Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Bột là một trong những thực đơn ăn dặm đầu tiên cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở đi, để có một bữa bột ngon đủ dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của trẻ là vô cùng quan trọng, vì từ tháng thứ 6 trẻ rất hay bị ốm đau và dễ bị suy dinh dưỡng nếu chế độ ăn bổ sung không hợp lý.


Từ 7 tháng ngoài bột sữa, thịt , trứng trẻ có thể ăn được cả bột tôm, cua, cá, lươn…chỉ cần tăng thêm lượng bột, thịt, cá tôm và rau xanh, riêng cá, tôm, lươn.. cần bỏ vỏ, vảy, xương rồi xay hoặc băm nhỏ, cách nấu như nấu bột thịt, riêng bột cua đồng, lấy nước giã cua lọc kỹ thay cho nước lã nấu bột ăn dặm cho bé.


Khi trẻ được 7 tháng, các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm tối thiểu là 2 bữa/ ngày, tối đa là 3 bữa/ ngày. Các món ăn dặm bắt đầu đa dạng hơn với cháo dinh dưỡng, súp, trái cây nghiền. Trẻ cũng có thể tập ăn hải sản từ thời điểm này. Mời các mẹ tham khảo các thực đơn ăn dặm khoa học cho bé 7 tháng chi tiết đến từng ngày từ các chuyên gia dinh dưỡng và các mẹ giàu kinh nghiệm.


Thực đơn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi


Bột thịt heo bí đỏ


Trẻ từ trên 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn khi bé đã đến kỳ ăn dặm mà chưa biết phải chế biến thực đơn mỗi bữa ăn dặm của trẻ. Sau đây là công thức hướng dẫn bạn cách nấu bột thịt heo bí đỏ thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi bỗ dưỡng.


Nguyên liệu: Bột gạo 25g (5 muỗng canh). Thịt heo 30g (2 muỗng canh). Bí đỏ 30g (2 muỗng canh). Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê). Nước mắm iốt hoặc muối iốt. Nước 200ml (lưng 1 chén).


Hướng dẫn


Bước 1: Bí đỏ nấu mềm tán nhuyễn.


Bước 2: Thịt heo bằm nhuyễn, tán với chút nước.


Bước 3: Bột gạo hòa tan với ít nước.


Bước 4: Thịt heo nấu chín với phần nước còn lại.


Bước 5: Cho bí đỏ, bột gạo vào khuấy tiếp cho đến khi bột chín. Trút ra chén cho dầu ăn vào trộn đều. Nên nêm nhạt.


Cháo lươn


Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua, do đó hàng tuần các mẹ nên cho chế biến món cháo lươn cho bé ăn dặm ít nhất 1 lần để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.


Nguyên liệu: Gạo lứt giã nát : 2 muỗng; Lươn thịt: một khứa; Cà rốt 3 lát; Dầu mè: 5 giọt; Nước: hơn 2 chén’ Hành + Ngò, nước mắm, đường.


Hướng dẫn nấu cháo lươn


Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước nóng 1 giờ, gạo hơi mềm vớt ra.


Bước 2: Lươn làm sạch với chanh hoặc giấm, bỏ xương lấy nạc băm nhuyễn, đem hấm chín (ướp tí muối + đường).


Bước 3: Cà rốt băm nhuyễn.


Bước 4: Bắc gạo + nước + cà rốt lên bếp nấu cháo nhừ, cà rốt mềm. Cho thịt lươn vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút, nêm vừa ăn. Chi dầu mè vào khuấy đều nhấc xuống.


Bột gà bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng. Thực đơn ăn dặm từ bí đỏ kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích cho các bé đang độ tuổi ăn dặm.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng canh bí đỏ xay nhuyễn


- 1 muỗng canh thịt gà xay nhuyễn


- 1 muỗng cafe dầu ô liu


- Nước ( tùy các bé thích ăn đặc hay loảng thì mẹ chủ động pha chế)


Hướng dẫn


Bước 1: Cho thịt gà vào nấu chín với nước.


Bước 2: Cho bí đỏ vào nấu mềm đánh đều.


