Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Những mẹo dưới đây giúp cha mẹ đoán giới tính thai nhi


Nhịp tim. Nhịp tim của bạn > 140/phút thì bạn mang thai con gái; Nhịp tim của bạn < 140/phút thì bạn mang thai con trai.


 


Bụng bầu cao hay thấp. Các bà mẹ mang thai chửa bụng dưới thường là con trai tuy nhiên đây cũng là trường hợp bạn mang bầu sinh đôi. Hiện nay điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh vì chưa có bằng chứng giải thích mang bầu dưới là đẻ con trai.


 


Không có tình trạng ốm nghén: Nếu mang thai 3 tháng đầu, bạn không bị ốm nghén, đó là dấu hiệu chỉ ra rằng em bé của bạn sẽ mang giới tính nam. Thường xuyên nhức đầu trong suốt thời kỳ mang thai cũng cho thấy em bé của bạn sẽ là một cậu bé.


 


Thèm đồ chua và ngọt. Nếu mẹ nào thèm đồ chua thì có khả năng đang mang bầu bé trai. Còn thèm đồ ngọt thì đang mang bầu bé gái xinh đẹp. Dấu hiệu này cũng chưa được khoa học chứng minh đâu nhé. Chỉ là các cụ truyền lại vậy thôi.


 


Tính cách phụ nữ mang thai thay đổi: Giới tính thai nhi ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi tính cách của mẹ. Theo một bài báo đăng trên tạp chí khoa học, phụ nữ mang đặc điểm chi phối và tích cực (đặc điểm đó được coi là nam tính) có nhiều khả năng sẽ sinh một bé trai vì có số lượng vượt trội testosterone, do đó tỷ lệ bé trai sẽ cao hơn.


 


Bạn nằm quay đầu về hướng nào? Khi bạn ngủ, bạn thường quay đầu về phía bắc hay phía nam gối của bạn? Nếu đó là về phía bắc, sau đó thì bé yêu của bạn có thể là cậu bé, còn nếu phía nam thì có thể bạn đang đón chờ một cô bé.


 


Mái tóc của bạn. Khi mang bầu, mái tóc của bạn trở lên mỏng hơn và khô cứng? Hay dày và bóng mượt hơn? Nếu là mỏng và khô thì có nghĩa bạn đang mang bầu bé gái còn bóng mượt và dày dặn thì có nghĩa bạn đang mang bầu bé trai.


 


Ý nghĩa của giấc mơ để đoán giới tính thai nhi. Các giấc mơ thương hay xuất hiện trong giấc ngủ của chúng ta, ngay cả khi bầu bí cũng vậy. Khi mang thai nếu các mẹ mơ thấy một cô nhóc xinh xắn, điều đó có nghĩa là bạn đang mang thai một cậu con trai đấy. Và ngược lại, nếu mơ thấy một cậu nhóc thì cái thai trong bụng sẽ là một cô bé đáng yêu.


 


Chẵn và lẻ. Theo như kinh nghiệm của các cụ thì việc quyết định giới tính của thai nhi bằng cách xem độ tuổi của mẹ khi thụ thai và năm thụ thai. Nếu cả 2 đều chẵn hoặc đều lẻ thì là con gái. Còn 1 chắn 1 lẻ thì là con trai.


 


Lông chân. Nếu lông chân của bạn phát triển nhanh hơn trước khi mang bầu thì có nghĩa bạn đang mang bầu bé trai còn nếu nó không nhanh hơn hoặc kém hơn thì bạn đang mang bầu bé gái.


Nước tiểu có màu vàng nhạt. Nếu bạn để ý 1 chút nước tiểu của mình bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sáng thì khả năng rất cao bạn đang mang cầu 1 thằng cu đó nghe. Ngược lại nếu nước tiểu của bạn màu đục thì có nghĩa là bạn đang mang bầu 1 nàng công chúa xinh đẹp. Tuy nhiên lưu ý nếu nước tiểu của bạn đậm màu thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu nước và cần bổ xung nước ngay cứ không phải là dấu hiệu phát hiện mang thai con trai hay con gái.


Mọi cách chỉ là phỏng đoán mà thôi, dù sao thì cũng nên dành thời gian để chăm sóc thai nhi vs dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất cho mẹ bạn nhé.


