Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Chế độ ăn uống hợp lý cho mẹ


Chăm sóc thai nhi khi mang thai là điều quan tâm đầu tiên. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bản thân và em bé. Bên cạnh việc chọn thực đơn hàng ngày cho bà bầu, có một vài loại thực phẩm mà bạn nên cẩn thận hơn khi quyết định ăn: Thịt, trứng và cá không nấu chín hoàn toàn có thể đặt bạn vào nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn không nên ăn nhiều hơn 2 hoặc 3 khẩu phần cá mỗi tuần (bao gồm cả cá đóng hộp), tuyệt đối không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoặc cá kình (chúng có khả năng chứa nồng độ thủy ngân cao, có thể khiến bé bị ảnh hưởng xấu).


Nên rửa sạch tất cả trái cây và rau củ quả trước khi ăn. Uống nhiều sữa, ăn nhiều các chế phẩm từ sữa bởi điều này sẽ cung cấp cho bạn và bé đầy đủ canxi. Bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine, đồ ăn có chứa chất làm ngọt nhân tạo.


Sau khi mang thai, mà đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu bạn nên thực hiện đầy đủ các cuộc hẹn với bác sĩ. Đây là giai đoạn diễn ra sự hình thành thai nhi. Lần khám thai đầu tiên sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 6-8. Tại đó, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về các bệnh lý mà bạn có thể mắc phải, hỏi bạn về cân nặng chiều cao và tiền sử huyết áp của bạn, ngoài ra có thể bạn sẽ được khám phụ khoa để kiểm tra kích thước, hình dạng của tử cung.


Kiểm tra mẫu nước tiểu để biết chính xác bạn có nằm trong nhóm bà bầu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay tiền sản giật (một loại huyết áp cao trong thời gian mang thai) hay không? Xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không? Số lượng tế bào máu, các bệnh truyền nhiễm (nếu có như bệnh giang mai và viêm gan) trong cơ thể bạn như thế nào? Tham khảo thực đơn của bác sỹ nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu .


Tất cả những câu hỏi đó rất quan trọng, nó cho phép các bác sĩ tiếp cận được với tình trạng sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.


Tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai


Bạn nên hỏi bác sĩ câu hỏi này, với tình trạng hiện tại của bạn, bạn nên tăng bao nhiêu cân trong cả quá trình mang thai của mình  là hợp lý? Bởi với mỗi một cá nhân thì điều này lại khác nhau, nếu bạn bé nhỏ, “mình dây” hay bạn thừa cân, bạn đều cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng.


Sử dụng vitamin hợp lý và thận trọng trước khi dùng thuốc


Bạn nên dùng vitamin axit folic mỗi ngày trong thời gian mang thai của mình. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề về trí não và tủy sống của bé. Cách tốt nhất để chăm sóc cho bà bầu là bạn nên bắt đầu uống axit folic trước khi mang thai.


Ngoài ra, việc bổ sung vitamin hợp lý rất quan trọng, bạn nên nghe theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng bất cứ thuốc nào, kể cả thuốc giảm đau, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ bởi tùy tiện dùng thuốc có thể gây nên hiện tượng dị tật bẩm sinh.


Sức khỏe bà bầu là một mối quan tâm vô cùng quan trọng, vậy chăm sóc bà bầu như thế nào để bạn trải qua 40 tuần thai kỳ diệu một cách an toàn và khỏe mạnh?

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Dưới đây là một số điều nên tránh khi chăm sóc bé trong năm đầu tiên.


Cách tắm bé sơ sinh


Nhiều người ngại tắm trẻ sơ sinh vì chỉ thiếu cẩn trọng là bé có thể nhiễm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, khi trẻ ốm bệnh, nhiều người không hề tắm rửa cho trẻ trong một thời gian dài, gây kéo dài đợt ốm hơn. Chú ý, sau những kỳ ốm bệnh hay trong những ngày rét, cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh.


