Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Món bánh flan làm không khó, nguyên liệu cũng rất đơn giản, nhưng làm sao để có được món bánh mịn màng, mềm thơm và béo ngậy thì không phải ai cũng biết! Cùng tham khảo công thức cách làm bánh flan thơm ngon và cũng cực đơn giản dưới đây.


Nguyên liệu làm bánh flan gồm có:


- 6 quả trứng


- 600ml sữa tươi


- 120gr đường


- 1 ống vani


Làm caramen:


Cho đường và nước vào nồi rồi để lên bếp đun đến khi đường tan.


Đun thêm từ 8 đến 10 phút nữa tới khi đường chuyển màu nâu cánh gián thì tắt bếp.


Tráng đều đáy khuôn bằng lớp caramen này. Sau đó để khuôn vào chỗ mát cho caramen đông cứng lại.


Đập 6 quả trứng vào bát, dùng đũa đánh đều theo chiều kim đồng hồ.


Cho hỗn hợp sữa và đường vào nồi, đun trên bếp để sữa nóng già, chuẩn bị sôi thì tắt bếp. Đổ sữa nóng vào trứng, đánh đều lên.


Sau khi thấy hỗn hợp trứng và sữa quyện vào nhau thì dùng rây để lọc hết lòng trắng, bỏ đi.


Đổ hỗn hợp bạn vừa lọc vào các cốc đã có sẵn caramen.


Hấp bánh:


Nồi hấp đổ sẵn nước, đun sôi.


Xếp các cốc bánh flan vào nồi.


Phía bên trên nồi hấp bạn dùng một tờ báo lớn phủ kín để tránh làm hơi nước rỏ vào bánh khi hấp, sau đó đậy nắp nồi lại.


Bật lửa thật nhỏ, thỉnh thoảng nhớ dùng khăn lau nước đọng trên nắp nồi.


Hấp chừng 30 đến 40 phút, nhìn bánh đặc lại là được.


Nếu có lò nướng bạn nướng cách thủy, không cần hấp. Xếp từng cốc bánh vào khay sâu lòng, rồi rót nước nóng già vào khay sao cho mực nước cao khoảng 1/2 khuôn, sau đó cho cả khay vào lò, vặn nhiệt độ 160ºC, nướng cách thủy khoảng 35 phút.


Khi ăn, dùng dao nhọn lách quanh thành khuôn rồi úp bánh ra đĩa.


Chúc các mẹ thành công với món bánh flan nổi tiếng này nhé!

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Vừa đầy đủ dinh dưỡng lại vừa thơm ngon dễ ăn – những món nui này không chỉ chinh phục các bé mà cả các thành viên khác trong gia đình bạn cũng sẽ thích lắm đấy! Cùng vào bếp và trổ tài làm nui nấu thịt viên rau củ và Nui xào bò cho cả gia đình nhé!


Thực đơn cho bé: Nui nấu thịt viên rau củ


- 1 gói nui gạo – 2 củ cà rốt – 700gr xương và sườn heo – 150gr thịt nạc xay – 1 lọn miến – Nước mắm – Muối – đường – Hành lá – Hành khô – Tỏi phi hoặc hành phi


Xương và sườnheo rửa sạch với nước muối pha loãng, trụng sơ xương qua nước sôi rồirửa lại cho thật sạch; sau đó đổ nước lạnh ngập mặt xương, đun sôi và vặn nhỏ lửa,hầm xương mềm.


Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.Cà rốt cạo vỏ, thái khoanh tròn. Khi xương hầm hơi nhừ bạn đổ cà rốt vào nồi xương hầm, thỉnh thoảng hớt bọt cho nước được trong.


Miến ngâm vào thố nước lạnh cho mềm rồi để ráo, dùng kéo cắt thành từng khúc ngắn.Thịt nạc xay trộn lẫn với 2 thìa nhỏ muối, tiêu, miến, hành khô thái nhỏ và ít hành lá.


Nui gạo luộc chín, đổ ra thố.


