Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Khi bé bắt đầu tập và lẫm chẫm biết đi, cũng là lúc cuộc hành trình tuyệt vời của việc khám phá thế giới xung quanh của bé bắt đầu. Đây là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất trong cuộc đời của bé. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ phải nắm được những mốc thời gian và sự kiện trong sự trong giai đoạn này để giúp bé phát triển kỹ năng và tự tin hơn.


 


Hãy lưu ý rằng, đây là giai đoạn trẻ tràn đầy năng lượng, tò mò rất nhiều về thế giới xung quanh và tìm cách lý giải chúng nhưng nhưng chưa có ngôn ngữ thể hiện mình, và kỹ năng của trẻ cũng chưa đủ hoàn thiện để không gây ra những rắc rối. Vì vậy, đừng nóng nảy với trẻ mà hãy tìm cách giải quyết vấn đề thật nhẹ nhàng khi trẻ trở nên lì lợm, không chịu đi ngủ, cắn hoặc có hành vi bạo lực với những đứa trẻ khác như xô đẩy, giành đồ chơi… Hãy cùng Huggies tìm hiểu Sự phát triển của bé tập đi để giúp trẻ vượt qua giai đoạn vui nhộn nhưng cũng đầy thử thách này.


 


Sự phát triển kỹ năng xã hội


Một điều quan trọng cần lưu ý là các kỹ năng xã hội mà trẻ có được là do việc học hỏi từ quan sát và tương tác với những người xung quanh. Ngay cả những người lớn chúng ta đôi khi còn có những hành động không đúng mực. Vì vậy hãy nhẹ nhàng uốn nắn và giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ có những hành vi chưa đúng. Hãy nhớ rằng bạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ xây dựng và phát triển kỹ năng xã hội.


 


Huggies cung cấp cho bạn một số lời khuyên tuyệt vời và những kiến thức về sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ mới biết đi để bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc em bé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại nhìn chằm chằm vào đứa trẻ khác, phải làm gì khi trẻ giật một món đồ chơi, hoặc xô ngã bạn cùng chơi. Và tại sao việc được thường xuyên cùng vui chơi với những trẻ khác trong cùng độ tuổi là rất quan trọng đối với sự phát triển phát triển trẻ mới biết đi.


 


Khoa học chưa thể lý giải gì sao trẻ tập đi luôn thích cắn tất cả những gì chúng đụng đến: từ cắn đồ chơi, cắn bạn cho đến ba mẹ. Mặc dù chúng ta có thể khá chắc chắn rằng bé cắn không phải vì đói hay thèm ăn. Việc bé cắn bạn khi chơi chung có thể làm cha mẹ khá lúng túng và buồn rầu, đặc biệt với những vết cắn làm bạn cùng chơi chảy máu hoặc đau đớn. Các nhà khoa học đã thống kê rằng có 5 hành vi cắn, hãy cùng Huggies tìm hiểu xem con của bạn rơi vào trường hợp nào, và làm sao để giảm thiểu những hành động này.


 


Trẻ mới biết đi thường có những cơn cáu kỉnh, vì trẻ chưa học được những kỹ năng để thể hiện ý của mình, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ. Hãy giúp bé bằng cách dạy bé những cử chỉ ra hiệu đơn giản. Không khó lắm đâu, chỉ cần làm theo những hướng dẫn đơn giản của chúng tôi và bạn sẽ sớm nhận được những tín hiệu phản hồi của bé Ngoài ra, Huggies cũng sẽ hướng dẫn bạn bạn đặt nền móng cho sự phát triển trí tuệ ở trẻ.


 


Sự phát triển cảm xúc ở trẻ


Những cơn giận dữ và cáu kỉnh, la khóc giật đổ đồ đạc khi không được đáp ứng yêu cầu là một trong những đặc điểm của trẻ tập đi. Hãy tỉnh táo, những hành vi tìm kiếm sự chú ý từ người khác ở trẻ là cách mà trẻ tương tác với những người xung quanh. Trẻ làm những điều này vì muốn “kiểm tra” phản ứng của bố mẹ và những người trong gia đình. Huggies sẽ giúp cung cấp một số lời khuyên tuyệt vời để giảm thiểu những hành động “quá khích” này ở trẻ.


