Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Thời tiết nóng bức kéo dài thế này, không những trẻ con mà người lớn cũng cảm thấy chán không muốn ăn. Nhìn bữa cơm nhiều dầu mỡ, thịt cá mà không thể nuốt trôi. Lúc này các bà nội trợ đảm đang cần có một thực đơn cho ngày nóng hợp lý, cải thiện vị giác, tăng cảm giác thèm ăn cho các thành viên để giữ gìn sức khỏe, chống lại những ngày mệt nhọc này!


Mời bạn tham khảo thực đơn cho bé và cả gia đình ngày hè này nhé, đảm bảo các thành viên trong gia đình sẽ luôn ngon miệng!


 


Nui xào bò


Hình dáng, màu sắc của những sợi nui quện lẫn thịt bò viên chắc chắc sẽ khiến bé thích thú và ăn ngon miệng.


 


Nguyên liệu: 250g thịt bò xay nhuyễn, 150g nui, 1 củ hành tây băm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 củ cà rốt băm, 5g ngò rí cắt nhỏ, 1 hộp xốt cà chua, 120ml sữa tươi, 100g bột bánh mì khô, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 50g bơ lạt (hoặc 2 thìa súp dầu ăn).


 


Hướng dẫn làm nui xào bò


Bước 1: Trộn thịt bò với hành tây, tỏi, cà rốt, ngò, bột bánh mì khô, muối, đường, viên thành 15 viên nhỏ.


Bước 2: Cho cà chua, sữa tươi và 250ml nước vào nồi nấu sôi, thả thịt bò đã viên vào, nấu nhỏ lửa khoảng 20 phút là chín.


Bước 3: Nui luộc chín, vớt ra, xốc với bơ cho thơm, trút ra tô hay đĩa sâu lòng, cho thịt bò và nước súp lên, rắc ít ngò cho đẹp. Có thể chọn bất cứ loại nui nào mà bé thích, trừ nui ngôi sao vì nhỏ quá, làm món này không ngon. Nếu bé không quen ăn bơ, có thể thay bằng dầu ăn khi trộn nui.


Mách nhỏ: Các bé thường rất thích món nui xào bò vì dễ ăn, những món này chế biến thêm với ít thịt bò mềm và xốt béo thì bé sẽ rất ngon miệng.


 


Nấm đùi gà kho gừng


Nấm đùi gà giòn ngọt, thơm mùi gừng và gia vị thật thấm, ăn không bị ngấy.


Nguyên liệu:


- 3 chân nấm đùi gà hay còn gọi là nấm bào ngư, tầm 400g


- 1 nhánh gừng vừa ăn


- Muối, đường, hạt nêm, dầu điều, nước mắm, tỏi


- Nếu nấu chay, bạn có thể thay hạt nêm bằng hạt nêm chay, nước mắm thay bằng xì dầu và tỏi thay bằng đầu hành barô.


 


Cách làm nấm đùi gà kho gừng


Bước 1: Nấm đùi gà cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, cắt khoanh tròn, ngâm nấm vào âu nước lọc có pha một ít muối khoảng 15 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.


 


Bước 2: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.  Đun nóng một ít dầu điều, phi tỏi thơm, cho gừng vào xào, xào khoảng 1-2 phút.


 


Bước 3: Cho nấm vào đun cùng, rưới vào một ít nước mắm và một thìa nhỏ đường, đậy kín nắp, vì khi đun nấm sẽ ra tiết ra nước, nên bạn không cần phải thêm nước khi kho.


 


Bước 4: Đun khoảng 6-10 phút, bạn mở nắp nồi ra, cho gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ để nấm thấm gia vị, thỉnh thoảng cầm tay cầm của nồi lắc đều.


 


Bước 5:  Đun đến khi ăn thử phần nấm vừa ý, phần nước kho cạn bớt thì bạn tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ. Múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm


 


Sữa chua từ men probiotic


Sữa chua từ men probiotic giúp bé nhà mình nâng cao đề kháng, tránh cúm và tiêu hoá cực tốt trong ngày hè.