Nêm 2 thìa canh nước mắm, nửa thìa nhỏ đường, 2 thìa nhỏ muối vào nồi nước hầm xương,đun sôi và nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Dùng thìa múc từng viên hỗn hợp thịt nạc xay cho vào nồi xương, đợi thịt chín thìtắt bếp


Múc vào bát ít nui gạo, thêm cà rốt, 1 miếng sườn và vài viên thịt nạc xay.Chan nước dùng, bên trên rắc ít hành lá và tỏi phi thơm tùy thích.


 


Bé nhà mình rất thích những món nước như bún, phở; thỉnh thoảng mình lại đổi món cho bé bằng cáchhầm xương nấu với nui gạo, thêm cà rốt và thịt nạc xay trộn với miến. Mình thường ninh thịt và luộc nui từ tối hôm trước, sáng hôm sau trộn thịt nạc xay, nấu sôi lại là có bát nuithơm ngonnóng hổi cho bé ăn sáng trước khi đi học. Món này không chỉ bé mà các thành viên khác trong gia đình mình cũng rất thích bởi vị ngọt thanh dễ ăn của nó


Nui xào bò


Cuộc sống bận rộn, các gia đình ít chú trọng bữa điểm tâm đủ chất dinh dưỡng. Xin giới thiệu với quý vị cách làm món nui xào bò rất đơn giản, ít tốn thời gian và rất ngon.


Nguyên liệu:


300 g nui ống


300 g thịt bò, cắt miếng mỏng


1/2 hộp cà chua paste


2 tép tỏi, bằm nhuyễn


1 củ hành tây, cắt miếng mỏng


5 nhánh hành lá, cắt khúc


2 trái cà chua, cắt miếng mỏng


1 nhánh xà lách, rửa sạch


Gia vị:


3 muỗng cà phê hạt nêm từ


½ muỗng cà phê tiêu xay


4 muỗng canh dầu ăn


Ăn kèm: Nước tương, ớt


Thực hiện:


- Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm và 2 thìa dầu ăn, ¼ muỗng cà phê tiêu xay, 2 tép tỏi bằm. Để cho thấm.


- Đun sôi nước lạnh cho dầu ăn và nui vào luộc chín. Vớt nui ra khỏi nồi, làm nguội bằng nước lạnh.


- Xào nui với 2/3 hộp tương cà chua.


- Xào hành tây, hành lá với thịt bò cho thơm.


- Cho nui vào đảo đều với thịt bò hành tây, nêm với 2 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa ăn.


- Múc nui xào bò vào dĩa, trang trí với xà lách, cà chua. Dùng nóng với nước tương và ớt.

Chăm sóc em bé trong bụng một cách tự nhiên bằng cách bảo đảm bé có được những gì mình cần trước tiên từ dinh dưỡng của người mẹ. Một người mẹ không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai để đáp ứng cả nhu cầu của mình và của con mình,em bé sẽ là người thiệt thòi trước tiên. Vì tất cả chúng ta đều biết mẹ ăn gì thì bé sẽ ăn nấy.


Nhu cầu dinh dưỡng tổng thể của người mẹ khi mang thai cao hơn so với các thời điểm khác, vì vậy bạn cần phải đảm bảo thức ăn của bạn phải có lượng dinh dưỡng cao. Điều này không có nghĩa là chỉ cần tăng lượng calorie trong khẩu phẩn ăn của bạn là đủ. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp 5 món ăn dinh dưỡng nên có trong thực đơn cho bà bầu:


Cháo cá chép


Nguyên liệu


- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg.


- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.


- 1 nắm gạo nếp.


- Gia vị, mì chính, hạt nêm.


- 4 củ hành khô.


- Lá ngải tươi.


- Rau mùi ta, thì là.


Hướng dẫn


Bước 1: Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu) rửa sạch khu vực mang cá.


Bước 2: Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.


Bước 3: Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.


Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:


Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.


Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh): 4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.


Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể


Nguyên liệu


- Trứng ngỗng: 1 quả


- Nấm đùi gà: 200g


- 100g thịt heo băm nhuyễn


- ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn


Cách làm trứng ngỗng chiên nấm đùi gà


Bước 1: Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm.


- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu.


- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút.


Bước 2:  Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi nhấc xuống.


Bước 3: Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn.


Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.


Cháo lươn


Nguyên liệu


- 300g lươn tươi sống.


- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp.


- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà).


- Gia vị, hạt nêm.


- Hành khô 3 củ.


- Mùi ta, thì là, rau răm.


 


Hướng dẫn nấu Cháo lươn


Bước 1: Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.


-Bước 2: Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép)


Bước 3: Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều.


Bước 4: Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.


Gà ác tiềm thuốc bắc


Nguyên liệu


- Một con gà ác, không cắt tiết, làm sạch, để ráo nước.


- 10 g hoài sơn


- 10 g sinh địa


- 10 g củ sâm


- 10 g táo tàu.


- 1 quả dừa tươi


- 1 thìa nước mắm


Hướng dẫn


Bước 1: Ngâm các vị thuốc bắc vào nước cho nở


Bước 2: Cho gà vào thố, rải thuốc bắc xung quanh


Bước 3: Đổ nước dừa tươi vào, lưu ý nước phải ngập mặt gà


Bước 4: Chuẩn bị nồi, cho thố gà vào hấp cách thủy


Bước 5: Có thể hấp trực tiếp với lửa riu riu cho gà mềm và thấm vị thuốc.


Salad Nga


Nguyên liệu


Khoai tây: 4 củ.


Cà rốt: 2 củ.


Trứng: 3 quả.


Ngô hột: 1 hộp.


Dưa chuột muối: 10 quả.


Quả oliu trong hộp: 10 quả.


Táo xanh: 1 quả.


Xúc xích: 200 gram.


Mùi tây: vài nhánh.


Thì là: vài nhánh.


 


Hướng dẫn


Khoai tây, cà rốt, trứng rửa sạch, luộc chín rồi để nguội và bóc vỏ.


Không nên gọt vỏ khoai tây cà rốt, cắt hạt lựu rồi luộc. Làm như vậy salad sẽ có hình dạng vuông vắn và đẹp mắt hơn nhưng bị mất rất nhiều vitamin từ vỏ khoai tây, cà rốt.


Khoai tây, cà rốt, xúc xích thái hạt lựu.


Trứng: tách lòng đỏ và lòng trắng riêng. Phần lòng trắng thái hạt lựu. Lòng đỏ để nguyên đến trước khi trộn mayonnaise thì bóp nhuyễn. Ngô cho ra khỏi hộp, để thật ráo nước.


Táo xanh, thì là, mùi tây: rửa sạch.


Táo xanh thái hạt lựu. Mùi tây, thì là thái nhỏ.


Không nên gọt vỏ táo xanh vì vitamin trên vỏ táo rất nhiều. Ví lí do an toàn thực phẩm thì có thể gọt vỏ táo.


Quả oliu cắt làm 4.


Dưa chuột muối thái hạt lựu.


Trộn hỗn hợp rau quả với mayonnaise trước khi ăn khoảng 2-3 tiếng và bảo quản lạnh.


Tốt nhất nên đeo bao tay nilong chuyên dụng để trộn salad, nếu không có bao tay thì dùng đũa, đảo đều và nhẹ tay.

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Bạn đang nhận thấy những dấu hiệu có thai và muốn biết thêm về những triệu chứng hay sự phát triển của thai nhi? Hãy chú ý thật kỹ vào cơ thể. Nồng độ nội tiết tăng lên ngay khi trứng được thụ tinh lập tức làm cho cơ thể bạn có những thay đổi khó nhận biết trước khi bạn có thể phát hiện ra qua que thử thai.


Một số người có thể bị đau hoặc căng tức bầu ngực, giống như sắp đến kỳ kinh, vì thế những dấu hiệu mang thai này cũng chỉ là những dự đoán cho đến khi được kiểm tra bằng que thử thai một cách chính xác. Nếu kỳ kinh nguyệt không đến như thường lệ và bạn có các dấu hiệu dưới đây, đó có thể là sự báo hiệu cho một thai kỳ.