 


Bắt nạt và có xu hướng sử dụng vũ lực với bạn bè là không hay. Nhưng phải làm sao khi chính con bạn là “kẻ bắt nạt”? Làm sao khi con bạn bị trẻ khác bắt nạt? Bạn sẽ nói chuyện với cha mẹ của đứa trẻ kia, hay với cô giáo như thế nào để những vết cào, cắn không còn xảy ra nữa? Bạn nên để trẻ con tự dàn xếp hay bạn nên can thiệp? Sự thật là,  hiện tượng bắt nạt nhau và xu hướng sử dụng “vũ lực” như cắn, tát, cào…là khá phổ biến ở trẻ mới tập đi. Hãy bình tĩnh, Huggies sẽ cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ để đối phó với nó.


 


Phát triển thể chất ở trẻ tập đi


Gần như tất cả các bà mẹ và ông bố, ở một thời điểm nào đó, luôn có những băn khoăn về việc liệu con mình có phát triển bình thường không. Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Sally-Anne McCormack, không có chuẩn cho sự phát triển bình thường, vì mỗi trẻ là khác nhau. Bố mẹ hãy cùng bé vận động vừa tạo không khí cho gia đình vừa giúp bé được vận động để phát triển thể chất, có thể là những môn thể thao hay đơn giản hơn là cùng bé sắp xếp nhà cửa.

Thời điểm trẻ bắt đầu nói là khoảng thời gian gian kỳ diệu cho cà gia đình. Sự kiện quan trọng này cho bạn biết con của bạn không còn là một đứa bé nữa, chúng đã bắt đầu lớn biết đi, biết bắt chước, nói chuyện với bạn, hỏi thăm bạn. Có rất nhiều điều bạn có thể làm gì để khuyến khích phát triển khả năng ngôn ngữ của bé như các trò chơi trong nhà cùng bé….Hãy đọc những lời khuyên và gợi ý từ Huggies trong việc khuyến khích trẻ nói và giúp phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Làm sao để mang thai


Đối với một vài người thì việc mang thai là việc thực sự đơn giản. Trong khi đó, đối với nhiều người khác, họ có thể mất nhiều năm và trải qua những khoảng thời gian không dễ chịu để có thể đậu thai.


Các trải nghiệm trong hành trình thụ thai này cũng có sự khác nhau rất lớn bởi vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đển việc mang thai. Đó là lí do tại sao ngay cả một phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi 20 cũng chỉ có 25% cơ hội mang thai trong mỗi tháng.


Thật may mắn, ngày nay, sự tiến bộ của khoa học đã đem lại những hiểu biết sâu sắc về việc thụ thai và quy trình sinh học đằng sau nó. Nhờ những tiến bộ này, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều yếu tố đơn giản mà dựa vào đó, chúng có thể giúp bạn tăng cường khả năng thụ thai một cách thuận lợi hơn. Đó là:


Thời gian rụng trứng: Xác định chính xác ngày cơ thể bạn sẵn sàng để thụ thai sẽ cải thiện cơ hội mang thai rất nhiều cho bạn, bạn cần biết chính xác những dấu hiệu của ngày rụng trứng. Chế độ ăn uống trước khi mang thai: Loại thực phẩm nào bạn nên ăn và nên tránh nếu bạn đang muốn có thai? Loại đồ uống nào thực sự gây hại đến cơ hội mang thai hay không tốt cho em bé của bạn?


Lập kế hoạch cho việc mang thai


Trước đây, bạn có thể chủ quan nghĩ rằng chỉ cần quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn thì 9 tháng sau bạn sẽ có em bé. Đúng vây, mang thai có thể sẽ rất đơn giản đối với nhiều người. Nhưng giống như khi bạn làm việc, bạn sẽ đạt kết quả tốt nhất khi bạn có sự chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch từ trước.


Loạt bài Lập kế hoạch cho việc mang thai sẽ được Huggies thiết kế để giúp bạn chuẩn bị tốt nhất để có thể đậu thai và mang thai. Loạt bài này bao gồm kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi mang thai; chuẩn bị về mặt tài chính để đón nhận thành viên mới của gia đình và thậm chí làm sao để củng cố mối quan hệ của bạn với bạn đời của mình trong giai đoạn này cũng như các dấu hiệu có thai.


Mang thai có ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với người bạn đời hay không?


Tiếp tục vun đắp mối quan hệ của bạn có thể là việc cuối cùng bạn nghĩ đến. Liệu việc mang thai có làm 2 người gần gũi nhau hơn không? Những kỳ vọng không nói ra có thể dẫn đến xung đột do những đêm mất ngủ vì phải chăm sóc em bé sơ sinh, v.v… Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng ít nhiều đến tình cảm các bạn dành cho nhau.


