Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Rối loạn tiêu hoá, hăm và mẩn ngứa, chậm tăng cân là những dấu hiệu cho thấy con bạn không hợp (không dung nạp) với một số loại thực phẩm nào đó, nặng hơn là dị ứng thực phẩm – vấn đề mà đến cả người lớn chúng ta cũng rất khổ sở khi mắc phải.


Trẻ nhỏ cũng bị dị ứng thực phẩm?



Từ khi ra đời, bé Huy hầu như lúc nào cũng bị nổi mẩn đỏ trên da khiến bé ngứa ngáy và cố cào xước da đến mức chảy máu. Khi được mẹ cho bú sữa công thức lần đầu lúc 3 tháng tuổi, bé nôn trớ dữ dội và thở khó khăn. Huy được chẩn đoán dị ứng với sữa bò – vấn đề vốn ít gặp ở các bé bú mẹ mà chủ yếu là ở các bé bú sữa công thức. Sau khi được chỉ định chuyển sang loại sữa đặc biệt cho trẻ dị ứng đạm sữa, các triệu chứng trên đã dần biến mất.


Trường hợp như của bé Huy khá nghiêm trọng, nhưng không hiếm các bé phản ứng xấu với những gì bé ăn vào (hoặc những gì mẹ ăn vào nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn). Và các vấn đề liên quan đến tiêu hoá và dị ứng thực phẩm là một trong những mối lo phổ biến nhất của các bậc cha mẹ có con nhỏ.


Những “thủ phạm” thường gặp


Nếu con bạn thường xuyên gặp vấn đề về dạ dày (xì hơi, đau bụng, trướng bụng, tiêu chảy, gồng cứng hay nôn trớ, hay uống sữa bị sôi bụng) sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, bé có thể bị bất dung nạp thực phẩm – nghĩa là hệ tiêu hoá của bé không thể xử lý được loại thực phẩm này một cách bình thường. Khoảng 15% trẻ dưới 12 tháng tuổi gặp phải một loại bất dung nạp nào đó, và ở các mức độ rất khác nhau. Một số trẻ phải cần một lượng khá nhiều của một loại thực phẩm nào đó mới có thể gây nên phản ứng bất dung nạp, nhưng có bé chỉ cần một chút thức ăn này thôi cũng đã phải “lĩnh đủ” rồi. Một số bé chỉ gặp vấn đề này trong vài ngày, một số khác phải sống chung với nó lâu dài hơn.


Sữa bò


Sữa bò là loại thực phẩm khó dung nạp phổ biến nhất. Có đến 7% trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc tiêu hoá các loại đạm sữa. Nhiều phụ huynh nhầm lẫn tình trạng này với bất dung nạp đường lactose – tức cơ thể không có khả năng tiêu hoá đạm lactose trong sữa, vốn phổ biến ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành. Tình trạng bất dung nạp lactose hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, đôi khi là hiện tượng đi kèm tạm thời sau khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột và sẽ biến mất sau đó.


ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng cho biết, tình trạng uống sữa bị sôi bụng như vậy là bé đã mắc chứng bất dung nạp lactose trong sữa. Do cơ thể thiếu lactose là một loại enzym giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa nên khi ăn sữa bò (kể cả sữa không đường) cháu sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể nổi ban trên da.


Nếu con bạn tỏ ra khó chịu ở bụng hoặc quấy khóc sau bữa bú, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé, bác sĩ sẽ xác định liệu bé có bị bất dung nạp thực phẩm hay đang gặp một vấn đề nào khác. Có khá nhiều vấn đề khác nhau có cùng biểu hiện như trên. Nếu bé gặp vấn đề khi bú sữa công thức, nguyên nhân thường gặp có thể là do cách pha sữa không đúng tỉ lệ, nhiệt độ nước, chất lượng nước… Nếu bé sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn, bác sĩ sẽ xem xét chế độ ăn của mẹ liệu có chứa những thực phẩm dễ sinh khí thừa hay không. Ngoài ra, cho bé bú quá nhu cầu cần thiết cũng sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu tương tự.