Bước 3: Trộn bột vào khuấy đều


Bước 4: Khi bột đã chín cho 1 muỗng cafe dầu ôliu sau đó tắt bếp và khuấy đều. Để nguội trước khi cho bé ăn

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Cháo lươn rất mát và bổ, là món ăn thích hợp với những bé đang bị suy dinh dưỡng, biếng ăn.


Cách chọn mua và sơ chế lươn:


- Lươn chỉ nên chọn con từ 1 đến 1.3kg, màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon.


- Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.


- Nếu bạn không muốn cho con ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dùng tay chà sát nhẹ, da lươn sẽ bong ra hết.


- Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín hoặc hấp chín với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh.


- Khi lươn đã chín bạn mới gỡ ra, bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.


Thực đơn cho bé  với cháo lươn bổ dưỡng:


Cháo lươn khoai môn


Nguyên liệu:


- 200g thịt lươn.


- 100g gạo.


- 100g khoai môn đã được thái nhỏ.


- 1 thìa cafe hành tím.


- Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.


Chế biến:


- Mẹ hãy vo sạch gạo rồi nấu cháo với 1l nước rồi cho khoai môn vào nấu nhừ.


- Lươn lóc bỏ xương, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm.


- Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.


- Tiếp đến là cho lươn vào nồi cháo, trộn đều. Mẹ thêm một thìa hạt nêm nữa và 2 thìa cafe nước mắm là được.


- Khi ăn mẹ nhớ cho ít hành lá và rắc một chút tiêu để món cháo thêm hấp dẫn nhé.


Cháo lươn cà rốt


Nguyên liệu:


- Gạo tẻ: 25g bạn có thể ước chừng khoảng một nắm tay


- Thịt lươn: 10g


- Cà rốt băm nhuyễn: 20g


- Dầu ăn: 1,5 thìa


- Cà phê nước mắm: 1 thìa


- Cà phê muối iốt: 1 muỗng


Cách làm món cháo lươn:


- Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài


- Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc


- Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ.


- Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát)


- Bắc lên bếp nấu sôi trở lại.


- Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.


- Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.


Cháo lươn bí đỏ


Nguyên liệu:


4 muỗng canh vun bột gạo (20 g)


Bí đỏ


Thịt lươn đồng


1 muỗng canh gạt dầu(5 g)


Nước 1 chén đầy (250 ml)


Ngò rí


Cách nấu cháo lươn:


1. Lươn luộc chín gỡ lấy thịt, phi thơm hành xào lươn


2. Cho gạo và bí đỏ vào nấu mềm


Nhấc xuống, cho thịt lươn đã xào vào, rồi nêm ít ngò cho thơm, sau đó cho muỗng canh dầu vào.


Cháo dậy lên mùi thơm của thịt lươn, bùi bùi của bí đỏ, beo béo của chút dầu. Các mẹ thử làm cháo lươn cho thực đơn cho bé nhà mình thưởng thức nhé!

Để chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, giúp bé yêu luôn thấy thoải mái và an toàn trong vòng tay yêu thương của mẹ.


 


Cách cho con bú đúng cách


Trong hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi sinh, hầu hết các em bé có vẻ khá “buồn ngủ” và không cần được cho con bú thường xuyên. Nhưng sau tuần đầu tiên, bé sẽ tự tạo cho mình thói quen cứ 2-3 giờ lại ăn một lần và có thể ngủ 3-4 giờ giữa những cữ bú đêm. Trong thời gian này, cho ăn là việc làm duy nhất giải quyết những khó chịu của bé hoặc khi bé khóc. Dù mới trong tháng, nhưng nếu có cơ hội để tay tiếp xúc với miệng, bé sẽ không ngần ngại mút tay.


 


Bác sỹ khuyên nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi bé chào đời và có nhu cầu. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh do nhiễm trùng trong những tháng đầu. Sữa của mẹ sẽ tiết ra tùy thuộc vào nhu cầu của bé, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Mẹ nên cho bé bú luân phiên từng bên để cả hai bầu vú đều được kích thích như nhau.


Bên cạnh đó, mẹ chú ý cho bé ngậm luôn cả phần quần vú, như vậy bé sẽ không bị nuốt hơi vào bụng và mẹ cũng không bị đau. Nếu mẹ thấy thái dương và tai bé cử động là bé đã bú đúng cách.