 


Nguyên liệu


Sữa tươi không đường: 1 lít


Sữa đặc có đường: 1/2 lon


Men sữa chua Probiotics: 1 gói


 


Hướng dẫn


Bước 1: Đổ sữa tươi ra một bát to, hòa tan sữa tươi với nửa lon sữa đặc. Đặt bát sữa vào lò vi sóng, quay vài phút đến khi kiểm tra thấy sữa ấm tay là được. Trường hợp không có lò vi sóng thì mẹ có thể làm ấm sữa bằng cách cho vào nồi và đun nhỏ lửa. Đừng đun sữa nóng quá kẻo làm chết men các bạn nhé.


Bước 2: Từ từ rắc men vào sữa, quấy đều cho men tan hoàn toàn


Bước 3: Múc sữa vào các lọ thủy tinh nhỏ. Đổ nước âm ấm vào nồi cơm điện, xếp các lọ đựng sữa vào nồi. Chú ý lượng nước phải ngập lưng chừng hoặc 2/3 lọ mới đảm bảo sữa ủ thành công. Đậy nắp nồi lại và để nới yên tĩnh, tránh rung động kẻo sữa bị long chân.


Đặc điểm của sữa chua làm với men Probiotics là phải ủ khá lâu, khoảng 12 tiếng nên tốt nhất mẹ nên làm trước khi đi ngủ và ủ qua đêm.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Đoán giới tính của thai nhi thường là một đề tài nóng sau khi bạn chia sẻ rằng mình đã có mang. Mọi người, từ chồng, gia đình hay bạn bè đều muốn tham gia vào trò chơi dự đoán này. Điều lạ là dù xác suất lúc nào cũng là 50/50, nhưng có vẻ điều đó không làm giảm nhiệt huyết của mọi người trong trò chơi này. Ngày nay, công nghệ đã cho phép chúng ta chúng ta bỏ qua trò chơi suy đoán, nhưng đối với những bậc cha mẹ không quá tò mò đi soi xem giới tính con mình là gì, thì trò chơi này vẫn rất vui.


Dựa vào các đặc điểm của người mẹ khi mang bầu mà dân gian có truyền đạt lại rất nhiều kinh nghiệm để nhận biết giới tính thai nhi và dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một vài cách để bạn có thể tham khảo.


Đoán giới tính thai nhi dựa vào nhịp tim


Nhịp tim ít hơn 140 nhịp/phút có nghĩa là bạn mang bầu con trai. Còn nhịp tim lớn hơn 140 nhịp/phút thì bạn mang bầu con gái.


Nghiên cứu năm 1993 của đại học Kentucky kết luận: nhịp tim thai có thể được sử dụng để đoán giới tính thai nhi chính xác, cụ thể là 91% bào thai nam và 74% bào thai nữ.


Nhưng các nghiên cứu về sau lại có kết luận ngược lại, nghĩa là nhịp tim không thể được sử dụng để đoán định giới tính thai nhi.


Đoán giới tính thai nhi dựa vào bụng bầu


Nếu bụng bầu nhô lên cao thì sẽ sinh con gái. Đỉnh bụng bầu thấp thì sẽ sinh con trai. Nhiều người tin rằng, bé trai sẽ nằm ở vị trí thấp hơn để dễ chui ra ngoài hơn, vì con trai cần độc lập hơn. Còn con gái thì nằm ở vị trí cao hơn trong bụng mẹ, vì cần được bảo vệ nhiều hơn.


Dựa vào hiện tượng máy thai


Bé đạp nhiều sẽ là con trai. Con trai thì hiếu động, còn con gái thì điềm tĩnh. Tuy nhiên, điều này là dựa vào cảm giác của người mẹ là chủ yếu.