Cách cho trẻ ngủ:


Sau bữa ăn, trẻ rất hay buồn ngủ, chỉ cần bế một lúc, ru nhè nhẹ rồi đặt trẻ ngủ cho thành lệ. Không nên bế ẵm trẻ lâu trên tay, gây ra thói quen không tốt ở trẻ.


Cách cho trẻ ăn:


Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ: Trong khi nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều bà mẹ cho con bú suốt ngày, bất cứ khi nào quấy khóc, tập cho trẻ thói quen vòi vĩnh, biếng ăn, quấy khóc và luôn đòi bế ẵm. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc về giờ giấc cho con ăn, các bữa cách nhau đúng 3 tiếng, vì có nhiều em háu đói.


Cho con bú kéo dài quá lâu. Một số người không chịu nổi khi nhìn con “chật vật” trong quá trình cai sữa và số khác cho rằng trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Hậu quả là trẻ lên 4-5 tuổi mà vẫn đòi bú, gây bất tiện cho mẹ và tạo thói quen không tốt cho trẻ. Nên cai sữa cho con ngoài một tuổi, cùng lắm là đến 18-24 tháng tuổi.


Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé. Cho con ăn dặm sớm quá (trước 4-6 tháng tuổi) hoặc quá nhiều so với tháng tuổi (mới 5-6 tháng đã cho ăn tới 4 bữa bột/ngày) là hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ ăn không tiêu, sinh tướt, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa. Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi, khi trẻ ngoài 4-6 tháng tuổi mà vẫn chưa được ăn thêm thì không chóng lớn.


Cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Không nên cho bé ăn mỗi ngày 1 quả trứng hoặc hơn. Khi được 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn 2 hoặc 3 lòng đỏ trứng quấy chín với bột mỗi tuần.


Nhiều phụ huynh khi chăm sóc em bé không cho trẻ ăn hoa quả và uống thêm nước lọc. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm nước quả hoặc quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ dưới một tuổi, chưa biết đòi uống khi khát, các bà mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực.


Chăm sóc bé ốm


Khi con ốm, các bà mẹ dễ mất tinh thần, cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào được mách bảo (kể cả lời khuyên từ những người không có chuyên môn y khoa). Việc này thực tế có thể khiến trẻ bệnh nặng thêm.


Đừng để trẻ ốm nặng quá hoặc sốt cao kéo dài mới mang đến thầy thuốc.


Đừng cho trẻ dùng quá nhiều sinh tố vì có nhiều loại như A và D sẽ gây hại cho trẻ nếu không biết cách dùng đúng.


Đừng vội vã tự động cho trẻ uống thuốc, đặc biệt không nên cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn.


Đừng tự dùng những thứ thuốc như sulfamide, auréomycine, tifomycine, pénicilline, streptomycine, rimifon, émitine… trong khi còn chưa rõ con mình mắc bệnh gì. Nếu không, các thuốc này sẽ gây nhờn thuốc.


Đừng quan niệm tiêm lúc nào cũng tốt. Đôi khi có những cách chữa đơn giản cộng cách chăm sóc bé hợp lý lại rất hiệu quả.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Nhiều mẹ thường chủ quan cho rằng mùa hanh khô, làn da bé ít bị ẩm ướt nên sẽ khó bị hăm tã hơn mùa nóng ẩm. Nhưng thực tế, chứng hăm tã không buông tha bé trong bất cứ mùa nào. Chúng chỉ biến mất nếu mẹ biết chăm sóc bé đúng cách.


Hăm tã tuy không là bệnh lý nghiêm trọng nhưng cảm giác đau rát da hăm tã gây ra làm bé khó chịu,bỏ ăn, khóc đêm. Từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé.


Làn da của bé yêu, đặc biệt là trong giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, mỏng gấp 5 lần so với người lớn, các cơ chế bảo vệ của da bé cũng còn rất non yếu và khả năng chống lại vi khuẩn cũng như các chất độc hại trong môi trường vẫn còn rất kém. Vì vậy, khi bố mẹ quá tin tưởng vào sự tiện dụng của tã giấy, không thay tã thường xuyên cho bé nhất là loại tã không thấm hút tốt, các enzyme trong chất thải do bé thải ra sẽ có cơ hội tiếp xúc với da bé lâu hơn, gây tổn thương bề mặt da bé và dễ dàng dẫn đến hăm tã.