Bắt đầu ăn dặm


Khi bé của bạn bắt đầu ăn dặm, bé có thể bất dung nạp thức ăn rõ ràng và nhiều hơn. Một số bé gặp khó khăn khi phải tiêu hoá gluten – loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì và lúa mạch. Bạn sẽ không phát hiện được điều này đến khi bé được 6-9 tháng tuổi và bắt đầu ăn nhiều ngũ cốc hơn. (Bệnh celiac – một thể mẫn cảm nghiêm trọng với gluten thường sẽ không thể hiện cho đến khi bé lớn hơn.) Một số bé còn không dung nạp được đường trái cây fructose và đường mía sucrose, nhưng khá hiếm.


Làm thế nào xác định đúng thủ phạm gây dị ứng cho bé?


Bác sĩ có thể đề nghị bạn loại bỏ một loại thực phẩm trong một thời gian để xác định thủ phạm gây phản ứng cho bé. Ngay cả nếu bé bất dung nạp một loại thực phẩm nào đó, điều đó cũng không có nghĩa là bé sẽ không bao giờ được ăn nó nữa. Chẳng hạn nếu phụ huynh cho biết bé thường quấy khóc và bị xì hơi sau khi ăn bí đỏ, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên cho bé thử ăn lại sau đó 8 tuần. Khi đó, đa số các trường hợp đã tự thích nghi được và bé sẽ không gặp vấn đề gì với món ăn này nữa.


Những vấn đề nghiêm trọng hơn


Khoảng 6% các bé bị dị ứng thực phẩm điển hình, tức là khi bé ăn một loại thực phẩm nào đó, hệ miễn dịch của bé sẽ phản ứng quá mức tạo nên các kháng thể dị ứng đối với loại thực phẩm đó. Khi bé ăn lại chúng, bé sẽ nhanh chóng phát triệu chứng dị ứng điển hình như ngứa, nổi mẩn, nôn trớ, tiêu chảy, và / hoặc khó thở. Các loại thực phẩm thường gây phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ gồm: sữa bò, trứng, các loại hạt, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, cá và các loài nhuyễn thể có vỏ (tôm, cua, sò, ốc). Bé được tiếp xúc với các thực phẩm này từ trước khi bắt đầu tập ăn; nếu bạn ăn bánh mì bơ đậu phộng, bé có thể tiếp xúc với nó qua sữa mẹ hoặc ngay từ làn da của bạn. Chính vì vậy, dị ứng thực phẩm đôi khi thể hiện rất sớm từ khi bé vẫn còn đang hoàn toàn bú mẹ.


Dấu hiệu của dị ứng


Một trong những dấu hiệu đầu tiên của dị ứng thực phẩm có thể là bệnh chàm eczema (hay còn gọi là lác sữa) gây mẩn đỏ và ngứa. Trên thực tế, có đến 40% số trẻ bị chàm nặng cũng đồng thời bị dị ứng thức ăn. Những triệu chứng khác bao gồm: nôn trớ, sổ mũi mãn tính, quấy khóc sau khi ăn, tiêu chảy, và vấn đề về tăng cân. Nếu bạn phát hiện máu tươi trong tã bẩn của bé, đó có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng dị ứng – một loại dị ứng sữa gây kích ứng đại tràng. Phản ứng dị ứng trầm trọng nhất là sốc phản vệ – một phản ứng sốc có thể gây tử vong. Nếu bé thở khó khăn, sưng lưỡi và khò khè, người đỏ hoặc tím tái, bạn phải đưa con đi cấp cứu ngay lập tức.


Phòng tránh và đẩy nhanh cơ chế dị ứng


Các bác sĩ có hai phác đồ chính để xác định các loại dị ứng. Họ có thể yêu cầu bạn loại bỏ từng loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của bé – hoặc của bạn, nếu bạn cho bé bú mẹ – để tìm ra loại thực phẩm có vấn đề. Một số bác sĩ còn yêu cầu thử dị ứng trên da bé bằng cách bôi chiết xuất protein của từng loại thực phẩm để xem loại nào làm cho da bé bị kích ứng hoặc nổi mẩn đỏ.