Dựa vào sở thích về vị mặn, ngọt của mẹ khi nghén


Mẹ thích ăn ngọt nghĩa là đang mang bầu bé gái, còn mẹ thích mặn nghĩa là đang mang bầu bé trai. Có thể bạn nghĩ rằng, khi mang bầu mà thèm chocolate đến không chịu được là dấu hiệu của việc mang thai bé gái. Nhưng, thực tế việc thèm ăn một đồ ăn gì đó không liên quan đến giới tính thai nhi.


Dựa vào chuyển động của chiếc nhẫn


Nếu chiếc nhẫn cưới hay cái kim treo lơ lửng trên bụng bầu chuyển động theo hình tròn nhanh và mạnh thì bạn đang mang bầu bé gái.


Còn nó chuyển động như quả lắc thì bạn đang mang bầu bé trai. Tuy nhiên, khi các cơ siêu nhỏ động đậy và bản thân bạn không thể khiến cho chiếc nhẫn chuyển động theo một hướng đặc biệt được thì cũng không thể dựa vào điều đó để xác định giới tính của bé.


Trên đây là những kinh nghiệm thật thú vị phải không bạn? Tuy nhiên, những lời truyền miệng này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng, do đó bạn không nên quá tin.  Nếu không, có thể bạn sẽ bị rơi vào tâm trạng lo lắng hoặc mừng hụt đấy!

Ngoài niềm hạnh phúc vô bờ, mang thai còn mang đến nhiều lo lắng cho các bà bầu khi không biết việc gì nên tránh để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu. Đặc biệt các bà mẹ mang thai lần đầu có thể thấy hoang mang với danh sách những thứ cần kiêng cữ. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn phần nào!


Việc đầu tiền ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu có thai đó là bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những kiêng cữ khi mang thai. có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình, bạn bè hay những người xung quanh về việc nên làm gì và nên kiêng cữ những gì; đôi khi những lời khuyên này càng làm bạn bối rối và lo lắng hơn. Hãy làm một bà bầu thông minh bằng cách tìm hiểu và chọn lọc các thông tin trước khi vội vàng thực hiện hết tất cả nhé. Bạn có thể tham khảo những thông tin sau đây của chúng tôi để hiểu phần nào những việc cần làm khi có thai.


 


Ăn gì khi mang thai


Thai phụ cần một chế độ dinh dưỡng giàu axit folic, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu dưỡng chất này có thể ảnh hưởng đến ống thần kinh, dẫn đến thai nhi có khả năng bị nứt đốt sống. Ngay từ khi muốn có thai, hãy cung cấp đủ 0.5mg axit folic hàng ngày. Chất này có nhiều trong lá rau xanh, ngũ cốc, gan và bưởi.


Cẩn thận với các thức ăn chứa vi khuẩn


Một vài loại thứ ăn bạn nên tránh vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nguyên nhân là do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn có thể làm thai nhi gặp nguy hiểm hoặc thậm chí chết non. Pho mát, pate, các loại đồ sống như sushi, thịt tái là những loại thực phẩm bạn không nên ăn khi có thai. Một điều cần lưu ý nữa là bạn nếu đồ ăn trữ trong tủ lạnh không đúng cách hoặc chưa đủ lạnh như kem, sữa chưa tiệt trùng hoặc các sản phẩm làm từ sữa này cũng cần phải tránh.


 


Kiêng một số loại cá


Có một vài loại cá mà bạn không nên ăn khi đang mang thai, vì những loại cá này có thể chứa thủy ngân và có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi. Cá mập, cá ngừ xanh, cá kiếm là một vài loại cá gặp vấn đề trên mà bạn nên kiêng.


Không sử dụng các đồ uống chứa cồn


Khi bạn uống các thức uống có cồn, một lượng nhất định sẽ thông qua nhau thai mà chuyển đến bào thai. Vì vậy, các thai phụ được khuyên không nên uống các đồ uống chứa cồn. Hiện nay vẫn chưa có số liệu cụ thể chứng minh nồng độ cồn an toàn cho thai phụ và em bé là ở mức nào, nên bạn hãy nhớ kiêng rượu bia trong suốt quá trình mang thai nhé!


