏ đầu, xào chín, cắt nhỏ.


Bước 2: Nấu chín khoai tây trong nước rồi cho bó xôi vào.


Bước 3: Hòa tan sữa bột, cho vào nồi súp và nêm tí muối.


Bước 4: Thêm dầu ăn rồi cho tôm vào súp.


 


Súp trứng cút đậu Hà Lan


Món súp trứng cút đậu Hà Lan có cách làm khá đơn giản, hương vị ngọt thơm, đầy đủ dinh dưỡng lại có màu sắc tươi đẹp, trang nhã kích thích sự thèm ăn của trẻ.


Nguyên liệu


- 30 gram cà rốt


- 10 gram đậu Hà Lan


- 1 muỗng bột gạo


- 2 quả trứng cút


- 1 muỗng dầu ăn


- 200 ml nước


- Một ít ngò


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ cà rốt. Luộc chín trứng cút, tán nhuyễn.


Bước 2: Cho cà rốt và đậu Hà Lan vào nước, nấu chín.


Bước 3: Khuấy tan bột gạo trong một ít nước lạnh rồi cho vào nồi súp. Nêm tí muối và cho dầu ăn.


Bước 4: Múc ra chén rồi cho trứng tán và ngò cắt nhuyễn vào.


Súp bí đậu đỏ


Món súp này mang hương vị hấp dẫn vì có sự kết hợp thú vị của bí và đậu đỏ, là 2 nguyên liệu rất mát và bổ dưỡng, giúp bé ngủ ngon giấc và kích thích bé thèm ăn hơn.


Nguyên liệu


- 30 gram bí đỏ


- 20 gram đậu đỏ hạt lớn


- 20 gram thịt gà


- 1 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng dầu ăn


- 200 ml nước


- 1 muỗng sữa bột (loại sữa bé đang dùng)


Hướng dẫn


Bước 1: Cắt nhỏ bí đỏ, luộc chín bí và đậu. Hấp chín thịt gà, xé nhuyễn.


Bước 2: Xay nhuyễn bí và đậu, cho vào nước sôi, bắt lên bếp. Khuấy bột gạo với một ít nước lạnh cho tan rồi cho vào nồi súp. Để lửa nhỏ.


Bước 3: Quậy tan sữa với một chút nước ấm, cho vào nồi. Nêm một chút muối (nếu thích), rồi cho dầu ăn vào.


Bước 4: Múc ra chén và cho thêm thịt gà lên trên.


Tham khảo thêm thực đơn cho bé tại đây:


https://www.huggies.com.vn/thuc-don-cho-be/

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Sau quá trình ăn dặm với bột ăn dặm, bé bắt đầu tập ăn những thức ăn đặc hơn và học nhai thức ăn. Lúc này mẹ cần chuẩn bị một danh sách thực đơn cho bé với những món cháo dinh dưỡng. Từ những nguyên liệu hàng ngày để chế biến ra những món cháo dinh dưỡng cho bé thật hấp dẫn và kích thích trẻ ăn uống lại là công việc không hề dễ dàng. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số công thức nấu món cháo dinh dưỡng cho bé để các mẹ cùng tham khảo.


 


Cháo lươn – Món ăn mát và bổ dưỡng cho bé.


Nguyên liệu gồm có:


300g lươn tươi sống.


- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp.


- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà).


- Gia vị, hạt nêm.


- Hành khô 3 củ.


- Mùi ta, thì là, rau răm.


Cách làm món cháo lươn


Bước 1: Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.


Bước 2: Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).


Bước 3: Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều.


Bước 4: Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.


 


Cháo thập cẩm


Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều dinh dưỡng: vitamin C, protein. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu. Hạt đào bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện, có lợi cho sự phát triển của trẻ.


Nguyên liệ


- 200g hạt kê.


- 100g gạo.


- 50g đậu xanh.


- 50g đậu phộng.


- 50g táo tàu.


- 50g hạt đào.


- 50g nho khô.


- Một lượng đường đỏ thích hợp.


 


Hướng dẫn nấu cháo thập cẩm


Bước 1: Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.


Bước 2: Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào.


Bước 3: Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.