Căng tức bầu ngực


Đây thường là dấu hiệu nhận biết có thai thường thấy nhất, các mô cơ ở ngực rất dễ bị tác động bởi các hormone. khi các hormone steroid (hormone được sản sinh từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt) và hormone từ nhau thai bắt đầu tiết ra nhiều trong cơ thể sau khi trứng được thụ tinh làm gia tăng lượng máu trong cơ thể và làm cho ngực bạn căng lên, bạn sẽ cảm thấy đôi bầu ngực của mình nặng hơn bình thường.


Khó chịu


Có thể bạn cảm thấy khó chịu giống như trong thời kỳ kinh nguyệt, nhưng thực ra, sự khó chịu này là do trứng làm tổ – khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung. Tử cung của bạn có thể bị giãn ra một chút (làm xuất hiện các cơn co thắt) để chuẩn bị cho sự mở rộng tối đa vào chín tháng sau đó. Nhức đầu, mệt mỏi và khó chịu là những triệu chứng có thai thông thường nhưng dễ bị nhầm lẫn với hội chứng tiền kinh nguyệt.


Ra máu


Rất nhiều phụ nữ thường lầm tưởng rằng ra một ít máu là dấu hiệu của một kỳ kinh mới, nhưng khoảng 25 phần trăm người sẽ xuất hiện vài giọt máu trong suốt thời kỳ trứng bám vào thành tử cung. Nếu bạn thấy rằng “kỳ kinh” của mình hình như ngắn hơn bình thường thì đã đến lúc bạn phải thử thai rồi đấy.


Mệt mỏi


Bạn sẽ thấy mệt, và có cảm giác như thế này: nếu bạn luôn thấy buồn ngủ khi làm việc, hoặc nếu bạn thấy quá mệt mỏi để có thể tiếp tục những sinh hoạt thường ngày như đến phòng tập thể dục thì đó có thể là những dấu hiệu cơ thể bạn đang thích nghi với một sinh linh bé bỏng mới. Goist cũng nói thêm: “thậm chí trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ – trong vòng 2 tuần sau khi giao hợp – con bạn đã đang bắt đầu sử dụng tiêu thụ năng lượng của bạn rồi. Năng lượng dự trữ trong cơ thể bạn cũng sẽ được dùng hết nhanh chóng.


Quầng vú sẫm màu


Ngực của phụ nữ có gì khác trong thời kỳ này? Các hormone được tiết ra khi mang thai cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào hắc tố ở núm vú chịu trách nhiệm về màu sắc của chúng.


Buồn nôn


Chứng buồn nôn – ảnh hưởng tới 85 phần trăm phụ nữ mang thai – thường xảy ra sau vài tuần lễ, nhưng có một số chị em có thể phải chịu đựng chứng bệnh tế nhị này rất sớm. Nhiều người nói rằng họ đột ngột nôn ra trong khi đang đọc sách trên xe hơi hoặc luôn bị say trong suốt chuyến bay.


Đầy bụng


Bạn không thể kéo được dây kéo chiếc quần jean bó bạn vẫn thường mặc lên? Lượng hormone steroid tăng lên sẽ làm giảm chức năng của hệ tiêu hoá và có thể làm cho dạ dày của bạn phình to hơn bình thường. Hiên tượng này cũng xảy ra trong suốt thời gian bạn sắp có kinh, nhưng nó cũng sẽ chấm dứt khi bạn đến kỳ kinh, vì nó làm cho lượng hormone steroid giảm đi. Nhưng nếu bạn vẫn không hết đầy bụng, và bạn cũng không thấy kỳ kinh đến thì nên thử thai và đợi cho tới khi vạch que thử chuyển sang màu hồng.