Tên Huggies đồng nghĩa với từ tã lót. Là nhãn hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này trong nhiều năm, Huggies tin rằng chúng tôi không đơn giản chỉ là một công ty tã lót. Hàng năm, rất nhiều khách hàng tìm đến trang thông tin của Huggies để có những thông tin mới nhất và những lời khuyên về việc chuẩn bị có hay làm sao để chăm sóc trẻ, bắt đầu với những mẹo để mang thai.

Chúng tôi tự hào về sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho cả cha mẹ và bé. Hãy tìm hiểu thêm về công ty của chúng tôi, sản phẩm và những gì chúng tôi có thể làm cho gia đình nhỏ của bạn.

Có những “mẹo” phổ biến được cha mẹ tin tưởng sử dụng lại không hề hiệu quả chút nào. Trái lại, nó còn khiến con kém phát triển trí tuệ, tính tình xấu đi và khó hòa đồng.


 


Sai lầm số 1: Mở nhạc Mozart cho thai nhi nghe sẽ giúp trẻ thông minh, phát triển IQ và giỏi toán


Sự thực: Các nhà tâm lý trường ĐH Vienna đã xem lại hơn 40 nghiên cứu đã được công bố và 1 nghiên cứu chưa được công bố với hơn 3.000 chủ thể tham gia. Kết quả cho thấy không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nhạc Mozart giúp cải thiện những gì được gọi là khả năng nhận thức.


Trẻ sẽ chỉ nhớ và thẩm thấu được nhạc Mozart sau khi chào đời – cũng như nhiều thứ khác được nghe, được ngửi, được nếm khi còn trong bụng mẹ.


Nếu bạn muốn sau này trẻ học khá môn toán, thì việc tốt nhất bạn có thể làm là dạy trẻ khả năng phản xạ bằng cách chơi với trẻ những trò chơi cần sự phán đoán và óc quan sát trong những năm đầu đời.


 


* Sai lầm số 2: Cứ mua cho bé ẵm ngửa hay chập chững biết đi nhà bạn mấy chiếc đĩa đọc truyện cổ tích là có thể tăng cường vốn từ cho trẻ


Sự thực: Một số băng đĩa thậm chí còn làm giảm vốn từ vựng của trẻ. Chính lượng từ ngữ bạn sử dụng khi trò chuyện với trẻ mới giúp gia tăng cả vốn từ lẫn trí thông minh của trẻ. Nhưng những từ ngữ này phải do chính bạn – một con người bằng xương bằng thịt nói ra.


Chỉ môi trường ngôn ngữ sống (xin nhấn mạnh không phải là tivi) mới mang lại hiệu quả ngôn ngữ và phát triển kỹ năng cho trẻ.


 


* Sai lầm số 3: Để tăng cường sức mạnh trí não, trẻ cần học ngoại ngữ từ tuổi lên 3. Lúc này, trẻ cần có cả một ổ cứng máy tính đầy phim tiếng nước ngoài hoặc đơn giản là kênh Disney Channel


Sự thực: Công nghệ phát triển giúp cuộc sống chúng ta đa màu sắc và dễ chịu hơn. Tin rằng nghe nhiều tiếng nước ngoài sẽ giúp con tiếp thu ngoại ngữ nhanh chóng, một số cha mẹ đôi khi quá mệt mỏi, bận rộn và quyết định cho con “dính” lấy cái Tivi hoặc Ipad để bản thân có thời gian nghỉ ngơi. Hãy thử thay đổi thói quen đó bằng cách tạo ra những tương tác với con cái mình bằng cách rủ bé cùng chơi trò chơi, hay cùng sắp xếp nhà cửa. Chắc chắn đứa trẻ sẽ rất hào hứng.


Xem nhiều tivi sẽ khiến sẽ chậm nói, thụ động và không muốn chú ý gì tới xung quanh. Với trẻ em, vài tờ giấy bìa đơn giản, một hộp đầy bút sáp sặc sỡ hoặc những tấm thẻ nhiều hình ảnh khi chơi cùng bố mẹ tốt hơn hai giờ đồng hồ dán mắt vào máy tính hay màn hình tivi thay vì cùng bé chơi những trò chơi trong nhà.


 


* Sai lầm số 4: Thường xuyên khen con thông minh sẽ làm trẻ tự tin hơn


Sự thực: Được khen quá nhiều, trẻ sẽ nghĩ mình là tâm điểm của thế giới, tự phụ, ích kỷ và khó hòa đồng. Nếu bạn muốn con mình đỗ vào một trường đại học danh tiếng sau này, hãy chỉ nên tán thưởng khi trẻ có một sự nỗ lực nào đó.