 


Cháo gà ác hạt sen


Nguyên liệu


- 1 Con gà ác


- 15g hạt sen


- Hành lá, 3g ngò


- 100g gạo dẻo


- 500ml nước dùng


- 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường


 


Hướng dẫn


Bước 1: Gà ác rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn, ướp gia vị cho thấm.


Bước 2: Hạt sen rửa thật sạch, nấu mềm, vớt hạt sen ra để ráo, giữ lại phần nước luộc.


Bước 3: Gạo vo sạch, nấu với nước dùng sau đó cho phần nước luộc hạt sen vào nấu tới khi cháo có độ sánh vừa phải.


Bước 4: Hành lá lấy phần gốc hành trắng đập giập, cắt nhuyễn. Lá hành và ngò rí rửa sạch, xắt nhuyễn.


Bước 5: Phi thơm gốc hành, trút gà vào xào săn, sau đó cho vào nồi cháo nấu đến khi gà chín, nêm lại vừa ăn, cuối cùng cho hạt sen vào đảo đều, tắt bếp. Múc cháo ra bát, rắc hành ngò và tiêu vào dùng nóng.


Xem thêm thực đơn cho bé, các món ăn từ trứng, gà, bò và nấm đùi gà

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Bé một tháng tuổi được gọi là trẻ sơ sinh. Trong suốt thời gian một tháng đó, có vẻ như bé không thay đổi nhiều. Điều này không có gì bất thường và bạn không phải là cặp cha mẹ đầu tiên thất vọng vì chẳng có gì đặc biệt xảy ra trừ việc ngủ và bú sữa. Đừng lo lắng vì mặc dù “cục cưng” của bạn không cười đùa cùng bạn hoặc không thèm nhìn bạn âu yếm, nhưng một khi bạn hiểu ra quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, bạn sẽ nhận ra nhiều điều quan trọng đang diễn ra trong cơ thể bé tí ấy.


 


Trong phần này, bạn sẽ biết được những giai đoạn trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, biểu đồ tăng trưởng của trẻ và tìm hiểu những việc cần làm để giúp bé nhận biết môi trường xung quanh trong lúc tạo dựng mối liên kết với bạn.


 


Giác quan giúp cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Một trong những thứ quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh là giác quan. Bé được sinh ra với đủ 5 giác quan (dù một số bé không may mắn bị mất thính giác hay thị giác).


 


Một số giác quan của trẻ sơ sinhthậm chí làm việc từ lúc bé chưa được sinh ra. Bạn sẽ để ý thấy âm thanh lớn như tiếng sập cửa hay kèn xe có thể làm bé đang nằm trong tử cung tỏ ra sợ hãi, việc này cho thấy tai của bé đã hoạt động rồi và thính giác vẫn còn tiếp tục phát triển vài tháng sau sinh.


 


Khứu giác và vị giác của bé cũng hoạt động từ lúc sinh ra. Thật sự, em bé còn có nhiều gai vị giác hơn người lớn nữa. Bé sẽ nhận ra và thích vị ngọt hơn các vị chua, đắng hoặc mặn. Thị giác cũng phát triển nhanh nhưng là giác quan yếu nhất của trẻ sơ sinh. Trong khi xúc giác lại đặc biệt tốt, nhất là vùng quanh miệng.


 


Mặc dù bé dành hầu hết thời gian cho việc ngủ và ăn, bé vẫn sẽ tìm kiếm sự tương tác với bạn. Trẻ sơ sinh nhanh chóng học được cách giao tiếp, ở tuổi này, bé thích ba mẹ và những ai chăm sóc bé hơn là thích đồ chơi hay đồ vật khác.


 


Trong lúc chăm sóc bé, có rất nhiều dịp để bạn chơi với bé và giúp thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ. Nhìn, nghe và học với bé. Giai đoạn phát triển sơ sinh rất đặc biệt đối với cha mẹ lẫn với bé. Bạn đang được tìm hiểu một giai đoạn quý giá trong cuộc sống của bạn cũng như đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai của bé, kể cả kỹ năng giao tiếp, phát triển trí tuệ. Không có bé nào giống bé nào, cũng như không người nào giống người nào, nên hãy quan sát, lắng nghe và chơi với bé. Khi chơi với bé những trò chơi trong nhà dù bé chưa nói được nhưng những hoạt động hay phản ứng của bé giúp bạn biết được bé đang muốn gì.


