Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp quen thuộc của nhiều mẹ, nhưng thực tế thấy rõ rằng ăn dặm truyền thống kiểu Việt Nam và kể cả kiểu Nhật đều không cải thiện được tình trạng biếng ăn của các bé lười ăn. Vậy sao các mẹ không áp dụng cho con mình 1 phương pháp ăn dặm khác, để chăm sóc bé tốt hơn bằng cách tìm hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Pháp sau đây.


 


Bạn sẽ đặt ngay câu hỏi tại sao các bé còn nhỏ thế lại “chịu khó” ăn những món mà có lẽ chẳng có bao nhiêu đứa trẻ thích cho dù chúng giàu chất dinh dưỡng như thế nào. Câu trả lời nằm ở chỗ chồng chị Hồng Thu chính là một Việt kiều Pháp, và anh đã áp dụng nền giáo dục của Pháp vào việc rèn luyện ăn uống cho các con ngay từ khi còn bé. Nếu bạn đang phải đối đầu với những “trận chiến” trong bữa ăn với cục cưng của mình thì có lẽ bài viết này sẽ rất có ích cho bạn.


 


Không thiếu các ông bà, bố mẹ phải phát cáu khi con mình chẳng bao giờ thèm đụng đến rau xanh. Và có lẽ món “rau củ” mà các công chúa, hoàng tử khoái nhất chắc là khoai tây chiên đầy chất béo. Các bà mẹ thường hay phải đối diện với cảnh tượng cục cưng của mình nghiến răng ken két cũng như nhất quyết không chịu mở miệng nếu mẹ năn nỉ đút một ít rau.


 


Tóm lại, ngoài bánh kem trái dâu ra, bọn nhóc sẽ chẳng chịu ăn gì khác. Bạn có biết rằng trẻ con Pháp luôn được ca tụng là “dễ nuôi” vì chúng chịu ăn tất cả các loại thức ăn được đưa cho – từ trái cây cho đến salad gan ngỗng, rau bina, hay pho mát xanh bốc mùi. Công bằng mà nói, tất nhiên bạn vẫn có thể kiếm được những đứa trẻ Pháp kén ăn hoặc có ác cảm với một số thực phẩm cụ thể, ví dụ như súp lơ chẳng hạn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em Pháp sẽ ăn được tất cả những gì được đặt trước mặt chúng. Bọn nhỏ thường ăn một cách tập trung, vui vẻ, nhanh chóng và tỏ ra hạnh phúc.


 


Đó là một thực tiễn mà giới khoa học gọi là “Nghịch lý nước Pháp” (French paradox) về sự dễ tính trong ăn uống của trẻ con nước này. Thực tế, ở Pháp, cha mẹ thường nhẹ nhàng yêu cầu trẻ em ăn tất cả các loại thực đơn ăn dặm lành mạnh. Và họ cũng muốn con mình vui vẻ ăn những gì được dọn ra – dĩ nhiên, không được ý kiến ý cò gì. Thay vì cho con vừa ăn vừa xem ti vi, hay chơi game, những ông bố, bà mẹ người Pháp bắt con mình ngồi tập trung ở bàn ăn cho đến khi bữa ăn kết thúc sạch sẽ như ý họ.


 


Ngoài ra, với cách giáo dục của người Pháp, trẻ con xem chuyện được ăn là một cái gì đó hết sức vui vẻ và đáng được hưởng thụ chứ không phải là chúng bị ép buộc. Ăn “đủ mọi thứ” không đồng nghĩa với việc bọn nhóc sẽ bị mắc bệnh béo phì. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ béo phì của trẻ em Pháp thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới, trong khi tỉ lệ trẻ em thừa cân đang nhanh chóng gia tăng ở hầu hết các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Và bạn đừng vội nghĩ rằng tất cả bọn trẻ đều được đưa vào một chế độ tập luyện giảm cân.


 


Việc giảm cân ở trẻ em Pháp cực kỳ hiếm vì có rất ít bé cần đến điều này. Chăm con theo cách của bố mẹ Pháp Bí quyết giúp các bậc phụ huynh Pháp đạt được thành quả đó được các nhà khoa học giải thích rằng: “Người Pháp quan niệm rằng cha mẹ không phải dịch vụ tức thời của con cái. Không cần thiết phải cảm thấy có lỗi khi tỏ ra không quá chăm lo, âu yếm với chúng”. Như vậy liệu có phải bố mẹ vô trách nhiệm với con cái? Các nhà khoa học có lý giải ở đây là sự xây dựng và thực hiện một hệ thống những giới hạn mà trong đó trẻ có thể tự tổ chức đời sống cho mình với sự tự do rất lớn. Điều này bao gồm những cách thức xử lý vấn đề như không vồ vập ngay khi trẻ khóc, nhưng cho chúng cơ hội tự bình tĩnh lại. Hay dạy trẻ cách tự chơi một mình. Và đặc biệt, quyết tâm xây dựng bữa ăn gia đình tích cực cũng như xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.