 


* Sai lầm số 5: Cứ mặc kệ nếu con chơi một mình, những đứa trẻ thông minh thường khó kết bạn. Con sẽ có những thành công mà những đứa trẻ khác không có.


Sự thực: Minh chứng tuyệt vời nhất của sự thành công chính là nhiều bạn bè. Đứa trẻ thông minh dễ kết bạn và thường được bạn bè yêu quý.


Làm thế nào để trẻ dễ kết giao và giữ gìn bè bạn? Câu trả lời là hãy luyện cho trẻ việc giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng cánh tay và nụ cười.


Kỹ năng này có thể mài giũa được. Việc học một nhạc cụ sẽ tăng cường khả năng kết bạn thêm tới 50%. Còn việc sử dụng các công cụ nhắn tin sẽ hủy hoại nó.


Chăm sóc và nuôi dưỡng để một đứa trẻ khôn lớn, khỏe mạnh và thông minh là việc không dễ dàng đòi hỏi người làm cha mẹ có rất nhiều kỹ năng và hiểu biết chứ không chỉ là tình thương hay trách nhiệm.


 

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Việc sinh mổ tự chọn ngày càng phổ biến. Hầu hết bác sĩ khuyên bạn sinh mổ khi thai nhi khoảng 39 tuần tuổi, nếu đau bụng sinh trước 39 tuần, bạn có thể chọn sinh mổ bình thường. Theo các nghiên cứu bởi Turnbull, Raheem và Salloum, cứ một trong ba phụ nữ từng sinh mổ thì lần sau họ vẫn chọn sinh mổ nhiều hơn làc họn sinh thường.


Lý do chính khi phụ nữ chọn sinh mổ


Nếu em bé quá lớn và có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung khi chuyển dạ


Vị trí em bé không thuận lợi để sinh thường


Tình trạng sức khỏe có thể gây khó khăn hoặc phức tạp nếu sinh thường


Quá lo lắng từ lần sinh trước có thể gây khó khăn cho việc sinh thường


Không muốn cắt tầng sinh môn (một phẫu thuật vùng đáy chậu để mở rộng âm đạo cho dễ sinh)


Một số người muốn sinh mổ để chọn ngày tốt hoặc sinh vào thời điểm thuận lợi cho việc nghỉ sinh.


Không muốn đau đẻ theo cách sinh tự nhiên và làm tổn thương âm đạo.


Được dự đoán sinh 3, sinh 4 hoặc nhiều hơn


Sinh mổ đôi khi được thực hiện cùng với việc gây tê tại chỗ, gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng vốn tiềm ẩn một số rủi ro với người mẹ và em bé cũng như khi thực hiện các phẫu thuật khác.


Sinh mổ tự chọn diễn ra thế nào?


Chuẩn bị trước khi sinh mổ, bạn sẽ nhận được một đôi vớ để mang khi phẫu thuật giúp ngăn chặn việc hình thành máu đông,sơn móng tay được yêu cầu tẩy sạch, phải tháo hết đồ trang sức ra, lông mu bị cạo sạch. Trong phòng mổ, bạn sẽ được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng. Ông xã bạn được yêu cầu mặc áo của phòng mổ và thường được ở lại bên bạn.


Bác sĩ gây tê sẽ kiểm tra để chắc chắn là bạn đã mất cảm giác trước khi bắt đầu mổ. Một tấm màn được dựng lên để bạn không nhìn thấy những gì đang diễn ra sau tấm màn đó, một ống thông tiểu được đặt vào người bạn, bác sĩ sẽ mổ ngay mép trên quần lót để tiếp cận vào tử cung của bạn. Có thể bạn sẽ có cảm giác bị giật mạnh hoặc bị lục lọi gì đó nhưng không thấy đau. Em bé được lấy ra trong vòng 3 đến 5 phút sau khi mổ.


Nếu mọi việc suông sẻ, bạn có thể bế con trên ngực trong khi bác sĩ khâu lại vết mổ. Toàn bộ ca mổ kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó bạn được chuyển ra phòng hồi sức rồi về phòng của mình. Các nữ hộ lý sẽ khuyến khích bạn cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.