Nếu con bạn bú mẹ hoàn toàn và được chẩn đoán dị ứng, bạn sẽ phải cắt giảm các loại thực phẩm nguy cơ. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bé dùng loại sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ dị ứng với giá thành cao hơn đáng kể so với sữa bột bình thường. Nhưng hãy nhớ rằng, dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ có thể làm bạn rất mệt mỏi và thậm chí là rất đáng sợ, nhưng không nhất thiết chúng sẽ theo con bạn mãi. Nhiều bé sẽ tự khỏi dị ứng khi được 5 tuổi.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Điều đầu tiên con cần để phát triển đó chính là tình thương yêu, sự quan tâm của bố mẹ; nhưng để bé có thể phát triển kỹ năng toàn diện nhất, lành mạnh nhất, bố mẹ đừng chăm chút quá mà hãy cho con tự đối mặt với những thử thách vừa sức của bé, đồng thời dành thời gian chăm sóc cho chính mình.



Khuyến khích những thách thức mới


Bạn đừng làm khó con bằng cách để cho bé chơi những thứ đồ chơi hay trò chơi nằm ngoài khả năng của bé, vì khi không chơi được bé có thể trở nên bực tức cáu kỉnh hoặc nản chí; tuy nhiên một chút vật lộn mới giúp con học được những kỹ năng mới.


Đối mặt với một trò chơi không dễ dàng lắm, con bạn sẽ phải tìm ra nhiều cách để hoàn thành “nhiệm vụ”, trí não con phải hoạt động nhiều và phát triển hơn. Vậy nên, nếu con cố mở một cái hộp chẳng hạn, bố mẹ hãy kìm lại thôi thúc được làm giúp mà hãy để cho con cố gắng trước. Nếu con vẫn gặp khó khăn, bạn hãy chỉ cho bé thấy cách làm, nhưng sau đó trả lại cho bé chiếc hộp đã đóng nắp để bé tự thử lại lần nữa.


Chăm sóc cho bản thân


Hãy chắc chắn rằng bạn chăm sóc tốt cho chính mình, vì thật sự mà nói bố mẹ phải hạnh phúc thì mới có thể giúp con hạnh phúc. Hãy luyện tập thể dục thể thao cho cơ thể dẻo dai khỏe khoắn (đẩy xe cho con đi dạo cũng có thể coi là một hình thức vận động đó, đơn giản vậy thôi), ăn những thực phẩm lành mạnh, tranh thủ ngủ khi có thể… để bạn có đủ sức khỏe để chơi và  chăm sóc trẻ.


Nếu bạn cảm thấy kiệt sức, hãy tìm cách phân chia việc nhà và trách nhiệm chăm sóc em bé cái với chồng mình nhé, hoặc với những người thân, bạn bè mà bạn có thể tin cậy và nhờ trợ giúp. Cũng đừng quên thỉnh thoảng dành cho mình khoảng thời gian riêng tư – làm bố mẹ, đặc biệt là làm người chăm sóc chính cho con, là trách nhiệm cao cả gây khá nhiều mệt mỏi, nên bạn cần khoảng thời gian này để nạp lại năng lượng. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi đi kèm với cảm giác buồn chán, căng thẳng, nên tìm người tin cậy để trò chuyện và tìm cách giải tỏa. Những bố mẹ buồn chán hoặc căng thẳng sẽ khó mà đáp lại các nhu cầu của con một cách nhanh chóng và chính xác. Và bạn đừng ngượng ngùng, vì hầu hết phụ nữ đều trải qua tình trạng gọi là “baby blues” – hay rối loạn tâm lý sau khi sinh, thường kéo dài khoảng một tuần. Trầm cảm sau sinh là tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng cũng có thể chữa khỏi.


Nếu bạn cảm thấy buồn bã, lo âu cùng cực, không thể chăm sóc cho chính mình hoặc cho con, và những thứ thường khiến bạn vui nay không còn có tác dụng đó nữa… có thể bạn đã bị trầm cảm. Khi này, đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn để được chữa trị kịp thời.