 


Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng chất béo có hai loại: chất béo tốt và xấu, nhưng đa số chúng ta tập trung quá nhiều vào các loại thực đơn ăn dặm cho bé chứa chất béo xấu và ít chất béo tốt. Người Pháp đưa vào cơ thể họ (cũng như con của em họ) chất béo được lấy từ rau quả tươi, sữa, pho mát, sữa đã lên men và rất ít chất béo từ động vật. Những loại chất béo được chế biến từ nguồn rau quả thường tạo cảm giác dễ no hơn là chất bé từ động vật, thế nên chúng dễ tạo cho chúng ta xu hướng ăn ít đi.

Lời khuyên đặt ra ở đây chính là việc sử dụng nguồn chất béo từ thực vật sẽ tốt hơn cho cơ thể. Còn nữa, hãy chăm chỉ cho con bạn ăn cá như một món cần thiết trong thực đơn cho bé ăn dặm. Cá luôn là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Chúng chứa nhiều axit béo bão hòa và các chất dinh dưỡng mà bạn không thể tìm thấy trong bất kỳ một loại thực phẩm nào khác. Hơn nữa, chất béo có trong cá thấp hơn hẳn trong các loại thịt đỏ khác. Cá hồi chứa nhiều chất béo hơn các loại cá khác, nên luôn nhớ có một khẩu phần nhỏ món cá hồi trong bữa ăn của bé là rất tốt. Cuối cùng, hãy cứng rắn hơn và đừng bao giờ có tư tưởng rằng “lớn lên tự khắc bé sẽ biết ăn những thức ăn tốt hơn”. Hãy chăm sóc em bé của mình một cách tốt nhất ngay ngày hôm nay, bạn nhé!

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể cảm thấy như đã đạt đến được một cột mốc quan trọng. Bắt đầu quý 3 là bạn đã có thể bắt đầu đếm ngược, cho đến khi bạn sinh em bé. Giai đoạn 3, chính thức là khoảng thời gian từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ. Trên thực tế, còn tùy vào cách tính tuổi thai mà có thể có một hoặc hai tuần thêm bớt.


 


Đây là giai đoạn mà tất cả các cơ quan và các hệ thống trong cơ thể em bé đã sẵn sàng để sống thêm một quãng thời gian nữa trong tử cung của mẹ. Mặc dù các bộ phận đã được hình thành đầy đủ từ lúc 12 tuần, nhưng chúng cũng cần phải phát triển và trưởng thành hơn rất nhiều cho đến thời điểm này. Các chuyển động của em bé giờ đây mạnh mẽ và chủ động hơn. Khi bé lớn lên thì cũng đồng nghĩa là có ít không gian hơn để di chuyển tự do, vì vậy, bạn sẽ có thể cảm nhận được rõ hơn những chuyển động của bé bên trong.


 


Mình để cái túi đó đâu rồi nhỉ?


Đây sẽ là thời gian bạn chuẩn bị và đóng gói hành lý đi bệnh viện. Hãy nhớ rằng không phải là bạn sẽ đi xa một tháng, và vì vậy chỉ nên mang theo những gì thật sự cần thiết, như đồ dùng vệ sinh, băng lót, quần áo thoải mái để mặc ban ngày, cũng như áo quần, khăn và tã lót cho em bé. Nếu bạn dự định cho bé bú ngoài, bạn sẽ cần phải mang theo sữa công thức, bình bú và núm vú loại dành cho trẻ sơ sinh.


 


Lúc rảnh rỗi, bạn nên ngồi lại với ông xã để lên danh sách những người bạn sẽ muốn liên lạc để báo tin mẹ tròn con vuông. Nếu đợi đến khi sinh xong mới nghĩ đến việc này, thì bạn sẽ không thể lục tìm các số điện thoại, hoặc chỉ ông xã tìm giúp ở nơi nào đó trong nhà – đây không phải là lúc để làm những việc này.


 


Những thay đổi về mặt thể chất


Cơ thể của bạn lúc này chắc chắn sẽ to hơn, bụng cao và nhô ra nhiều hơn, làm bạn khó thở sâu được như lúc trước. Bạn có thể cảm giác ngày càng cồng kềnh, khó thở và phù lên, một cảm giác không dễ chịu chút nào.


Một số phụ nữ khi có thai rất gọn gàng, như thể là có một quả bóng rổ bên dưới áo. Một số khác thì lại trông to từ trước ra sau. Vậy rõ ràng là hình dáng to hay gọn thực sự phụ thuộc vào thể trạng của từng người, và vào sự tăng trưởng của đứa bé bên trong. Không phải bà bầu nào cũng có hình dáng giống nhau.