 


Cẩn thận khi sử dụng thuốc


Trong trường hợp bạn bị bệnh, hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai, để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.


 


Bà bầu có nên uống trà hay cà phê?


Khi mang thai, các bà bầu được khuyên nên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa chất caffeine như trà hay cà phê. Nồng độ an toàn dành cho các bà bầu là 200mgs một ngày. Một ly cà phê phin thông thường chứa khoảng 130mgs. Nhưng cho dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên tránh dùng các loại thức uống này. Các loại thức uống có ga hay nước tăng lực cũng là thứ đồ uống bà bầu nên tiết chế. Nếu thèm, bạn có thể uống loại không đường.


 


Cần làm gì nếu bị bệnh khi đang mang thai


Mang thai không có nghĩa là bạn được “miễn trừ” khỏi mọi bệnh tật. Các vi khuẩn và vi trùng có mặt ở khắp mọi nơi, và có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào. Thực tế, hệ miễn dịch ở phụ nữ có thai còn yếu hơn người bình thường.  Vì vậy, bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe của mình hơn, để bảo đảm mẹ và bé đều khỏe mạnh!


 


Bạn hãy lưu ý tập thói quen rửa tay thường xuyên. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi hay ho vì có thể bị truyền vi-rút gây bệnh. Trong trường hợp bạn đang ở cùng người đang nôn mửa, hãy nhịn thở một khoảng ngắn để ngăn vi khuẩn theo đường hô hấp tiến vào cơ thể.


 


Cúm rubella và thủy đậu là hai bệnh thường gặp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Ở Việt Nam, nhiều phụ nữ trước khi quyết địnhmang thai thường chích ngừa hai bệnh này.


Không nên tiếp xúc với mèo khi mang thai?


Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai thì không được tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là mèo. Thực tế, khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai thì bạn bạn cần tránh là phân mèo vì phân mèo mang khuẩn toxoplasmoxis có thể truyền qua tay và miệng rồi truyền vào cơ thể ảnh hưởng đến thai nhi. Một việc nữa bạn cần chú ý là hãy mang găng tay khi làm vườn và rửa tay thật sạch sau đó. Bạn cũng nên rửa rau củ và các loại trái cây thật kỹ và không nên ăn các thức ăn không rõ nguồn gốc.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Nhiễm trùng đường ruột, khó khăn trong nhai nuốt, rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng cho bé thiếu vi chất là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh biếng ăn ở trẻ. Xây dựng một số món thực đơn ăn dặm cho bé biếng ăn được xem là cách làm hiệu quả nhất để đẩy lùi căn bệnh này, đồng thời giúp kích thích quá trình ăn uống ở trẻ được diễn ra một cách ổn định và khoa học hơn. Cùng tham khảo những món ăn bên dưới và tìm ra món ăn phù hợp nhất dành cho bé!


 


Cháo tôm cải xanh


Tôm cũng giống như cá chứa lượng đạm cao hơn so với thịt gia cầm, đồng thời rất giàu axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thụ. Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, D, caroten, anbumin, a-xit nicotic… và một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để kích thích tiêu hóa, phòng một số bệnh lý. Cháo tôm cải xanh là công thức hoàn hảo cho bé ngon miệng.


Nguyên liệu: 1 bát cháo trắng; 20g tôm; 10g cải xanh; 1,5 thìa cà phê dầu ăn; 2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.


 


Hướng dẫn: Bước 1: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, chỉ đen, băm nhuyễn. Cải xanh rửa sạch, thái thật nhuyễn hoặc băm nhỏ.


Bước 2: Hòa cháo đặc và tôm trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi 2-3 phút. Nêm nước mắm hoặc muối, cho tiếp rau cải xanh vào, đảo đều, tắt bếp.


