Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai, bạn bắt đầu bước vào giai đoạn 1 của thai kỳ – mang thai 3 tháng đầu cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress.


Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thai nhi trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.


Buồn nôn và nôn


Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).


Mệt mỏi


Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.


Đi tiểu thường xuyên


Do sự hình thành thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.


Tập thể dục


Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.


Nhiễm virus cúm


Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.


Dinh dưỡng và ăn uống


Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?


Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.


Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…


Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi…


Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)


Thuốc và vitamin


Để chăm sóc bà bầu tốt cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh. Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.


Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.


Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhi.


Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu


Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển. Xem thêm cách tính ngày rụng trứng để tránh thai.

Chăm sóc em bé khỏe mạnh, luôn năng động hoạt bát không phải là điều dễ dàng với các bậc phụ huynh, đặc biệt là hiểu biết để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện. Bạn lo lắng rằng dinh dưỡng cho trẻ ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ năng lượng để bé hoạt động? Sau đây là 4 loại thực phẩm hàng đầu mà bạn nên thường xuyên đưa vào thực đơn cho bé. Chúng hầu như có quanh năm, thuận tiện, rẻ tiền, dễ chế biến và giàu chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ.


 


Sữa chua


Đây là một nguồn dinh dưỡng cho trẻ tuyệt vời của protein và là một thực phẩm giúp tăng khả năng hấp thu canxi cho răng và xương. Sữa chua cũng chứa hàng triệu vi khuẩn lành mạnh, quan trọng, để giữ cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Bạn nên chọn loại ít hoặc không đường cho con để giảm lượng đường không cần thiết nạp vào cơ thể. Sữa chua có thể được sử dụng như một ăn ngọt nhẹ. Bạn có thể thêm trái cây hoặc siro để tăng phần hấp dẫn và hữu ích cho sức khỏe của con trẻ. Sữa chua cũng giúp “giải cứu” cơn đói của trẻ một cách nhanh chóng.


Bạn có thể mua hoặc tự làm sữa chua cho con. Nếu làm sữa chua từ sữa bò tươi nguyên chất, con bạn còn được thưởng thức 1 lớp phô mai lên men rất béo thơm ở mặt trên của hũ yaourt.


 


Trứng


Đây là một “viên nang vitamin” tự nhiên, giá trị dinh dưỡng được “đóng gói” trong mỗi quả trứng là khoảng 10 vitamin và khoáng chất, chất béo omega-3 và protein. Các món ăn từ trứng cũng thực hiện dễ dàng và nhanh chóng làm bột ăn dặm cho bé. Chúng cũng dễ dàng bảo quản trong tủ lạnh, để khi cần là có thể có ngay cho các con một món ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ. Trứng là thực phẩm phổ biến các mẹ thường dùng trong thực đơn ăn dặm cho bé.


 



Một trong các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ khác đó là quả bơ. Bơ nằm trong hàng trái cây “xịn” hàng đầu vì có chứa nhiều chất xơ và khoáng chất với folate. kali, vitamin E, magiê và trong quả bơ cũng có một lượng chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Bơ thường có theo mùa, tuy nhiên, với một đất nước nhiệt đới như chúng ta, các miền thay phiên nhau có bơ gần như quanh năm và mùa bơ nở rộ thường kéo dài từ đầu mùa hè qua đến hết mùa thu… Bơ tuy có một vị nhạt nhưng lại mịn mượt như kem vậy và rất dễ chế biến. Bạn có thể nhanh chóng cho con 1 cốc sinh tố bơ mát lạnh, món bơ dầm cùng 1 vài loại trái cây khác, kem quả bơ mát lạnh hay dùng bơ xay mịn thay thay cho bơ động vật trên bánh mì sandwich, bánh quy hoặc bánh mì nướng.


 


Yến mạch


Là một loại ngũ cốc nguyên hạt tự nhiên cung cấp một nguồn carbohydrate tuyệt vời, yến mạch giúp cung cấp năng lượng bền vững cho trẻ em hoạt động. Yến mạch cũng giàu chất xơ, protein và chất chống oxy hóa, và cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho thiết yếu cho trẻ bao gồm sắt, magiê và vitamin A, E và B. Trong yến mạch có chứa một hỗn hợp các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp tăng cường tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ táo bón, cũng như giảm mức cholesterol trong cơ thể để giữ cho con bạn có một trái tim khỏe mạnh khi trưởng thành.