Quý 3 là giai đoạn mà nguy cơ rủi ro có thể ở mức cao nhất. Tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu hoặc các vấn đề về lượng nước ối đều có thể xảy ra. Đây là những lý do vì sao đến giai đoạn này bạn cần phải đi kiểm tra thai định kỳ thường xuyên hơn.


Bạn có thể thỉnh thoảng cảm thấy chân không vững và dễ bị té. Tránh mang giày cao gót và nên đi đứng từ tốn, cẩn thận hơn.


 


Những thay đổi về mặt cảm xúc


Bạn sẽ dễ mệt mỏi hơn trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ cảm nhận được rõ ràng những ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng em bé lớn lên ở bên trong cơ thể mình. Càng gần thời hạn sinh nở thì càng có nhiều lúc bạn cảm thấy kiệt sức hơn, và bắt đầu thấy chán ngán việc mang thai. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc chung của bạn.


 


Bạn có thể sẽ quan tâm, lo lắng nhiều hơn vềviệc chuyển dạ và sinh nở. Mặc dù cũng hiểu rằng không nên quá lo lắng về những điều chưa biết mà hãy cứ để xem mọi thứ diễn ra thế nào, nhưng lúc này bạn sẽ chẳng thể làm được như vậy, đặc biệt nếu bạn vốn là một người muốnmọi thứ luôn được sắp xếp trước và được kiểm soát.


 


Bạn có thể hết sức tin tưởng vào kế hoạch mình sẽ sinh theo phương pháp tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào của thuốc. Tuy nhiên, hãy nghĩ thoáng hơn một chút, vì dù phần lớn các ca sinh nở đều diễn ra suông sẻ, vẫn luôn có khả năng cần phải có sự can thiệp nào đó.


 


Hãy dành thời gian và sức khỏe để lên kế hoạch sinh nở. Nên tham khảo ý kiến của ông xã bạn và xem những gì anh ấy có thể hỗ trợ. Nếu bạn muốn ai đó có mặt khi bạn sinh thì hãy cho họ biết vợ chồng bạn nghĩ thế nào về vai trò tích cực của họ lúc này. Hãy nhớ rằng việc sinh nở luôn là không thể đoán trước được, cho dù bạn có kế hoạch kỹ lưỡng thế nào thì vẫn có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.


 


Bạn có thể bắt đầu tự hỏi rằng mình sẽ đối phó với việc chăm sóc một em bé như thế nào. Nếu bạn đang có con nhỏ cần dành nhiều thời gian và công sức, thì chỉ cần nghĩ đến việc phải lo thêm cho em bé mới sinh thôi cũng đủ làm bạn thấy choáng. Hãy nói chuyện với chồng bạn, và dàn xếp để có được sự hỗ trợ từ anh ấy cũng như những người thân khác trong gia đình và bạn bè.


 


Những thay đổi của thai nhi trong quý 3


Nếu được sinh ra vào tuần 30 của thai kỳ thì cơ hội sống của em bé sẽ cao hơn rất nhiều so với những tuần trước. Mỗi ngày trong tử cung của mẹ đều rất có ích, giúp cơ thể bé trưởng thành hơn để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập khi chào đời.


 


Khi khám thai định kỳ, nếu biết đầu em bé không nằm ở vị trí hướng xuống thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Vào đầu quý 3 thì việc thai có vị trí ngôi ngang cũng không phải là không phổ biến. Vị trí này có thể làm bạn hơi khó chịu ở phía dưới mạn sườn, thay vì cái mông tròn, mềm mại, dễ thương nép ở đó thì bạn sẽ cảm thấy cái đầu xương xương cồm cộm.


 


Những gợi ý cần thiết


Hãy nghỉ ngơi và đặt chân lên cao khi bạn có thể. Không nên cố gắng quá. Cần có những giấc nghỉ ngắn vào ban ngày để dưỡng sức.


Hãy chuẩn bị đồ sơ sinh sẵn sàng cho em bé. Giặt và xếp sẵn quần áo sơ sinh, tận hưởng niềm vui chuẩn bị đón bé chào đời. Hãy dành ít phút mỗi ngày ngồi trong phòng của bé và nghĩ về cuộc sống mới của bạn khi có em bé. Đó thực sự là một điều đáng yêu và thú vị.


Hãy ăn khi đói, và ngưng khi đã no. Bạn sẽ  không thể thoải mái với những bữa ăn lớn vì bụng của bạn không thể chứa nhiều hơn được nữa. Nhớ uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ nước cho cơ thể và giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn. Không nên đến những nơi không có nhà vệ sinh, hoặc ở những nơi cách quá xa nhà vệ sinh, vì vào giai đoạn này, bạn sẽ luôn cần có nó.


Hãy đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày, việc này thực sự không buồn cười như bạn thoạt nghĩ. Em bé của bạn cũng sẽ nghe được tiếng nhạc, giọng của ông xã bạn, của những anh chị khác của bé, và cả những tiếng ồn khác xung quanh bé hàng ngày.

