Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Bạn sắp bước qua được phân nửa của ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù nhìn bề ngoài bạn vẫn chưa có vẻ gì là đang mang bầu, nhưng bạn cũng đã biết cách nhận biết có thai thông qua những dâu hiệu cơ thể và bạn vẫn chưa cảm nhận được hoàn toàn về điều kỳ diệu này, nhưng hãy yên tâm rằng rất nhiều thứ đang hiện diễn ra bên trong bạn. Cùng khám phá sự phát triển của thi nhi ở tháng thứ 2 này nhé.


Thai nhi tuần 5


Xương của thai nhi đang bắt đầu hình thành, các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu rõ dần. Đôi môi thì còn chưa biết sẽ thừa hưởng đường nét từ ai chứ cái mũi kia thì đích thị là của gia đình mình rồi! Bạn sẽ thấy rất thích thú vì những điều này. Và còn gì nữa đây, đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.


Miệng và lưỡi cũng bắt đầu hình thành trong tuần thứ 5 này, cùng với tay và chân. Cho đến lúc này thì tay chân bé trông vẫn giống như những mái chèo vỗ quanh hai bên ngực, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.


Phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên không có gì lạ nếu bạn liên tục cảm thấy đói, vì bạn luôn cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.


Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.


Các quả thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu. Chúng sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, đóng góp một lượng kha khá chất lỏng vào trong thành phần nước ối bao quanh bé trong suốt 8 tháng tới. Mẹ nên lên kế hoạch nghỉ ngơi, dinh dưỡng để chăm sóc thai nhi tốt nhất.


Thai nhi tuần 6


Thai nhi lúc này dài chưa tới 1 cm, và cái đuôi nhỏ xíu cuối cùng cũng đã mất đi, nhưng nhìn hình dáng thì vẫn giống như là chỉ có đầu thôi, trán rất to, còn thân mình thì bé xíu. Tuy vậy, bạn không phải lo lắng, trong vài tuần tới bé sẽ phát triển dài ra thêm, và những cái tay, cái chân tí hon bây giờ cũng sẽ phát triển và thành hình dần.


Trong tuần này, em bé sẽ hình thành chóp mũi. Các ngón tay, ngón chân, môi, mí mắt, và chân đang ngày càng trở nên rõ nét hơn. Đôi mắt lúc này còn ở vị trí khá xa nhau, gần về phía hai bên thái dương hơn.


Trong tuần thứ 6, các van tim của bé đã xuất hiện, những đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Đã xuất hiện những đường nét nho nhỏ ở đầu các chi nơi mà các ngón chân và ngón tay sẽ thành hình.


Tuần này, thai nhi sẽ có một vài cử động không chủ ý nhưng bạn sẽ không thể nhận ra được vì nó rất nhỏ. Thai nhi vẫn còn trong hình dạng chữ C, tương tự như hạt đậu, di chuyển thấp thoáng bên trong tử cung của bạn.


Xương của bé bắt đầu hình thành trong tuần này, và thai nhi đã có thể gập cánh tay bé xíu của mình lại ở phần khuỷu tay và cổ tay.


 


Thai nhi tuần thứ 7


Thai nhi của bạn lúc này còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3cm. Bé chỉ mới lớn bằng một quả ô-liu xanh, và không phải là quả ô-liu rất to như bạn đang nghĩ đâu, chỉ là một quả ô-liu cỡ trung bình mà thôi.(Rất khó tưởng tượng và không phù hợp với VN)


Nếu bạn đi khám thai vào tuần này, bà đỡ hoặc bác sĩ của bạn đã có thể nghe được tim thai bằng máy siêu âm.  Ngay lúc này bạn đã có thể trở về nhà với cảm giác sung sướng của một người biết chắc chắn rằng mình sắp được làm mẹ. Thông qua việc nghe tim thai bạn cũng có thể đoán giới tính thai nhi nữa đấy.


Khi thai được 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu nữa. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi  gen di truyền từ bạn và bố của bé.


Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.


Thai nhi tuần 8


Kích thước của em bé theo từng tuần thường được so sánh với các loại quả; tuần này em bé của bạn lớn cỡ bằng quả mận hoặc quả cam sành. Những ngón tay ngón chân của em bé đã được hình thành rõ rệt ở tuần thứ 8, và còn bắt đầu có móng tay móng chân. Em bé có thể uốn cong chân tay vào giai đoạn này, nhúc nhắc khuỷu tay và có thể gập cổ tay.