Sau khi sinh mổ


Ống thông tiểu vẫn được đặt trong người bạn cho đến sáng sau hôm mổ. Bạn cũng sẽ có một ống truyền nhỏ dẫn vào tĩnh mạch ở cánh tay, vẫn phải mang vớ, uống thuốc giảm đau nhưng nữ hộ lý sẽ khuyên bạn đi lại càng sớm càng tốt để thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa máu đông. Dự kiến bạn nằm viện khoảng 3 ngày và nên sắp xếp để có ai đó hỗ trợ ở nhà bởi bạn sẽ thấy khó khăn trong những ngày đầu về nhà.


Có thể mất từ 8 tuần đến 4 tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ, tùy thuộc nhiều yếu tố như sinh mổ lần 2 hay sức khỏe trước khi sinh và bất kì biến chứng nào trong lúc mổ. Nếu ca mổ không quá phức tạp, bạn có thể chọn sinh mổ hoặc sinh thường trong lần sinh kế tiếp, tuy nhiên, nên để ít nhất một năm để vết mổ lành hẳn trước khi có em bé khác.


 


Chăm sóc sau sinh


Để mau hồi phục, sau khi từ bệnh viện về, bạn có thể thực hiện một số điều sau:


Một trong những điều quan trọng nhất chăm sóc phụ nữ sau sinh là phải nghỉ ngơi. Cố gắng hạn chế lượng khách đến thăm và các hoạt động thể chất, chỉ nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt tránh bệnh trầm cảm sau sinh.


Uống nhiều nước để thay cho. lượng máu bị mất trong lúc mổ.


Tránh lên xuống cầu thang càng nhiều càng tốt.


Dùng nhiều gối để tựa lưng khi cho con bú.


Kiêng giao hợp ít nhất 6 tuần sau mổ.


Khi hết ra máu và vết sẹo mổ đã lành hẳn, hãy thử bơi lội. Bơi là một trong những bài thể dục tốt nhất giúp bạn mau hồi phục.


Có một chút tranh cãi quanh vấn đề sinh mổ, nhiều người cho rằng không nên sinh mổ. Nhưng bạn cũng không nên chú ý đến những người phản đối việc sinh mổ mà hãy làm những gì bạn cho là đúng và không nên để bị tác động bởi mặt tiêu cực của chuyện sinh mổ. Bạn nên tự tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt để có quyết định đúng đắn nhất cho mình.

Những ai lần đầu mang thai thường nghĩ rằng sinh nở xong xem như đã trút được gánh nặng ngàn cân. Thực tế hoàn toàn ngược lại, “hành trình” thực sự chỉ vừa mới bắt đầu khi em bé chào đời. Chăm sóc phụ nữ sau sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Thấu hiểu được những khó khăn này, Huggies sẽ hướng dẫn bạn thật tỉ mỉ các việc cần làm trong giai đoạn này để các bạn có thể tự tin chăm sóc sau sinh cho mẹ và thiên thần bé bỏng của mình một cách chu đáo nhất.


Vì sao xuất hiện cảm giác đau nhói khi đi nhà vệ sinh?


Trong quá trình sinh con, vài vết xước hoặc những vết rách sẽ xuất hiện quanh cửa âm đạo đang hé mở. Những vết xước này là nguyên nhân gây ra cơn đau thốn khi bạn đi tiểu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Điều quan trọng cần làm chính là:


 


Giữ khu vực âm đạo luôn sạch sẽ và khô thoáng.


Thay đổi miếng lót thai sản thường xuyên để tránh nhiễm trùng.


Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ phía trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau nhẹ bằng giấy vệ sinh.


Uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu.


Bạn sẽ nhận thấy những cơn đau buốt sẽ dần tan biến sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu những cơn đau tiếp tục tái diễn thì điều đó có nghĩa bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên thường xuyên báo với bác sĩ về những dấu hiệu, tần số, nhiệt độ cùng những cơn đau nhói hay rát trong khi tiểu.


 


Chúng ta thường mất máu nhiều hơn khi sinh đôi?


Bạn có thể sẽ phải mất khá nhiều máu nhưng lượng máu không quá một tấm lót thai sản trong vòng ba bốn giờ. Nếu điều này xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc hộ lý.


 


Cách chăm sóc những vết khâu tầng sinh môn sau sinh


Trong lúc sinh, bạn có thể cần đến thủ thuật khâu cắt tần sinh môn. Việc làm này sẽ khiến bạn chịu sự đau đớn trong vài ngày. Những mũi khâu không cần đến thủ thuật cắt chỉ, chúng sẽ tự tiêu biến sau vài ngày. Sau đây là một vài mẹo vặt giúp bạn giảm bớt và khắc phục cơn đau đớn.