Hiện bột yến mạch được bán khá phổ biến trên thị trường, bạn có thể mua và chế biến cho con những món cháo, món ăn chơi như yến mạch trộn chuối, yến mạch trộn trái cây, bánh quy yến mạch…Với những kinh nghiệm trên hi vọng đã giúp bạn chăm sóc trẻ tốt nhất. Xem thêm thông tin về biểu đồ tăng trưởng của trẻ để có sự điều chỉnh phù hợp về dinh dưỡng.


 

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Dù bạn vốn có chế độ ăn lành mạnh, bạn vẫn phải chú ý hơn trong việc lưạ chọn thức ăn hàng ngày vì bạn đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé yếu ớt. Nguyên tắc cơ bản: luôn chọn ăn thực phẩm tươi, nhiều rau và trái cây để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số lưu ý quan trọng khác bạn không thể bỏ qua.


Hôm nay, Huggies xin giới thiệu tới các mẹ một vài món ăn ngon, bổ dưỡng để chăm sóc thai nhi tốt hơn.


Gà ác tiềm thuốc bắc


Chữa các chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ như mệt mỏi, đau lưng, suy nhược cơ thể, chóng mặt…giúp tăng cường sức khoẻ để các mẹ vượt qua kỳ sinh nở một cách dễ dàng.


Nguyên liệu làm gà tiềm thuốc bắc


- Một con gà ác, không cắt tiết, làm sạch, để ráo nước.


- 10 g hoài sơn


- 10 g sinh địa


- 10 g củ sâm


- 10 g táo tàu.


- 1 quả dừa tươi


- 1 thìa nước mắm


Cách làm gà tiềm thuốc bắc


Bước 1: Ngâm các vị thuốc bắc vào nước cho nở


Bước 2: Cho gà vào thố, rải thuốc bắc xung quanh


Bước 3: Đổ nước dừa tươi vào, lưu ý nước phải ngập mặt gà


Bước 4: Chuẩn bị nồi, cho thố gà vào hấp cách thủy


Bước 5: Có thể hấp trực tiếp với lửa riu riu cho gà mềm và thấm vị thuốc.


 


Cháo lươn


Nguyên liệu


- 300g lươn tươi sống.


- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp.


- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà).


- Gia vị, hạt nêm.


- Hành khô 3 củ.


- Mùi ta, thì là, rau răm.


Làm sạch lươn


Để sạch lươn, người làm cho muối hột vào trong phần lươn đã chọn. Đảo lươn và muối chừng 5 phút rồi đem xả nước lạnh thì phần lươn đã hết nhớt. Nếu muốn kỹ hơn, người nấu có thể rửa lại bằng giấm hoặc chanh để khử mùi tanh. Sau đó lấy dao cắt phía dưới bụng lươn rồi dùng sợi lạt mềm cho vào bụng xoăn lại để lấy ruột ra. Cách làm này nhanh, con lươn còn nguyên hình và lấy được nhiều tiết.


Chế biến cháo lươn


Công đoạn tiếp theo là cho lươn vào nồi nước luộc cùng với một vài lát nghệ hoặc gừng. Chỉ luộc sơ rồi vớt lươn ra để tuốt thịt bỏ xương, nếu luộc chín quá thì xương sẽ rời từng đoạn, rất khó lấy thịt. Phần thịt được đem ướp các loại gia vị để sẵn một bên. Phần xương đem giã nhỏ, chần lấy nước cùng với tiết đã lấy trước đó cho vào nồi nước luộc lươn rồi cho gạo ngon vào nấu cháo. Khi cháo đã chín đều, người nấu đem phi hành xào phần thịt lươn đã ướp cho thấm gia vị rồi cho vào nồi. Để cháo ngon hơn cần có một ít rau răm hoặc ngò gai xắt thật nhỏ nêm vào.


Cháo lươn ăn nóng hôi hổi mới ngon. Gia vị kèm theo lúc nào cũng có là một dĩa ớt trái xắt, tiêu bột, một chén nghệ tươi giã nhỏ và nếu có cái bánh tráng nướng lại càng ngon hơn.


 


Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể


Nguyên liệu


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn


Hướng dẫn làm nấm đùi gà chiên trứng ngỗng


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.


- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.


- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn.


Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Với mong muốn mang đến cho bé “Mỗi bữa ăn là một niềm vui”, những món ăn sau đây đã được Huggies tham khảo từ các mẹ dày dặn kinh nghiệm để chắc chắn bé luôn được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng hợp lý, và khiến cho việc nấu nướng của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hàng ngày phải đối diện với các món ăn đơn điệu, những món bột ăn dặm cho bé bạn và bé sẽ cảm thấy nhàm chán và lười ăn. Hẳn không ít mẹ đã rất khổ sở khi cất công chế biến, nấu nướng nhưng bé cứ nhè ra hoặc quấy khóc không chịu ăn. Hay đơn giản bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thời gian để gia tăng ý tưởng thực đơn ăn dặm cho những bữa ăn thêm phần ngon miệng và đủ chất.


 


Hôm nay, Huggies sẽ mách cho mẹ 1 vài món ăn ngon bổ dưỡng cho bé từ nguyên liệu thịt bò để mẹ bổ sung vào thực đơn cho bé yêu của mình.


Súp thịt bò cần tây


Các món súp thường rất bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, đặc biệt là đối với các bé. Dưới đây là món Súp thịt bò cần tây lạ miệng mà bạn có thể dễ dàng chế biến để giúp trẻ có cơ hội khám phá những món ăn ngon.


Nguyên liệu


- 20 gram thịt bò


- 20 gram cần tây


- 1/4 trái cà chua


- 1/4 quả trứng gà


- 1 muỗng bột bắp


- 1 muỗng dầu ăn


- 200 ml nước


Hướng dẫn


Bước 1: Băm nhỏ thịt bò, cắt nhỏ cần tây và trụng cho chín. Bỏ vỏ và hạt cà chua, cắt nhỏ.


Bước 2: Đun nóng dầu rồi cho thịt bò vào xào.


Bước 3: Cho thêm nước, cần tây và cà chua vào nấu sôi.


Bước 4: Thêm bột bắp đã hòa tan vào cho sánh rồi cho trứng đã đánh tan vào. Tắt bếp sau khi nồi súp sôi lại được một lát.


 


Thịt bò băm hầm cà rốt


Với nguyên liệu chính là cà rốt và thịt bò, sau gần 1 giờ chuẩn bị, bạn có thể có món cà rốt hầm thịt bò băm ngon lành cho bé yêu, món này phù hợp làm thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi tập ăn dặm.


Nguyên liệu


- Thịt bò 150g


- Cà rốt 75g


- Hành củ


- Cà chua 150g


- Dầu ăn 40g


Hướng dẫn


Thịt bò băm nhỏ, đổ ít nước đun sôi chín. Cà rốt thái hạt lựu, nấu chín, hành, cà chua thái nhỏ.


Đổ dầu vào chảo đun nóng , cho hành đảo đều, sau đó cho cà rốt, cà chua, thịt bò, đun nhỏ lửa đến khi chín nhừ.


 


Cháo thịt bò cà rốt


Bát cháo bổ dưỡng này rất thích hợp cho những người đang ốm hay trẻ em gầy yếu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng công thức nấu ăn này với  các loại rau củ khác trong thực đơn ăn dặm cho bé nữa đấy!


Nguyên liệu


- 2/3 chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc


- 1 muỗng canh vun cà rốt băm nhuyễn (20g)


- 1 muỗng canh vun thịt bò băm nhuyễn (30g)


- 1 muỗng canh gạt dầu (5g)


-  1/3 chén nước


Hướng dẫn


Bước 1: Hòa cà rốt, thịt bò với 1/3 chén nước cho tan đều. Cho cháo vào đun sôi.


Bước 2: Cho dầu vào khuấy đều.


Bước 3: Nêm nếm vừa ăn. Cháo chín, nhấc xuống để nguội bớt và cho bé ăn.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Thật  hạnh phúc biết bao khi trở về tổ ấm cùng với đứa con yêu bé bỏng. Thế nhưng, chắc hẳn  đâu đấy bạn vẫn có những băn khoăn  “liệu mình có thể chăm sóc em bé tốt không?”


Hiểu được điều đó, Huggies sẽ cung cấp cho bạn những điều cơ bản và nhiều hơn thế nữa giúp bạn có thể chăm sóc tốt sức khỏe và sự phát triển của bé.


 


Các món ăn vặt ưa thích của trẻ thường là những thực phẩm được chế biến chủ yếu từ đường, có thành phần dinh dưỡng thấp và có chứa rất nhiều vi khuẩn là tác nhân chính gây sâu răng. Thế nên nếu trẻ  ăn vặt thường xuyên trong ngày thì khả năng bị sâu răng càng cao.