 


Chăm sóc làn da bé


Đừng hốt hoảng khi bạn thấy da con có màu sắc lạ. Có bé da ửng đỏ, có bé thì màu hồng sáng và có thể có những vết bợt trên da gọi là gây. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có hóa chất gây kích ứng da làn da non trẻ của bé như khăn ướt có mùi, kem dưỡng da của người lớn. Những sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là được làm từ những thành phần tự nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản để đảm bảo không gây kích ứng cho da bé. Việc mẹ sử dụng phấn rôm liên tục sẽ vô tình làm bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bé bị hăm da.


 


Khi chọn các loại bỉm tã, bỉm dán… mẹ nên chọn loại có lớp thấm hút tốt, có hai bên vách chống trào mềm mại  không gây vết hằn, đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Mặc dù mẹ đã chọn được tã tốt nhưng mẹ nên lưu ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh việc bé bị ẩm ướt trong khoảng thời gian dài dẫn đến kích ứng bởi nước tiểu và phân trong tã


 


Tắm bé sơ sinh


Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi. Mẹ nên cẩn thận kiểm tra độ ấm của nước để đảm bảo nước tắm vừa đủ ấm, tắm cho bé trong 5-6 phút để bé không bị mất nước.


 


Trong trường hợp bé bị hăm da, mẹ nên dùng nước ấm và sạch, nhẹ nhàng lau rửa, thấm khô, rồi bôi thuốc trị hăm vào. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi bé bị rôm sảy hay hăm thì phải tắm nhiều lần, hoặc tắm bằng các loại lá để mát da, mau lành. Nhưng sự thật là phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể phản tác dụng, gây dị ứng cho da bé.


 


Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề gây lúng túng với riêng những bà mẹ sinh


con đầu lòng mà ngay cả những bà mẹ đã có kinh nghiệm cũng cần trau dồi thêm


cho mình kiến thức về những phương pháp chăm con hiệu quả.


 

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Cháo cá lóc có thể nói là món ăn bốn mùa của của Châu Đốc. Gạo lúc nào cũng có sẵn,cá lóc dưới sông hồ,kênh rạch có thể bắt quanh năm, rau đắng có ở ngoài đồng, sau hè nên muốn thưởng thức đặc sản này là điều không khó.


 


Gạo được rang sơ qua , sau đó được đem nấu thành cháo, từng hạt gạo nở ra như cánh hoa lài rât thơm. Cá lóc luộc chín được lóc xương bỏ da, sau đó chọn lấy phần thịt cho vào nồi cháo đang sôi sùng sục ở trên bếp. Cháo có ngon hay không là do bàn tay nêm nếm của người nấu.


 


Cháo chín múc ra, dọn lên bàn hoặc sàn nhà và không quên một đĩa đầy rau đắng.


Theo cách sành ăn của người Châu Đốc,người ăn phải bỏ cháo vào tô khi múc cháo ra. Cách này làm có lý bởi vì bỏ rau vào sau rau sẽ không chín tới, ăn vào ta sẽ nếm được cái vị của rau hòa vào cái vị gạo và cá lóc. Sau khi bỏ rau vừa phải vào tô cháo, người ăn lấy đôi đũa đè nhè nhẹ cho rau hòa vào lẫn trong cháo.


 


Bốc một nhúm hành rải đều lên trên cháo, thêm một ít tiêu bột và nặn thêm miếng chanh cho thơm. Cầm muỗng lên ăn thử một miếng, người ăn không thể không gật gù và khoái chí bởi cái vị đậm đà có một không hai của món cháo cá lóc rau đắng. Nó rất lạ, cay cũng không, the cũng không, rồi chen lẫn vào đó là chất ngọt của cá, của rau và gạo miền Tây.


 


Ăn xong tô cháo cá lóc mọi người cảm thấy khoan khoái và nhè nhẹ. Mồ hôi trên trán đẫm ướt khi nào mà người ăn không hay biết. Có một điều mà từ trước đến nay người ta hay thắc mắc: Tại sao khi ăn với cá lóc rau đắng lại không có đắng như khi ăn sống,nấu canh,hay ăn lẩu ? Ai ăn món cháo này cũng đều cảm nhận như thế nhưng không thể giải thích. Đó có lẽ là nét đặc thù của món cháo lóc rau đắng khiến thực khách càng ăn càng thấy thú vị.