Thai nhi tuần 22


Em bé của bạn nặng khoảng 430g trong tuần này và từ đầu đến chân dài khoảng 27,8cm. Nó đang tạo vân tay và vân chân, những dấu hiệu độc nhất phản ánh DNA của riêng nó, phân biệt nó với bất kỳ ai khác.


Em bé của bạn tăng khoảng 170g/tuần, bằng với trọng lượng nó sẽ tăng trong một vài tháng sau khi ra đời. Chất béo, cơ và hệ xương đang phát triển chiếm phần lớn trọng lượng tăng lên.


Em bé có lông mi và lông mày vào tuần này nhưng chúng vẫn cần phải cạnh tranh không gian trên khuôn mặt nhỏ bé đầy lông. Đừng buồn. Lượng lông tóc quá độ đó sẽ biến mất khi bạn đến gần ngày sinh, chỉ còn lại lông tóc ở những nơi cần thiết. Luật bất thành văn là bé trai sẽ có lông mi dài nhất, không bao giờ là bé gái. Không, đúng là không công bằng chút nào.


Em bé giờ đây cũng có chút khả năng điều khiển các giác quan. Ngũ quan đang dần trưởng thành, để đến khi ra đời, em bé có thể đáp lại kích thích khi được cho ăn.


Các em bé sinh ra vào tuần thứ 22 cần được hỗ trợ và chăm sóc đặc biệt để có thể sống sót. Tuy nhiên, khoa học chăm sóc trẻ sinh non một tháng tuổi được cải thiện có nghĩa là những tác động sức khỏe dài hạn đối với trẻ đã giảm hẳn so với trước kia.


 


Thay đổi của thai nhi tuần 23


Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau sinh.


Em bé của bạn có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của bạn. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.


Hãy nghĩ đến việc đầu tư một cuốn lịch dành cho em bé và theo dõi các thay đổi với em bé khi bạn đến gần ngày sinh. Hãy nhớ em bé của bạn là duy nhất, và cho dù nó có thể giống với nhiều em bé khác, nó vẫn là một cá thể nhỏ bé và duy nhất.


Nếu bạn có cuộc hẹn khám tiền sản vào tuần này, hãy lắng nghe tim thai. Trung bình, em bé sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi bà mẹ. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó. Một vài phụ nữ mua bộ dụng cụ nghe tim thai tại gia, để họ có thể theo dõi nhịp tim của em bé. Điều này là không cần thiết nếu thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ thấp


 


Thai nhi tuần 24


Em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông.


Mắt em bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.


Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.


Em bé của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ. Trung bình, một em bé khi mới ra đời nặng chừng 3.5kg. Cân nặng của em bé bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá trình thai nghén, bởi gien trội và các yếu tố di truyền khác.


Em bé giờ đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch” vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.


 


Thai nhi tuần 25


Thai nhi được 25 tuần tuổi, chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân. Em bé sẽ ít co người lại hơn, mà sẽ duỗi ra nhiều hơn. Chiều dài trung bình của em bé ở tuần thai thứ 25 là 34,6cm. Em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn, và đang đầy đặn dần lên.


Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần, nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.


Em bé của bạn đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn, biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, cử chỉ này không phải là ngẫu nhiên nữa, mà thật sự là một thú vui nho nhỏ của bé. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ. Tất cả không khí cung cấp cho em bé bây giờ đều vẫn thông qua nhau thai.


 


Thai nhi tuần 26


Tuần cuối của mang thai tháng thứ 6, Bé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn này, hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này. Bé cũng sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.


Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục- REM) ở tuần thứ 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới sinh trải qua phần lớn giai đoạn giấc ngủ nông như vậy trong khi ngủ, vì vậy mà đứa trẻ trong bụng của bạn cũng sẽ dành thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.


Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây.


Giai đoạn này tóc của bé cũng sẽ trải qua giai đoạn phát triển khá nhanh. Một số bé được sinh ra với tóc mọc như những người bị hói, hay là tóc rất mỏng đến nỗi có thể không phân biệt được. Một số khác được sinh ra với một mái tóc rõ ràng. Những quan niệm rằng việc mẹ bị ợ chua chính là dấu hiệu cho thấy con họ có rất nhiều tóc là hoàn toàn không đúng sự thật.

Cần chuẩn bị gì cho thời điểm chuyển dạ


Ngày “khai hoa nở nhuỵ” đã gần kề. Bạn vừa hồi hộp mong ngóng, vừa cảm thấy hân hoan khi cuối cùng đã được trải nghiệm cảm giác tuyệt diệu này. Tuy nhiên, để quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Bạn nên sớm quyết định về việc sẽ sinh tại nhà, hay sinh ở bệnh; rồi nên sinh thường hay sinh mổ. Nếu muốn có trải nghiệm đặc biệt hơn thì bạn có thể chọn cách sinh dưới nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam hình thức sinh này vẫn còn chưa phổ biến.