Tìm nơi trông trẻ tốt


Nếu bạn đi làm và không thể chăm sóc bé vào ban ngày thì một nơi trông trẻ tốt, hay một người trông trẻ tốt là cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của con. Những người (hoặc dịch vụ) này sẽ thay bạn làm những điều tốt cho con khi bạn không ở bên. Dù đó là vú em, người thân, hay là ai khác thì người này cũng cần có kinh nghiệm, có trách nhiệm, có uy tín, yêu trẻ nhỏ và có đủ sức để giúp con bạn phát triển kỹ năng của mình.

Tình yêu thương là thứ vô hạn mà bố mẹ có thể cho con mình, thế nhưng vẫn là chưa đủ. Từ tình yêu thương ấy, bố mẹ còn cần làm nhiều việc đơn giản để có thể giúp con hình thành và phát triển kỹ năng cần thiết sau này.



Nói chuyện với con


Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thường được bố mẹ trò chuyện cùng khi còn bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn so với những trẻ không được giao tiếp bằng lời nhiều. Bạn thậm chí có thể bắt đầu làm điều này cho con ngay từ khi mang thai – đây cũng là một cách tốt để giúp cho sự kết nối giữa bố mẹ với con trở nên khăng khít hơn.


Sau khi con chào đời, bạn hãy nói chuyện với bé khi cho bé bú, thay tã, tắm trẻ sơ sinh… Và con bạn sẽ đáp lại tốt hơn khi biết những lời nói đó là dành cho mình, vậy nên hãy nhìn con khi bạn nói. Đừng lo lắng về việc bạn phải nói gì uyên thâm sâu sắc, chỉ cần mô tả lại những việc mà bạn đang làm, chẳng hạn như: “Mẹ mở nước ấm vào bồn để tắm cho bé nha.”


Các bố mẹ thường tự nhiên dùng giọng con nít và sử dụng những cách diễn đạt đơn giản với giọng cao hơn bình thường. Làm như vậy có thể giúp cho con bạn dễ tiếp nhận ngôn ngữ khi bé còn nhỏ, nhưng khi con đã lớn hơn một chút thì hãy bỏ kiểu nói chuyện này để con có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho tốt.


Đọc sách truyện cho con


Đọc lớn cho con nghe là một trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp con mình xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng của bé và cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ khác. Các chuyên gia nói rằng kể cả những em bé sơ sinh cũng thích nghe truyện, vậy nên hãy nhớ ngày nào cũng đọc cho con nghe nhé.


Kích thích tất cả các giác quan của con


Con bạn nên được tiếp xúc để học được về người, nơi chốn và các sự vật, mỗi một tương tác mới đều sẽ cho bé thêm thông tin về thế giới và nơi mà bé thuộc về. Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đa dạng và phong phú, được cho tiếp xúc với nhiều trải nghiệm mới kích thích các giác quan của bé, sẽ có hoạt động não tích cực hơn, mạnh mẽ hơn so với những bé lớn lên mà không được kích thích các giác quan phù hợp.


Tuy nhiên, điều gì cũng có giới hạn của nó nên đừng “dội bom” con suốt 24 tiếng một ngày, hoặc cố tác động đến tất cả các giác quan của bé cùng lúc. Ngoài ra, hãy lưu ý đến lời khuyên của bác sỹ, không để con tiếp xúc với TV hay các loại màn hình máy tính cho đến khi bé được 2 tuổi.


Ngay cả những hoạt động thường ngày đơn giản nhất cũng có thể kích thích trí não con phát triển. Chẳng hạn như với các món đồ chơi, trò chơi, bạn hãy cho con nhiều loại đồ chơi có hình dạng khác nhau, chất liệu, màu sắc, âm thanh, khối lượng cũng khác nhau. Hãy chơi những trò chơi tương tác như là ú òa, vỗ tay, đi dạo, đi mua sắm cùng nhau, để con được gặp gỡ những người mới mẻ. Bạn cũng hãy tìm hiểu về tác động của âm nhạc đến sự phát triển của bé qua các giai đoạn khác nhau, thường xuyên hát, hát ru cho bé.


