Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Bánh plan là món ăn mùa hè dễ làm lại thơm ngon bé nào cũng thích. Hôm nay, mẹ hãy trổ tài làm món bánh plan cho cả nhà nhé. Cùng tham khảo cách làm bánh plan kem tươi và bánh plan chanh leo dưới đây.


 


Cách làm bánh plan kem tươi


Bánh plan kem tươi đơn giản, dễ làm, ăn lại ngon, các mẹ hãy thử làm món bánh plan kem tươi cho con yêu và ông xã dùng nhé.


Nguyên liệu


250ml sữa công thức pha như bình thường (hoặc sữa tươi đối với bé trên 1 tuổi)


1 quả trứng gà + 2 lòng đỏ trứng


3 muỗng canh kem tươi whipping cream


1 muỗng cà phê bột bắp


3 muỗng canh đường trắng để làm caramel.


1/2 quả chanh


 


Hướng dẫn làm bánh plan kem tươi


Bước 1: Cho đường và một ít nước vào nồi, thắng cho đến khi đường chuyển sang màu sậm hơn màu mật ong một chút thì các mẹ nhanh tay đổ vào khuôn để đường đông lại.


Bước 2: Sau đó, vắt vài giọt chanh vào mùi sẽ rất thơm và lạ.


Bước 3: Sữa các mẹ đun hơi lăn tăn, đừng để sôi rồi đổ vào hỗn hợp trứng vừa rồi, khuấy đều. Rót hỗn hợp trứng sữa vào khuôn. Dùng 1 cái rây để lược cho bánh được mịn đẹp.


Bước 4: Cho bánh vào hấp cách thủy, đun lửa vừa để bánh mịn màng không bị rỗ. Trong lúc hấp bánh khoảng 10 phút mở nắp nồi hấp bánh 1 lần, hấp khoảng 15 – 20 phút là chín bánh.


 


Cách làm bánh plan chanh leo


Nguyên liệu làm món bánh plan chanh leo: – 120g đường trắng – 70ml nước – 4 quả chanh leo – vài quả cherry (có thể không dùng) – 3 quả trứng + 1 lòng đỏ – 150ml kem tươi – 150ml sữa tươi


 


Cách làm món bánh plan chanh leo


Bước 1. Ép lấy nước cốt chanh leo.


Bước 2. Cho một chút xíu hạt chanh leo vào các cốc sứ.


Bước 3. Đun 100g đường với nước trong nồi nhỏ đến khi hỗn hợp chuyển thành màu vàng cánh gián. Nếu dùng quả cherry thì nhúng cherry vào nước đường plan rồi để riêng.


Bước 4. Chia đều nước đường plan vào các cốc sứ.


Bước 5. 20g đường còn lại cho vào trứng, quấy đều.


Bước 6. Sau đó lần lượt cho kem tươi, sữa tươi, nước cốt chanh leo vào trứng, quấy đều.


Bước 7. Đổ hỗn hợp trứng sữa vào các cốc sứ.


Bước 8. Đặt các cốc sứ trong khay chứa nước nóng rồi đem nướng ở nhiệt độ 150oC khoảng 30-35 phút đến khi hỗn hợp đặc lại.


Bước 9. Để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh đến khi có thể đổ plan ra đĩa. Vậy là đã hoàn thành món bánh flan chanh dây rồi, chúc các mẹ đảm đang sẽ thực hiện thành công nhé!


 

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bạn có biết mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ bé phát triển rất nhanh, và thời kỳ này bé có rất nhiều tay đổi, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 3 tháng giữa này nhé.