 


Nếu chọn sinh ở nhà, bạn cần tìm nữ hộ sinh. Nếu chọn sinh ở bệnh viện, an toàn nhất là chuẩn bị sẵn túi “hành trang” đến bệnh viện sớm trước vài tuần, vì trong thực tế, bạn khó biết được mình sẽ sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh. Tỉ mỉ hơn, bạn còn phải để  ý đến cả chỗ ngồi trong xe hơi để chuẩn bị cho hành trình đưa bé từ bệnh viện về nhà. Nếu bạn có thể “chạy thử chương trình”  trước để bảo đảm mọi thứ đã sẵn sang thì thật tuyệt vời.


 


Đa số sản phụ không biết chắc chắc về thời điểm chuyển dạ. Dù mỗi người đều có những biểu hiện khác nhau, nhưng vẫn có những dấu hiệu chung để chúng ta tham khảo. Thử tìm hiểu xem. Bạn nhớ lưu ý rằng các dấu hiệu sắp sinh này không loại trừ trường hợp sinh non.


 


Chuyển dạ có thể kéo dài, nên ban đầu bạn chưa cần nhập viện vội. Đến khi các cơn co thắt diễn ra thường xuyên (cách nhau khoảng 5 phút hoặc ngắn hơn), bạn bị vỡ ối, ra máu thì nên vào bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, thời điểm trong phòng sinh là thời điểm mà bạn trở nên vô cùng yếu đuối, nên hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành – người trợ sinh cùng bạn trải qua giây phút thiêng liêng nhất.


 


Bạn sẽ trải qua 3 giai đoạn chuyển dạ như sau:


Giai đoạn 1: Dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên là Tử cung co bóp càng lúc càng thêm mạnh, các cơn co bóp này trở nên dài hơn, mạnh hơn, lặp lại nhanh hơn. Cổ tử cung sẽ từ từ mở ra.


 


Khi mới bắt đầu chuyển dạ, chưa khó chịu nhiều, bạn hãy cố gắng nói chuyện, thư giãn, đi lại cho dễ chịu. Bạn cũng cần đi tiểu thường xuyên, đừng để bàng quang đầy quá nhé.


 


Giai đoạn 2: Cổ tử cung mở trọn vẹn phục vụ cho việc rặn đẻ. Hãy chọn tư thế rặn đẻ dễ dàng nhất. Sau mỗi cơn co, bạn hãy nghỉ và thư giãn để lấy sức. Nếu các cơn co quá dữ dội khiến bạn kiệt sức, tốt nhất hãy nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.


 


Giai đoạn 3: Dù đã “mẹ tròn con vuông”, bạn vẫn đang trong giai đoạn 3 của quá trình chuyển dạ. Sau khi bé ra đời, tử cung sẽ tạm ngừng co bóp trong chốc lát rồi sau đó sẽ tiếp tục hoạt động. Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra ngoài. Thật ra, bạn vẫn có thể nhờ các bác sĩ can thiệp để quá trình này diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi nhau thai được đẩy hết ra ngoài cũng chính là thời điểm bạn hoàn tất quá trình sinh nở.

Và giờ thì bạn đã bớt căng thẳng hơn chưa? Hãy thả lỏng bản thân, tiếp tục cùng Huggies khám phá thêm nhiều thông tin nữa của quá trình chuyển dạ này nhé. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé và các bài tập để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi nhé.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Để giúp bé chuẩn bị thật tốt cho quá trình ăn dặm, mẹ hãy giúp con tập phản xạ nhai thật thành thạo nhé. Các chuyên gia vẫn khuyên các mẹ nên cho trẻ bú mẹ tròn 6 tháng đầu đời rồi có thể tập cho bé ăn dặm. Vào thời điểm này, các mẹ có thể tập cho bé một số phản xạ cơ bản để phục vụ cho việc ăn dặm sắp tới. Nhai là một phản xạ tương đối quan trọng bé cần học. Không ít mẹ đã tỏ ra bối rối khi bé tỏ ra muốn nôn ọe khi mẹ chuẩn bị cho con đồ ăn hơi lợn cợn một chút vì bé chưa biết cách nhai mà chỉ chực nuốt chửng. Hãy cùng tham khảo cách giúp bé học nhai thành thạo các mẹ nhé.