Xem thêm thông tin cách nhận biết có thaicách tính ngày rụng trứng để tránh thai

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Chuẩn bị thực đơn ăn dặm đem đi


Khi bạn và bé phải đi ra ngoài và cần chuẩn bị đồ ăn đem theo, bạn nhớ đảm bảo cho bé ít nhất 3 bữa ăn/ngày nhé.


Trái cây tươi như dưa hấu, dưa lưới, xoài, bơ, chuối, kiwi, lê.


Các loại rau củ và trái cây cứng thì có thế hấp hoặc mài nhỏ: cà rốt, khoai lang dưa leo, củ cải, bí đỏ, bông cải hoặc broccoli.


Phô mai mài sợi


Bánh mì nướng bẻ nhỏ


Thức ăn tự nấu không nêm đường-muối


Bánh mì mềm


Yaourt: loại không đường có thể cho thêm trái cây.


Bạn có thể hấp và cắt nhỏ rau củ, trái cây, mì… rồi cho vào các hộp đựng nhỏ rồi để ngăn đông. Mỗi khi đi đâu chỉ cần lấy vài hộp đem theo. Chúng sẽ tươi mát đến khi bé bắt đầu ăn.


 


Thực đơn cho bé ăn nhẹ


Trái cây và rau củ


Cà rốt hấp, cắt dạng que



Nho cắt múi cau


Kiwi cắt múi


Táo cắt lát


Táo cho vào túi lưới


Chuối


Các loại mứt trái cây khô


Bánh mì, ngũ cốc


Phô mai


Bánh bích qui các loại


Bánh mì nướng rồi cắt lát.


Bánh bông lan nướng


Thức ăn có sẵn


Thức ăn nướng nhanh


 


Bé kén ăn?


Bé bắt đầu lười ăn hơn khi biết đi. Đây là lúc bé thích tự lập và khám phá thế giới. Giai đoạn kén ăn thường vào khoảng 18 tháng.


 


Khuyến khích bé ăn uống lành mạnh


Mỗi bé đều có khẩu vị riêng nhưng chúng ta có nhiều cách để tạo ảnh hưởng lên khẩu vị của bé. Nếu cho bé sớm tiếp xúc với nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho cách ăn uống của bé. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng việc ăn uống của bé như tivi, văn hoá, tôn giáo, sách vở, bạn bè và cấu trúc gia đình.


 


Nhưng yếu tố ảnh hưởng đến bé nhiều nhất chính là bạn, việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé. Thái độ của ba mẹ đối với thức ăn và bữa ăn cùng với những thức ăn bạn chuẩn bị cho bé sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống từ rất sớm. Nghe có vẻ khó, nhưng bạn nên cố gắng làm chủ tình huống: bạn sắp đặt bữa ăn nhưng hãy để bé quyết định ăn gì. Cho bé ăn các món lành mạnh và đừng mua quà vặt để ở nhà thì mọi thứ sẽ theo ý bạn.


 


Cách làm bữa ăn của bé thành công


Bạn nên kiên định giải quyết khi bé bỏ thức ăn, ví dụ: dọn dẹp ngay, cho thức ăn mới nếu còn


Cho bé ăn món mới có loại thức ăn bé thích để tránh tình trạng bé bỏ bữa.


Làm đẹp bữa ăn của bé để bé thấy hứng thú. Ví dụ: làm bữa ăn có hình mặt cười


Dạy bé từ từ cách chuẩn bị bữa ăn cho an toàn


Một số bé cần thời gian để chấp nhận thức ăn mới


Cố gắng đừng thúc ép bé ăn, la mắng bé hay phạt bé.


Bé sẽ ăn hào hứng nhất khi bé không mệt cũng như bữa ăn dọn ra đúng giờ và đều đặn.


Bạn có thể ăn chung để bé bắt chước đồng thời khuyến khích bé ăn thức ăn lành mạnh.


Tránh cho bé ăn quà vặt không dinh dưỡng.


Tránh cho bé uống nước trái cây hoặc sữa gần bữa ăn, bé có thể cảm thấy no và bỏ ăn.


Bạn nên nhớ, trẻ em sẽ ăn khi đói và việc bé kén ăn tạm thời là rất bình thường.


Tránh để bé phân tâm, như vừa ăn vừa xem tivi chẳng hạn.