Tất cả những bộ phận quan trọng trong cơ thể đều đã được định hình đúng vị trí. Suốt thời gian còn lại của thai kỳ, những bộ phận này sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài dạ con.


Hai quả thận của em bé đã đang lọc máu và tạo nước tiểu vào lúc này. Chúng còn đang bí mật trữ dịch tiêu hóa trong dạ dày, sẵn sàng chiến đấu với nước ối mà chúng sắp sửa phải nuốt vào.


Nếu em bé là con trai, cơ quan sinh dục ngoài sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh kích thích tố sinh dục nam – hóoc-môn nam hết sức quan trọng của cánh đàn ông.


Đầu của em bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng từ tuần 8 trở đi, cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành. Nghĩa là bạn đã có thể siêu âm để nhìn thấy các nét trên gương mặt một cách khá rõ ràng.


Một lớp tơ mịn đang bao bọc lấy cơ thể em bé. Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ. Mẹ nhớ chăm sóc thai nhi bằng cách là có một thực đơn dinh dưỡng và hợp lý nhất nhé. Nếu còn boăn khoăn nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu các mẹ có thể gặp chuyên gia tư vấn hoặc hỏi những bà mẹ đã có kinh nghiệm đi trước, đừng quên kho thông tin của Huggies tại đây nhé: http://www.huggies.com.vn/mang-thai/tam-ca-nguyet-dau-tien/

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

2 tuổi là độ tuổi các bé có thể ăn thô rất tốt, nhiều bé đã có thể ăn cơm chung với gia đình. Ngoài cơm, các mẹ cần phải cho bé ăn thêm nui, súp, phở, bún… Bài viết sau đây tư vấn thực đơn cho bé 2 tuổi trong 1 ngày bổ dưỡng được các mẹ giàu kinh nghiệm nuôi con tư vấn.


 


+ 07h00h: 1 chén bún gạo nấu thịt gà + 1 ly nước cam ép (50ml)


Nguyên liệu: 1 vắt bún gạo khô; 1 miếng thịt ức gà (30g); 1 chén nước dùng (nước luộc xương gà); 1 nhúm giá đỗ; 1 muỗng cà phê dầu ôliu; Hành + ngò + 1 lá xà lách + 1 ít gia vị (muối I ốt + đường + nước mắm)


Cách làm:


Trụng bún gạo cho mềm, đổ ra bún cái rá, xả lại với nước lạnh. Đun sôi nước dùng + thịt ức gà cho thật chín, nêm 1/3 muỗng cà phê đường + 1/5 muỗng cà phê nước mắm, đun sôi lên lần nữa, tắt lửa, nêm 1/5 muỗng cà phê muối I ốt, vớt thịt gà ra xé nhỏ. Rửa giá dưới vòi nước, trụng giá sơ qua nước sôi, chắt bỏ nước, cho giá + bún gạo vào cái chén, cho thịt gà xé lên trên, múc nước dùng vào chén, thêm dầu ôliu vào. cho hành ngò + xà lách xắt nhuyễn lên mặt.


 


+ 08h30 – 09h00: Bú 1 bình sữa công thức 200ml


+ 10h30 – 11h00: 1/2 chén cơm + ba rọi kho + su xào tỏi + canh mướp nấu tôm


Cách làm món ba rọi kho trứng cho thực đơn cho bé có thể kho cùng với thịt đùi chung với bữa ăn cả nhà trong gia đình.


Nguyên liệu: 30g ba rọi; 50ml nước dừa tươi; 1/2 củ su nhỏ; 1/2 trái mướp nhỏ; 2 con tôm tươi; 1 muỗng cà phê tỏi xay, bột nêm canh, nước mắm, đường, muối I ốt, dầu ăn, ½ muỗng cà phê dầu ôliu; 1 chén nước dùng (nước luộc xương gà)


Cách làm món ăn cho bé


1. Thịt ba rọi rửa sạch xắt lát vừa ướp 1 muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê đường trong khoảng 10 phút. Cho ½ muỗng cà phê tỏi xay vào chảo nhỏ + 1 muỗng cà phê dầu ăn chấy hơi vàng + cho thịt ba rọi vào đảo đều khi thịt xăn lại cho nước dừa vào kho đến khi thịt chín vàng, nước hơi xắt lại thì tắt lửa.