 


Thông thường khi con bắt đầu biết lẫy và biết cách cầm nắm đồ vật (tầm 3-4 tháng tuổi), các mẹ luôn trong tình trạng lo lắng khi con ngậm mọi thứ vào miệng vì sợ bé sẽ nhiễm vi khuẩn hay nuốt phải những dị vật không mong muốn. Tuy nhiên, đây là một cách phát triển kỹ năng bé cần phải rèn luyện và là bước đầu tiên trong quá trình tập nhai của mình. Khi ấy bé sẽ dùng môi, lưỡi và lợi để khám phá hình dạng và cấu tạo của các đồ vật xung quanh. Giai đoạn này mẹ hãy mua những món đồ chuyên dụng và hợp vệ sinh cho bé như đồ chơi gặm nướu của các nhãn hiệu an toàn và uy tín cho bé tập gặm. Lúc này, có thể mẹ đã có thể chuẩn bị cho bé thức ăn dạng sệt để bé thử dần.


 


Khi tập nhai bé sẽ cần huy động sự giúp đỡ của vô số các cơ trong miệng, các cơ này cũng đồng thời sẽ hỗ trợ bé trong quá trình tập nói. Vì vậy, khi bé bắt đầu bi bô và thốt lên những âm thanh bập bẹ như a, ô , mẹ hãy khuyến khích bé làm như vậy càng nhiều càng tốt để cơ miệng bé có thêm cơ hội phát triển. Thậm chí mẹ có thể làm bé cười đùa hùa theo những hành động, trò chơi mẹ nghĩ ra. Những hành động tưởng như rất bình thường ấy của mẹ lại giúp cơ hàm bé khỏe hơn để việc nhai sắp tới diễn ra thuận tiện hơn


 


Nôn trớ là một phản xạ tự nhiên bé có từ khi còn sơ sinh để bảo vệ bé khỏi hóc các thức ăn không phù hợp ngoài sữa. Khi bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ hãy giúp bé loại bỏ phản xạ này bằng cách luyện cho bé ăn những thức ăn từ loãng đến đặc dần, mịn đến hơi thô để bé có cơ hội thử khả năng nhai. Nếu ngay từ những lần thử đầu tiên mà bé có biểu hiện nôn, mẹ không nên quá lo lắng và hãy đừng ngại giúp bé thử lại một lần nữa.


 


Các bước cơ bản để bé tập phản xạ nhai


Bước 1: Thực đơn ăn dặm mẹ có thể tập cho con ăn thô đều đặn hàng ngày bằng các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa mà bé thích trước, ví dụ như đậu phụ, khoai tay nghiền, khoai lang hấp v.v. Bắt đầu cho bé ăn từ bước nghiền thật nhuyễn trước, sau đó tăng dần độ lợn cợn của thực phẩm để cho bé quen dần và xem bé có thể quen được đến mức nào. Sau đó tiến tới cho bé ăn một miếng nhỏ bằng nửa hạt đậu để bé tự mình nhai nhỏ đến khi có thể nuốt được, không nuốt chửng gây ọe nữa. Mẹ tiếp tục luyện cho con đến khi nào con có thể ăn miếng mà mẹ xắn theo kích thước nào cũng được và nhai cho đến khi miếng ăn đó nhuyễn hẳn để có thể nuốt dễ dàng.


 


Bước 2: Khi bé đã tập nhai quen các thực phẩm ăn dặm cho bé mềm trên, mẹ có thể tập cho con nhai cháo có độ thô nhiều hơn. Ở bước này, trước mỗi lần nấu cháo cho con, mẹ hãy múc riêng ra một thìa cháo nguyên hạt, xay rối hơn độ mịn bé vẫn ăn một chút, sau đó trộn chỗ cháo này vào bát cháo đã xay nhuyễn của con. Khi cho bé ăn, mẹ hãy nghe ngóng xem con phản ứng thế nào, nếu bé không chịu được và có dấu hiệu nôn ọe, mẹ hãy dừng lại ngay. Lúc này mẹ lại quay về tập cho bé nhai bằng đồ ăn mềm cho đến khi nào bé sẵn sàng thử lại món cháo ở trên. Để giúp con không ọe, trong khi ăn mẹ nên cho bé thêm 1 thìa nước để bé nuốt được dễ dàng hơn.

Cứ như vậy, mẹ nâng dần độ thô thực đơn ăn dặm cho bé lên dần cho đến khi bé quen hẳn và có thể ăn được cháo nguyên hạt hầm nhừ, rau xay vẫn có thể có xơ, và thịt thì chỉ cần bằm nhuyễn. Bước luyện tập này mẹ có thể kéo dài cả tháng hoặc hơn, miễn là mẹ chịu kiên nhẫn. Ngoài việc luyện cho con bằng cháo và thức ăn mềm, khi bé được khoảng 7 tháng, mẹ có thể mua cho bé các loại bánh ăn dặm để bé tập cầm tay và cho vào mồm nhai. Loại bánh này có thể tan ngay khi mới cho vào miệng bé, nên mẹ cũng không phải lo bé bị hóc khi luyện tập.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Ăn dặm đúng cách là cho bé ăn đúng thời điểm, đúng phương pháp, và lựa chọn thực đơn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Áp dụng phương pháp ăn dặm đúng cách sẽ giúp việc ăn dặm của bé trở nên nhàn tênh, bé tăng cân, phát triển trí tuệ và nhanh biết nhai cơm sớm. Các chuyên gia về nhi khoa đã có những khuyến cáo về độ tuổi ăn dặm nên bắt đầu từ 6 tháng trở lên, các mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Tuy nhiên, mỗi bé lại có đặc điểm và tốc độ phát triển khác nhau. Nhiều bà mẹ lần đầu cho con ăn dặm đã phân vân không biết đâu là thời điểm thích hợp để cho con ăn dặm và bữa ăn dặm cần đáp ứng những tiêu chí nào?