Việc mẹ quấn tã thường xuyên sẽ làm da bé tại khu vực quấn tã liên tục cọ xát với tã. Nếu chất liệu tã thô ráp, ma sát diễn ra càng mạnh làm cho da bé nổi mẫn đỏ, trầy xướt và cuối cùng là gây chứng hăm tã cho da bé. Ngoài ra, một số cha mẹ khi nhìn thấy da bé nổi mẩn đỏ thì cho rằng bé bị rôm và càng thoa nhiều phấn rôm hơn. Phấn rôm vón cục ngăn cản sự thoáng khí và chất tạo hương trong phấn gây kích ứng làm tình trạng hăm càng nghiêm trọng hơn.


Đặc biệt vào những ngày lạnh, các bậc phụ huynh khi tắm bé xong thường vội vàng mặc tã hay quần áo cho bé thật nhanh vì sợ bé lạnh, điều này có thể dẫn đến việc bé chưa được lau khô hết nước trên người, cộng với lớp tã và quần áo nhiều hơn bình thường sẽ làm tăng nguy cơ hăm tã cho bé. Sự ẩm ướt gia tăng kết hợp với enzyme trong phân và nước tiểu, tạo thành môi trường vô cùng thù địch đối với làn da non nớt của bé yêu.


Mẹ trị hăm tã như thế nào?


Nguyên nhân thật sự gây hăm tã có thể bắt nguồn từ thói quen sử dụng tã chưa đúng cách của bố mẹ, nhưng nếu suy nghĩ sâu hơn, đó chính là vì làn da của bé yêu chưa được bảo vệ một cách triệt để bằng cách tạo ra một “màng ngăn cách” an toàn nào để chống lại sự tấn công của các chất thải. Bố mẹ nên chú ý:


Sử dụng ta giay huggies thấm hút tốt, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.


Thay ta giay huggies thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc lâu với chất gây kích ứng có trong phân, nước tiểu.


Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay ta giay huggies, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và thoa thuốc chống hăm cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép ta giay huggies

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Tã vải: Mẹ có thể dùng tả vải bên ngoài ( loại tả vải dán hình tam giác, cotton rất mỏng), bên trong dùng miếng lót sơ sinh New born 1 cho bé 1-2 tháng, sau 2 tháng có thể dùng New Born 2. Nên dùng miếng lót sơ sinh khi em còn nhỏ, vì nó rất thoáng, không khí vào sẽ mát cho em và không bị hăm. Cứ 1 tiếng lại thay miếng lót 1 lần, hoặc tùy Mẹ thôi, thỉnh thoảng cứ kiểm tra, thấy ướt tả vải bên ngoài thì cứ thay thôi. Khi mua tã, Mẹ mua loại tốt ấy vì cotton mỏng và miếng dán nó mềm mịn, dính chặt, không làm đau em bé.


Loại miếng dán cứng ( loại mình hay thấy dán giày ấy, nếu dán không khéo, nó đụng vào da em, và gây đỏ cho em, tội lắm). Còn loại tả vải tốt, cứ vô tư mà dán vì miếng dán rất mềm mịn như vải vậy, đụng vào không sao. Mẹ đừng mua loại gài nút nhé, vì nó kín quá, mà vải cũng dày nữa, nóng em lắm, giặt lại lâu khô. Một lần mua , Mẹ mua ít thôi, khoảng 10 hoặc 20 miếng, tuỳ Mẹ giặt tay hay giặt Máy, vì em lớn mau lắm, chỉ hai tuần, ba tuần là phải mua số lớn hơn.