2. Su bào bỏ vỏ, rửa sạch, xắt sợi mỏng vừa ăn. Cho ½ muỗng cà phê tỏi + 1 muỗng cà phê dầu ăn lên chảo nhỏ chấy hơi vàng, sau đó bỏ su vào + nêm 1/3 muỗng cà phê đường + ¼ muỗng cà phê nước mắm đảo đều, khi thấy su không còn cứng nữa là su đã chín, tắt lửa, cho thêm 1/5 muỗng cà phê muối I ốt vào đảo đều


3. Mướp bào bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ chỉ lưng, bằm nhuyễn. Cho nước dùng lên bếp đun sôi, cho tôm vào, đơi nước sôi lên lần nữa cho mướp vào, nêm bột ¼ muỗng cà phê canh + 1/5 muỗng đường. Tắt lửa nêm thêm 1/5 muỗng cà phê muối I ốt + dầu ôliu. Như vậy là đã có một thực đơn bổ dưỡng cho trẻ.


 


+ 11h30 – 12h00: Bú 1 bình sữa công thức 200ml


+ 14h30 – 15h00: Ăn 1 miếng đu đủ (khoảng 100g)


+ 16h30 – 17h00: ½ chén cơm + tôm rim + mướp xào tỏi + canh cải bó xôi


Dùng lại 1 số nguyên liệu trong thực đơn buổi trưa để dễ dàng trong việc đi chợ


Nguyên liệu cho thực đơn cho bé: 4 con tôm tươi;  ½ trái mướp nhỏ; 100g bó xôi; 10g thịt gà xay; 1 muỗng cà phê tỏi xay, bột mêm canh, nước mắm, đường, muối I ốt, dầu ăn; 1 chén nước dùng ((nước luộc xương gà)


Cách làm:


1. Tôm rửa sạch lột vỏ ướp 1/2 muỗng cà phê nước mắm + 1/3 muỗng cà phê đường ướp khoảng 10 phút. Cho ½ muỗng cà phê tỏi + 1 muỗng cà phê dầu ăn lên chấy hơn vàng, cho tôm vào đảo đều đến khi thịt tôm xăn lại chuyển màu là được.


tôm rim cho bé


2. Mướp gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn. Cho ½ muỗng cà phê tỏi + 1 cà phê dầu ăn vào chấy vàng, cho tỏi vào nêm 1/3 muỗng cà phê đường + 1/4 muỗng cà phê nước mắm vào đảo đều. Tắt lửa, nêm 1/5 muỗng cà phê muối I ốt vào đảo lại lần nữa cho tan muối.


3. Cải bó xôi rửa sạch, xắt nhuyễn. Cho nước dùng lên đun sôi, bỏ thịt xay vào, dùng đũa khuấy cho thịt rời ra, không vón cục, đợi nước sôi già, nêm ¼ muỗng cà phê bột canh + 1/5 muỗng cà phê đường, cho cải vào, khi nước sôi lại lần nữa, tắt lửa nêm 1/5 muỗng cà phê muối I ốt vào.


 


+ 18h00 – 18h30: Ăn 1 hũ yaourt (100g)


+ 19h30 – 20h00: Bú 1 bình sữa công thức 200ml

Bột là một trong những thực đơn ăn dặm đầu tiên cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở đi, để có một bữa bột ngon đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của trẻ là vô cùng quan trọng, vì từ tháng thứ 6 trẻ rất hay bị ốm đau và dễ bị suy dinh dưỡng nếu chế độ ăn bổ sung không hợp lý.


Từ 7 tháng ngoài bột sữa, thịt , trứng trẻ có thể ăn được cả bột tôm, cua, cá, lươn…chỉ cần tăng thêm lượng bột, thịt, cá tôm và rau xanh, riêng cá, tôm, lươn.. cần bỏ vỏ, vảy, xương rồi xay hoặc băm nhỏ, cách nấu như nấu bột thịt, riêng bột cua đồng, lấy nước giã cua lọc kỹ thay cho nước lã nấu bột ăn dặm cho bé.


Khi trẻ được 7 tháng, các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm tối thiểu là 2 bữa/ ngày, tối đa là 3 bữa/ ngày. Các món ăn dặm bắt đầu đa dạng hơn với cháo dinh dưỡng, súp, trái cây nghiền. Trẻ cũng có thể tập ăn hải sản từ thời điểm này. Mời các mẹ tham khảo các thực đơn ăn dặm khoa học cho bé 7 tháng chi tiết đến từng ngày từ các chuyên gia dinh dưỡng và các mẹ giàu kinh nghiệm.