 


Để bữa ăn dặm cân bằng dinh dưỡng Mẹ nên cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ, đồng thời lưu ý nguồn protein trong thức ăn phải có đủ axit amin cần thiết. Khi mẹ cho bé bú, chất béo có trong sữa mẹ đã cung cấp 50% năng lượng cho bé. Thực đơn ăn dặm cần bổ sung thường có độ đậm năng lượng thấp do nguồn thức ăn nghèo chất béo. Đó chính là lý do vì sao, cần bổ sung chất béo ( dầu,mỡ) vào chế độ ăn cho bé. Ngoài ra, bữa ăn của bé cần có đủ vitamin và khoáng chất.


 


Tùy theo chế độ ăn của bà mẹ mà hàm lượng vitamin cần thiết trong sữa mẹ thay đổi, do đó thực đơn cho bà bầu và cho con bú cần phải đảm bảo dinh dưỡng.


- Khi xát trắng gạo chúng ta vô tình đã loại bỏ nhiều vitamin vì vậy nên bổ sung bột đậu xanh và thịt lợn nạc vì chúng có nhiều vitamin. Không ít trường hợp trẻ mắc các bệnh lý do người mẹ thực hiện chế độ kiêng kem sau sinh, làm nguồn sữa mẹ thiếu vitamin B1.


- Lòng đỏ trứng, các loại củ quả có màu vàng đậm, rau xanh là nguồn cung cấp vitamin A và caroten quan trọng đối với biểu đồ tăng trưởng của trẻ.  Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến khô mắt, gây mù lòa, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.


- Rau xanh và hoa quả tươi còn cung cấp vitamin C cho cơ thể trẻ, đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu chất sắt. – Mặt khác, để phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ, gia đình cần kết hợp giữa chế độ ăn bổ sung và tắm nắng hợp lý cho bé.


- Sữa mẹ cung cấp rất nhiều chất khoáng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ như sắt, canxi có hàm lượng thích hợp và dễ hấp thụ. Ngược lại, chất sắt ở mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có mức độ hấp thu khác nhau. Các loại thịt động vật, gia cầm có lượng chất sắt hấp thu cao nhất, rồi đến các loại đậu, đỗ, ngũ cốc.


 


Khi trẻ bú mẹ nguồn năng lượng bé nhận được chính là các chất béo có trong sữa mẹ.


Khi mẹ cho bé ăn dặm bột gạo nguyên chất thì bé chỉ có thể nhận được 3-5% năng lượng chất béo. Để đảm bảo bé có thể nhận đủ năng lượng thì thức ăn của bé phải đảm bảo về mặt chất lượng, tức là có đủ 4 nhóm: đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng. Trong quá trình chế biến bữa ăn cho bé, mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các nguồn thực phẩm như thịt nạc, trứng, cá, tôm để thay đổi khẩu vị và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.


 


Ngay từ khi sinh ra, bé chỉ làm quen với một loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ và đây là loại thức ăn ở dạng lỏng. Khi lần đầu chuẩn bị bữa ăn phụ cho bé, các mẹ lưu ý trong khâu chế biến thức ăn của trẻ nên bắt đầu từ thể lỏng rồi chuyển sang dạng sền sệt sau đó mới đặc dần. Bên cạnh đó, để bát bột nấu cho trẻ đạt tiêu chuẩn, mẹ cần tìm hiểu về mối quan hệ giữa độ đậm đặc và độ đậm năng lượng.


 


Bột của trẻ lúc mới nấu, nhiệt độ nóng nhưng khi nguội dần sẽ càng đặc lại. Nếu pha thêm nước để đạt độ lỏng thích hợp thì sẽ làm giảm độ năng lượng. Vì vậy, để tăng độ đậm năng lượng và giảm độ đặc thì nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, đồng thời bổ sung dầu mỡ trong quá trình chế biến dầu mỡ.

Mỗi bé có một khẩu vị và thói quen ăn uống khác nhau không ai giống ai. Các mẹ cần dành thời gian để quan sát, tìm hiểu sở thích của bé để có thực đơn ăn dặm cho bé chế biến phù hợp giúp bé luôn có cảm giác ngon miệng, thích thú để giờ ăn là giờ vui ngay từ những tháng đầu bé học nuốt, học nhai và sẽ ảnh hưởng đến thói quen dinh dưỡng về sau của trẻ. Ngoài các bữa bột bổ sung, mẹ có thể cho bé ăn bánh biscuit có bổ sung vitamin, calcium, DHA… thỏa mãn nhu cầu muốn nhai, cắn khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên.