Không chỉ cho con ra ngoài mà ngay tại nhà, bạn cũng cần chuẩn bị không gian cho con bò, đi chững… để phát triển các cơ khỏe mạnh, luyện tập giữ thăng bằng tốt và khả năng phối hợp cơ thể. Điều quan trọng nhất đối với không gian này là sự an toàn, để con bạn có thể thỏa sức khám phá mà không liên tục bị nghe những câu “Không! Không được!”


Vậy nên tốt nhất là ngay từ trước khi con chào đời, bạn hãy biến ngôi nhà của mình trở thành nơi an toàn cho con, lắp cửa chắn, lắp nắp che ổ điện, cất những thứ đồ có thể gây nguy hiểm hoặc đồ quý giá ra ngoài tầm với của bé… Ví dụ như ở trong bếp, bạn hãy lắp khóa tất cả các ngăn tủ, trừ một ngăn cho con khám phá, trong đó để những chiếc bát nhựa, cốc lường, muỗng gỗ, xoong nồi mà bé có thể cho chơi thật an toàn.

Tôi muốn tăng cân nhưng cứ uống sữa xong thì hay bị đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân tại sao?


Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Sữa chứa nhiều dinh dưỡng không chỉ tốt cho trẻ em mà cần thiết cho người lớn, người già. Hiện tượng uống sữa bị đau bụng làm cho cơ thể mất đi khả năng uống sữa đồng nghĩa với việc đã bỏ qua một dưỡng chất thiết yếu. Vậy đâu là nguyên nhân?



Uống sữa bị đau bụng có 2 khả năng :


Trong sữa có đường lactose, nếu ruột non của bạn không có men latase để “cắt” lactose thành đường glucose thì ruột lập tức có phản ứng theo kiểu “đánh đuổi” kẻ lạ ra khỏi lãnh địa của mình: bụng sôi ọc ọc, đau quặn và đi cầu ra hết.


Còn lý do thứ hai là từ nhỏ bạn không được uống sữa, nay vì suy dinh dưỡng nên bắt đầu “nạp” sữa vào trong khi dây chuyền chuyển hóa đường lactose để lâu quá đã bị gỉ sét, không vận hành được.


Lý do thứ ba là theo Đông y, hệ thống tỳ vị của bạn bị suy giảm, không có khả năng tiếp nhận, tiêu hóa thực phẩm. Nếu vì lý do này thì uống thuốc Đông y kiện tỳ vị sẽ ổn ngay. Còn một lý do nữa là có thể bạn có bệnh ở dạ dày hoặc ruột, nếu vì lý donày bạn phải đi nội soi tìm ra nguyên nhân mới mong chữa trị triệt để được. Chẳng hạn bị viêm dạ dày cấp, viêm tá tràng cũng gây phản ứng với sữa kiểu này. Đó là chưa kể chất lượng sữa trên thị trường của ta đang có vấn đề (melamin, hàm lượng protein thấp…)


Sau khi đã loại các nguyên nhân rồi mà uống sữa vẫn bị đau bụng thì còn một cách là bạn làm sữa chua mà ăn. Cùng khối lượng định uống bạn mua một hũ sữa chua Vinamilk gầy men, biến chúng thành sữa chua. Các men trong sữa chua đã biến chúng thành dạng dễ tiêu hóa rồi. Nếu cơ thể bạn vẫn chưa chịu dung nạp vì thể tạng bạn “hàn” thì bạn nên uống thêm mỗi ngày 1 ly nước gừng dưới dạng trà gừng hay nấu nước gừng làm cho toàn thân ấm rồi hãy uống sữa.


Trước đây, những người không tiêu hóa được đường lactose được khuyến cáo nên tránh uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và nhiều khoáng chất như canxi và vitamin D, cần thiết cho sức khoẻ của trẻ em và cả người trưởng thành, đặc biệt tốt cho xương.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa không đường lactose – Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Có lẽ hầu hết chúng ta đều mong muốn được dùng một sản phẩm thực sự được gọi là sữa vì sữa là thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mỗi người bởi những tác dụng đặc biệt của nó.