Mang thai 3 tháng đầu hạnh phúc, hồi hộp với sự có mặt của con yêu, thì đến 3 tháng giữa, dường như hầu hết các mẹ đều không quan tâm nhiều đến thai kỳ cũng như sự phát triển của con nữa. Giai đoạn giữa này, em bé cũng đã ổn định trong bụng mẹ khiến đôi lúc mẹ lãng quên rằng có một sinh linh đang lớn lên trong bụng mẹ. Và đó cũng là lý do khiến các mẹ ít có hiểu biết về sự phát triển của con yêu giai đoạn này. Thực tế, từ khi mang thai tháng thứ 6 có thể coi là thời điểm bé phát triển nhanh ngoạn mục với rất nhiều thay đổi mà không phải mẹ bầu nào cũng biết:


 


Bé tăng gấp đôi kích thước


So với 3 tháng đầu, đến giai đoạn này em bé đã tăng gấp đôi kích cỡ. Nếu so sánh sự tăng trưởng này với một người bình thường, chắc chắn bạn sẽ không khỏi giật mình. Từ một phôi thai nhỏ xíu, giờ đây em bé đã dài hơn 25cm. Ngoài ra, thai nhi còn có rất nhiều bước phát triển kinh ngạc ở những bộ phận khác.


 


Lông mi xuất hiện


Đây không phải là điều gì quá to tát nhưng với một sinh linh bé nhỏ thì sự kiện lông mi xuất hiện cũng trọng đại lắm đó. Mặc dù mẹ mới đang ở nửa chặng đường thai nghén, nhưng những bộ phận nhỏ bé nhất của con trong bụng đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng.


 


Giấc ngủ theo chu kỳ


Mặc dù bé chưa hề biết ngủ xuyên đêm như trẻ sơ sinh nhưng ngay từ những tháng này, thai nhi đã hình thành chu kỳ ngủ – thức theo giờ. Tuy nhiên, sẽ có những lúc mẹ cảm thấy rất buồn ngủ nhưng em bé thì đang nhảy múa trong bụng. Bé không hề ngủ theo lịch của mẹ đâu nhé.


 


Bé có thể nghe


Một sự phát triển kinh ngạc xảy ra vào tháng thứ 4 thai kỳ đó là em bé đã phát triển khả năng nghe khá hoàn hảo. Mang thai tháng thứ 7, em bé đã biết phân biệt được giọng nói của mẹ. Mẹ hãy bắt đầu kết nối với con thông qua những câu chuyện cổ tích hoặc những bài hát ru cho bé nhé.


 


Xuất hiện dấu vân chân, tay


Ngay từ trong bào thai ở cuối giai đoạn này, dấu vân chân, tay riêng biệt của bé đã xuất hiện. Và dù còn khá nhỏ nhưng móng tay và móng chân của bé cũng đã hình thành và phát triển rồi đấy.

Cá thu rất giàu omega-3 là 1 loại dưỡng chất giúp cho não bộ của trẻ phát triển toàn diện, giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các bệnh tim mạch do đó các mẹ nên bổ sung món cháo cá thu vào thực đơn cho bé nhé.


 


Dinh dưỡng của cá thu


Cá thu là một trong các loại cá biển có thịt thơm ngon, dồi dào nguồn đạm và chất béo… bởi vậy dân gian đã có câu “chim, thu, nhụ, đé” để nói đến 4 thứ cá biển ngon nổi tiếng.


Cá thu có chứa loại dầu mang tên omega-3 có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn sự hình thành chất prostaglasdins có liên quan đến những cơn đau khi hành kinh hay chứng tổn thương ngực và thậm chí cả ung thư vú ở phụ nữ. Một cuộc khảo sát nghiên cứu trên 290 phụ nữ do Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng châu Âu thực hiện cho biết, nếu bạn ăn cá thu đều đặn thì mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của Hiệp hội sức khỏe Mỹ cũng cho thấy omega-3 trong cá thu có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và phòng chữa các bệnh tim mạch.


 


Chất béo của cá rất đặc biệt, chúng chứa các chất béo chưa bão hòa – là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Chính những tác dụng đó của cá thu nói riêng, kể cả các loại cá khác nói chung… nên những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não rất cần ăn cá, ít nhất vài ba lần trong một tuần. Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh vì vậy mà không thể thiếu được cá thu trong thực đơn cho bé ăn dặm. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm… Vitamin trong cá cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như vitamin B2, B12 và vitamin PP.