Làm bé tập trung ăn bằng cách vừa ăn vừa nói chuyện hoặc chọc ghẹo bé.


Thường xuyên cho bé ăn bốc sẽ giúp bé tự lập, thậm chí cho bé tự cắt đồ ăn dưới sự giám sát của bạn.


Cho bé nhiều sự lựa chọn bột ăn dặm cho bé để hấp dẫn bé.


Luôn cố gắng khen và phản hồi tích cực với bé.


Xem thêm thông tin một số món ăn bổ dưỡng cho bé:, Cháo lươn

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Tập cho bé ăn dặm như thế nào?


Tập ăn dặm cho bé là một giai đoạn thú vị. Nhưng nếu không có sự chuẩn bị tốt, bạn sẽ có thể căng thẳng khi bé không chịu ăn.


Giai đoạn mới tập ăn dặm cho bé có thể sẽ làm bạn mất kiên nhẫn và  nó đòi hỏi nhiều kỹ năng. Đối với những người lần đầu làm mẹ, tưởng tượng đến cảnh bé ăn dặm sẽ có thể làm bạn lo lắng từ cách cho bé ăn tới thực đơn cho bé. Ai cũng đã từng nghe về chuyện bé bị nghẹn quả nho. Và quả nho đúng là một trong những thực phẩm dễ gây nghẹn mà!


 


Nhưng thực ra cho bé ăn dặm cũng là khoảng thời gian rất vui. Khi thời gian qua đi, bạn sẽ thấy hạnh phúc khi cục cưng bé bỏng của bạn có thể tự cầm thức ăn và nuốt được chút ít.


Làm thế nào để bạn vượt qua giai đoạn này một cách vui vẻ? Làm sao để chuyển từ thức ăn lỏng sang đặc? Bạn đừng lo lắng. Sau đây là một số cách giúp bạn làm thử cũng như chuẩn bị thói quen ăn uống lành mạnh cho bé.


 


Khi nào bắt đầu thức ăn đặc?


Bột ăn dặm cho bé nên đặc dần vào lúc bé đủ 9 tháng. Thức ăn đặc rất quan trọng cho sự phát triển thói quen ăn uống của bé. Đừng để bé ăn thức ăn mềm quá lâu vì sau đó bạn tập lại rất khó.


Đây cũng là lúc tốt nhất cho bé ăn bốc, mặc dù có những bé ăn bốc từ sớm hơn. Bạn nên nhớ sách hướng dẫn tốt nhất chính là con bạn. Bởi vì một số bé sẽ không chịu ăn trừ khi bé được tự ăn. Lúc đó chiếc muỗng sẽ trở nên dư thừa. Hãy để bé ăn bốc tự nhiên.


 


Bé cũng bắt đầu thể hiện những gì mình thích và không thích. Bạn nên cho bé thử nhiều loại thức ăn khác nhau, thậm chí những thức ăn mà trước đây bé đã từng chê. Bởi vì bé không chịu ăn hôm nay không có nghĩa là ngày mai bé cũng không ăn. Bạn cứ xoay vòng các món như rau củ, trái cây, bánh mì, ngũ cốc, bánh, mì.v.v để làm cho chế độ ăn của bé phong phú và đủ chất hơn.


 


Thực đơn ăn dặm


Trẻ nhũ nhi hoặc lớn hơn thường chưa có răng hàm để nhai và nghiền thức ăn. Mà cách ăn của các bé lại phát triển nhanh hơn bộ răng nên bé rất dễ bị nghẹn. Việc lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé cũng hết sức mất thời gian cho các bà mẹ.


Đa số các bé sẽ nuốt chửng trong lúc ăn. Vì thức ăn chạm vào thành sau họng sẽ kích thích cơ chế nuốt thức ăn. Mặc dù vậy, bạn không cần phải lo lắng. Việc nuốt thức ăn này khác với việc bé bị nghẹn.


Bạn chỉ cần nhớ quan sát bé kỹ khi ăn. Nhiều bé tuổi tập đi thích vừa ăn vừa chơi, nên bé nhét thức ăn vào miệng rất nhiều và nuốt nhanh.


 


Nhóm tuổi nguy cơ nghẹn thức ăn:


90% xảy ra lúc nhũ nhi và dưới 5 tuổi.