Vì vậy, Mẹ nên lưu ý hướng dẫn cho bé lựa chọn, làm quen với các loại thực đơn cho bé lành mạnh giàu dưỡng chất,  ít đường để có thể bảo vệ bé  khỏi nguy cơ bị sâu răng. Ăn đúng loại thực phẩm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi sâu răng và các bệnh khác.


 


Chăm sóc bé từ làn da


Huggies biết chắc chắn rằng bạn rất thích thú được đùa nghịch chạm vào làn da mềm mại và mịn màng của con. Tuy nhiên chính vì vậy da là vùng nhạy cảm dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể bé  và cần phải được vuốt ve và chăm sóc đặc biệt. Hãy cùng Huggies  xem liệu pháp nào là phù hợp nhất cho thiên thần của bạn nhé.


 


Tắm trẻ sơ sinh


Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày, trong thực tế tắm quá nhiều có thể làm khô da của bé. Việc này được chú trọng hơn khi bé đã ở vào giai đoạn biết bò, hoặc đang chập chững tập đi, nghĩa là có nguy cơ vấy bẩn cao.


Tắm cho bé cũng được xem là liệu pháp giúp bé thư giãn, ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt, đây còn là khoảng thời gian để tạo nên mối liên kết thiêng liêng không thể tách rời giữa bạn và bé.


 


Chăm sóc bé bị cảm lạnh


Thời gian con bị cảm cúm luôn khó khăn đối với cha mẹ. Do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên bé dễ bị nhiễm lạnh hơn người lớn. Trung bình bé có thể bị cảm  10 lần/năm, hắt hơi, sổ mũi sẽ thường xuyên đi kèm làm bé khó chịu.


 


Bé mọc răng


Giai đoạn mới mọc răng sẽ  làm bé rất khó chịu. Thường bé bắt đầu mọc răng từ 1 tuổi và sẽ hoàn thiện lúc lên 3. Tuy nhiên, một số bé bắt đầu quá trình mọc răng khá sớm, vào khoảng 3 tháng tuổi. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải như: bé hay thức giấc, quấy khóc lúc nửa đêm, chán ăn… Hãy nhớ lại cảm giác đau đớn  của bạn trong quá trình mọc răng khôn, bạn sẽ hiểu hơn những gì  mà tình yêu bé bỏng đang trải qua. Hãy tham khảo các thông tin liên quan sau đây để xem Huggies có thêm thông tin bổ ích về biểu đồ tăng trưởng của bé.


 


Làm gì khi bé quấy khóc?


Tiếng khóc của con là thứ làm tan nát trái tim của bất kỳ ông bố bà mẹ nào.  Bé không thể nói cho bạn biết bé đau ở đâu, bé muốn gì.Thế nên, hãy chú ý quan sát để biết thói quen, sở thích của bé. Hãy tìm hiểu những lý do phổ biến nhất làm cho bé khóc và những gì bạn có thể làm xoa dịu bé cùng với Huggies.


 


Massage cho bé


Massage cho bé là một thú vui đơn giản, đem lại nhiều khoảnh khắc thú vị cho cả mẹ và bé. Massage giúp bé được thư giãn, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời cũng là liệu pháp giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt, massage có tác dụng khá tích cực đối với sức khỏe của các bé sinh non. Thế nên,  dù bé  đang khỏe mạnh hay hơi ốm, bạn cũng đừng quên massage yêu chiều cơ thể bé.

Huggies đã tổng hợp khá đầy đủ các bài hướng dẫn từ các bài massage căn bản như massage toàn thân, massage thư giãn với tinh dầu đến những bài tập cụ thể cho từng bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, tai, ngón chân, lòng bàn chân… Ngoài ra còn có các clip hướng dẫn khác có liên quan như: các bước chuẩn bị trước khi massage cho bé, bài massage đặc biệt dành cho bé sinh non, bé trong giai đoạn tập đi (từ 1 đến 3 tuổi)…Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm tới vấn đề trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là giấc ngủ đủ là tốt nhất cho bé? thực đơn cho bé ăn dặm như thế nào để bé có đầy đủ dinh dưỡng? Cùng đón xem những bài viết mới của Huggies bạn nhé!

Những mẹo dưới đây giúp cha mẹ đoán giới tính thai nhi


Nhịp tim. Nhịp tim của bạn > 140/phút thì bạn mang thai con gái; Nhịp tim của bạn < 140/phút thì bạn mang thai con trai.