Thay ta Huggies: Khi thay, Mẹ nhớ dùng bông gòn thấm nước ấm để lau cho em, hoặc dùng khăn giấy ướt cũng được. Mẹ mua loại khăn giấy ướt 35.000 được 100 miếng .Cứ mỗi lần thay tả, lại dùng 2 miếng khăn lau. Riêng nếu bé ị, Mẹ nên dùng khăn giấy ướt trước để lau cho sạch, sau đó dùng 3, 4 miếng bông gòn nhúng nước ấm rửa cho em. Cách này cực sạch và loại bỏ hết phân và mùi hôi cho em. Bông gòn Mẹ mua của Bạch Tuyết rồi về cắt miếng hình vuông nhỏ, và xé ra cho vừa, dùng được rất lợi. Mẹ mua cái rổ mây hoặc rổ gì nhà có thì cứ lấy ra mà dùng, bỏ vào đó tất cả các vật dụng cần thiết khi thay tả.


Lúc thay chỉ việc mang cái rổ đến giường là xong. Chắc Mẹ đã có rồi, nhưng mình vẫn cứ nói, để chia sẻ với các Mẹ khác. Trong rổ gồm: Miếng nhựa thay tã cho bé, một cái khăn nhỏ ( Mẹ nào có con trai thì rõ, bé thích tè lúc nào là tè, văng tùm lum ra người, ra giường; nên khi lau rửa cho em hoặc xoay sang làm việc khác, Mẹ trùm khăn lên đó để em có tè thì thấm hết vào và không văng ra ngoài, hoặc ra tả mình dự định dán vào….), khoảng 5 miếng lót sơ sinh để sẵn, khăn giấy ướt, bông gòn Bạch Tuyết, giấy báo để gói tả vứt đi cho vệ sinh, khăn giấy khô để lau khô cho em sau khi mình lau rửa, tả vải để sẵn 2 miếng phòng trường hợp bạn ấy tè ra tả cũ hoặc mình cần thay vội mà không phải quay đi lấy, 1 miếng lót mông ( loại này 1 bịch 10 miếng, hình vuông, chất liệu khăn bên trên, bên dưới là nylong lót cho em để khi em ị hoặc tè không ra nệm)- để sẵn miếng này để miếng cũ ướt mình thay liền. Mình cứ làm thế, công đoạn thay tả của mình gần như rất nhanh vì mọi thứ nằm trong rổ, khỏi quay tới quay lui lấy. Chỉ có phải lấy thêm thau nước ấm nếu bé ị thôi. Miếng lót sơ sinh: Các mẹ trên này dùng ta huggies là nhiều, vì khá rẻ,. Mình cũng dùng ta huggies cực thích, 24.500/ 28 miếng, rẻ và siêu thấm. Bobby mình dùng khi em tè vào, nó chẳng khô, bề mặt miếng lót rất ướt, thấm ngược trở lại mông em, tè chừng 3 lần là miếng lót ướt nhẹp, nên mình không hài lòng. ta Huggies rẻ hơn nhiều, có khi thấm còn tốt hơn. Mẹ đừng cho bé mặc tả quần hoặc tả giấy gì đó, vì em còn nhỏ, cần khô thoáng, mình chịu khó thay tả tí là okay mà. Mẹ làm giống mình nói bên trên ấy, bảo đảm mỗi lần thay tả cho em, Mẹ chỉ mất 3 phút. Nếu ị thì thay chưa đến 10p. Chúc Mẹ khoẻ, con khoẻ và gia đình hạnh phúc.

Ngoài niềm hạnh phúc được làm mẹ thì nỗi lo cũng bắt đầu xuất hiện. Tâm trí mẹ luôn xuất hiện những câu hỏi: con có khỏe, có phát triển đầy đủ không? Làm thế nào để chăm sóc con tốt nhất? Chính vì thế phần lớn thời gian mang thai, mẹ luôn tìm hiểu  tất cả những kiến thức liên quan đến việc chăm sóc bé yêu,  nhưng đôi lúc mẹ lại quên mất việc chuẩn bị tã giấy cho bé trước khi sinh.