65% ở bé dưới 2 tuổi


Những thức ăn thường gây nghẹn


 


Kẹo


Các loại hạt


Nho


Cách làm thức ăn an toàn hơn


Cho bé ngồi ăn từ tốn


Luôn theo sát bé khi ăn


Tránh thức ăn nhỏ dạng hạt hoặc tránh cắt nhỏ thức ăn.


Khuyến khích bé ăn từng miếng vừa, ăn chậm, nhai kỹ


Không bao giờ ép thức ăn vào miệng bé


Cắt thịt thành miếng nhỏ không hình dạng, bỏ da và mỡ.


Mài hoặc nghiền các loại trái cây và rau quả.


Các loại trái cây và rau củ cứng thì cắt thành que mỏng (táo, lê) hoặc dạng múi cau với kích thước vừa đủ để không gây sặc (như vậy nhỡ bé có sặc thì cũng không bít hết đường thở, không khí vẫn đi qua được)


Tránh các loại hạt, bắp, nho và kẹo.


Cách để tập cho bé ăn dặm an toàn


Hiện nay có các loại túi lưới cho bé tự ăn. Đó là những túi lưới dạng plastic giúp giữ thức ăn cho bé nhai từ từ. Vừa giúp giảm ngứa răng vừa an toàn cho bé ăn bốc rau củ, trái cây hoặc các loại thức ăn khác.


Bừa bộn nhưng vui


Những trải nghiệm với đồ ăn bao giờ cũng vui vẻ dù là hơi bừa bộn 1 chút. Bạn nên chuẩn bị ghế cao cho bé, đồng thời lót báo hoặc tấm trải dưới ghế. Khi bé ăn xong bạn sẽ dọn rất nhanh. Bạn cũng nên để sẵn khăn tay hoặc khăn giấy ướt để lau tay bé khi bé vừa ăn xong, tránh để bé làm dơ xung quanh. Và nên để bé đeo yếm màu mè 1 chút thì sẽ ít thấy yếm dơ.


Tìm hiểu thêm về thực đơn cho bé 6 tháng tuổi tại Huggies.

Mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, giúp bé yêu luôn thấy thoải mái và an toàn trong vòng tay yêu thương của mẹ. Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề gây lúng túng với riêng những bà mẹ sinh  con đầu lòng mà ngay cả những bà mẹ đã có kinh nghiệm cũng cần trau dồi thêm cho mình kiến thức về những phương pháp chăm con hiệu quả. Có hàng ngàn câu hỏi đặt ra như trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng, cho bé bú bao nhiêu là đủ, chăm sóc bé thế nào là đúng cách… Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu để trả lời cho các vấn đề trên nhé.


Tắm bé sơ sinh đúng cách


Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi. Mẹ nên cẩn thận kiểm tra độ ấm của nước để đảm bảo nước tắm vừa đủ ấm, tắm cho bé trong 5-6 phút để bé không bị mất nước.


Trong trường hợp bé bị hăm da, mẹ nên dùng nước ấm và sạch, nhẹ nhàng lau rửa, thấm khô, rồi bôi thuốc trị hăm vào. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi bé bị rôm sảy hay hăm thì phải tắm nhiều lần, hoặc tắm bằng các loại lá để mát da, mau lành. Nhưng sự thật là phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể phản tác dụng, gây dị ứng cho da bé.


 


Cho bé bú đúng cách


Bác sỹ khuyên nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi bé chào đời và có nhu cầu. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh do nhiễm trùng trong những tháng đầu. Sữa của mẹ sẽ tiết ra tùy thuộc vào nhu cầu của bé, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Mẹ nên cho bé bú luân phiên từng bên để cả hai bầu vú đều được kích thích như nhau. Bên cạnh đó, mẹ chú ý cho bé ngậm luôn cả phần quần vú, như vậy bé sẽ không bị nuốt hơi vào bụng và mẹ cũng không bị đau. Nếu mẹ thấy thái dương và tai bé cử động là bé đã bú đúng cách và tập cho bé bú bình từ tháng 12 trở đi.


 


Chăm sóc da cho bé


Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có hóa chất gây kích ứng da làn da non trẻ của bé như khăn ướt có mùi, kem dưỡng da của người lớn. Những sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là được làm từ những thành phần tự nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản để đảm bảo không gây kích ứng cho da bé. Việc mẹ sử dụng phấn rôm liên tục sẽ vô tình làm bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bé bị hăm da. Hiểu và chăm sóc cho làn da của bé cũng là cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất.