 


Như chúng ta biết cá thu là một món ăn rất ngon, nhiều dinh dưỡng, rất tốt dùng để chế biến thực đơn ăn dặm cho bé. Dưới đây cùng tham khảo một số công thức nấu cháo cá thu cho bé.


 


Cháo cá thu rau muống


Nguyên liệu


Bột gạo dinh dưỡng: 4 muỗng canh vun (20 g).


Rau muống cắt nhuyễn: 1 muỗng canh vun (10 g).


Cá thu lóc nạc băm nhuyễn: 1 muỗng canh vun (20 g).


Dầu: 1 muỗng canh gạt (5 g).


Nước: 1 chén đầy (250 ml).


 


Hướng dẫn


Bước 1: Cho ít nước vào cá thu hòa cho cá tan đều.


Bước 2: Bắc dầu lên bếp, cho ít đầu hành trắng băm nhuyễn vào phi cho thơm, cho cá vào xào, cho nước vào đun sôi.


Bước 3: Nước sôi cho rau vào nấu chín, nhắc xuống để nguội bớt (khoảng 2 phút).


Bước 4: Cho bột gạo vào khuấy đều.


Cháo cá thu, rau mùi cho bé


Nguyên liệu: Gạo nếp, gạo tẻ; Cá thu; rau mùi; dầu ăn; đầu hành lá; chút nước mắm.


Cách làm: Cá thu làm sạch, cắt miếng mỏng, ướp với đầu hành, nước mắm.


Cho dầu ăn vào chảo, cho cá vào xào cho thơm.


Gạo nếp, gạo tẻ ninh nhừ thành cháo.


Cháo chín, cho cá vào.


Sau đó, cho rau mùi băm nhỏ vào.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Những ai lần đầu mang thai thường nghĩ rằng sinh nở xong xem như đã trút được gánh nặng ngàn cân. Thực tế hoàn toàn ngược lại, “hành trình” thực sự chỉ vừa mới bắt đầu khi em bé chào đời. Chăm sóc em bé và mẹ sau sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Cùng tìm hiểu những kiến thức chăm sóc sau sinh để mẹ và bé cùng khỏe mạnh nhé.


 


Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày. Sau đẻ 4-6 tháng, sức khỏe người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước. Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận động và ăn uống. Khi đã hết nguy cơ chảy máu, sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.


 


Nhu cầu về ăn uống: Tổng số calo cần bảo đảm khi cho con bú là 2.300-2.500 calo cho các bà mẹ sinh một con; 2.600-3.000 calo nếu sinh đôi. Vẫn nên tiếp tục ăn uống có chất lượng như khi đang có thai, đa dạng và cân đối. Chế độ ăn cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Ăn bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào sự ngon miệng, do đó nên ăn theo khẩu vị. Những loại thực phẩm sau đây có giá trị dinh dưỡng: thịt, hạt (đậu đỗ), các loại rau xanh, hoa quả (hoặc nước vắt chứ không phải nước hoa quả đóng chai), cơm, bánh mỳ, sữa, trứng, pho mai.


 


Chăm sóc phụ nữ sau sinh cần một chế độ ăn cũng cần đảm bảo đủ vi chất như sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin E và folic acid. Kẽm có trong thịt, trứng và ngũ cốc. Magiê có trong ngũ cốc, đậu đỗ, quả hạch. Vitamin E có trong mầm lúa mỳ, quả hạch, ngũ cốc và nhiều loại dầu. Thịt, trứng, bánh mỳ, ngũ cốc và mầm lúa mạch đều chứa nhiều chất sắt. Nhu cầu canxi khi cho con bú là 1,250mg (tương đương với khoảng một lít sữa tách bơ hay sữa đậu nành).


Cung cấp đủ lượng dịch: gồm nước và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem…). Lượng dịch tổng thể từ 2-2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.