Chị Thùy Linh, Quận 1, không thoát khỏi bao phen “méo mặt” vì trót quên tìm hiểu tã giấy cho con: “Lúc có thai con đầu lòng, cứ nghĩ dùng tã vải như ông bà mình là được nên sắm một loạt tã vải cho bé. Tưởng mọi việc đơn giản, ai ngờ mỗi ngày thay đến hàng chục cái tã. Dây phơi tã cứ dài và dài đến chóng mặt. Khổ thân cu cậu, lúc nào cũng ở trong tình trạng ướt sũng, khó chịu do tè dầm, quấy khóc liên miên. Còn đồ đạc trong nhà chỗ nào cũng bốc mùi nước tè của cu cậu, bà ngoại suốt ngày “vật vã” với đống tã cần giặt, thấy mà thương”.


Chị Mai Hương, Quận 7 chia sẻ thêm: “Bé tè dầm hoài, mỗi lần thay tã là bé lại khóc vì tỉnh giấc. Thêm nữa, do chưa có kinh nghiệm mặc tã đúng cách nên nhiều khi mặc bị lệch làm bé tè dầm ướt cả áo quần nên mỗi lần thay tã, mẹ phải thay cả bộ cho con, vừa mất công vừa làm bé chẳng thoải mái chút nào”.


Trái ngược với mẹ Thùy Linh và mẹ Mai Hương, mẹ Hoàng Anh, Quận 2 lại khổ sở với việc quên thay tã cho bé. Chị chia sẻ: “Khổ thân công chúa nhà mình, vì lần đầu sinh bé nên có biết thế nào đâu, cứ nghĩ là tã giấy dùng được lâu nên cứ mặc cho nàng đến khi nào tã ướt sũng thì mới thay, hậu quả là chỉ sau hai ngày mặc tã, vùng da ở bẹn nổi đầy mẩn đỏ. Nàng khó chịu quấy khóc lòng mẹ đứng ngồi không yên”. Chằng còn lo lắng, chỉ cần 3 điều mẹ cần lưu tâm



Mặc ta huggies đúng cách:


Mặc tã giấy cho bé đúng cách rất quan trọng vì điều này mang lại cho bé cảm giác thoải mái, ngủ ngon và không quấy khóc. Để mặc tã đúng cách cho bé, các mẹ nên lưu ý phần hướng dẫn cách mặc tã trên bao bì sản phẩm, chọn kích cỡ phù hợp với số cân nặng của bé và chọn loại tã phù hợp.


Thay ta huggies đúng giờ


Việc để bé mặc một miếng tã giấy quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng hăm tã. Nguyên nhân sau nhiều lẫn bé tè, bề mặt miếng tã có thể bị ẩm ướt và ứ hôi làm cho vùng da tiếp xúc của bé bị hăm tã, nổi mẩn đỏ. Vì thế mẹ cần phải thay tã đúng giờ cho bé. Đối với miếng lót, mẹ nên thay sau hai tiếng sử dụng hoặc sau mỗi lần bé đi tiểu ban đêm. Tương tự đối với tã dán và tã quần sau 3-4 tiếng.


Chọn ta Huggies cho bé


Nhiều bé khi mặc tã giấy kém chất lượng có thể dẫn đến hăm tã, viêm da gây lở loét vùng bẹn. Vì thế việc chọn nhãn hiệu tã giấy đáng tin cậy là điều rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu tã giấy đa dạng về mẫu mã, giá cả, chất lượng, các mẹ cần lưu ý đọc kĩ thông tin nhãn hàng, nguồn gốc xuất xứ trên bao bì trước khi mua tã giấy cho bé.


Ngoài chức năng thấm hút và khô thoáng của miếng ta huggies, các mẹ nên lưu ý những lợi ích như tã giấy có màng đáy thoát ẩm 100%, được chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn hăm tã cho bé yêu.

Sử dụng ta giay huggies là cách chăm sóc trẻ vệ sinh và tiết kiệm thời gian, công sức cho mẹ.  Tuy vậy, không phải bà mẹ nào cũng biết cách sử dụng tã giấy để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhà mình.