Khi chọn bỉm tã, mẹ nên chọn loại có lớp thấm hút tốt, có hai bên vách chống trào mềm mại  không gây vết hằn, đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Mặc dù mẹ đã chọn được tã lót bé sơ sinh tốt nhưng mẹ nên lưu ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh việc bé bị ẩm ướt trong khoảng thời gian dài dẫn đến kích ứng bởi nước tiểu và phân trong tã.


Xem thêm thông tin về thực đơn cho bé.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu có thai khác nhau; tuy nhiên, một trong những dấu hiệu có thai quan trọng nhất là chậm hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Cần phải hiểu được các dấu hiệu và triệu chứng của mang thai vì mỗi dấu hiệu mang thai đều có thể liên quan đến vấn đề khác.


 


Cách nhận biết có thai tuần đầu tiên thường có các biểu hiện nào ?


Mất kinh, mệt mỏi và những thay đổi như hay chóng mặt, xúc động, buồn nôn,… là những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên sớm nhất để người phụ nữ nhận biết. Khi đó bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai cũng như sinh nở được an toàn.


 


Mất kinh


Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


 


Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động


Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá… và thèm ăn đồ chua, ngọt,… Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.


 


Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu


Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng có thai này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.


Tóm lại, khi bạn thấy mình chậm kinh hay mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu có thai  khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, ngay khi thấy mất kinh, hoặc có quan hệ tình dục không an toàn từ 7-10 ngày bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Bạn nên dùng nước tiểu để thử vào lúc sáng sớm vì nó có chứa kích thích tố HCG cần thiết cho việc thử thai. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.


 


Chảy máu dưới da:


Chảy máu dưới da là một trong các dấu hiệu mang thai sớm nhất của thời kỳ mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, bào thai sẽ tự cấy vào thành dạ con. Một số phụ nữ sẽ thấy những đốm máu nhỏ cũng như bị chuột rút. Các nguyên nhân khác: có kinh nguyệt thật sự, kinh nguyệt thay đổi, thay đổi về thuốc tránh thai, nhiễm bệnh hoặc bị trầy da do giao hợp.


 


Mệt mỏi


Hầu hết phụ nữ mới có thai đều cảm thấy mỏi mệt. Đó là do sự gia tăng hooc môn progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.


 


Các thực phẩm ăn do nghén


Có thể bạn không có cảm giác thèm dưa chua và kem nhưng nhiều phụ nữ khác sẽ cảm thấy thèm ăn một số thức ăn nào đó khi họ mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài suốt thời gian mang thai. Các nguyên nhân khác: chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu một dưỡng chất nào đó, căng thẳng, trầm cảm hoặc sắp có kinh nguyệt


Sự thay đổi của ngực


Sự hình thành thai nhi bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi. Các nguyên nhân khác: Mất cân bằng hóc môn không liên quan đến việc mang thai hoặc có thể là ảnh hưởng của lần mang thai trước.


Xem thêm về cách tính ngày rụng trứng để tránh thai.

Cùng tìm hiểu quá trình thụ thai và mang thai tháng đầu.


Kết quả của sự thụ tinh là trứng đã thụ tinh sau đó là sự hình thành thai nhi. 35 giờ sau khi tinh trùng xâm nhập, hợp tử sẽ ở vào giai đoạn 2 tế bào (nguyên phôi bào). Trứng đã thụ tinh lưu lại khoảng 48 giờ trong vòi trứng.


Trong thời gian này, trứng đã thụ tinh thực hiện các hoạt động phân chia tế bào để đạt đến giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào (giai đoạn phôi dâu). Ở giai đoạn này, trứng đã thụ tinh không gia tăng về thể tích. Trứng đã thụ tinh sẽ nhanh chóng vượt qua eo của vòi trứng trong vòng 10 đến 12 giờ. Giai đoạn này có thể phát sinh trường hợp có thai ngoài tử cung.