1/Nguyên liệu: 700g cá lóc; 200g nấm rơm; 1/4 lon gạo dẻo; 100g rau đắng; 4 củ hành tím; 50g tương hạt; Tỏi băm, hành tím băm, ớt băm, bột năng, tiêu xay, đường, hạt nêm, muối, dầu ăn.


Cách nấu cháo cá lóc:


Cá lóc ướp với ít hạt nêm, tiêu. Nấm thái đôi. Bột năng hòa với ít nước. Nâm rau đắng vào rửa sạch.


Tương ngọt: Tương băm sợi. Phi thơm 1/2 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê hành tím băm. Cho tương vào xào, nêm chút đường. Thêm bột nêm cho sánh.


Luộc cá với 1 lít nước, hành tím đập giập, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm, vớt cá ra. Cho gạo vào nấu mềm, thêm nấm rơm vào nêm vừa ăn.


Khi ăn cho cháo vào tô sau đó dùng kèm với rau. Rau đắng chín quá sẽ rất đắng vì vậy không nên trụng rau trước.


 


Cháo cá lóc đặc biệt cũng rất tốt cho trẻ biếng ăn, còi xương. Chú ý là không nên nấu cho trẻ như khẩu vị của người lớn. Nếu cho bé ăn các bạn có thể tham khảo thực đơn cháo cá lóc với khoai tây cà rốt cho bé như sau:


Nguyên liệu: Bột gạo 20g; Cà rốt 10g; Cá lóc 30g;  Khoai tây 10g; Dầu ăn; Nước
Nấu cháo cá lóc với khoai tây: Nấu chín nạc cá lóc, cà rốt, khoai tây. Để còn ấm pha bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng. Lưu ý: Khi nấu các món cháo dinh dưỡng cho bé được chế biến từ cá lóc nên lưu ý cá có xương cần sơ chế kỹ để bé không bị hóc xương và cá dễ tanh nên cần cạo sạch cho hết nhớt.

Khi vừa biết đi, bé sẽ lớn lên rất nhanh và thích khám phá mọi thứ, cha mẹ sẽ thường cảm thấy họ phải rất cố gắng mới theo kịp con mình, khắc hẳn với giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi bé bắt đầu chạy quanh nhà và tìm hiểu, khi ấy ngôi nhà bạn sẽ trở nên sinh động và khác hẳn. Bé sẽ bắt đầu suy nghĩ độc lập, bắt chước và tập nói theo bạn và những người xung quanh. Cách bé chơi cũng sẽ thay đổi dần theo từng ngày lớn lên. Dưới đây là một số khía cạnh của việc phát triển thể chất của bé:


Phát triển nhận thức


Khi con bạn lớn lên mỗi ngày, đồng thời bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể trong cách bé suy nghĩ và phát triển trí tuệ. Ở tuổi này, bé thường suy nghĩ và phát triển kỹ năng sử dụng các giác quan, trải nghiệm thế giới xung quanh và tập sử dụng nhiều đồ đạc trong nhà.


 


Bé sẽ học, thử làm, thử chơi và biết thêm rất nhiều thứ về thế giới xung quanh qua nhiều cách, từ cảm nhận đến cách giải quyết một việc gì đó. Mỗi lần bé tập tành làm một điều mới, những quan sát và kinh nghiệm này đều sẽ nhanh chóng được tích lũy vào kho kinh nghiệm đang ngày một đầy thêm của bé.


 


Giấc ngủ của trẻ: Trẻ em ở tuổi này có chế độ ngủ khác nhau nhưng hầu hết các em đều tự tập một thói quen ngủ phù hợp nhất với cơ thể. Khi đã ngủ, bé ngủ sâu suốt đêm và thường không thức giấc giữa chừng. Thời điểm khó nhất là lúc cha mẹ thuyết phục bé lên giường đi ngủ. Nhiều em sẽ la hét, khóc và chống đối ngay cả khi cha mẹ đã rất mệt khiến các phụ huynh bối rối và lo lắng. Dạy cho con đi ngủ đúng một giờ cố định sẽ tốt cho cả cha mẹ và bé.