Thực đơn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi


Bột thịt heo bí đỏ


Trẻ từ trên 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn khi bé đã đến kỳ ăn dặm mà chưa biết phải chế biến thực đơn mỗi bữa ăn dặm của trẻ. Sau đây là công thức hướng dẫn bạn cách nấu bột thịt heo bí đỏ thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi bỗ dưỡng.


Nguyên liệu: Bột gạo 25g (5 muỗng canh). Thịt heo 30g (2 muỗng canh). Bí đỏ 30g (2 muỗng canh). Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê). Nước mắm iốt hoặc muối iốt. Nước 200ml (lưng 1 chén).


Hướng dẫn


Bước 1: Bí đỏ nấu mềm tán nhuyễn.


Bước 2: Thịt heo bằm nhuyễn, tán với chút nước.


Bước 3: Bột gạo hòa tan với ít nước.


Bước 4: Thịt heo nấu chín với phần nước còn lại.


Bước 5: Cho bí đỏ, bột gạo vào khuấy tiếp cho đến khi bột chín. Trút ra chén cho dầu ăn vào trộn đều. Nên nêm nhạt.


Cháo lươn


Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua, do đó hàng tuần các mẹ nên cho chế biến món cháo lươn cho bé ăn dặm ít nhất 1 lần để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.


Nguyên liệu: Gạo lứt giã nát : 2 muỗng; Lươn thịt: một khứa; Cà rốt 3 lát; Dầu mè: 5 giọt; Nước: hơn 2 chén’ Hành + Ngò, nước mắm, đường.


Hướng dẫn nấu cháo lươn


Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước nóng 1 giờ, gạo hơi mềm vớt ra.


Bước 2: Lươn làm sạch với chanh hoặc giấm, bỏ xương lấy nạc băm nhuyễn, đem hấm chín (ướp tí muối + đường).


Bước 3: Cà rốt băm nhuyễn.


Bước 4: Bắc gạo + nước + cà rốt lên bếp nấu cháo nhừ, cà rốt mềm. Cho thịt lươn vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút, nêm vừa ăn. Chi dầu mè vào khuấy đều nhấc xuống.


Bột gà bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng. Thực đơn ăn dặm từ bí đỏ kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích cho các bé đang độ tuổi ăn dặm.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng canh bí đỏ xay nhuyễn


- 1 muỗng canh thịt gà xay nhuyễn


- 1 muỗng cafe dầu ô liu


- Nước ( tùy các bé thích ăn đặc hay loảng thì mẹ chủ động pha chế)


Hướng dẫn


Bước 1: Cho thịt gà vào nấu chín với nước.


Bước 2: Cho bí đỏ vào nấu mềm đánh đều.


Bước 3: Trộn bột vào khuấy đều


Bước 4: Khi bột đã chín cho 1 muỗng cafe dầu ôliu sau đó tắt bếp và khuấy đều. Để nguội trước khi cho bé ăn

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Cháo lươn rất mát và bổ, là món ăn thích hợp với những bé đang bị suy dinh dưỡng, biếng ăn.


Cách chọn mua và sơ chế lươn:


- Lươn chỉ nên chọn con từ 1 đến 1.3kg, màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon.


- Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.


- Nếu bạn không muốn cho con ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dùng tay chà sát nhẹ, da lươn sẽ bong ra hết.


- Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín hoặc hấp chín với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh.


- Khi lươn đã chín bạn mới gỡ ra, bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.


Thực đơn cho bé  với cháo lươn bổ dưỡng:


Cháo lươn khoai môn


Nguyên liệu:


- 200g thịt lươn.


- 100g gạo.


- 100g khoai môn đã được thái nhỏ.


- 1 thìa cafe hành tím.


- Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.


Chế biến:


- Mẹ hãy vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1l nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.


- Lươn lóc bỏ xương, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm.


- Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.


- Tiếp đến là cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Mẹ thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.


- Khi ăn mẹ nhớ cho ít hành lá và rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn nhé.


Cháo lươn cà rốt


Nguyên liệu:


- Gạo tẻ: 25g bạn có thể ước chừng khoảng một nắm tay


- Thịt lươn: 10g


- Cà rốt băm nhuyễn: 20g


- Dầu ăn: 1,5 thìa


- Cà phê nước mắm: 1 thìa


- Cà phê muối iốt: 1 muỗng


Cách làm món cháo lươn:


- Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài


- Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc


- Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ.


- Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát)


- Bắc lên bếp nấu sôi trở lại.


- Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.


- Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.


Cháo lươn bí đỏ


Nguyên liệu:


4 muỗng canh vun bột gạo (20 g)


Bí đỏ


Thịt lươn đồng


1 muỗng canh gạt dầu(5 g)


Nước 1 chén đầy (250 ml)


Ngò rí


Cách nấu cháo lươn:


1. Lươn luộc chín gỡ lấy thịt, phi thơm hành xào lươn


2. Cho gạo và bí đỏ vào nấu mềm


Nhấc xuống, cho thịt lươn đã xào vào, rồi nêm ít ngò cho thơm, sau đó cho muỗng canh dầu vào.


Cháo dậy lên mùi thơm của thịt lươn, bùi bùi của bí đỏ, beo béo của chút dầu. Các mẹ thử làm cháo lươn cho thực đơn cho bé nhà mình thưởng thức nhé!

Để chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, giúp bé yêu luôn thấy thoải mái và an toàn trong vòng tay yêu thương của mẹ.


 


Cách cho con bú đúng cách


Trong hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi sinh, hầu hết các em bé có vẻ khá “buồn ngủ” và không cần được cho con bú thường xuyên. Nhưng sau tuần đầu tiên, bé sẽ tự tạo cho mình thói quen cứ 2-3 giờ lại ăn một lần và có thể ngủ 3-4 giờ giữa những cữ bú đêm. Trong thời gian này, cho ăn là việc làm duy nhất giải quyết những khó chịu của bé hoặc khi bé khóc. Dù mới trong tháng, nhưng nếu có cơ hội để tay tiếp xúc với miệng, bé sẽ không ngần ngại mút tay.


 


Bác sỹ khuyên nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi bé chào đời và có nhu cầu. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh do nhiễm trùng trong những tháng đầu. Sữa của mẹ sẽ tiết ra tùy thuộc vào nhu cầu của bé, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Mẹ nên cho bé bú luân phiên từng bên để cả hai bầu vú đều được kích thích như nhau.


Bên cạnh đó, mẹ chú ý cho bé ngậm luôn cả phần quần vú, như vậy bé sẽ không bị nuốt hơi vào bụng và mẹ cũng không bị đau. Nếu mẹ thấy thái dương và tai bé cử động là bé đã bú đúng cách.


 


Chăm sóc làn da bé


Đừng hốt hoảng khi bạn thấy da con có màu sắc lạ. Có bé da ửng đỏ, có bé thì màu hồng sáng và có thể có những vết bợt trên da gọi là gây. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có hóa chất gây kích ứng da làn da non trẻ của bé như khăn ướt có mùi, kem dưỡng da của người lớn. Những sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là được làm từ những thành phần tự nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản để đảm bảo không gây kích ứng cho da bé. Việc mẹ sử dụng phấn rôm liên tục sẽ vô tình làm bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bé bị hăm da.


 


Khi chọn các loại bỉm tã, bỉm dán… mẹ nên chọn loại có lớp thấm hút tốt, có hai bên vách chống trào mềm mại  không gây vết hằn, đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Mặc dù mẹ đã chọn được tã tốt nhưng mẹ nên lưu ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh việc bé bị ẩm ướt trong khoảng thời gian dài dẫn đến kích ứng bởi nước tiểu và phân trong tã


 


Tắm bé sơ sinh


Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi. Mẹ nên cẩn thận kiểm tra độ ấm của nước để đảm bảo nước tắm vừa đủ ấm, tắm cho bé trong 5-6 phút để bé không bị mất nước.


 


Trong trường hợp bé bị hăm da, mẹ nên dùng nước ấm và sạch, nhẹ nhàng lau rửa, thấm khô, rồi bôi thuốc trị hăm vào. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi bé bị rôm sảy hay hăm thì phải tắm nhiều lần, hoặc tắm bằng các loại lá để mát da, mau lành. Nhưng sự thật là phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể phản tác dụng, gây dị ứng cho da bé.


 


Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề gây lúng túng với riêng những bà mẹ sinh


con đầu lòng mà ngay cả những bà mẹ đã có kinh nghiệm cũng cần trau dồi thêm


cho mình kiến thức về những phương pháp chăm con hiệu quả.