 


Khuôn mặt nhỏ nhắn của bé sẽ sáng lên khi bạn ôm hay nói chuyện dịu dàng với bé. Bé sẽ nhấp nháy môi khi đói bụng, nhìn ra xa khi mệt mỏi, hoặc khóc cáu kỉnh khi khó chịu và nhiêu đó cũng là quá nhiều việc cho bé để giải quyết. Ngay cả khi chỉ mới vài ngày tuổi, bé cũng có thể bắt chước bạn le lưỡi hoặc chu môi. Cứ để bé thử! Ít ra bạn cũng được thưởng bằng nụ cười đầu tiên của bé.


 


Việc quan trọng nhất mà ba mẹ có thể làm sự phát triển của trẻ sơ sinh giai đoạn này là làm cho bé cảm thấy an toàn và ở trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Qua giọng nói của bạn, sự âm yếm và chú tâm đến nhu cầu của bé, bé biết bạn yêu thương bé, điều này giúp gắn kết mối quan hệ giữa bạn và bé suốt đời.


 


Với một số bạn mới làm cha mẹ lần đầu, những mẹo này có vẻ hiển nhiên nhưng bạn có thể sẽ hiểu lầm là bé không cần nhiều sự yêu thương khi thấy bé chưa phản ứng với những cái ôm hay nụ hôn. Đừng thất vọng bởi vẻ lơ ngơ của trẻ sơ sinh: thật ra bé nhận thức được bạn, giọng nói và mùi thơm của bạn. Dần dần mối quan hệ giữa 2 bên suôn sẻ hơn, bạn sẽ được thưởng bởi những nụ cười và ánh mắt thân thương. Học cách diễn đạt tình cảm với bạn là một phần trong sự phát triển kỹ năng của sơ sinh.


 


Ngược lại bạn cũng không cần quá lo lắng nếu không thấy gắn kết với bé. Một số phụ huynh gắn kết với con rất sớm, một số khác chậm hơn. Mối liên kết giữa cha mẹ và con cái là quá trình phức tạp và không có công thức nào cả. Mối liên kết thực sự được xây dựng bởi sự yêu thương chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày. Điều này đã được chứng minh bởi các cặp phụ huynh phải nhận con nuôi hoặc những em bé phải cách ly với cha mẹ do vấn đề sức khoẻ.

Tuy nhiên, nếu sau một vài tuần bạn vẫn không thấy có sự gắn kết nào với bé, bạn nên cần gặp bác sĩ để tư vấn thêm. Bạn để càng lâu sẽ càng khó tìm ra chuyện gì đang xảy ra và điều này có thể ảnh hưởng sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, bé khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên để ý và quan sát những phản ứng sau khi cho con bú để biết bé có dị ứng với những thực phẩm bạn ăn hay không.


 


Có rất nhiều ý kiến về những thực phẩm người mẹ đang cho con bú nên và không nên ăn. Khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng bạn cần một chế độ ăn uống kiêng khem trong thời kỳ cho con bú, trừ khi bạn có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế khi chăm sóc bé, có một số trẻ phản ứng với các loại thực phẩm mà mẹ ăn. Rất mất thời gian để tìm ra đâu là thức ăn gây dị ứng cho bé.


 


Lần đầu tiên cho con bú là thời điểm tốt nhất để biết bé có bị dị ứng hay không. Trừ khi bạn có tiền sử nhạy cảm hoặc anh/chị của bé bị dị ứng hay nhạy cảm với thành phần nào đó, khuyến cáo chung là nên có một chế độ ăn uống cân bằng và không hạn chế hoặc kiêng khem bất kỳ loại thực phẩm nào. Thực phẩm giàu canxi, sắt và iốt rất tốt, vì những thành tố này sẽ chuyển thành chất dinh dưỡng thường bị thiếu trong thời kỳ cho con bú. Tương tự như vậy, carbohydrate và đạm rất hữu ích để duy trì năng lượng và tái tạo tế bào.