 


Có nhiều bé sẽ khóc hoặc vùng dậy ngay sau khi bạn rời khỏi giường ngủ. Với những bé này, mẹ có thể dỗ dành bé dịu dàng, để bên cạnh bé một con gấu ngủ dễ thương hoặc đắp chăn cho bé. Bạn cũng có thể đọc sách truyện cho trẻ nghe đến chừng nào bé cảm thấy đã quen giường và chìm vào giấc ngủ.


 


Với những bé hay thức dậy quá sớm, bạn có thể chỉ cho bé cách đọc số trên đồng hồ để bé biết lúc nào thức dậy là đúng. Bạn cũng có thể để thật nhiều đồ chơi dễ thương, sách hình truyện… để bé có thể chơi trong khi chờ bố mẹ thức dậy.


 


Bé tập nói và giao tiếp với mọi người: Tập trò chuyện với mọi người là một trong những kĩ năng khó nhất với con của bạn. Bé càng tập nói và trò chuyện nhiều thì càng biết cách tương tác với những người xung quanh và cả thế giới quanh bé. Mẹ hãy nói với con bằng những từ đơn giản và chuẩn nhất để bé có thể dần sử dụng và gia tăng từ ngữ. Cha mẹ phải nhớ luôn đáp lời bé một cách có suy nghĩ, lặp lại khi bé chưa hiểu rõ. Nói chuyện, đọc sách và chơi với bé đều sẽ giúp bé biết giao tiếp, hoàn thiện và phát triển kỹ năng cho bé nhiều hơn mỗi ngày.


 


Vui chơi: Trẻ em rất hiếu động ở tuổi này. Khi chơi đùa, bé cũng học hỏi thêm rất nhiều. Con trai sẽ có cách chơi khác con gái. Sự khác nhau về giới tính khi bé chơi thể hiện những gì bé học được từ bố mẹ và cả cách mà bé tự suy nghĩ. Các chuyên gia nghiên cứu giới tính cho rằng ở ngay những năm đầu đơi, con trai và con gái đã chơi theo những cách khác nhau và thích những loại đồ chơi cũng rất khác nhau.


 


Kĩ năng bé học được từ sự vui chơi giúp bé phát triển sự nhận thức về bản thân, giúp bé tự tin, học hỏi nhiều hơn và tiếp tục xây dựng những mối quan hệ khác trong cuộc đời, giúp chúng sẵn sàng khi đến tuổi đi học và cho cả tương lai sau này.


 


Cho bé vui chơi ngoài trời: Cả hoạt động trong nhà và ngoài trời đều quan trọng với biểu đồ tăng trưởng của bé, đặc biệt là với sức khỏe. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đâycho thấy số lượng trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời đã giảm rất nhiều.


 


Khi bé đến tuổi đi nhà bé (2-5 tuổi), bé sẽ tham gia nhiều trò chơi trong nhà và các hoạt động ngoài trời khác hơn, bé sẽ học cách chơi với những đồ chơi có bánh xe, leo trèo và đùa giỡn trên những loại đồ chơi ngoài trời trong sân trường.

Khi vui chơi ngoài trời, bé sẽ tự mình khám phá môi trường xung quanh; tự tạo chỗ để chơi; tham gia những trò chơi đóng vai với những đồ đạc có sẵn (lều, nhà đồ chơi, xe đồ chơi,…) và tự tạo ra cả những thứ biểu tượng (bằng bìa giấy, đá, gỗ). Các trò chơi ngoài trời  kích thích và tạo cơ hội cho bé phát triển kỹ năng tự chủ nhiều hơn.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Chăm sóc sau sinh


Để bé yêu chào đời đã khiến người mẹ phải đau đớn và mất rất nhiều năng lượng, bên cạnh hạnh phúc khi được làm mẹ là bao nỗi lo sau sinh mà các mẹ không biết thổ lộ cùng ai. Một vài lưu ý chia sẻ cùng các mẹ để giải tỏa những nỗi lo sau sinh giúp chăm sóc phụ nữ sau sinh tốt hơn.


Để lấy lại được làn da trắng mịn, hồng hào sau khi sinh là niềm trăn trở của không ít chị em. Để đạt được điều đó không có gì là khó nhưng mẹ cần chăm chỉ và kiên trì chăm sóc da. Việc chăm sóc da cho mẹ sau sinh nên sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn.