Nếu muốn giảm vị nồng của cải, đun thêm 2-3 phút. Thêm 1,5 thìa cà phê dầu ăn vào cháo, khuấy đều.


 


Cháo tàu hủ non bí đỏ thit heo


Tàu hủ non dễ ăn, được xem là một loại thực đơn cho bé có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein. Tàu hủ thơm ngon nấu cùng với bí đỏ và thịt heo là món ngon cho bé biếng ăn mà mẹ không nên bỏ qua.


 


Cháo trứng đậu đỏ


Trứng ngon bổ, đậu đỏ giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao. Vỏ đậu đỏ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc, vì vậy khi bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ hãy cho bé dùng cháo trứng đậu đỏ để quá trình tiêu hóa được diễn ra hiệu quả. Sự kết hợp các thực phẩm phù hợp sẽ tạo ra thực đơn cho bé biếng ăn giúp em ăn ngon miệng hơn.


 


Cháo cá basa cà chua nấm hương


Cá basa là loài có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều chất đạm, ít béo, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. Riêng về hàm lượng chất béo trong cá basa ít hơn so với thịt nhưng chất lượng mỡ cá lại tốt hơn. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% đến 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linolenic, arachidonic, klupanodonic… Các acid béo này là những chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cà chua và nấm hương là những thực phẩm dễ ăn, giàu vitamin. Mẹ có thể kết hợp loài cá này với cà chua và nấm hương để tạo ra món cháo cho bé ăn dặm được ngon hơn.


 


Thực đơn cho bé ăn dặm với những món ngon cho bé biếng ăn trên, hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn kích thích quá trình ăn uống cho bé được hiệu quả!

Thực đơn cho bé ăn dặm dưới đây giúp các mẹ có thể yên tâm , bớt lo lắng về các món ăn đầy đủ dưỡng chất dành cho bé nhé. Bé nhà mình vừa tròn 9 tháng tuổi, như các bà mẹ trẻ khác, mình cũng rất đau đầu tìm những món ăn vừa đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại phải có vị ngon để kích thích vị giác của bé. Sau khi tìm hiểu trên mạng cùng sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng, mình đã tìm ra được một vài món thực đơn cho bé từ 6 tháng tuổi – 9 tháng tuổi ăn dặm. Sau đây mình xin chia sẻ với các mẹ một số thực đơn ăn dặm mà mình đã áp dụng cho bé và thấy cũng có hiệu quả nhé.


Cháo thịt bằm


Các mẹ nên chọn thịt thăn để nấu món cháo thịt bằm cho bé ăn dặm nhé. Thịt thăn heo có rất nhiều vitamin B1 (thiamin) rất tốt cho trẻ biếng ăn, kích thích vị giác. Ngoài ra, thăn heo còn giàu phốt pho, vitamin B12, protein cao và ít chất béo. Thịt thăn heo được coi là giàu vitamin B và protein nhất so với thịt bò và gà.


Nguyên liệu: Gạo lứt giã nát: 2 muỗng canh; Đậu đỏ ngâm mềm: 1 muỗng; Lòng đỏ trứng: 1 cái; Nước: hơn 2 chén; Nước, mắm, đường.


Hướng dẫn


Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.


Bước 2: Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.


Bước 3: Lòng đỏ trứng hấp chín tán nhuyễn.


Bước 4: Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, cho nước đậu + trứng vào khuấy đều đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống.


Cháo cá thu rau muống


Cá thu là một trong những món ăn rất tốt và nó còn được coi như “thực phẩm của trí não”, giàu axit béo omega-3. Món cháo phù hợp cho thực đơn cho bé 6 tháng tuổi. Và cháo cá thu nấu với rau muống là một trong những món mình cũng hay nấu cho bé nhà mình ăn nên xin chia sẻ cùng các mẹ nhé.


Nguyên liệu


Bột gạo dinh dưỡng: 4 muỗng canh vun (20 g).


Rau muống cắt nhuyễn: 1 muỗng canh vun (10 g).