Vệ sinh sạch sẽ trước khi thay ta huggies mới cho bé


Trước khi thay tã mới cho bé, các mẹ nên vệ sinh vùng kín cho bé thật sạch sẽ để tránh hăm tã, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Nếu bé đi đại tiện, mẹ hãy dùng giấy vệ sinh mềm lau sạch phần bên ngoài rồi dùng nước ấm để rửa cả bên trong và bên ngoài, sau đó lấy khăn khô thấm sạch nước cho bé. Khi bé đi tiểu, mẹ dùng khăn mềm ướt lau sạch khu vực sinh dục của bé (với bé gái nên lau từ âm đạo ra hậu môn). Sau đó, các mẹ thoa lớp kem chống hăm cho bé rồi mới thay tã mới . Tránh dùng phấn rôm, các loại kem dưỡng da sẽ làm hại da mỏng manh của bé.


Cho da bé được thở trước khi thay ta huggies mới


Sau khi bỏ tã cũ và đã vệ sinh sạch sẽ, các mẹ nên để cho da bé được khô thoáng tự nhiên trước khi mặc tã mới. Tuy nhiên, sau vài phút, các mẹ nên mặc tã cho bé ngay, nếu không bé sẽ bị lạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe.


Không nên lạm dụng tã giấy


Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ chỉ nên cho trẻ mang ta giay huggies sau 1 tháng tuổi. Khi bé đã thôi nôi thì nên hạn chế mang bằng cách chỉ cho bé mang tã vào buổi tối, còn ban ngày bố mẹ nên xi tè cho bé để bé dần chủ động đi đại tiện và tiểu tiện.


Trong những ngày nắng nóng, bạn cũng không nên bắt bé phải mặc tã nhiều, khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé trai. Thay vào đó, bạn có thể cho bé dùng tã vải vì tã vải vừa tạo sự khô thoáng vừa dễ giặt, phơi.


Mặc ta huggies cho bé đúng cách


Những ông bố bà mẹ trẻ vừa có con đầu lòng thường không có nhiều kinh trong việc mặc tã cho bé. Điều này sẽ  khiến bé khó chịu và hay quấy khóc còn mẹ mất công phải thay nhiều lần.


Vì thế, các mẹ nên học cách mặc và thay tã cho bé khi chuẩn bị đón bé chào đời. Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo phần hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, chọn kích cỡ phù hợp với cân nặng của trẻ và lưu ý đến loại tã giấy dành cho bé trai và bé gái.


Thay ta huggies thường xuyên


Các mẹ thường chia sẻ: Vì lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm nên cứ nghĩ là tã giấy dùng được lâu và mặc cho con đến khi tã ướt sũng mới thay. Nhưng trên thực tế các mẹ thời gian mặc tã quá lâu rất dễ gây ra tình trạng hầm bí và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho bé.


Thế nên, các mẹ hãy thay ta huggies cho bé đúng giờ nhé ! Trong những tháng đầu tiên, các mẹ nên thay tã cho bé sau khoảng 2-3 tiếng và thay ngay khi bé đi đại tiện. Nếu dùng tã quần thì nên thay sau 3-4 tiếng.

Bệnh cơ hội khi bị ban tã


Phát ban tã là khá vô hại lúc ban đầu nhưng nếu không được điều trị có thể gây nên những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng. Nhiễm nấm là khá phổ biến với những trẻ sử dụng kháng sinh bởi vì kháng sinh giết chết những vi khuẩn có lợi kiểm soát sự phát triển của nấm. Nấm ban đầu chỉ là một đốm nhỏ đỏ sau lan rộng dày đặc trên cả một vùng da. Nhiễm trùng thường kéo theo những cơn sốt mặc khác vùng bị nhiễm trùng sẽ chảy nước vàng hoặc có mụn mủ.



Điều trị ban tã


Theo đúng những hướng dẫn sau thì ban tã sẽ hết sau 3 đến 4 ngày:


Giữ bé khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên.


Sử dụng ta Huggies bởi vì thấm hút tốt và giữ khô thoáng cho da bé.


Sử dụng giấy lau Huggies bởi vì chúng có độ pH trung tính, không chứa xà phòng hay cồn, nên không gây dị ứng và giúp ngừa ban tã một cách tự nhiên.