Đi tiểu nhiều hơn bình thường


Bạn phải vào nhà vệ sinh nhiều lần là kết quả của việc thận của bạn phải làm việc tăng tốc, chúng phải tống các chất thải ra ngoài nhiều hơn trong suốt thời kỳ mang thai (bạn cũng sẽ gặp hiện tượng này vào thời kỳ cuối của thai kỳ, nhưng khi đó là do tử cung quá lớn của bạn đè chèn lên bàng quang.


Thèm ăn


Ở giai đoạn này, bạn có thể ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột hơn là rau dưa. Lúc này, cơ thể mệt mỏi của bạn đòi hỏi một lượng lớn carbon vì chúng dễ chuyển hoá hơn, sinh ra nhiều năng lượng hơn.


Nhức đầu


Gia tăng lượng máu trong cơ thể có thể làm cho mạch đập nhanh hơn bình thường và bạn sẽ cảm thấy hơi nhức đầu trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nhưng tình trạng này sẽ kết thúc khi cơ thể bạn thích nghi được với lượng hormone cao.


Táo bón


Các loại hormone gây ra chứng đầy bụng cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. vì cơ quan tiêu hoá của bạn không làm việc tốt như trước nên thức ăn không thể đi qua nhanh được. Triệu chứng này có khả năng giảm đi hoặc có thể tăng thêm trong quá trình phát triển của thai nhi.


Thay đổi tính tình


Vì lượng hormone nhau thai gia tăng, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, ngoài ra còn cộng thêm chứng nhức đầu, sưng phù, táo bón, và đau ngực. Đó là lý do bạn sẽ luôn ở trong tình trạng ủ rũ.


Nhiệt độ cơ thể


Đo thân nhiệt – đo nhiệt độ ở miệng trước vào buổi sáng- thường được áp dụng để chỉ ra thời điểm trứng rụng. Thường thì thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn nửa độ hoặc nhiều hơn khi có một trứng rụng và duy trì mức nhiệt độ đó cho tới kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu bạn theo dõi thân nhiệt của bạn và thấy rằng nó không giảm trong hơn hai tuần lễ, đây cũng là một dấu hiệu có thai phổ biến. Nếu bạn đo bằng một nhiệt kế tự động đặc biệt sẽ chính xác hơn nhiệt kế bình thường.

Nui xào trứng sốt cà


Nui xào là một món ăn vừa dễ làm mà lại cực ngon miệng. Nui xào cũng rất dễ kết hợp nguyên liệu: bạn có thể xào nui theo phong cách Ý với sốt cà chua và lá húng quế, hay đổi kiểu với nui xào thịt bò tương ớt hoặc xào với rau củ chay.


Cách làm món nui xào trứng sốt cà:


- Luộc chín nui, để ráo nước. Cắt măng tây thành từng khúc khoảng 5cm, cắt cà chua thành miếng nhỏ.


- Xào măng tây với một chút muối và tiêu vào xào trong 4-5 phút, đến khi măng hơi chuyển màu nâu thì gắp ra để riêng.


- Cho cà chua vào chảo, vặn lửa nhỏ rồi đảo đều tay trong 8-9 phút. Sau đó, từ từ cho trứng gà vào, tiếp tục đảo. Chú ý ở bước này, bạn vặn lửa thật nhỏ để trứng và cà chua thành hỗn hợp sốt, nếu để lửa to, trứng sẽ nhanh chín và không trộn được với cà chua. Lần lượt thêm măng tây và nui vào, rắc thêm một ít phô mai Parmesan, đổ vào một chút nước nếu nui hơi khô.


Nui xào bò


Nui xào bò là món ăn ngon thường nấu cho bữa sáng. Cách làm nui xào bò không khó với những bà nội trợ, nhưng làm sao để nấu được ngon, thịt bò không bị dai là điều không phải ai cũng làm được. Chúng ta cùng học cách chế biến món ăn ngon này nhé.


Nguyên liệu:


- 300 g nui ống; 300 g thịt bò, cắt miếng mỏng; 1/2 hộp cà chua paste; 2 tép tỏi, bằm nhuyễn; 1 củ hành tây, cắt miếng mỏng; 5 nhánh hành lá, cắt khúc; 2 trái cà chua, cắt miếng mỏng; 1 nhánh xà lách, rửa sạch.