Cá thu lóc nạc băm nhuyễn: 1 muỗng canh vun (20 g).


Dầu: 1 muỗng canh gạt (5 g).


Nước: 1 chén đầy (250 ml).


 


Hướng dẫn


Bước 1: Cho ít nước vào cá thu hòa cho cá tan đều.


Bước 2: Bắc dầu lên bếp, cho ít đầu hành trắng băm nhuyễn vào phi cho thơm, cho cá vào xào, cho nước vào đun sôi.


Bước 3: Nước sôi cho rau vào nấu chín, nhắc xuống để nguội bớt (khoảng 2 phút).


Bước 4: Cho bột gạo vào khuấy đều.


Cháo tôm với rau dền


Thực đơn cho bé với Rau dền giàu chất sắt và vitamin A giúp bé tăng trưởng khoẻ mạnh. Giàu canxi giúp bé tăng trưởng chiều cao. Chứa một lượng sắt đáng kể, một lượng vitamin C dồi dào giúp hấp thu sắt tốt, phòng chống bệnh thiếu sắt.


 


Nguyên liệu


Bột gạo 20g (3muỗng canh).


Tôm đồng nạc băm nhuyễn20g (1muỗng canh).


Rau dền băm nhuyễn 10g (1muỗng canh).


Dầu ăn tinh luyện 5g (1muỗng canh).


Nước 200ml (1 chén).


Hướng dẫn: Đun sôi nước, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Để còn ấm, khuấy bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Đối với các bé bị táo bón kéo dài, đó là do hệ tiêu hóa của bé thiếu chất xơ. Khoai lang là món ăn ưu tiên hàng đầu khi cho bé bị táo bón ăn dặm. Tốt nhất các mẹ hãy thêm khoai lang vào các món cháo, súp và thực đơn ăn dặm cho bé nhé.


Chuẩn bị khoai lang cho vào bột ăn dặm cho bé


Khoai lang cần phải được nấu chín kỹ, nhừ trước khi cho bé ăn. Bạn có thể chọn một trong 3 cách như luộc, hấp hoặc nướng chín khoai lang khi chế biến cho bé. Sau đó, nghiền thật mịn khoai lang với chút nước luộc (hấp) hoặc ít sữa mẹ (hay sữa công thức đã pha). Do bé mới tập ăn dặm nên chỉ ăn được những thứ lỏng, mịn, không có cục để khi nuốt, bé không bị nghẹt thở hoặc bị hóc; vì thế, để thêm khoai lang vào bột ngọt cho bé, cần đảm bảo khoai lang được chế biến là một hỗn hợp thật lỏng, loãng và mịn.


 


Chuẩn bị bột ăn dặm


Vào giai đoạn đầu, bột ngọt ăn dặm (có thể chọn bột bán sẵn, đem pha với nước ấm, quấy đều cho bé) được sử dụng nhiều. Với loại bột này, bạn có thể trộn vào đó ít sữa mẹ hoặc vài thìa sữa bột rồi quấy đều cho bé thưởng thức. Cuối cùng, bạn thêm vào bát bột của bé ít hỗn hợp khoai lang lỏng rồi trộn thật đều. Tuy nhiên, cần chú ý là bột bán sẵn thường được chế biến thành những hương vị khác nhau như bột gạo sữa, bột chuối đào, bột mơ đào… Khi ấy, muốn thêm khoai lang vào bột cho bé thì cần chú ý chọn loại bột ít hương vị bổ sung như bột gạo sữa để bé không khó ăn. Lưu ý: Ban đầu, chỉ nên khuấy 1-2 thìa cafe hỗn hợp lỏng khoai lang vào bát bột để bé làm quen.


Sau đây là một vài công thức gợi ý để mẹ chế biến khoai lang cho bé yêu:


Canh sườn hầm khoai lang, nước dừa


Chế biến thực đơn cho bé với món canh ngon cho bé với sườn hầm khoai lang vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng lại vô cùng bổ dưỡng. Cùng vào bếp học cách nấu món ăn ngon này nhé!