Phụ nữ sau sinh cần chăm sóc da mặt: Đắp hỗn hợp nghệ trắng hạ thổ trộn với trứng gà sẽ giúp làn da trắng hồng tự nhiên, loại bỏ vết nám nhanh chóng.


Chăm sóc da toàn thân: Thanh tẩy cơ thể một tuần một lần với các nguyên liệu tự nhiên như bột nghệ đen và sữa để làm sạch các tế bào chết, giúp da mau trắng sáng. Đối với những vùng thâm khó trị như nách, bẹn, mông: sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên để tẩy trắng như rượu gừng thuốc, nước cốt dưa leo, nghệ đen hoặc phèn chua.


Trường hợp mẹ sinh mổ đã được 4 tháng thì lúc này vết mổ có thể coi là lành và đã giảm đau nhiều. Bạn nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với việc luyện tập để giúp vùng bụng săn chắc và thon gọn. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng dịch vụ massage chuyên sâu để đánh tan mỡ và làm săn chắc vùng bụng.


Tắm gội sau sinh


Thật ra, phụ nữ sau khi sinh từ 2-3 ngày đã có thể tắm gội và đánh răng, tuy nhiên việc tắm gội, vệ sinh trong thời gian này cần phải thực hiện đúng cách chứ không thể thoải mái như lúc bình thường. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để các mẹ biết cách chăm sóc sau sinh, vệ sinh cơ thể khi mới sinh em bé:


Gội đầu: nên gội đầu bằng nước ấm và gội thật nhanh, sau đó lau sấy tóc cho nhanh khô. Các mẹ nên gội đầu bằng nước thảo dược như bồ kết nấu với vỏ bưởi, sả, hương nhu để giảm rụng tóc sau sinh.


Nên tắm nhanh, không nên tắm bồn trong giai đoạn này. Dùng nước ấm hoặc có thể sử dụng những loại thảo dược xông tắm có uy tín bán trên thị trường. Lau người bằng rượu thuốc sau khi tắm sẽ làm ấm cơ thể và phòng tránh được những bệnh hậu sản về sau.


Đánh răng: dùng khăn xô của trẻ hoặc dùng bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng,  giúp phòng tránh các bệnh về răng miệng…


Vệ sinh vùng kín: Chăm sóc sau sinh cho vùng kín cẩn thận để tránh nhiễm trùng các vết khâu tầng sinh môn. Những ngày trong tháng các mẹ nên vệ sinh vùng kín với thảo dược thiên nhiên để khử mùi, co hồi âm đạo nhanh và giúp làm sạch sản dịch.


Bệnh trầm cảm sau sinh


Rất nhiều mẹ sau khi sinh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đặc biệt là hai vai và vùng lưng do cả ngày mệt mỏi với việc chăm sóc trẻ. Thêm vào đó là do giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormon tuyến giáp giảm nhanh chóng gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, còn do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hoá dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Để khắc phục tình trạng trên, các mẹ nên nhờ người xoa bóp, massage cơ thể hằng ngày với rượu thuốc. Các liệu pháp massage này sẽ giúp các mẹ xua tan mọi mệt mỏi và cảm thấy rất thư giãn, kết hợp với rượu thuốc hạ thổ vừa giúp lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể mà còn giúp làn da trắng hồng tự nhiên. Nên nhớ phải giữ tinh thần thoải mái đó là cách chăm sóc phụ nữ sau sinh hiệu quả nhất để tránh trầm cảm.

Chăm sóc trẻ mỗi ngày và quan sát đứa con bé nhỏ của mình lớn lên là điều tuyệt diệu với bất cứ ai làm bố mẹ. Điều này khiến bố mẹ rất hạnh phúc, đặc biệt là với những ai lần đầu làm mẹ. Khi con bắt đầu lớn mỗi ngày, mọi việc xảy ra đều mới mẻ. Như một người mẹ từng nói: “Nhìn con lớn giống như một thí nghiệm khoa học đang xảy ra ngay trong ngôi nhà bạn vậy.” Vài người khác lại ví việc ngắm nhìn em bé lớn lên giống như coi show truyền hình thực tế suốt cả ngày, lúc nào cũng hấp dẫn. Bên cạnh việc chăm sóc trẻ sơ sinh, một số bố mẹ đã mua camera, quay lại hàng giờ những cảnh về hoạt động của bé khi đang lớn.