- Gia vị: 3 muỗng cà phê hạt nêm từ; ½ muỗng cà phê tiêu xay; 4 muỗng canh dầu ăn.


- Ăn kèm: Nước tương, ớt.


Cách làm:


- Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm và 2 thìa dầu ăn, ¼ muỗng cà phê tiêu xay, 2 tép tỏi bằm. Để cho thấm.


- Đun sôi nước lạnh cho dầu ăn và nui vào luộc chín. Vớt nui ra khỏi nồi, làm nguội bằng nước lạnh.


- Xào nui với 2/3 hộp tương cà chua.


- Xào hành tây, hành lá với thịt bò cho thơm.


- Cho nui vào đảo đều với thịt bò hành tây, nêm với 2 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa ăn.


- Múc nui xào bò vào dĩa, trang trí với xà lách, cà chua. Dùng nóng với nước tương và ớt.


nui xào thịt bò


Nguyên liệu


250g thịt bò xay nhuyễn, 150g nui, 1 củ hành tây băm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 củ cà rốt băm, 5g ngò rí cắt nhỏ, 1 hộp xốt cà chua, 120ml sữa tươi, 100g bột bánh mì khô, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 50g bơ lạt (hoặc 2 thìa súp dầu ăn).


Hướng dẫn


Bước 1: Trộn thịt bò với hành tây, tỏi, cà rốt, ngò, bột bánh mì khô, muối, đường, viên thành 15 viên nhỏ.


Bước 2: Cho cà chua, sữa tươi và 250ml nước vào nồi nấu sôi, thả thịt bò đã viên vào, nấu nhỏ lửa khoảng 20 phút là chín.


Bước 3: Nui luộc chín, vớt ra, xốc với bơ cho thơm, trút ra tô hay đĩa sâu lòng, cho thịt bò và nước súp lên, rắc ít ngò cho đẹp. Có thể chọn bất cứ loại nui nào mà bé thích, trừ nui ngôi sao vì nhỏ quá, làm món này không ngon. Nếu bé không quen ăn bơ, có thể thay bằng dầu ăn khi trộn nui.

Khi bé bắt đầu tập ăn là một bước chuyển tiếp thú vị đối với quá trình nuôi dưỡng con cái của bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Từ đây rất nhiều thắc mắc và những mối quan tâm mới mẻ về việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn ăn dặm cũng bắt đầu phát sinh.


Các loại thực phẩm gây dị ứng


Hãy cho con trẻ có thời gian từ từ thích nghi với từng loại thức ăn. Không nên cho bé ăn một lần quá nhiều loại vì rất có thể đó cũng là một nguyên nhân gây nên những phản ứng nghiêm trọng cho bé.


Vấn đề chính không nằm ở loại thức ăn mới hay cách bạn thử cho bé ăn. Điều quan trọng ở đây là những thực phẩm bạn đang cho bé ăn phải tốt và đảm bảo cân đối dinh dưỡng. Nhiều bác sĩ nhi khoa quan tâm đến những phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng với đậu phộng và sò hến vẫn đề nghị nên tiếp tục không cho trẻ ăn các loại thức ăn này cho đến khi trẻ được đến 3 tuổi.


Họ khuyến cáo rằng: Không nên cho trẻ dưới một tuổi uống sữa bò nguyên chất là bởi lượng protein trong loại sữa này có thể ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ. Tuy nhiên, yogurt và phô mai lại tốt, vì hàm lượng protein trong các sản phẩm bơ sữa này vừa đủ thấp và ít gây ra những vấn đề về dạ dày.