Nguyên liệu: 150g sườn non; 1 củ khoai lang; 50g đậu cúc; 1 trái dừa xiêm, 1 thìa cà phê muối, 1/3 thìa cà phê hạt nêm; một ít hành ngò


Hướng dẫn: Bước 1: Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa


Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, xắt hạt lựu, cho vào nước ngâm cho sạch mủ. Đậu cúc ngâm nở, bóc bỏ vỏ lụa. Hành, ngò rửa sạch, xắt nhuyễn.


Bước 3: Dừa lấy nước. Hầm sườn chung với nước dừa, cho thêm ít nước, hầm đến khi sườn mềm, cho tiếp đậu cúc, khoai lang, nêm muối, hạt nêm, nấu thật mềm. Vớt sườn ra, xé nhỏ, bỏ xương, cho trở lại nồi canh. Khi canh sôi lại, cho vào ít hành ngò xắt nhuyễn, nhắc xuống. Món này dùng kèm cơm tán nhuyễn.


Nấu cháo cá khoai lang chống táo bón cho bé


Cháo vẫn là món ăn ngon và cần thiết nhất cho trẻ. Đặc biệt vào mùa hè, khi mà bệnh táo bón của trẻ gia tăng thì cần bổ sung vitamin A, đường, tinh bột và chất xơ cho cơ thể của bé. Cháo cá khoai lang là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn. Thực phẩm này dễ chế biến cho cả thực đơn cho bé ăn dặm và thực đơn cho bé lớn.

Nguyên liệu: 100g fillet cá quả. 50g khoai lang. 1 củ hành tím. 1 bát cháo trắng. 700ml nước dùng. 1 thìa súp hạt nêm – 1 thìa súp dầu ăn. Cách nấu cháo cá khoai lang. Fillet cá quả đem rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít, xé to. Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít xắt hạt lựu. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.Phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước dùng và cháo vào nấu sôi. Cho tiếp cá và khoai lang vào, nêm ít hạt nêm, nấu sôi lại là được. Múc cháo ra tô, cho cá và khoai lên mặt.

Cách làm món nui xào bò


Hình dáng, màu sắc của những sợi nui quện lẫn thịt bò viên chắc chắc sẽ khiến bé thích thú và ăn ngon miệng.


nui xao bo


Nguyên liệu nui xào bò: 250g thịt bò xay nhuyễn, 150g nui, 1 củ hành tây băm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 củ cà rốt băm, 5g ngò rí cắt nhỏ, 1 hộp xốt cà chua, 120ml sữa tươi, 100g bột bánh mì khô, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 50g bơ lạt (hoặc 2 thìa súp dầu ăn).


 


Hướng dẫn làm nui xào bò


Bước 1: Trộn thịt bò với hành tây, tỏi, cà rốt, ngò, bột bánh mì khô, muối, đường, viên thành 15 viên nhỏ.


Bước 2: Cho cà chua, sữa tươi và 250ml nước vào nồi nấu sôi, thả thịt bò đã viên vào, nấu nhỏ lửa khoảng 20 phút là chín.


Bước 3: Nui luộc chín, vớt ra, xốc với bơ cho thơm, trút ra tô hay đĩa sâu lòng, cho thịt bò và nước súp lên, rắc ít ngò cho đẹp. Có thể chọn bất cứ loại nui nào mà bé thích, trừ nui ngôi sao vì nhỏ quá, làm món này không ngon. Nếu bé không quen ăn bơ, có thể thay bằng dầu ăn khi trộn nui.


 


Mách nhỏ:


Các bé thường rất thích món nui xào bò vì dễ ăn, những món này chế biến thêm với ít thịt bò mềm và xốt béo thì bé sẽ rất ngon miệng. Vì vậy các mẹ đừng quên bổ sung món ăn này vào thực đơn cho bé nhé.