Dù bạn thấy thế nào khi ngắm nhìn con hoặc dù con bạn có đang ở giai đoạn nào của sự phát triển kỹ năng, có lẽ bạn sẽ rất thiếu thông tin về những chuyện này. Con đang nói từ đầu tiên hay chỉ là tiếng ợ? Con vừa bước đi hay chỉ là vấp ngã? Con có nhớ quyển sách bạn bày ra cho xem ngày hôm qua, và nếu nhớ, liệu con đã sẵn sàng học chữ cái chưa? Có thể bạn lo con mình chậm lớn, hoặc lớn quá nhanh?


 


Khi bé lớn lên


Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ bạn biết điều gì đang xảy ra ở bé, bạn nên mong đợi gì, và khi nào, cũng như cách nào để bạn hỗ trợ cho biểu đồ tăng trưởng của trẻ mạnh hơn. Bạn sẽ giúp bé thật tốt bằng bàn tay nhẹ nhàng, một chút khích lệ và những lời động viên con đúng lúc.


Từ giờ bạn sẽ nghe con bạn phá tra những âm thanh rất thú vị. Nhưng đó là dấu hiệu chứng tỏ con sắp tập nói hay chỉ làm ấy âm thanh bập bẹ? Tiếng nói đầu tiên là dấu hiệu chắc chắn là em bé của bạn đã có thể bắt đầu những giao tiếp nhỏ, nhưng những tiếp bập bẹ có vẻ vô nghĩa kia cũng có thể là dấu hiệu cho bạn biết con đang nói cho bạn nghe về đồ chơi của bé hoặc hỏi mẹ có món gì cho bữa trưa. Hãy đọc phần về những dấu hiệu căn bản về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, rồi bạn sẽ nhận ra thiên thần nhỏ hiểu nhiều hơn những gì bạn thấy thể hiện ở bé đấy.


Bước đầu tiên đến sự độc lập


Những bước đầu tiên rất đặc biệt – không chỉ khi con bạn bước vào vài giai đoạn phát triển kỹ năng quan trọng, mà còn là những bước đầu tiên để đứa bé bước vào sự độc lập. Đừng quá ngạc nhiên hay lập tức đến đỡ khi thấy con lảo đảo tập những bước đầu tiên trên bãi cỏ. Bạn có thể làm nhiều thứ để giúp bé xây dựng sự tự chủ, biết thêm kĩ năng và sức mạnh. Hãy đọc phần nàyđể biết thêm.


Trí nhớ hơi tệ


Bạn có thể thấy trí nhớ của em bé chưa hoàn hảo lắm trong vài tháng tuổi đầu tiên, nhưng trong quá trình phát triển, khả năng nhớ các từ ngữ, gương mặt và đồ vật sẽ gia tăng rất nhanh. Hãy học cách để cùng con tập phát triển trí nhớ, cùng con chơi những trò chơi trong nhà hay dọn dẹp nhà cửa. Hãy đọc một vài mẹo để giúp bé nhớ. Đây sẽ là nền tảng đầu tiên cho việc học của bé sau này. Bạn có thể bắt đầu việc dạy ghi nhớ này bất cứ lúc nào. Cả em bé và bạn sẽ rất thích quá trình này đấy.


Con sẽ lớn khôn


Quá trình phát triển của trẻ thể hiện ra ở rất nhiều chỉ số, mỗi trẻ lại có biên độ phát triển riêng. Đừng so sánh sự phát triển của con mình với con của bạn bè và sau đó nổi cáu vì thấy em bé của mình nhìn thật bé nhỏ cạnh đứa bạn to như đô vật. Hãy nhớ rằng một cầu thủ tiền đạo mạnh mẽ có thể từng là một tay chơi yếu đuối, và rất nhiều cô bé béo tròn đã nhổ giò thành những cô gái xinh đẹp khi đến tuổi dậy thì.
Biểu đồ tăng trưởng của con bạn trong quyển ghi chú sức khỏe sẽ cho bạn biết những đứa bé khác nhau về kích cỡ, chiều cao và chu vi đầu như thế nào. Trong phần này chúng tôi sẽ giải thích những biểu đồ đó có nghĩa gì và dẫn dắt bạn đi qua các giai đoạn phát triển của bé.