Luôn giữ khu vực khâu sạch sẽ và khô ráo.


Thường xuyên thay tấm lót thai sản để tránh viêm nhiễm.


Sau mỗi lần đi vệ sinh, luôn luôn lau từ trước ra phía sau, tắm rửa bằng nước sạch và lau khô vùng kín bằng giấy vệ sinh.


Bạn có thể sử dụng máy sấy quanh khu vực này trong vài giây để làm khô vết khâu sau khi tắm.


Sử dụng túi chườm nước đá cho vết khâu của bạn trong vài ngày đầu sau khi sinh sẽ giúp bạn giảm sưng tấy. Nếu bạn sinh mổ thì đây không phải vấn đề cần lo lắng, tuy nhiên bạn lại cần chăm sóc cho vết mổ của mình rất kỹ lưỡng, đặc biệt với những người sinh mổ lần 2.


Mặc quần áo rộng và đồ lót với chất liệu cotton.


Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống nhiều nước để tránh hiện tượng táo bón.


Bạn nên tránh để ruột dưới bị căng và dùng tấm lót thai sản sạch che vết khâu khi đi vệ sinh.


Việc quan trọng cần làm lúc này chính là thực hiện các bài tập sàn chậu đều đặn và nhịp nhàng vì chúng có tác dụng cải thiện việc lưu thông và làm liền vết khâu.


Nếu bạn cảm thấy các vết khâu chật cứng gây cảm giác khó chịu thì bạn nên báo với bác sĩ của bạn.


Cần xử trí ra sao khi bị xuất huyết hay băng huyết?


Điều quan trọng cần làm lúc này chính là báo ngay với hộ lý hoặc bác sĩ riêng của bạn. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi lượng tấm lót thai sản sử dụng trong một ngày cũng như định lượng băng huyết bởi vì có khả năng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin này.


Làm sao tránh chứng táo bón sau khi sinh?


Ruột thường ngưng chuyển động trong vài ngày sau khi sinh, nhiều sản phụ nhận thấy chứng táo bón là một trong những vấn đề nhức nhối trong những ngày đầu này. Điều này có thể do một số yếu tố chẳng hạn như sợ hãi khi phải đi vệ sinh do những vết khâu cắt tầng sinh môn. Để tránh tình trạng táo bón xảy ra, bạn cần phải có một chế ăn uống với nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi tản bộ. Nếu bạn đang bị đau ở đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) thì tốt nhất bạn cần uống thuốc giảm đau paracetamol theo lời khuyên của bác sĩ trước khi bạn đi vệ sinh. Bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đặt dưới sàn chậu một tấm lót vệ sinh khi bạn sắp sửa đại tiện. Nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp tục diễn ra, bạn nên báo ngay với bác sĩ.


 


Kiểm tra sức khỏe sáu tuần sau sinh thường kiểm tra những gì?


Thông thường, khoảng sáu tuần sau khi sinh bé, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cơ thể bạn đã phần nào quay lại trạng thái trước khi mang thai. Sau đây là một số hạng mục mà sản phụ được kiểm tra:


Bạn cần kiểm tra phần bụng để xem thử tử cung của bạn đã co lại kích thước ban đầu trước khi mang thai.


Nếu bạn sinh mổ, bạn cần được kiểm tra vết mổ.


Khu vực giữa âm đạo và hậu môn sẽ được kiểm tra kỹ nếu bạn có vết khâu tầng sinh môn.


Có thể bạn sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm tế bào cổ tử cung nếu bạn chưa làm cuộc xét nghiệm này trong vòng hai năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để bạn làm xét nghiệm phác đồ cổ tử cung nếu bạn chưa từng làm bất kỳ xét nghiệm nào trong khoảng thời gian gần đây.


Bạn sẽ có cơ hội thảo luận về kế hoạch hóa gia đình và các phương pháp ngừa thai vì ngay cả khi bạn đang cho con bú, bạn vẫn có thể có thể mang thai.


Bạn có thể sẽ được thăm hỏi về mức độ sức khỏe của bạn và cảm xúc của bạn để tránh bệnh trầm cảm sau sinh.


Dẫn theo bé để bác sĩ có thể quan sát và theo dõi sức khỏe bé.