 


Dinh dưỡng cho mẹ khi cho con bú


Không cần thiết phải “ăn cho hai người” cho dù bạn có thấy ngon miệng hay không. Cơ thể người mẹ luôn biết chuyển hóa lượng thức ăn của mình để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất.


 


Lượng calo dư thừa vẫn sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo, và cho con bú không nên được xem như một cái cớ để ăn nhiều đồ ăn vặt. Có một thực tế rằng một số phụ nữ giảm cân trong thời kỳ cho con bú và không cần phải lo lắng quá nhiều về những gì họ ăn. Những người khác không may mắn như vậy và thấy rằng họ cần phải rất cẩn thận về chế độ ăn uống để có thể lấy lại vóc dáng trước đây trong vòng 6-12 tháng sau sinh.


 


Lượng chất béo tích lũy trong suốt quá trình mang thai được sử dụng như nguồn dự trữ năng lượng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bạn không tăng cân nhiều không có nghĩa là bạn sẽ không thể cho con bú mẹ. Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn uống kiêng khem. Điều này có thể có ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa.


 


Uống nước đầy đủ là rất quan trọng trong quá trình cho con bú và chăm sóc trẻ. Uống trà, cà phê và nước ngọt đóng vai trò như thuốc lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu. Nước lọc, nước trái cây và trà không có caffeine cũng tốt. Uống để đỡ khát và tập thói quen uống một ly nước mỗi khi bạn ngồi xuống để cho bé ăn. Đảm bảo lượng nước trung bình là 2,5-3 lít mỗi ngày. Lượng này có thể điều chỉnh tùy theo mức độ hoạt động và nhu cầu cá nhân. Nước lọc hoặc nước đóng chai có thể không chứa flour-chất rất tốt giúp ngăn ngừa sâu răng.


 


Tránh bỏ bữa. Thời gian đầu làm mẹ thường rất bận rộn và bạn sẽ không để ý đến thời gian biểu. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và ăn nhẹ giữa bữa sẽ giúp bạn sản sinh sữa thật tốt.


 


Bà mẹ cho con bú có thể thèm đường và đồ ngọt. Hãy nhớ rằng, ăn gì cũng ở mức vừa phải và không ăn quá nhiều. Thỏa mãn cơn thèm của bạn và tránh phá vỡ thú vui ăn uống bằng cảm giác tội lỗi. Chuẩn bị một bữa ăn nhẹ để bạn có thể vừa ăn vừa cho con bú. Hãy tranh thủ lúc này.


 


Một số trẻ nhạy cảm với sự thay đổi vị hoặc mùi sữa của mẹ khi mẹ ăn tỏi, hành hay các loại thực phẩm đậm đà hoặc cay. Nếu bạn thấy bé phản ứng không giống ngày thường, bạn nên xem lại những thức ăn bạn đã ăn ở bữa trước.


 


Khuyến cáo hiện nay từ Hội Miễn dịch học và Dị ứng của Úc là các bà mẹ không cần phải hạn chế bất cứ loại thức ăn nào khi họ đang cho con bú. Đối với những em bé có bệnh chàm và có dấu hiệu bị dị ứng, việc tránh một số loại thực phẩm có thể hữu ích, nhưng để xác định chính xác loại thực phẩm nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ. Không phải tất cả phản ứng ở trẻ đều do dị ứng thức ăn từ mẹ ăn vào

Phụ nữ ăn kiêng trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, nên cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý cân bằng. Nếu bạn không chắc chắn về những loại thực phẩm bạn nên ăn, hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng, đảm bảo nguồn sữa dinh dưỡng cho bé là cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Kiểm tra sức khoẻ trẻ sơ sinh là cách ghi lại biểu đồ tăng trưởng của trẻ để sớm phát hiện những bất thường và điều trị cho phù hợp. Nhưng bạn cũng cần nhớ rằng việc bé có phát triển đúng theo các chỉ số trên biểu đồ hay không thật ra không quá quan trọng, miễn bé vẫn phát triển và khoẻ mạnh bình thường.