 

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Cháo cá lóc có thể nói là món ăn bốn mùa của của Châu Đốc. Gạo lúc nào cũng có sẵn,cá lóc dưới sông hồ,kênh rạch có thể bắt quanh năm, rau đắng có ở ngoài đồng, sau hè nên muốn thưởng thức đặc sản này là điều không khó.


 


Gạo được rang sơ qua , sau đó được đem nấu thành cháo, từng hạt gạo nở ra như cánh hoa lài rât thơm. Cá lóc luộc chín được lóc xương bỏ da, sau đó chọn lấy phần thịt cho vào nồi cháo đang sôi sùng sục ở trên bếp. Cháo có ngon hay không là do bàn tay nêm nếm của người nấu.


 


Cháo chín múc ra, dọn lên bàn hoặc sàn nhà và không quên một đĩa đầy rau đắng.


Theo cách sành ăn của người Châu Đốc,người ăn phải bỏ cháo vào tô khi múc cháo ra. Cách này làm có lý bởi vì bỏ rau vào sau rau sẽ không chín tới, ăn vào ta sẽ nếm được cái vị của rau hòa vào cái vị gạo và cá lóc. Sau khi bỏ rau vừa phải vào tô cháo, người ăn lấy đôi đũa đè nhè nhẹ cho rau hòa vào lẫn trong cháo.


 


Bốc một nhúm hành rải đều lên trên cháo, thêm một ít tiêu bột và nặn thêm miếng chanh cho thơm. Cầm muỗng lên ăn thử một miếng, người ăn không thể không gật gù và khoái chí bởi cái vị đậm đà có một không hai của món cháo cá lóc rau đắng. Nó rất lạ, cay cũng không, the cũng không, rồi chen lẫn vào đó là chất ngọt của cá, của rau và gạo miền Tây.


 


Ăn xong tô cháo cá lóc mọi người cảm thấy khoan khoái và nhè nhẹ. Mồ hôi trên trán đẫm ướt khi nào mà người ăn không hay biết. Có một điều mà từ trước đến nay người ta hay thắc mắc: Tại sao khi ăn với cá lóc rau đắng lại không có đắng như khi ăn sống,nấu canh,hay ăn lẩu ? Ai ăn món cháo này cũng đều cảm nhận như thế nhưng không thể giải thích. Đó có lẽ là nét đặc thù của món cháo lóc rau đắng khiến thực khách càng ăn càng thấy thú vị.


1/Nguyên liệu: 700g cá lóc; 200g nấm rơm; 1/4 lon gạo dẻo; 100g rau đắng; 4 củ hành tím; 50g tương hạt; Tỏi băm, hành tím băm, ớt băm, bột năng, tiêu xay, đường, hạt nêm, muối, dầu ăn.


Cách nấu cháo cá lóc:


Cá lóc ướp với ít hạt nêm, tiêu. Nấm thái đôi. Bột năng hòa với ít nước. Nâm rau đắng vào rửa sạch.


Tương ngọt: Tương băm sợi. Phi thơm 1/2 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê hành tím băm. Cho tương vào xào, nêm chút đường. Thêm bột nêm cho sánh.


Luộc cá với 1 lít nước, hành tím đập giập, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm, vớt cá ra. Cho gạo vào nấu mềm, thêm nấm rơm vào nêm vừa ăn.


Khi ăn cho cháo vào tô sau đó dùng kèm với rau. Rau đắng chín quá sẽ rất đắng vì vậy không nên trụng rau trước.


 


Cháo cá lóc đặc biệt cũng rất tốt cho trẻ biếng ăn, còi xương. Chú ý là không nên nấu cho trẻ như khẩu vị của người lớn. Nếu cho bé ăn các bạn có thể tham khảo thực đơn cháo cá lóc với khoai tây cà rốt cho bé như sau:


Nguyên liệu: Bột gạo 20g; Cà rốt 10g; Cá lóc 30g;  Khoai tây 10g; Dầu ăn; Nước
Nấu cháo cá lóc với khoai tây: Nấu chín nạc cá lóc, cà rốt, khoai tây. Để còn ấm pha bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng. Lưu ý: Khi nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé được chế biến từ cá lóc nên lưu ý cá có xương cần sơ chế kỹ để bé không bị hóc xương và cá dễ tanh nên cần cạo sạch cho hết nhớt.