Đối với bé 9 tháng tuổi sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Về ăn dặm mỗi ngày các mẹ cho bé ăn 3 bữa cháo mỗi lần 1 bát đầy. Các mẹ cũng nên tích cực thay đổi các món cháo ngon, đầy dinh dưỡng cho bé nhé, nay nấu cháo thịt, mai nấu cháo tôm, cua, cá, lươn, thay đổi vị bé sẽ hứng ăn hơn. Các mẹ cũng có thể cho thêm một ít dầu ăn, hoặc dầu oliu vào để bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn nhé. Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau chân vịt (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.


Cách nấu một số món cháo dinh dưỡng cho bé 9 tháng


Sau đây là gợi ý một số món cháo mẹ có thể nấu cho bé từ 9 tháng tuổi. Thay đổi thực đơn hàng ngày sẽ giúp bé ngon miệng và thích thú với việc ăn dặm.


Bột dặm thịt gà và khoai lang


Bột ăn dặm cho bé từ thịt gà và khoai lang có vị ngọt dịu, nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản, nhanh gọn. Loại bột này cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin C và chất sắt cho bé.


Nguyên liệu


- 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da.


- 1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.


Hướng dẫn


Bước 1: Thịt gà làm sạch, loại bỏ da và xương, chỉ lấy thịt nạc. Nấu chin thịt gà trong nồi nhỏ trong 15 phút hoặc đến khi thịt không còn hồng. Để nguội thịt và xé nhỏ (không bắt buộc).


Bước 2: Nấu chín khoai lang trong nồi nước xấp mặt từ 20-25 phút hoặc đến khi khoai mềm hẳn. Để khoai ráo nước rồi cho thêm nước dùng vừa đủ và tán nhuyễn khoai thành hỗn hợp sệt.


Bước 3: Xay nhuyễn thịt gà và trộn với hỗn hợp khoai nghiền. Cho thêm 125ml nước dùng để hỗn hợp vừa đủ độ sệt phù hợp cho bé. Ăn ngay trong vòng 1 ngày, hoặc có thể trữ đông trong 1 tháng.


Cách bảo quản đông lạnh: Cho bột vào khuôn đá, gạt mặt và phủ nilon trước khi cấp đông trong tủ đá đến khi đông cứng hoàn toàn. Gỡ các viên thức ăn khỏi khay, trữ đông trong túi plastic kín hoặc hộp trữ đông. Dán nhãn ghi ngày cấp đông.Trước khi dùng, xả đông trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.


Hâm nóng: Đun cách thủy bột đã xả đông thành bột ấm. Đảo đều tay và nếm thử trước để kiểm tra nhiệt độ trước cho bé ăn.


Cháo tôm với rau dền


Thực đơn ăn dặm cho bé với Rau dền giàu chất sắt và vitamin A giúp bé tăng trưởng khoẻ mạnh. Giàu canxi giúp bé tăng trưởng chiều cao. Chứa một lượng sắt đáng kể, một lượng vitamin C dồi dào giúp hấp thu sắt tốt, phòng chống bệnh thiếu sắt.


Nguyên liệu


Bột gạo 20g (3muỗng canh).


Tôm đồng nạc băm nhuyễn20g (1muỗng canh).


Rau dền băm nhuyễn 10g (1muỗng canh).


Dầu ăn tinh luyện 5g (1muỗng canh).


Nước 200ml (1 chén).


Hướng dẫn


Đun sôi nước, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Để còn ấm, khuấy bột vào từ từ, cho dầu ăn vào sau cùng.


Cháo lươn


Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua, do đó hàng tuần các mẹ nên cho chế biến món cháo lươn – thực đơn cho bé ăn dặm ít nhất 1 lần để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.


Nguyên liệu: Gạo lứt giã nát : 2 muỗng; Lươn thịt: một khứa; Cà rốt 3 lát; Dầu mè: 5 giọt; Nước: hơn 2 chén; Hành + Ngò, nước mắm, đường.


Hướng dẫn nấu cháo lươn cho bé


Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước nóng 1 giờ, gạo hơi mềm vớt ra.


Bước 2: Lươn làm sạch với chanh hoặc giấm, bỏ xương lấy nạc băm nhuyễn, đem hấm chín (ướp tí muối + đường).


Bước 3: Cà rốt băm nhuyễn.


Bước 4: Bắc gạo + nước + cà rốt lên bếp nấu cháo nhừ, cà rốt mềm. Cho thịt lươn vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút, nêm vừa ăn. Chi dầu mè vào khuấy đều nhấc xuống.