Bạn sẽ có cơ hội cùng bác sĩ thảo luận những lo toan và nỗi bận tâm của mình. Đừng xấu hổ mà không hỏi bác sĩ vì các vấn đề  luôn có giải pháp chữa trị. Vì không chỉ riêng mình bạn là người lần đầu làm mẹ có những cảm giác như bạn.


Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm hay lo lắng thì điều quan trọng chính là bạn nên tham khảo ý kiến ​​từ các chuyên gia tư vấn sức khỏe, bác sĩ sản khoa, bác sĩ tư hoặc y tá.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

1. Trí tuệ cảm xúc: Trẻ sơ sinh – 18 tháng tuổi


Não tiếp nhận thông tin tốt nhất khi nó được thử thách với những thông tin mới, vấn đề mới. Một chương trình phát triển trí tuệ cho trẻ em tại Đại học Georgia, Hoa kỳ đã cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể học các kĩ năng nhất định một cách dễ dàng trong suốt thời thơ ấu.


Trí tuệ cảm xúc có liên quan đến sự am hiểu về người khác. Theo dự đoán, trí tuệ cảm xúc chiếm khoảng 80% trong sự thành công nghề nghiệp. Những cảm xúc như sự đồng cảm, hạnh phúc, hy vọng và nỗi buồn được định hình bởi cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh của cha mẹ.


 


Khi trí tuệ cảm xúc phát triển tốt, bé sẽ có xu hướng hình thành các chuẩn mực đạo đức tốt cho chính bản thân mình. Mặc dù, trí tuệ cảm xúc sẽ tiếp tục phát triển đến khi bé trưởng thành, nhưng những trải nghiệm đầu đời của bé sẽ là nền tảng cho tương lai sau này.


Dưới đây là một số phương pháp để nâng cao những kĩ năng cảm xúc đầu tiên cho bé:


- Tạo cho con một môi trường an toàn, thân thiện và phù hợp với bé.


- Luôn mỉm cười với bé.


- Dạy con cách bày tỏ những cảm xúc bằng lời.


- Bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia khi bé khó chịu.


- Chia sẻ với bé bằng cách hiểu tâm lý của con và sử dụng những ngôn từ ngọt ngào với bé.


- Giải thích lý do tại sao bạn không chấp nhận yêu cầu nào đó của bé.


- Cho bé tham gia giúp đỡ bạn sắp xếp nhà cửa, chẳng hạn như phân loại quần áo cho vào máy giặt.


- Bày tỏ những ý kiến phản hồi tích cực đối với hành vi tốt của bé.


- Giải thích cho con hiểu những hành động của bé khi nào sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và ảnh hưởng đó là như thế nào.


 


2. Ngôn ngữ thông minh: Trẻ sơ sinh – 10 tuổi


Từ khi chào đời bé đã có khả năng học bất kì một loại ngôn ngữ nào. Cha mẹ nên nói chuyện với bé ngay từ lúc mới sinh để bé được tiếp xúc sớm hơn, nhanh hơn và triệt để hơn các em bé khác.


 


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng tiếp thu rất nhanh cấu trúc ngữ pháp của câu, điều mà người lớn khi học một ngôn ngữ mới không thế làm được.


Dưới đây là một số lời khuyên để giúp các mẹ phát triển kỹ năng ngôn ngữ thông minh cho con:


- Bắt đầu đọc sách hoặc truyện cho bé nghe ngay từ khi bé mới sinh.


- Nói chuyện với bé thật nhiều, luôn luôn đáp lại những tiếng bi bô của bé.


- Chỉ ra và giới thiệu tên gọi của những đồ vật xung quanh bé.


- Phát âm rõ ràng khi nói chuyện với bé, nếu bé phát âm sai hay nói ngọng bạn phải nói lại câu đúng ngay lập tức cho con nghe.


- Hãy để bé quan sát những việc làm thường ngày của bạn và giải thích cho bé bạn đang làm gì hay tại sao bạn lại làm công việc đó.


- Dạy bé hát thật nhiều bài hát.


- Chơi trò chơi ngôn ngữ với bé, chẳng hạn như cách đánh vần các từ hoặc tìm các từ liên quan đến một chủ đề nhất định qua các trò chơi trong nhà với bé.


- Xem xét và cân nhắc để dạy con một ngoại ngữ thứ hai ngay từ khi con còn bé.


 


3. Tư duy thông minh: Trẻ từ 1 – 5 tuổi


Dạy bé kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến thị giác, thính giác và xúc giác là vô cùng quan trọng. Có một điều thú vị là kỹ năng toán học của bé thường phát triển song song với những kỹ năng về âm nhạc. Bằng cách kích thích các giác quan, bé của bạn có thể phát triển mạnh các kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề.