Trong lần khám đầu tiên, thường là 6 tuần sau khi sinh, bác sĩ sẽ đo chiều cao, cân nặng, vòng đầu của bé và ghi lại trên biểu đồ. Mỗi lần khám sau đó các thông số này sẽ được đo và ghi lại để xác nhận bé đang phát triển bình thường.


 


Dưới đây là việc khám kiểm tra sức khỏe chăm sóc trẻ sơ sinh tổng quát:


Đầu – sọ của bé tạo nên bởi một số xương chưa hoàn toàn gắn chặt với nhau, khoảng cách giữa các xương sọ sẽ khít lại khi bé 12 đến 18 tháng tuổi. Bác sĩ cũng sẽ khám tai xem có dấu hiệu nhiễm trùng không, có khi bác sĩ vỗ tay thật to xem bé có phản xạ lại tiếng ồn (Phản xạ giật mình); kế đến là khám mắt xem có bị tắc tuyến lệ không và tiếp theo đó, sẽ theo dõi xem bé có làm theo các cử động và theo hướng ánh sáng không. Bé cũng được khám miệng xem có bị bệnh tưa miệng – một triệu chứng phổ biến nhưng cũng dễ điều trị ở trẻ sơ sinh. Nếu có thể, bác sĩ sẽ khám vòm miệng để chắc chắn không bỏ sót chỗ hở hàm ếch nào dù các bé ít khi hợp tác trong việc kiểm tra này.


Ngực – bác sĩ sẽ “nghe” phổi và tim. Nếu tim đập khẽ cũng không phải là bất thường, hầu hết điều này sẽ biến mất khi bé lớn lên. Nếu có gì đáng lo ngại bác sĩ sẽ giới thiệu đến tư vấn ở một chuyên gia về tim.


Bụng – bác sĩ sẽ khám rốn, nơi thường bị thoát vị, nơi các phần mỡ hoặc ruột phình từ trong ra ngoài. Một dụng cụ dò quanh vùng bụng sẽ phát hiện bất kỳ cơ quan nội tạng nào có kích thước bất thường. Rồi đến bộ phận sinh dục được khám xem có nhiễm trùng ở bé gái hay tinh hoàn ẩn ở bé trai và các dấu hiệu của sa khớp háng hoặc bẹn nào không.


Hông – khám xem có bệnh trật khớp xương hông bẩm sinh không, bằng cách nắn nhẹ các khớp nối xem có nghe phát ra tiếng “click” không, việc khám này không gây đau. Sau cùng, một cái búng tay nhẹ để khám phần lưng xem có chỗ trũng nào cuối xương sống có thể gây bệnh nứt đốt sống.


Bác sĩ sẽ khám tổng thể trên da xem có khiếm khuyết bất thường hay nốt sần nào có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh về da. Bác sĩ có thể hỏi những câu tuỳ theo độ tuổi của bé như:


Bé có cử động phần đầu không


Bé có phản xạ lại tiếng ồn không


Mắt bé có hướng theo bạn không


Bé có cho tay vào miệng không


Bé có cuộn người lại vì đau bụng không


Đây cũng là lúc để bạn nêu thắc mắc, vì vậy hãy liệt kê trước những điều cần hỏi và đừng ngại hỏi bác sĩ.


Sau cùng, 6 tuần tuổi đánh dấu bước khởi đầu của quá trình tiêm chủng. Ðừng quá cãng thẳng, hãy ôm bé vào lòng và vỗ về khi đưa bé đi tiêm: nếu bạn cho bé xài đồ chơi để bé quên cơn đau thì nhớ đừng bỏ quên trong xe!

Đây chỉ là giai đoạn đầu của quá trình làm cha mẹ lâu dài mà không hề có sẵn cuốn “sách hướng dẫn” nào, vì thế, cần có cả đội ngũ để chắc chắn bé yêu của bạn được chăm sóc em bé tốt nhất. Và bộ phận chăm sóc sức khoẻ là một phần của đội ngũ đó sẵn sàng để giúp bạn – vì thế đừng ngại yêu cầu để được hỗ trợ!