 


Bụng bầu cao hay thấp. Các bà mẹ mang thai chửa bụng dưới thường là con trai tuy nhiên đây cũng là trường hợp bạn mang bầu sinh đôi. Hiện nay điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh vì chưa có bằng chứng giải thích mang bầu dưới là đẻ con trai.


 


Không có tình trạng ốm nghén: Nếu mang thai 3 tháng đầu, bạn không bị ốm nghén, đó là dấu hiệu chỉ ra rằng em bé của bạn sẽ mang giới tính nam. Thường xuyên nhức đầu trong suốt thời kỳ mang thai cũng cho thấy em bé của bạn sẽ là một cậu bé.


 


Thèm đồ chua và ngọt. Nếu mẹ nào thèm đồ chua thì có khả năng đang mang bầu bé trai. Còn thèm đồ ngọt thì đang mang bầu bé gái xinh đẹp. Dấu hiệu này cũng chưa được khoa học chứng minh đâu nhé. Chỉ là các cụ truyền lại vậy thôi.


 


Tính cách phụ nữ mang thai thay đổi: Giới tính thai nhi ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi tính cách của mẹ. Theo một bài báo đăng trên tạp chí khoa học, phụ nữ mang đặc điểm chi phối và tích cực (đặc điểm đó được coi là nam tính) có nhiều khả năng sẽ sinh một bé trai vì có số lượng vượt trội testosterone, do đó tỷ lệ bé trai sẽ cao hơn.


 


Bạn nằm quay đầu về hướng nào? Khi bạn ngủ, bạn thường quay đầu về phía bắc hay phía nam gối của bạn? Nếu đó là về phía bắc, sau đó thì bé yêu của bạn có thể là cậu bé, còn nếu phía nam thì có thể bạn đang đón chờ một cô bé.


 


Mái tóc của bạn. Khi mang bầu, mái tóc của bạn trở lên mỏng hơn và khô cứng? Hay dày và bóng mượt hơn? Nếu là mỏng và khô thì có nghĩa bạn đang mang bầu bé gái còn bóng mượt và dày dặn thì có nghĩa bạn đang mang bầu bé trai.


 


Ý nghĩa của giấc mơ để đoán giới tính thai nhi. Các giấc mơ thương hay xuất hiện trong giấc ngủ của chúng ta, ngay cả khi bầu bí cũng vậy. Khi mang thai nếu các mẹ mơ thấy một cô nhóc xinh xắn, điều đó có nghĩa là bạn đang mang thai một cậu con trai đấy. Và ngược lại, nếu mơ thấy một cậu nhóc thì cái thai trong bụng sẽ là một cô bé đáng yêu.


 


Chẵn và lẻ. Theo như kinh nghiệm của các cụ thì việc quyết định giới tính của thai nhi bằng cách xem độ tuổi của mẹ khi thụ thai và năm thụ thai. Nếu cả 2 đều chẵn hoặc đều lẻ thì là con gái. Còn 1 chắn 1 lẻ thì là con trai.


 


Lông chân. Nếu lông chân của bạn phát triển nhanh hơn trước khi mang bầu thì có nghĩa bạn đang mang bầu bé trai còn nếu nó không nhanh hơn hoặc kém hơn thì bạn đang mang bầu bé gái.


Nước tiểu có màu vàng nhạt. Nếu bạn để ý 1 chút nước tiểu của mình bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sáng thì khả năng rất cao bạn đang mang cầu 1 thằng cu đó nghe. Ngược lại nếu nước tiểu của bạn màu đục thì có nghĩa là bạn đang mang bầu 1 nàng công chúa xinh đẹp. Tuy nhiên lưu ý nếu nước tiểu của bạn đậm màu thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu nước và cần bổ xung nước ngay cứ không phải là dấu hiệu phát hiện mang thai con trai hay con gái.


Mọi cách chỉ là phỏng đoán mà thôi, dù sao thì cũng nên dành thời gian để chăm sóc thai nhi vs dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất cho mẹ bạn nhé.


Xem thêm thông tin cách nhận biết có thaicách tính ngày rụng trứng để tránh thai

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Chuẩn bị thực đơn ăn dặm đem đi


Khi bạn và bé phải đi ra ngoài và cần chuẩn bị đồ ăn đem theo, bạn nhớ đảm bảo cho bé ít nhất 3 bữa ăn/ngày nhé.


Trái cây tươi như dưa hấu, dưa lưới, xoài, bơ, chuối, kiwi, lê.