 


Vận động: Tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần lễ sau đẻ. Trước khi vận động, nên làm cho hai bầu vú hết sữa vì vận động mạnh hai cánh tay có thể làm dòng sữa tiết ra. Tránh vận động thể thao nặng trong 2 tháng đầu sau đẻ vì dễ có nguy cơ gây chấn thương cho khớp. Bơi có lợi vì khớp, vú và sàn chậu được nước nâng đỡ.


 


Vệ sinh: Sau 3 ngày kể từ khi đẻ, sản dịch chỉ còn màu hồng, sau 10 ngày chỉ còn dịch vàng. Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2 lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió không chống chỉ định sau đẻ.


Sau sinh nên kiêng những gì?


- Không có căn cứ khoa học nào để kiêng tôm, cua, cá – những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iod, canxi…), chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hóa cho người ăn.


- Tránh hay hạn chế cà phê: vì nhiều quá làm cho trẻ quấy nhiễu.


- Rượu và đồ uống có độ cồn: nếu dùng đồ uống có độ cồn thì nên cho bú trước đã, sau khi uống rượu cũng cần phải đợi 1-2 giờ mới cho bú lại.


- Tránh hút thuốc lá: chất nicotin và các sản phẩm giáng hóa của nó có thể đi vào sữa và có thể làm cho trẻ tăng nhịp tim, quấy khóc, nôn và tiêu chảy, còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Hút thuốc lá chủ động hay bị động (ngửi khói thuốc lá) có thể tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử và tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai, dù trẻ được nuôi dưỡng bằng cách nào. Thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự xuống sữa (phản xạ tiết sữa) và có thể giảm lượng sữa.


- Tránh một số gia vị gây kích thích và tiết qua sữa: hành, tỏi, ớt, hồ tiêu.


- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.

Trong tháng đầu tiên hầu hết chị em đều có chung tâm lý phân vân không biết mình có bầu hay chưa? Trong khoảng 3 tuần đầu mang thai sự thay đổi hormore trong cơ thể sẽ khiến bạn có rất nhiều thay đổi và dành thời gian để ý một chút bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu mang thai sớm.


 


Chậm kinh/ Mất kinh


Đây là một trong những triệu chứng mang thai chung thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.


 


‘Nhũ hoa’ sậm màu


Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng làm xáo trộn hoạt động của các loại tế bào biểu bì tạo hắc tố trên da. Kết quả, quầng vú bắt đầu sậm màu hơn.


 


Đi tiểu thường xuyên


Nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai rồi đấy. Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể xuất hiện 6 tuần sau khi thụ thai và do một số yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là những hooc môn thai kỳ và lưu lượng máu cơ thể nhiều hơn trước.


 


Buồn nôn, nôn ói


Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những cách nhận biết có thai dễ nhất. Nó có thể bắt đầu sớm nhất khi bạn mang thai được 4- 6 tuần và xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong ngày, không chỉ trong buổi sáng. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đột nhiên bắt đầu cảm thấy buồn nôn hoặc hay bị ốm, đó có thể là một dấu hiệu của thai kỳ.


 


Mệt mỏi


Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hooc môn progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.


 


Chảy máu âm đạo


Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít. Thực ra điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.


 


Thay đổi tâm trạng


Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hooc môn trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất.


 


Lúc này, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này. Hãy nói trước cho ông xã của mình biết để có được sự cảm thông và chia sẻ từ phía chàng. Đó chính là điều quan trọng nhất.


 


Nhiệt độ cơ thể tăng


Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sua khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.


 


Đau lưng và đau đầu


Một số phụ nữ thường bị đau đầu, đau lưng trong thời gian đầu  mang thai. Điều này có liên quan đến sự tăng nhanh của hooc môn progesterone trong cơ thể, cộng thêm sự thiếu hụt lượng nước dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của hồng cầu trong máu.