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Ngay từ khi biết mình có dấu hiệu có thai, cảm nhận một mầm sống ngày từng ngày lớn lên trong cơ thể, làm quen với chứng ốm nghén mỗi ngày, bạn bắt đầu tìm kiếm tất cả thông tin liên quan đến quá trình mang thai, các cách nhận biết có thai cũng như những kinh nghiệm để chăm sóc thai nhi tốt nhất.


 


Mang thai 3 tháng đầu


3 tháng đầu mang thai được tính từ tuần đầu tiên cho đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tuần đầu tiên trong ba tháng đầu thai kỳ, thường bắt đầu khi bạn ở giữa chu kỳ kinh nguyệt , đó là thời gian bắt đầu diễn ra quá trình rụng trứng. Đối với đa số phụ nữ thì hiện tượng này diễn ra ở khoảng ngày thứ 14 kể từ sau ngày cuối của kỳ kinh trước. Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc vào chu kỳ dài ngắn khác nhau của mỗi người.


 


Một số chuyên gia về vấn đề mang thai đã chỉ ra sự khác biệt giữa tuổi thai và độ tuổi của thai nhi. Tuổi thai là số tuổi của thời gian mang thai phải có và số tuần kể từ kỳ kinh cuối cùng. Trong khi độ tuổi của thai nhi thiên về số tuổi thực tế của một bào thai cụ thể. Trong loạt bài này về ba tháng đầu tiên của thai kỳ, chúng ta sẽ nói về tuổi thai bởi lẽ các thông tin này rất hữu ích khi mang thai.


 


Chăm sóc thai nhi theo tuần


Khoảng thời gian mang thai luôn là khoảng thời gian thật tuyệt vời nhưng bạn cũng sẽ khá băn khoăn lo lắng cho sự phát triển của mầm sống mới trong cơ thể bạn. Để tránh những lo lắng này, hãy cùng Huggies tham khảo những thông tin bổ ích về chăm sóc thai kỳ theo tuần để tận hưởng tối đa quãng thời gian 9 tháng 10 ngày của bạn và bé nhé. Trong loạt bài về chăm sóc thai kỳ theo tuần, Huggies sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, bổ ích và kịp thời từ những tuần thai đầu tiên cho đến những ngày cuối cùng. Hãy nhớ rằng quá trình mang thai của bạn sẽ không hoàn toàn giống y hệt những sản phụ khác, cho dù bạn có thể có những biểu hiện tương tự nhau. Xem chi tiết về sự hình thành thai nhi và phát triển qua các tuần tại đây.


 


Chăm sóc bà bầu với dinh dưỡng hợp lý


Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Bạn cần biết rằng tất cả những gì bạn ăn uống cũng đều được hấp thụ bởi thai nhi. Chính vì vậy, việc ăn uống đầy đủ khi mang thai là vô cùng cần thiết.


Chuẩn bị đồ sơ sinh


Mua đồ cho bé mở ra một thế giới hoàn toàn mới về việc sắm đồ sơ sinh. Bạn sẽ rất hào hứng với việc sắm sửa những vật dụng đáng yêu này. Đầu tiên bao giờ bạn cũng sẽ choáng ngợp vì có quá nhiều sự lựa chọn và món nào cũng thiệt là dễ thương. Thậm chí, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm mua sắm cho con trước đây rồi, bạn cũng không thể nào cưỡng lại sự phấn khích khi sắm sửa cho “cục cưng bé bỏng” sắp chào đời.


Sinh thường hay sinh mổ?


Sinh thường, hay sinh em bé tự nhiên là cách phổ biến và lâu đời nhất để chào đón một em bé chào đời. Phương pháp này dựa trên quan điểm về thiên chức làm mẹ của người phụ nữ: họ có thể thụ thai, mang thai và sinh nở mà không cần máy móc hay sự trợ giúp kỹ thuật nào.


Sinh mổ thường được thực hiện sau khi gây tê màng cứng (hoặc gây tê cột sống), để người mẹ vẫn có thể nhận biết được sự ra đời của con mình nhưng không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ gây mê có thể quyết định chọn biện pháp gây mê toàn thân.