Có hiện tượng uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy là do cơ thể tạm thời mất đi men lactose để tiêu hóa đường lactose (gốc đường rất tốt vốn có tự nhiên trong sữa). Khắc phục điều này không khó, có thể tập dần bằng cách chỉ uống sữa sau bữa ăn khoảng 30 phút, bắt đầu với một lượng sữa nhỏ (1/2 ly) rồi tăng dần lượng sữa qua từng ngày, sau khoảng từ 3 – 7 ngày là cơ thể sẽ thích nghi được với loại đường này, khi đó sẽ không còn hiện tượng đau bụng, đi ngoài. Đồng thời, khi men lactose đã được phục hồi trong cơ thể, điều này giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa thức ăn hơn.


Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột… dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, có thể gây mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu, đau bụng.


Nhiều trường hợp do không tiêu hoá được vì thiếu men lactase dẫn đến tình trạng quấy khóc, nôn trớ ở trẻ em, làm trẻ kém hấp thu, lâu ngày sẽ chậm phát triển. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.


Uống sữa bị sôi bụng, tiêu chảy là triệu chứng thường gặp của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau


Giải pháp cho người bất dung nạp lactose


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – không Lactoza, mẹ có thể yên tâm cho bé uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

“Sữa là một thức ăn ngon và bổ nhưng không hiểu sao cơ thể tôi lại không chịu. Chỉ cần uống một cốc sữa là tôi bị đau bụng tiêu chảy, tại sao vậy”.



Hiện tượng uống sữa bị đau bụng không phải chỉ xảy ra với bạn mà còn xảy ra với rất nhiều người. Qua thống kê, người ta nhận thấy có một phần khá lớn dân số trưởng thành trên thế giới, trong đó có vùng Đông Nam Á, không tiêu hóa được dễ dàng đường lactose của sữa vì cơ thể thiếu enzym tiêu hóa chất đường này.


ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng cho biết, tình trạng uống sữa bị đau bụng như vậy là bạn đã mắc chứng bất dung nạp lactose trong sữa. Do cơ thể thiếu lactose là một loại enzym giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa nên khi ăn sữa bò (kể cả sữa không đường) cháu sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể nổi ban trên da.


Triệu chứng này cũng rất hay gặp ở trẻ em  và người lớn sinh sống ở vùng nông thôn, nơi người dân tiêu thụ ít các chế phẩm chứa đường lactose (sữa và các chế phẩm làm từ sữa) nên tuyến tiết enzym lactase bị teo, gây ra hiện tượng bất dung nạp lactose. Đối với cháu, nên uống sữa khi đã ăn bữa chiều và bữa tối, coi đó là bữa phụ thì không còn hiện tượng đó nữa.


Vì vậy, nhiều người uống sữa bị đau bụng hoặc lập tức bị tiêu chảy hoặc một số rối loạn tiêu hóa khác. Tuy nhiên, có những dân tộc do có nghề chăn nuôi phát triển và tập quán ăn sữa lâu đời nên cơ thể vẫn dung nạp tốt loại đường này.


Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactose cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Dinh dưỡng mang thai tháng thứ 1


Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá,..



Tháng thứ 2


Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Nếu bạn nghén thì nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn và cũng đừng quá lo lắng khi bạn chưa uống được sữa bà bầu vì giai đoạn này chưa cần quá nhiều dưỡng chất để nuôi thai nhi. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bằng cách ăn nhiều hoa quả. Thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…


Tháng thứ 3


Tháng thứ ba thích hợp với việc ăn canh gà trống và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


Tháng thứ 4


Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.


- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.


- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…


- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.


- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…


- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit  folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.


- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.


- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…


- Vitamin C:  Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …


- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.


- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.


Tháng thứ 5


Thai ở tháng thứ 5, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ví dụ: ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo.


 


Mang thai tháng thứ 6


Thai phụ cần đề phòng thiếu canxi và sắt. Ở tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ.


Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết. Trong các loại rau như: cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả…


Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.


Tháng thứ 7


- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.


- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…


- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


Tháng thứ 8


- Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.


- Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.


- Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.


- Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm… Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.


Tháng thứ 9


Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…


- Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.


- Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.


- Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.


- Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.


- Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.