Các bậc cha mẹ dù đã nghe đến tác dụng tuyệt vời của mật ong nhưng cũng nên kiên nhẫn đợi đến ít nhất là 1 năm hay theo một các nhà chuyên môn là 2 năm để thử cho bé ăn loại thực phẩm này, vì mật vốn là tác nhân gây ra chứng bệnh nghiêm trọng tiềm tàng gọi là ngộ độc thịt ở trẻ


8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất


Theo thống kê của các bác sĩ dinh dưỡng, hơn 160 loại thức ăn có khả năng gây dị ứng, nhưng 8 loại và nhóm thức ăn sau đây mới chính là thủ phạm của 90% các trường hợp dị ứng thức ăn mà phần nhiều các mẹ vẫn sử dụng trong thực đơn ăn dặm của bé.


Sữa


Trứng


Đậu phộng (lạc)


Hạt (hạt óc chó hoặc hạt hạnh nhân)


Cá


Sò, hến


Nước tương


Lúa mì


Những triệu chứng dị ứng thức ăn cần quan sát ở bé


Những triệu chứng dị ứng thức ăn thường xuất hiện ngay sau khi ăn chỉ trong vòng một vài phút đến vài giờ đồng hồ. Nếu bạn đang thử cho bé của mình ăn một loại thức ăn mới, hãy để mắt đến những triệu chứng sau:


Da ửng đỏ hoặc phát ban


Khuôn mặt, lưỡi, hoặc môi sưng lên


Ho hoặc thở khò khè


Ói mửa, tiêu chảy


Khó thở


Lơ mơ, mất tỉnh táo


Xử lý dị ứng thức ăn ở trẻ


Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trừ phi có một tiền sử nghiêm trọng về dị ứng thực phẩm trong gia đình, còn lại việc thử cho bé ăn dặm sau 6 tháng tuổi là lý tưởng nhất bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé cũng đã dần hoàn thiện. Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi mẹ cũng nên lưu ý là những thức ăn mềm, say nhuyễn và đậm đặc dần lên sau đó.


Dị ứng nghiêm trọng: Khi gặp những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng cần gọi ngay cho cấp cứu bởi vì các phản ứng trầm trọng là con đường nhanh nhất dẫn đến tử vong.


Dị ứng thức ăn nhẹ: Nếu bạn gặp những triệu chứng dị ứng nhẹ, chẳng hạn như chỉ phát ban, ngứa…hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa để hẹn xét nghiệm dị ứng cho bé.


Một khi đã xác định được những dị ứng cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ lên có những biện pháp kiểm soát dị ứng bắt đầu bằng cách loại trừ loại thức ăn nào đó trong chế độ ăn uống của bé. Một vài loại dị ứng sẽ biến mất sau một thời gian. Dị ứng với đậu phộng và sò hến có xu hướng tồn tại rất lâu trong khi dị ứng sữa và trứng sẽ biến mất nếu trẻ lớn thêm vài tuổi nữa.

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Da của trẻ sơ sinh luôn là thứ mà bạn ước ao được chạm vào, nó có sức hút đặc biệt khiến ai cũng mong muốn được nâng niu, thể hiện những xúc cảm yêu thương vào đó. Hơn nữa nó cực kỳ mong manh và luôn cần được chăm sóc bé một cách đặc biệt đặc biệt.


Mái tóc lơ thơ đáng yêu


Ngay khi bé chào đời, toàn thân bé sẽ đỏ hồng và hơi nhăn đồng thời có một lớp lông tơ rất nhạt bao phủ . Lớp tóc sẽ bắt đầu rậm dần và mẹ cần sử dụng loại dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh. Nếu đầu bé bong một lớp vảy hoặc nổi ban thì rất có thể bé bị dị ứng, cần ngưng sử dụng và chọn một loại dầu gội chuyên biệt khác.


Đôi mắt long lanh


Sau khi chào đời, mắt của các bé sơ sinh có thể dễ bị dính lại một ít tế bào chết từ trong bụng mẹ, việc làm sạch lần đầu tiên cũng cần phải tỉ mẩn. Hãy lau từ góc trong mắt nhẹ nhàng với một miếng bông (gạc) tiệt trùng thấm nước sôi để nguội mẹ nhé.