 


Lúc này, chị em nên tăng cường lượng nước hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu. Nếu vẫn tiếp tục đau đầu, hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng một số loại thuốc an toàn cho bà bầu.

Trẻ em cần được bố mẹ khuyến khích sử dụng trí tưởng tượng và thể hiện bản thân thông qua giao tiếp xã hội và các hoạt động vui chơi. Trong đó, đồ chơi cũng có góp phần đáng kể giúp trò chơi của trẻ sinh động hơn và qua đó giúp bé phát huy trí tưởng tượng phong phú và phát triển kỹ năng, sự sáng tạo của mình.


 


Sau đây là một số gợi ý đồ chơi và cách tận dụng làm đồ chơi để phát huy tính sáng tạo của bé.


Đây có thể là các món đồ chơi bằng nhựa, gỗ hoặc kim loại ví dụ như thú nhồi bông, con rối , búp bê vv… Chúng có thể phân loại thành nhiều thứ khác nhau như:


 


-  Búp bê mô phỏng các nhân vật trong gia đình chẳng hạn như bố, mẹ , trẻ con, ông bà, cô dì , chú bác ….


-  Mô hình các nhân vật trong xã hội chẳng hạn như nhân viên cứu hỏa , cảnh sát , giáo viên , bác sỹ, công nhân xây dựng , nông dân….


-  Các nhân vật hoạt hình như siêu nhân, quái vật, công chúa, phù thủy, nàng tiên , kỳ lân , khủng long….


-  Các loài động vật như vật nuôi, động vật hoang dã , các loài bò sát , côn trùng, chim, cá và các sinh vật biển khác …


-  Các phương tiện giao thông như xe hơi, xe tải , xe máy , xe cứu hỏa , xe cứu thương , xe cảnh sát , xe lửa , máy bay , tàu thuyền ….


- Các hộp các-tông với hình dạng và kích cỡ khác nhau.


-  Bộ lắp ghép Lego hoặc các loại đồ chơi xây dựng khác.


 


Trò chơi hóa trang và đóng giả nhân vật


-  Quần áo cũ, giày dép, khăn choàng…


-  Các bộ đồ chơi y tế.


-  Búp bê với các phụ kiện như gương, nhà búp bê…


-  Bộ trò chơi nhà bếp , muỗng, dĩa


-  Bộ đồ chơi nhà bếp hoặc lò nướng


-  Mô hình điện thoại đồ chơi


-  Kiếm nhựa và khiên


-  Mặt nạ hóa trang


 


Các hoạt động thể thao và trò chơi trong nhà


-  Bộ bowling chơi ở nhà


-  Vòng


-  Phi tiêu


-  Bộ chơi bóng rổ trong nhà


-  Gối và đệm xốp


-  Thú nhồi bông lớn


 


Các vật liệu dùng để vẽ


-  Giấy (lớn và nhỏ)


-  Bút chì và tẩy


-  Bút chì màu


-  Keo dán


-  Kéo


-  Băng dính


-  Cọ vẽ


 


Sử dụng các loại đồ chơi rẻ tiền từ đồ dùng trong nhà.


-  Cửa hàng bán đồ cũ và hội chợ thanh lý là nơi có thể mua được những loại đồ chơi với giá cực rẻ.


-  Các hộp lớn có thể được sử dụng làm mô hình nhà ở, pháo đài, lâu đài, nhà kho, trường học, bếp vv… còn đối với các hộp nhỏ hơn và bộ xếp hình lego có thể được sử dụng làm đồ nội thất, xe hơi, máy bay vv..


-  Những viên sỏi, đá cuội và những mảnh gỗ có thể được dùng để làm hàng rào, thảm thực vật vv..


-    Dùng vớ cũ để may thành các con rối, dùng nút đính lên làm mắt và trang trí thêm bằng bút vẽ.


Ngoài ra còn có thể bày các trò chơi thông qua việc sắp xếp nhà cửa để cả nhà cùng chơi nưaz đấy.