Dưới đây là một số cách hữu ích giúp các mẹ phát triển kỹ năng tư duy cho con:


- Dạy bé học các loại hình khối và màu sắc. Trong quá trình dạy mẹ hãy để bé nhìn thật kĩ và đưa các loại hình khối cho bé cầm để bé quan sát kĩ hơn.


- Cho bé tiếp xúc với âm nhạc cổ điển ngay từ khi mới sinh ra thậm chí là từ khi ở trong bụng mẹ.


- Lắp một tấm gương ở trong nôi của bé. Điều này sẽ giúp bé quan sát được chính những biểu hiện trên khuôn mặt mình, từ đó phát triển khả năng quan sát và tư duy của bé.


- Thường xuyên cho bé đi dạo hoặc đi chơi để bé có thể quan sát mọi thứ mới mẻ xung quanh và phân tích chúng.


- Nên cho bé chơi các loại đồ chơi lắp ghép.


- Cùng bé chơi trò đếm số hoặc đố vui với các trò chơi trong nhà mà cả gia đình đều có thể cùng nhau chơi.

Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi tập ăn dặm nên như thế nào? Câu hỏi đó không phải là câu hỏi của riêng mẹ nào mà là thắc mắc chung của rất nhiều phụ huynh.


Rất nhiều bé từ khi chuyển qua ăn dặm bị sụt cân. Nguyên nhân không phải là do sữa mẹ vì sữa mẹ là một loại sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó mà trước khi quảng cáo sữa công thức trên các kênh truyền hình đều được khuyên dùng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đó em.


Nguyên nhân làm cho bé chậm tăng cân có thể là do bị ốm, bé biếng bú hoặc bé bú nhưng chưa đủ lượng và chất. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn của mình để sữa giàu chất dinh dưỡng.


Về chế độ thực đơn cho bé ăn dặm được khuyên ở trẻ 6 tháng tuổi. Bạn có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi như sau:


Bú mẹ ngày 6 – 8 bữa (theo nhu cầu của trẻ), tương đương với khoảng 600 – 700ml sữa.


Bột ăn dặm cho bé nên loãng ngày 1- 2 bữa (Một bát bột loãng là bột nấu theo tỉ lệ 2 thìa cà phê bột xay nấu với 200ml nước cộng với 1 thìa cà phê thịt hoặc tôm xay nhỏ, hoặc 1/2 lòng đỏ quả trứng gà, hoặc 02 quả trứng chim cút cộng 01 thìa mỡ hoặc dầu ăn, cộng vơí 1 thìa cà phê lá rau xanh xay nhỏ. Còn nếu thay 200ml nước trắng bằng 200ml sữa đậu nành, hoặc 200ml nước lọc cua thì không cần cho thêm chất đạm).


Nếu mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa thì cho trẻ ăn sữa nhân tạo phù hợp với lứa tuổi, tương đương với khoảng tối thiểu là 600ml sữa/ ngày, được  pha chuẩn theo công thức ghi trên vỏ hộp của từng loại sữa. Nếu trẻ không chịu bú bình bạn có thể đổ sữa bằng thìa cho trẻ.


Uống nước hoa quả 2 – 3 lần trong ngày. Tuy nhiên vì đang là thời kỳ bạn tập cho bé ăn dặm bổ sung nên bạn cần chú ý những vấn đề sau: Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều, cho trẻ bú càng nhiều sữa mẹ càng tốt, không nên bổ sung mì chính (bột ngọt cho trẻ), cho trẻ ăn nhạt…


Nên cho trẻ ăn bằng muỗng nhỏ. Muỗng phải đúng kích cỡ và mềm. Ban đầu, mẹ nên cho bé ăn từng miếng nhỏ và đặt nơi đầu lưỡi, sau đó nhẹ nhàng đổ thức ăn vào, tránh việc nhét muỗng quá sâu khiến bé bị nghẹn hoặc cảm thấy buồn nôn.
Cho con ăn dặm quá muộn cũng là một sai lầm. Có những trường hợp cha mẹ đợi đến khi trẻ được 8 đến 9 tháng mới cho con ăn dặm mà không biết rằng, trẻ đang lớn và cần tăng nhu cầu về dinh dưỡng, năng lượng. Sữa lúc này không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất mà cơ thể cần không đủ để chăm sóc bé tốt.