Đôi tai xinh xinh


Hết hết khi mới sinh ra, tai của bé có thể đóng ráy rất nhiều, tuy nhiên đừng quá nôn nóng mà dùng nụ bông để lấy ráy tai cho bé. Cơ chế tự làm sạch tự nhiên sẽ tự động đẩy các chất bẩn ra ngoài. Ráy tai không đơn giản chỉ là chất bẩn mà còn là một bước đệm để bảo vệ ống tai của bé nữa. Cách làm sạch an toàn nhất là nên lau chùi bên ngoài tai bé bằng cách sử dụng một miếng vải mềm để kỳ cọ cho bé.


Gương mặt thiên thần


Mẹ có thể nhận thấy một số đốm trắng nhỏ “án ngữ” trên các bộ phận của khuôn mặt bé. Chúng được biết là đốm sữa nhỏ như hạt kê, nguyên nhân gây ra chính là bởi các tuyến mồ hôi của bé đang ở trong giai đoạn phát triển và chúng hoàn toàn vô hại.


Một số bé sinh đôi có thể phát triển các đóm nhỏ màu đỏ, thường trên khuôn mặt hay cổ. Nó rất có thể là ban nhiệt và sẽ biến mất khi nhiệt độ cơ thể giảm đi.


Đôi bàn tay, chân bé nhỏ


Khi chăm sóc em bé, mẹ có thể nhận thấy làn da bàn tay, bàn chân hoặc mắt cá chân của bé rất dễ bị lột trong vài tháng đầu tiên. Đừng quá lo lắng vì da của bé đang tự điều chỉnh cho phù hợp với môi trường mới và điều này là hoàn toàn tự nhiên thôi. Hãy thử sử dụng một ít dầu và kem dưỡng em bé vào những nơi bị bong tróc nhé.


Vùng đóng bỉm


Vùng mông của nhiều bé sơ sinh có màu xanh, tại sao? Đơn giản chỉ là vì cơ thể bé dự trữ chất sắt trong 6 tháng sau khi chào đời, sau 6 tháng ấy khi bé chuyển từ sữa mẹ sang thực đơn ăn dặm thì đã có thể bổ sung sắt theo hình thức khác và bớt xanh dần phai đi rồi mất hẳn.


Việc chăm sóc em bé cũng cần lưu ý, tã lót tạo ra một môi trường ẩm ướt và nóng, kết quả là tạo cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, nảy nở. Hãy thay tã của bé thường xuyên và giúp cho vùng đóng bỉm (tã) được khô thoáng để ngăn ngừa chứng hăm tã. Nếu vùng này xuất hiện các nốt đỏ và khó chịu nghiêm trọng cho bé thì nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sỹ để tìm kiếm loại kem chống hăm phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.


Các ngóc ngách nhỏ và nếp gấp


Tắm cho bé sơ sinh hai hoặc ba lần một tuần trong những ngày đầu. Những vùng như nách, bẹn là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn, mẹ cần dùng khăn mềm hoặc bông gòn thấm nước để lau chùi sạch sẽ những khu vực ấy. Vì bé còn quá nhỏ và chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, do đó không nên gội đầu cho bé vào ban đêm.


Vết bớt sơ sinh


Theo ước tính cứ 3 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 trẻ xuất hiện vết bớt. Những vết này thay đổi kích thước và hình dạng rất nhanh, chúng thường được tìm thấy trên đầu hoặc cổ bé. Đôi khi lúc mới sinh ra, chúng không hề có nhưng sẽ xuất hiện sau một vài tuần sau đó. Hầu hết các vết bớt đều vô hại nhưng nếu chúng chảy máu hoặc lan rộng quá nhanh thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ.


Nhận diện vết bớt:


- Đỏ màu rượu vang: Vết bớt vĩnh viễn.


- Đỏ tươi: Phai dần, có thể biến mất, có thể chuyển sang màu khác.


- Màu nâu: Không phai, vĩnh viễn.


- Nốt ruồi bẩm sinh: màu đen (màu nâu), vĩnh viễn.


- Màu hồng: phai dần, biến mất sau một thời gian.


- Màu xanh: có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc có thể biến mất.