 


Chăm sóc sau sinh


Sức khỏe sau sinh là một khái niệm cần được hiểu trên diện rộng, có thể bao gồm từ các vấn đề về thể chất sau một ca sinh khó cho đến các vấn đề về tinh thần như trầm cảm sau sinh.Do vậy, nên lưu ý rằng việc chăm sóc sức khỏe sau sinh là hết sức quan trọng đối với cuộc sống và hạnh phúc của chính bạn.

Những ai lần đầu mang thai thường nghĩ rằng sinh nở xong xem như đã trút được gánh nặng ngàn cân. Thực tế hoàn toàn ngược lại, “hành trình” thực sự chỉ vừa mới bắt đầu khi em bé chào đời. Chăm sóc sau sinh cả mẹ lẫn bé là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Thấu hiểu được những khó khăn này, Huggies sẽ hướng dẫn bạn thật tỉ mỉ các việc cần làm trong giai đoạn này để các bạn có thể tự tin chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ sơ sinh của mình một cách chu đáo nhất.


Tâm lý sau sinh


Phụ nữ sau sinh con, có nhiều khả năng sẽ có cảm giác trống rỗng, hụt hẫng. Sợi dây liên kết giữa bạn và bé chưa hình thành một cách rõ nét và nhanh chóng như bạn mong đợi. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy dễ thất vọng và hụt hẫng. Nhiều phụ nữ cho biết, họ đã khóc khi nhìn thấy em bé lần đầu, nhưng cũng có những người không xúc động mạnh đến như vậy. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào hormone có tác động lên trạng thái tâm lý cảm xúc của bạn hay không. Sau khi bạn sinh bé, những hormone này có xu hướng quay trở lại mức bình thường như trước khi mang thai.


Ngoài ra, bạn bắt đầu nhìn chồng mình theo một cách khác.Đó có thể là những cảm giác rất tích cực vì giờ đây hai người đã cùng có chung một sợi dây liên kết máu mủ là đứa con bé nhỏ, và cùng gánh vác đảm đương một vai trò mới: làm cha mẹ, cùng chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng cũng không loại trừ việc nhiều phụ nữ có cảm giác tiêu cực về chồng mình như chán chường, bực bội.


Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi ra sao sau khi sinh?


Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại ở tuần thứ sáu sau khi sinh, phụ nữ thường không gặp phải bất kỳ trở ngại nào với chu kỳ của mình khi cơ thể trở lại trạng thái trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang gặp phải vài vấn đề với kỳ nguyệt của mình chẳng hạn lượng máu kinh quá nhiều hoặc những cơn co thắt tử cung gia tăng thì bạn nên thảo luận việc này với bác sĩ.


Vóc dáng sau sinh


Sau khi sinh, phần bụng của sản phụ sẽ dần bình phục, nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cơ bụng yếu đi và nhão. Lúc này rất cần tới những bài tập chăm sóc phụ nữ sau sinh để lấy lại vóc dáng. Hãy yên tâm rằng không chỉ riêng bạn gặp phải trường hợp này, cứ ba người phụ nữ có con sẽ có một người vướng phải tình trạng phần bụng trở nên yếu đi. Tiếp tục với bài tập thể dục cho khung xương chậu là điều rất quan trọng nhằm cải thiện phần lõi cơ bắp gần như bị co giãn do phải chịu tác động từ chính trọng lượng thai nhi. Bài tập thường xuyên và lặp lại nhiều lần này giúp bạn củng cố cơ bắp ở phần bụng nhằm tránh tình trạng són tiểu có thể xảy ra sau khi sinh do phần bụng phải gánh chịu áp lực lớn trong suốt thời gian mang thai.


Quan hệ tình dục sau sinh


Hầu hết các cặp vợ chồng bắt đầu có quan hệ tình dục trở lại khoảng 3 tháng sau khi sinh. Nhưng trong khoảng 1 năm sau khi có con, 60% số người được hỏi cho biết sinh hoạt tình dục của họ trở nên thụ động, thiếu màu sắcvà hứng khởi. Chứng mất ham muốn này phổ biến ở cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ. Mệt mỏi là yếu tố hàng đầu dẫn đến việc này. Điều này thật dễ hiểu. Khi bạn cảm thấy kiệt sức với việc chăm sóc em bé, con nhỏ và công việc, thật khó để cảm thấy hứng khởi.