Thỉnh thoảng không mang tã lót cho bé để da bé thông thoáng khi tiếp xúc với không khí. Hoặc cho bé nằm khỏa thân trên một chiếc khăn dầy ở nơi có bóng râm.


Không sử dụng khăn lau có chứa cồn.


Làm dịu cơn đau cho bé nếu chẳng may nước tiểu dây vào vùng có ban tã. Nếu còn những điểm nào khiến bạn lo lắng hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ.


Nếu ban tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn hay lan đến bụng của bé, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi hydrocortisone hoặc anticandidal trị ban tã.



Phát ban do tã lót


Mặc dù phát ban do tã lót là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng không có nghĩa là bé của bạn cũng phải chịu đựng những mẩn đỏ khó chịu và kéo dài này. Một trong những cách đơn giản nhất để tránh ban tã là dùng ta Huggies. Huggies vì đã được chứng minh lâm sàng rằng có thể ngăn ngừa tình trạng trên. Thường xuyên sử dụng khăn lau Huggies khi thay tã cho bé cũng giúp ngăn ngừa ban tã. Nếu kết hợp tốt các phương pháp chăm sóc da bạn sẽ làm giảm nguy cơ bé bị ban tã. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu rõ những triệu chứng và cách xử trí khi bé bị ban tã.



Nguyên nhân bé bị ban tã


Nguyên nhân chính gây ban tã là độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã. Vì vậy cần phải giữ cho vùng da mông và đùi của bé luôn khô thoáng và tránh để tã dơ.



Nước tiểu là vô trùng nhưng vi khuẩn trên da bé có thể phân hủy nước tiểu thành những hóa chất như ammonia gây khó chịu cho da. Tiêu chảy cũng có thể gây ban tã. Ngay cả những loại tã thấm hút tốt cũng nên được thay thường xuyên nếu bé bị tiêu chảy. Một cái tã bốc mùi là cơ hội để ban tã xuất hiện và phát triển.



Dù cho bạn cố giữ vùng da quấn tả của bé sạch sẽ và thông thoáng nhất thì bé vẫn có thể bị ban tã tấn công nếu da quá nhạy cảm hoặc bé mặc đồ hay ăn thực phẩm gây dị ứng. Một vài bé chẳng bao giờ bị ban tã dù tã không được thay thường xuyên, một số khác chỉ bị ban tã khi cảm lạnh hoặc nhiễm một loại virút nào đó.



Một số nguyên nhân khác gây ban tã


Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.


Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.


Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến ban tã.



Các cách đơn giản để tránh ban tã


Giữ cho phần da tiếp xúc với tã luôn khô ráo là mấu chốt để phòng tránh ban tã mặc dù như đã nói ở trên là không thể ngăn ngừa hoàn toàn ban tã.



Sử dụng ta Huggies cùng với 5 bước sau:


Thay tã càng sớm càng tốt mỗi tã ướt hay dơ.


Vệ sinh vùng sinh dục bé nhẹ nhàng và sạch sẽ đồng thời chờ đến khi khô mới cho bé mặc tã mới.


Thoa một lớp dầu mỏng bảo vệ da bé mỗi khi thay tã. Dầu chứa kẽm và dầu gan cá tuyết hoặc kẽm và dầu thầu dầu.


Đừng cột tã quá chặt vì như thế sẽ cản trở sự thông thoáng. Tã và quần áo cho bé nên đủ rộng để da bé có thể thở.


Khi bé bắt đầu ăn dặm, mỗi lần chỉ nên ăn một loại thực phẩm và chờ vài ngày xem có phản ứng dị ứng hay không.


Ta Huggies không khuyến khích dùng bột talc bởi vì nó có thể vào phổi của bé. Ngoài ra nó được biết đến là làm trầm trọng thêm tình trạng ban tã vì vậy nên sử dụng khăn lau cho bé.


Các triệu chứng của ban tã


Rất dễ dàng nhận biết ban tã. Dưới đây là các triệu chứng chính:


Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.


Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.


Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt


Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da


Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.