Vào khoảng 3 – 4 ngày sau khi thụ tinh, trứng đã thụ tinh đã di chuyển đến được buồng tử cung khi nó đang ở giai đoạn 8 đến 16 tế bào. Sau khi đến buồng tử cung, trứng đã thụ tinh còn tự do khoảng 48 giờ nữa. Thời gian này, phôi dâu tiếp tục hoạt động phân bào, lớn lên về thể tích, đến khi chìm vào bề dày của nội mạc tử cung, làm tổ trong nội mạc tử cung và hết tự do di chuyển thì phôi đã ở giai đoạn phôi nang với khoảng 50 tế bào. Trong suốt khoảng thời gian này, phôi được nuôi dưỡng bằng cơ chế thẩm thấu qua màng trong.


Sự xâm nhập hoàn toàn của trứng đã thụ tinh vào bên trong nội mạc tử cung kéo dài đến khoảng ngày thứ 11 – 12 sau khi thụ tinh. Lúc này, trứng đã thụ tinh có kích thước khoảng 1mm. Sau đó, phôi sẽ được cố định một cách vững chắc vào nội mạc tử cung nhờ các cầu nối liên tế bào. Các hiện tượng trao đổi đầu tiên giữa tử cung và nhau thai đã được thiết lập. Kể từ giờ phút này, phôi thai phát triển lệ thuộc vào cơ thể mẹ.


Từ tuần thứ 3, trứng được gọi là phôi thai. Nước ối bắt đầu tập hợp trong một khoang, khoang này sẽ lập tức bao bọc phôi thai và trở thành túi ối. Bào thai lúc này như một quả bóng nhỏ gồm vài trăm tế bào đang nhanh chóng nhân lên thành nhiều tế bào. Quả bóng đó được gọi là túi thai. Lúc này đường kính túi thai xấp xỉ 1cm.


Nhau thai sẽ nhanh chóng được tạo thành và sản sinh ra hormone hCG. Túi noãn hoàng sẽ sớm hiện diện trong khoang ối giúp sản sinh ra hồng cầu của thai và chuyển giao chất dinh dưỡng từ mẹ qua thai cho đến khi nhau thai sẵn sàng để kế tục nhiệm vụ này. Mẹ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu nhận biết có thai ở tháng đầu tiên này


Ở một phôi thai mới thành lập, người ta phân biệt ba vùng:


Vùng (1): vùng đầu ở phía trước.


Vùng (2): vùng giữa nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh.


Vùng (3): vùng sau là phần đuôi.


Vùng trước và vùng sau dần dần phình ra và cho những phác hình của chi trên và chi dưới.


Tất cả các cơ quan và bộ phận của cơ thể thai nhi sẽ phát triển từ 2 lớp tế bào cấu tạo nên phôi thai lúc này là ngoại bì và nội bì.


- Tuần cuối của mang thai tháng đầu sau khi rụng trứng, đường kính túi thai là 2 đến 3cm và phôi thai dài khoảng 4 đến 5mm


Tim và màng ngoài tim nổi bật. Những chồi tay và chân xuất hiện.


Những tế bào của gai nhau nguyên thủy đang đào đường hầm trong nội mạc tử cung, tạo ra khoảng không gian cho máu chảy vào, mang dinh dưỡng là oxy đến cho thai nhi cho đến cuối tuần thứ 4.Màng ối bắt đầu bao bọc toàn thể và dây rốn được hình thành sau đó. Tuần thứ 7, có thể nghe được tim thai và cũng có thể đoán giới tính thai nhi thông qua nhịp tim. Từ khi thụ thai tới mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn khó khăn nhất với bà bầu, cần chế độ chăm sóc bà bầu hợp lý và phù hợp để thai nhi phát triển tốt nhất.

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Cơ chế hoạt động của các phương pháp thử thai


Bạn đang mong chờ những dấu hiệu có thai, bạn cảm thấy cơ thể mình đã có những thay đổi và bạn muốn chắc khẳng định cảm giác của mình là đúng.


Rất nhiều phụ nữ trữ sẵn dụng cụ thử thai tại nhà. Các dụng cụ này sẽ cho kết quả chính xác nếu được sử dụng đúng cách.


 


Các xét nghiệm thai cho kết quả dựa trên hàm lượng nội tiết tố hCG (human chorionic gonadotropin) được giải phóng vào trong máu ngay sau khi thụ thai, trước tiên ở hàm lượng rất thấp, sau tăng nhanh trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ.