Các loại rau củ và trái cây cứng thì có thế hấp hoặc mài nhỏ: cà rốt, khoai lang dưa leo, củ cải, bí đỏ, bông cải hoặc broccoli.


Phô mai mài sợi


Bánh mì nướng bẻ nhỏ


Thức ăn tự nấu không nêm đường-muối


Bánh mì mềm


Yaourt: loại không đường có thể cho thêm trái cây.


Bạn có thể hấp và cắt nhỏ rau củ, trái cây, mì… rồi cho vào các hộp đựng nhỏ rồi để ngăn đông. Mỗi khi đi đâu chỉ cần lấy vài hộp đem theo. Chúng sẽ tươi mát đến khi bé bắt đầu ăn.


 


Thực đơn cho bé ăn nhẹ


Trái cây và rau củ


Cà rốt hấp, cắt dạng que



Nho cắt múi cau


Kiwi cắt múi


Táo cắt lát


Táo cho vào túi lưới


Chuối


Các loại mứt trái cây khô


Bánh mì, ngũ cốc


Phô mai


Bánh bích qui các loại


Bánh mì nướng rồi cắt lát.


Bánh bông lan nướng


Thức ăn có sẵn


Thức ăn nướng nhanh


 


Bé kén ăn?


Bé bắt đầu lười ăn hơn khi biết đi. Đây là lúc bé thích tự lập và khám phá thế giới. Giai đoạn kén ăn thường vào khoảng 18 tháng.


 


Khuyến khích bé ăn uống lành mạnh


Mỗi bé đều có khẩu vị riêng nhưng chúng ta có nhiều cách để tạo ảnh hưởng lên khẩu vị của bé. Nếu cho bé sớm tiếp xúc với nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho cách ăn uống của bé. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng việc ăn uống của bé như tivi, văn hoá, tôn giáo, sách vở, bạn bè và cấu trúc gia đình.


 


Nhưng yếu tố ảnh hưởng đến bé nhiều nhất chính là bạn, việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé. Thái độ của ba mẹ đối với thức ăn và bữa ăn cùng với những thức ăn bạn chuẩn bị cho bé sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống từ rất sớm. Nghe có vẻ khó, nhưng bạn nên cố gắng làm chủ tình huống: bạn sắp đặt bữa ăn nhưng hãy để bé quyết định ăn gì. Cho bé ăn các món lành mạnh và đừng mua quà vặt để ở nhà thì mọi thứ sẽ theo ý bạn.


 


Cách làm bữa ăn của bé thành công


Bạn nên kiên định giải quyết khi bé bỏ thức ăn, ví dụ: dọn dẹp ngay, cho thức ăn mới nếu còn


Cho bé ăn món mới có loại thức ăn bé thích để tránh tình trạng bé bỏ bữa.


Làm đẹp bữa ăn của bé để bé thấy hứng thú. Ví dụ: làm bữa ăn có hình mặt cười


Dạy bé từ từ cách chuẩn bị bữa ăn cho an toàn


Một số bé cần thời gian để chấp nhận thức ăn mới


Cố gắng đừng thúc ép bé ăn, la mắng bé hay phạt bé.


Bé sẽ ăn hào hứng nhất khi bé không mệt cũng như bữa ăn dọn ra đúng giờ và đều đặn.


Bạn có thể ăn chung để bé bắt chước đồng thời khuyến khích bé ăn thức ăn lành mạnh.


Tránh cho bé ăn quà vặt không dinh dưỡng.


Tránh cho bé uống nước trái cây hoặc sữa gần bữa ăn, bé có thể cảm thấy no và bỏ ăn.


Bạn nên nhớ, trẻ em sẽ ăn khi đói và việc bé kén ăn tạm thời là rất bình thường.


Tránh để bé phân tâm, như vừa ăn vừa xem tivi chẳng hạn.


Làm bé tập trung ăn bằng cách vừa ăn vừa nói chuyện hoặc chọc ghẹo bé.


Thường xuyên cho bé ăn bốc sẽ giúp bé tự lập, thậm chí cho bé tự cắt đồ ăn dưới sự giám sát của bạn.


Cho bé nhiều sự lựa chọn bột ăn dặm cho bé để hấp dẫn bé.


Luôn cố gắng khen và phản hồi tích cực với bé.


Xem thêm thông tin một số món ăn bổ dưỡng cho bé:, Cháo lươn