Có nhiều đồ chơi rồi, cả nhà mình cùng bày trò chơi nhé? Bố mẹ có băn khoăn không biết nên chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi, giúp bé phát triển kỹ năng mà vẫn vui thật vui? Và còn cần nhiều trò chơi khác nhau để thay đổi nữa chứ nhỉ?

Hãy dành thời gian để ý đến những dấu hiệu của cơ thể, chắc chắn bạn sẽ nhận ra một mầm sống đang hình thành trong bụng mình qua những dấu hiệu nhận biết có thai rất rõ ràng dưới đây. Cùng kiểm tra 10 dấu hiệu dưới đây nhé:


 


Trễ kinh – Dấu hiệu có thai dễ thấy nhất


Đây có lẽ là tín hiệu rõ ràng nhất thông báo bạn đã mang thai. Nếu mẹ có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nữa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường. Nêu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và bỗng dưng bị tắt kinh thì hãy đi mua que thử thai hoặc đi xét nghiệm máu ngay nhé.


 


Cơ thể mệt mỏi


Một trong những triệu chứng mang thai thường thấy nữa là mệt mỏi. Bạn muốn đi ngủ sớm vào buổi tối nhưng lại ngại dậy sớm vào buổi sáng, một công việc rất đơn giản nhưng bạn lại không muốn làm, bạn muốn tìm một nơi nào đó để nằm xuống và nghỉ ngơi ngay, bạn chán ngán cả việc đi mua sắm… vì chúng sẽ làm cho bạn thêm mệt mỏi và thậm chí bạn đang chẳng làm gì cũng đã thấy mệt mỏi quá rồi. Đó là do sự có mặt của hormone thai kỳ đang có mặt trong cơ thể bạn. Những lúc mệt mỏi như thế, mẹ nên dành khoảng 15-30 phút để nghỉ ngơi. Hãy nói với gia đình và người thân về tình trạng của mình và nếu nghi ngờ việc mình mang thai, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.


 


Ra máu


Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.


 


Ngực căng tức


Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu bạn đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng.


 


Cảm thấy buồn nôn


Một triệu chứng khác dễ thấy nữa khi mang thai những tháng đầu là buồn nôn. Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay từ khi trứng được thụ thai cho đến hết 3 tháng đầu và thậm chí cả 9 tháng mang thai. Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói đặc biệt vào buổi sáng được gọi là ốm nghén. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, uống trà gừng hay nhâm nhi bánh quy giòn vào buổi sáng… là những cách giúp mẹ bầu bớt ốm nghén hơn. Sau 3 tháng đầu, cơ thể sẽ dần thích nghi với sự có mặt của thai nhi và cảm giác buồn nôn cũng dần chấm dứt.


 


Chóng mặt


Chóng mặt thường xuất hiện từ quý thứ 2 của thai kỳ và xảy ra ở bất cứ đâu như trên cầu thang, đứng lên ngồi xuống hoặc ngay tại nơi làm việc. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.


 


Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.


 


Đi tiểu thường xuyên


Một trong những triệu chứng khiến người khác nhận ra bạn đang mang thai là số lần đi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự lớn lên của tử cung sẽ tạo áp lực lên bàng quang. Trong thời kỳ mang thai, thận và bàng quang cũng bài tiết chất lỏng nhiều hơn, khiến mẹ thường xuyên phải ghé thăm  nhà vệ sinh. Thật đáng buồn là triệu chứng này sẽ tiếp tục trong 9 tháng mang bầu.


 


Đau lưng


Nếu bạn cảm thấy phần thắt lưng xuất hiện cơn đau nhức hoặc mỏi dọc sống lưng thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang giãn ra. Khi cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại. Nhiều phụ nữ không quan tâm tới dấu hiệu có thai này, vì đa số nghĩ đó là đau lưng do thời tiết hoặc làm việc vất vả.


 


Nhạy cảm với mùi vị


Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.


 


Thân nhiệt bất thường


Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.


 


Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.