Những nghiên cứu cho thấy chỉ cần đến ngày thứ 8 của thai kỳ, khoảng năm phần trăm phụ nữ đã nhận được kết quả dương tính khi thử thai tại nhà. Trong khi đó hầu hết các chuyên gia đều khuyên hãy đợi đến ít nhất 14 ngày sau.


 


Nếu bạn nôn nóng muốn biết kết quả sớm, hãy đi khám bác sỹ để xét nghiệm thai. Bằng việc lấy mẫu nước tiểu và làm xét nghiệm máu từ sớm, bạn có thể nhanh chóng nhận kết quả dương tính từ khoảng mười đến mười hai ngày sau khi thụ thai.


Thử thai quá sớm có thể cho kết quả âm tính dù bạn có thể đã mang thai. Ngược lại để tránh những hy vọng ban đầu trở nên thái quá, một kết quả dương tính sớm nên được kiểm tra lại chừng mười bốn ngày từ ngày bạn được “nghi ngờ” có khả năng thụ thai, để chắc rằng kết quả là chính xác.


 


Thử thai tại nhà


Trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ thử thai tại nhà được dùng để xác định hàm lượng hCG trong nước tiểu. Nhìn chung nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn sử dụng, độ tin tưởng của kết quả là 97%


 


Các xét nghiệm thai với độ nhạy cao sẽ cho kết quả sớm hơn loại thông thường và lẽ đương nhiên chúng sẽ mắc tiền hơn. Xét nghiệm thai đo hàm lượng hCG theo đơn vị mIU/ml. Những xét nghiệm có độ nhạy cao sẽ nhận biết hàm lượng hCG khi đạt từ 20mIU/ml trở lên, cho kết quả dương tính chỉ tám ngày sau khi thụ thai. Với những xét nghiệm thông thường, lượng hCG phải đạt từ 50 đến 100 mIU/ml mới cho kết quả dương tính.


 


Thời gian tốt nhất để thử thai là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, lúc này lượng nội tiết tố chưa bị loãng, dù thật ra hầu hết các xét nghiệm đều có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tránh uống nhiều nước trước khi thử để không làm quá loãng nước tiểu.


Đọc kỹ hướng dẫn trước khi thử thai. Khi bạn hồi hộp hoặc phấn khích, bạn rất dễ lẫn lộn các bước. Hãy hít thở sâu và cố giữ bình tĩnh.


Nhớ sử dụng đồng hồ để xác định chính xác thời gian. Để phòng trường hợp quên mất thời điểm bắt đầu, bạn có thể ghi nó ra giấy. Hãy chắc rằng bạn kiểm tra kết quả trong đúng khoảng thời gian yêu cầu.


 


Hầu hết các xét nghiệm thai yêu cầu giữ que thử thai trong dòng nước tiểu, không phải trước hoặc sau mà là lúc đang tiểu, việc này có thể bất tiện và mất vệ sinh. Có lời khuyên rằng nên lấy nước tiểu vào một ly nhỏ và nhúng que thử vào đó để hạn chế sự thất thoát.


Quy tắc chung về thử thai là: một vạch có nghĩa là “không”, bạn không mang thai; hai vạch có nghĩa là “có”, bạn có thai.


Tuy nhiên, đôi khi kết quả thử thai xuất hiện một vệch mờ có thể gây nhầm lẫn. Đọc lại hướng dẫn sử dụng và liên hệ với dịch vụ hỗ trợ khách hàng nếu bạn vẫn chưa chắc. Nếu kết quả là bạn đã có thai, nên tìm hiểu thêm về mang thai tháng đầu để có những thông tin chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ giai đoạn này.


Bên cạnh phương pháp trên, một cách tự nhiên hơn đó là cách tính ngày rụng trứng để tránh thai.


Xét nghiệm máu


Ngày nay các xét nghiệm thai trên mẫu nước tiểu cho kết quả chính xác đến nỗi người ta hiếm khi dùng xét nghiệm máu để nhận biết có thai. Xét nghiệm nhận biết sự xuất hiện của hCG trong máu cho kết quả chính xác hơn 99%. Một vài xét nghiệm đo hàm lượng hCG trong máu có thể tính được quãng thời gian mang thai. Mẫu máu thường được gửi đến một phòng thí nghiệm và cho kết quả trong một hoặc hai ngày.


Tìm hiểu thêm thông tin về thai kỳ: Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu.