Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Những điều cần biết khi tắm bé sơ sinh


Với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm cho bé có thể là một thử thách. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm, bạn sẽ thấy tắm cho bé là khoảng thời gian thư giãn thoải mái cho cả mẹ và bé. Khi bé mới sinh hay còn nhỏ, bạn có thể tắm cho bé trong thau tắm. Lớn hơn một chút và khi bạn đã quen với việc tắm bé, bạn có thể tắm cho bé bằng vòi sen hay thậm chí tắm cùng với con. Sau một ngày dài hoạt động và vui chơi, bé sẽ rất thích khi được tắm rửa và đùa nghịch trong làn nước ấm.


Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc bé và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.


Được tắm giúp bé ngủ ngon hơn


Nhiều phụ huynh thắc mắc, trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng? Tuy nhiên điều đó không quá quan trọng. Sau khi được tắm sửa sạch sẽ, bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Đối với các bé sơ sinh, thời gian tắm gần như là lúc tỉnh táo nhất vì bé dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Với các bé lớn hơn một chút, tắm rửa giúp con sạch sẽ và dễ chịu, từ đó dễ dàng đi và giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Tắm rửa sạch sẽ để có một giấc ngủ ngon cũng là cách chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả.


Tắm cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?


Không phải em bé nào cũng quen ngay với việc được tắm rửa. Có vài bé sẽ rất thích thú khi được đặt vào thau tắm, một số bé khác sẽ hơi sợ hãi và bối rối. Hãy giữ bé ấm áp bằng cách quấn bé trong khăn tắm rồi nhẹ nhàng tắm rửa và mát xa cho bé để bé quen dần với môi trường nước.


Lần đầu tiên tắm cho trẻ sơ sinh có thể mang lại áp lực cho các bà mẹ. Nếu chưa quen với việc tắm bé, bạn có thể chọn cách khác là lau người cho bé. Tùy vào môi trường và thời tiết, các bé có thể không cần phải tắm rửa hàng ngày. Trong những ngày đó, bạn chỉ cần lau người sạch sẽ cho bé là đủ. Điều này cũng giúp bảo vệ làn da non nớt và mềm mại của bé đấy!


Tắm cho trẻ lớn hơn: cùng chơi đùa đồng thời dạy con cách vệ sinh thân thể


Với những bé lớn hơn và bắt đầu nhận biết mọi thứ, được tắm cũng có nghĩa là được nghịch nước. Rất vui nhưng cũng có thể sẽ “tung tóe” đấy! Đổi lại, bé sẽ học được thêm nhiều thứ từ nước: làm thế nào để vỗ nước, rót và đổ nước, hay nhận biết những đồ vật nào có thể chìm hoặc nổi v.v.


Bé ở giai đoạn này thường tò mò về mọi thứ và có thể đòi tự làm mọi chuyện, kể cả tắm rửa. Bạn có thể tận dụng thời điểm này để dạy con cách vệ sinh thân thể. Hãy bắt đầu bằng việc cho bé làm quen với các đồ chơi hay vật dụng để tắm rồi để con tự mình làm các động tác tắm rửa.


Chú ý an toàn cho bé khi tắm rửa


Để có thể tắm cho con một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi bắt đầu. Tuyệt đối cẩn thận với nước nóng và đừng bao giờ rời mắt khỏi con bạn khi đang tắm rửa cho bé nhé!


Tiết kiệm thời gian và nước bằng cách tắm vòi sen cho bé


Bạn có bao giờ nghĩ đến việc cùng tắm vòi sen với bé chưa? Ngoài việc tiết kiệm nước và thời gian, cách này còn giúp mẹ con gần gũi nhau hơn, và cho bé một trải nghiệm khác khi tắm rửa đấy!


 

Những thực đơn cho bé bắt đầu tập ăn dặm


Giai đoạn này chỉ là tập cho bé ăn dặm nên các loại thức ăn hầu như không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cho nên  nhiệm vụ của giai đoạn này chủ yếu là chuẩn bị cho bé tiếp cận những món ăn mới với mùi vị khác nhau và cách ăn mới mà thôi.


Hãy bắt đầu thử với ngũ cốc bổ sung chất sắt cho trẻ nhũ nhi. Trong khi nhiều loại thực đơn ăn dặm có chứa rất nhiều đường, thì đối với các bé, chúng đơn thuần chỉ là những món dễ ăn dễ nuốt mà thôi. Bạn có thể trộn chung với sữa để bé dễ ăn.


Nấu các loại rau cải và nghiền cho bé: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, bông cải, đậu Hoà Lan, khoai tây, dưa…


Sau khi đã cho bé vài loại rau củ, bạn có thể kết hợp các loại với nhau để bé đỡ ngán.


Có thể cho bé ăn các loại trái cây nghiền như bơ, táo, chuối, lê, dâu…Nhưng nên tập cho bé ăn rau trước để tránh tình trạng bé thích trái cây ngọt và không chịu ăn rau.


Nếu trái cây hoặc rau củ xay quá loãng, bạn có thể trộn thêm bột ngũ cốc để làm đặc hơn


Vào lúc 6 tháng tuổi, bé sẽ cần nhiều thực phẩm có sắt như gạo, ngũ cốc


Tập cho bé ăn dặm sẽ khác nhau tuỳ vào văn hoá nên bạn không cần quá rập khuôn và nóng vội. Phần tiếp theo là một số gợi ý đơn thuần.


 


Tuổi nào ăn món gì?


Không có quy luật nào về việc nên cho bé bắt đầu ăn gì cả. Những gì tốt nhất chúng ta nên làm là xem bé thích gì, hệ tiêu hoá bé phát triển đến đâu và thể chất bé thế nào.


Tuy các bé có thể ăn một ít đường nhưng hãy để đến lúc bé 9-10 tháng nhé.


Gan của bé hiện khó hấp thu các loại chất béo


Bé có thể ăn một số chất đạm, nhưng bạn nhớ lưu ý những chất có thể gây dị ứng như đạm trong sữa bò chẳng hạn.


Một số bé ăn thịt sẽ khó tiêu hơn cho tới lúc bé 8-9 tháng tuổi.


Tổ chức Y tế Thế giới đã dựa vào sự phát triển thể chất của bé để đưa ra 4 giai đoạn giới thiệu thực phẩm bổ sung cho bé


Giai đoạn 1 tập cho bé ăn với muỗng, ăn bột ăn dặm cho bé, 1-2 lần/ngày.


Giai đoạn 2 tập cho bé ăn dặm do kỹ năng vận động đã cải thiện.


Giai đoạn 3 cho bé ăn các thức ăn đặc hơn và không cần xay nát, đồng thời cho bé ăn bốc để phát triển kỹ năng vận động.


Giai đoạn 4 để bé tự ăn và ăn gần giống bữa ăn cả gia đình.


Tham khảo các thức ăn cho bé ăn dặm


Khoảng 6 tháng


Cho bé ăn rau trước rồi mới đến trái cây. Tránh tình trạng bé thích ăn ngọt rồi không ăn rau nữa


* Gạo, ngũ cốc nhiều sắt, không có gluten


* Rau: bông cải, khoai lang, khoai tây, cà rốt, đậu Hoà Lan, đậu.


* Quả bơ


* Trái cây nấu/nghiền: táo, lê, chuối, dưa.


* Cho bé gặm bánh giảm ngứa nướu


Giai đoạn này nên tập cho bé bú bình.


7 tháng tuổi


Ăn 3 bữa/ngày với thức ăn đặc hơn


* Tiếp tục với gạo và ngũ cốc bổ sung chất sắt.


* Sữa chua loại cho em bé (nhiều dinh dưỡng và ít phụ gia hơn)


* Ăn nhiều loại rau rồi ăn trái cây (tránh trái cây chua hoặc cà chua), bắp, củ cải đỏ, củ cải…


* Nhiều loại trái cây hơn: dâu, xoài, blueberry, dưa hấu, mận, khế và táo.


* Gạo nâu hoặc gạo trắng nấu nát


* Cho ăn bằng chén


* Cho bé uống nước thường xuyên


Bé 8 tháng tuổi


Bé bắt đầu biết nhai thức ăn thô.


* Cá


* Cho một muỗng cà phê bột hạnh nhân, hạt lanh, hạt hướng dương hoặc hạt dẻ vào thức ăn nghiền để có thêm protein và chất béo.


* Gạo nấu nát


* Đạm thực vật như đậu hũ


* Phô mai (loại cheddar có ít lactose)


* Thịt trắng như gà hoặc gà tây.


* Thức ăn đặc


9 tháng tuổi


Bé bắt đầu nhai và đẩy thức ăn trong miệng. Giai đoạn này cần chăm sóc bé thế nào?


* Bắt đầu với ngũ cốc không có gluten như bắp, gạo, kê, yến mạch, bột sắn. Nên thử yến mạch và bún phở trước mì.


* Bơ đậu phộng (có thể dị ứng)


* Nhiều loại phô mai


* Thịt đỏ như thịt trừu


* Ăn bốc – phô mai, rau, trái cây


* Rau cắt mỏng, nhỏ


* Trái cây gọt vỏ bỏ hột


* Đậu


* Ngũ cốc, gạo, bột sắn, mì…


Ăn bốc thức ăn cắt nhỏ


10 tháng


* Trứng (lòng đỏ chín dễ tiêu hơn lòng trắng)


* Thịt đỏ nấu chín


* Một ít sữa đậu nành, sữa yến mạch


* món hầm, thịt hầm, bánh mì…


11-12 tháng tuổi


* Rau củ khác như các loại đậu và đậu hũ…


* Sữa tiệt trùng


Cai sữa lúc 12 tháng nếu cần

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Tập cho bé ăn dặm như thế nào?


Bạn nên nhớ trẻ con rất khác nhau. Mỗi bé có sở thích về những món ăn khác nhau, khẩu phần ít nhiều khác nhau, tốc độ ăn nhanh hay chậm cũng khác nhau. Biết được điều đó để có cách chăm sóc trẻ phù hợp nhất.


Trước khi bắt đầu tập cho con ăn dặm, bạn vẫn nên cho bé bú sữa trước để đảm bảo đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho bé.


Không nên ép bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé cảm thấy khó chịu . Bé sẽ cho bạn biết khi nào bé sẵn sàng để ăn.


Bạn nên cho bé ăn món mới sau mỗi 3-5 ngày và nhớ để ý phản ứng của bé.


Những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé là những thành phần có trong các món ăn như trứng, sữa, hải sản, đậu phộng, đậu nành và lúa mì.


Bạn nên chuẩn bị phần bột nhuyễn của bé đặc hơn bình thường. Nếu cần bạn hoàn toàn có thể làm ấm bột và pha loãng bột bằng nước nóng hoặc sữa.


Nếu bạn nấu bột ăn dặm cho bé ăn liền thì đừng làm quá đặc. Bạn nên nấu loãng  để bé dễ ăn cho đến khi bé uống nước tốt. Như vậy sẽ giúp bé tránh táo bón.


Bạn có thể trữ đông đồ ăn của bé bằng khay đá viên. Cách này sẽ giúp bạn dễ sử dụng và không phí phạm. Bạn chỉ cần lưu ý bọc kín và ghi ngày tháng chính xác. Một số công ty đồ dùng nhà bếp còn sản xuất hộp trữ dạng đá viên có thể đóng kín rất tiện dụng.


Bạn nên nấu 3-4 loại rau quả riêng biệt rồi nghiền hoặc cà nát cho bé. Sau đó cất từng loại trong những túi kín khí. Mỗi túi chỉ cho đồ ăn khoảng 1/3 thể tích túi, ghi rõ tên món ăn và ngày tháng. Mỗi khi chế biến, bạn có thể  dễ dàng hơn trong việc kết hợp nhiều loại rau với nhau .


Bạn cũng nên chuẩn bị một ít viên đá trong ngăn đông. Nếu thức ăn quá nóng, bạn chỉ cần bỏ 1 viên vào để làm nguội.


Những loại rau củ to và cứng, bạn nên cắt nhỏ để nấu nhanh hơn và nghiền dễ hơn.


Bạn cũng nên mua nhiều yếm ăn với nhiều màu sắc cho bé. Bạn có thể quy định ngày ăn củ dền mặc yếm đỏ, ăn đậu mặc yếm xanh chẳng hạn.


Bé có thể chán ăn mỗi khi mọc răng. Nên bạn cũng đừng lo lắng, việc này chỉ là tạm thời và sẽ qua rất nhanh.


Có khi bạn cần cho bé thử hơn 10 lần để bé tiếp nhận một món ăn mới. Quan trọng là phải kiên nhẫn! Và bạn cũng đừng cho là bé ghét món gì đó khi bé từ chối không ăn.


Bạn không nên cho bé ăn những bữa ăn tương tự như người lớn. Vì chúng không phù hợp với lứa tuổi này. Bạn sẽ có rất nhiều dịp khi bé hơn 1 tuổi với nhiều loại thực đơn cho bé phong phú hơn.


Khi bé hiếu động hơn, bé có thể xao lãng việc ăn uống. Chỉ là do  bé ham chơi thôi. Bạn đừng quá lo, mọi chuyện sẽ qua nhanh thôi.

Thực đơn cho bé


Trước khi bé được một tuổi, bé cần được tập ăn những thức ăn mà cả gia đình đang ăn. Hãy để bé tập ăn kiểu ăn của gia đình và đừng cố nấu món cho bé khác với cho cả nhà để tránh việc bé trở nên kén ăn sau này.Hàng ngày, bé nên được ăn đủ tinh bột, trái cây, rau, thịt, cá và sữa cũng như chất béo và các loại dầu cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé để đảm bảo sự phát triển của cơ thể.


Bữa sáng là một bữa quan trọng trong ngày của bé. Nếu bé đã được cho bú từ tối hôm trước hoặc uống no cả bình sữa, bé sẽ không muốn ăn sáng. Cách tốt nhất để tạo hứng thú cho bé dừng việc cho bé bú sữa vào giữa đêm. Ngũ cốc ăn kèm sữa, bánh mì nướng ăn kèm mứt và trái cây sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho mỗi buổi sáng của bé, hoặc1 tô cháo lươn bổ dưỡng.


Bữa nhẹ giữa sáng có thể là một số món ăn vặt như trái cây tươi, phô mai và một ly nước. Một ly nước trái cây pha loãng mỗi ngày với tỷ lệ 1/3 hay ½ là đủ. Trái cây tươi là cách rất tốt để bổ sungung chất sơ và vitamin.


Bữa trưa cho bé cần sớm một chút, khoảng 11-11 giờ 30 là lý tưởng. Ta nên cung cấp protein cho bé bằng thịt, trứng hoặc cá ăn cùng với rau và bánh mì. Một ly sữa, phô mai hoặc ya-ua hoặc các sản phẩm khác từ sữa sẽ cung cấp thêm can-xi cho bé.


Bữa chiều nên giống với bữa giữa buổi sáng cả về số lượng lẫn loại thức ăn, có thể là một miếng trái cây khác loại, phô mai hoặc bánh hoặc sa lát rau cùng với một ly nước là lý tưởng cho bé.


Bữa tối cần có thịt hoặc cá, rau, đậu, gạo hoặc mì trong bột ăn dặm cho bé . Hãy cố cho bé ăn trước khi bé mệt mỏi và ngay khi bé cảm thấy đói. Cho bé uống một ly sữa sau bữa tối nếu thấy món này không ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé vào ngày mai.- Ba hoặc bốn lần uống sữa hoặc sản phẩm từ sữa một ngày là đủ đối với bé. Bé từ 1-3 tuổi sẽ có đủ khoảng 500mg/ngày, theo tiêu chuẩn RDI


10 điều nên nhớ khi cho bé ăn


1. Tuyệt đối không cho thêm đường vào bữa ăn của bé. Nếu đồ ăn làm sẵn có đường, thì đường không nên là 1 trong 3 thành phần nhiều nhất của món đó…


2. Không cho bé uống đồ uống có cafein


3. Natri trong đồ ăn của bé không nên vượt quá 120mg trên 100g cân nặng của bé.


4. Nước ép trái cây không cần thiết. Cho bé ăn trái cây và uống nước lọc sẽ tốt hơn. Nước trái cây là nguồn vitamin tốt nhưng hạn chế là chúng có rất ít chất sơ và có nhiều năng lượng và làm cho bé chán ăn những đồ ăn khác.


5. Không nên cho bé ăn khoai tây chiên đóng gói. Chúng thường có nhiều muối và chất béo, chỉ nên cho bé ăn vào tiệc tùng gì đó đặc biệt. Có nhiều loại khoai tây tốt cho sức khỏe hơn như khoai tây chiên tự làm tại nhà với dầu olive, vừa ngon vừa tốt cho bé


6. Trái cây thanh hoặc trái cây khô cán mỏng có nhiều đường. Những món hấp dẫn này có nhiều trái cây nhưng cũng có rất nhiều đường, ít chất sơ và dễ dính vào răng bé (dễ gây sâu răng). Do đó, ta nên tránh cho bé ăn những món này.


7. Rửa trái cây và rau quả trước khi cho bé ăn để tránh các chất có hại


8. Trông chừng bé khi ăn để giảm thiểu rủi ro bé bị ngẹn. Với bé mới biết đi, cha mẹ nên ngồi trông bé ăn bất kể đó là loại thức ăn nào.


9. Bé kén ăn nên được cho ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe ngay cả khi bé liên tục từ chối thức ăn đó. Hãy thử lừa bé bằng cách bào, nghiền hay xay nhuyễn rau vào các loại thức ăn như bánh kem, bánh nướng, mỳ ống và lựa chọn những loại đồ ăn có sẵn rau bên trong như bánh bao rau, bánh cà rốt.


10. Hãy để ý khi sử dụng những món ăn nhẹ như mật ong, mứt và các loại khác khác vì chúng có thể hạn chế dinh dưỡng của bữa ăn. Những loại đồ ăn có nhiều năng lượng như bánh quy, khoai chiên, các loại kẹo thanh, kẹo mút, sữa pha mùi, bánh và bánh nướng có thể có tác động xấu lên chế độ dinh dưỡng của bé cũng như làm bé chán ăn những bữa chính vì đã nạp vào quá nhiều năng lượng ở các món trên. Với những thông tin trên, hy vọng mẹ đã bổ sung thêm vào cẩm năng chăm sóc em bé của mình.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Các mẹ thường boăn khoăn về thực đơn cho bé ăn dặm. Điều quan trọng là cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng bằng việc kết hợp các loại thực phẩm như ngũ cốc, cháo, hoa quả nghiền, rau xay nhuyễn, thịt, cá…để cung cấp lượng sắt, canxi, protein, và các vitamin C và A cần thiết cho bé. Hãy tham khảo việc làm sao để tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng bằng cách tìm hiểu các nhóm thực phẩm cơ bản và tập cho bé làm quen với tất cả những loại thức ăn này khi bé bắt đầu ăn dặm.


Mặc dù sữa rất giàu canxi và các chất dinh dưỡng khác, tốt nhất bạn vẫn  không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé tròn 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, thuc don cho tre 6 thang tuoi, bạn có thể tập cho bé làm quen với các sản phẩm từ sữa khác, chẳng hạn như sữa chua và pho mát…


Cùng với kẹo và sôcôla, các loại thực phẩm có đường khác luôn có nguy cơ làm bé bị sâu răng, đường cũng không tốt cho sức khỏe của bé. Vì vậy, hãy khuyến khích bé ăn trái cây tươi thay vì kẹo, uống nước loại thay vì nước ngọt hay nước trái cây đóng hộp.


Bên cạnh đó, hãy tham khảo danh sách thực đơn cho bé để bổ sung cho trẻ chế độ ăn uống tốt nhất.


Súp bông cải xanh


Bông cải xanh được liệt kê vào một trong những thực phẩm phòng chống ung thư rất tốt. Không chỉ mát mắt bởi màu xanh của bông cải mà những muỗng súp này còn đượm vị ngọt tự nhiên của rau củ thêm chút vị beo béo của khoai tây và sữa tươi, vào mùa nào món này cũng được các bé yêu thích.


Nguyên liệu


- 50ml sữa tươi


- 1,2 lít nước dùng gà


- 1 cây bông cải xanh


- 1 củ khoai tây


- 1 muỗng canh hành tây băm


- 1 muỗng canh bơ


Hướng dẫn


Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, xắt hạt lựu, cho vào tô, thêm nước, bọc giấy bảo quản, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 8 phút. Bông cải xanh ngâm, rửa sạch, tách nhỏ.


Bước 2: Cho bơ vào tô, cho vào lò vi sóng ở chế độ Micro khoảng 1 phút, cho hành tây vào để thêm 1 phút, cho bông cải xanh và xâm xấp nước dùng vào tô, để khoảng 5 phút.


Bước 3: Xay nhuyễn khoai tây, cho ra tô. Tiếp đến cho bông cải xanh vào xay nhuyễn, lọc lại, trộn đều, nêm hạt nêm, kem tươi, tiêu, bọc giấy bảo quản, cho vào lò khoảng 1 phút.


Bột ăn dặm cho bé :cá – rau dền


Củ dền không xa lạ với các mẹ trong việc lựa chọn thực đơn mỗi ngày cho con, nó được xem như thực phẩm cực ngon khi kết hợp cùng bột cá và cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe chúng ta.


Nguyên liệu


- Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)


- Cá nạc 30g (2 muỗng canh)


- Rau dền 30g (2 muỗng canh)


- Dầu 10g (2 muỗng cà phê)


- Nước 200ml (lưng 1 chén)


Hướng dẫn


Rau dền: cắt nhỏ bằm nhuyễn


Cá: luộc chín, nghiền nát


Bột gạo: hòa tan với chút nước tan đều


Bước 1: Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu chín.


Bước 2: Để cá, bột gạo vào khuấy chín, trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.


Bước 3: Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt)

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Cuối cùng ngày bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bé được đưa bé về tổ ấm của mình. Bạn có biết rằng kể từ đây cuộc sống của bạn sẽ thay đổi mãi mãi! Nhưng, liệu bạn sẽ bắt đầu chăm sóc bé yêu như thế nào đây?


Cùng Huggies khám phá nhanh, đọc sâu, hiểu kỹ những thông tin chăm sóc bé yêu và cuối cùng là bạn chỉ cần tận hưởng từng khoảnh khắc tuyệt vời giữa bạn và bé mà thôi. Huggies có thể giúp tất cả các nhu cầu chăm sóc em bé của bạn, từ tư vấn thông qua các sản phẩm.


Chăm sóc trẻ sơ sinh


Trẻ sơ sinh  nhỏ bé và yếu đuối, rất cần sự chăm sóc kỹ lưỡng và tình yêu của cha mẹ. Làm thế nào bạn có thể chăm sóc trẻ sơ sinh một cách tốt nhất, nhận biết các nhu cầu của con để đáp ứng ngay? Huggies sẽ tư vấn cho bạn không chỉ làm thế nào để chăm sóc cho bé sơ sinh mà còn về nuôi dạy bé nữa.


Cho con bú – nuôi con bằng sữa mẹ


Cho con bú là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi nấng và chăm sóc trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thức ăn hòan hảo cho bé với đầy đủ các vitamin và chất dinh duỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao. Huggies sẽ giúp bạn học cách cho con bú đúng cách đúng lúc, hướng dẫn bạn những bứơc cơ bản làm thế nào để có tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ và con, hay phải làm gì khi bị viêm tuyến sữa, làm sao để biết chính xác bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa?


Sữa công thức và tập cho bé bú bình


Nếu vì bất cứ lý do gì mà bạn không thể cho bé bú mẹ, sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất tiếp theo. Sữa bột trẻ em được nghiên cứu và sản xuất với công thức gần giống sữa mẹ nhất, để cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết (protein, carbohydrate và chất béo) cũng như các vitamin và khoáng chất để đảm bảo em bé nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Chọn loại sữa công thức nào tốt nhất cho con? Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nữ hộ sinh, trò chuyện với bà mẹ mới khác, đăng ký làm thành viên của câu lạc bộ Huggies để tham khảo hàng ngàn chia sẻ của những thành viên có kinh nghiệm trong chuyện này.


Thực phẩm và thực đơn cho bé


Chế độ dinh dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của bé. Hãy cho con bạn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Trong những tháng đầu đời, thức ăn của bé khá đơn giản bởi vì bé sẽ hầu như hoàn toàn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhưng khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm thức ăn giữa các cữ sữa. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể sẽ rất lúng túng ở giai đoạn này vì họ không biết nên cho bé ăn những thức ăn gì và như thế nào. Nhưng hãy yên tâm, Huggies sẽ giúp bạn. Tìm hiểu thêm về thực đơn cho bé ăn dặm.


 


Giấc ngủ của bé


Giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Bé sơ sinh ngủ gần 16 giờ một ngày. Chính vì vậy, việc tập cho bé một thói quen tốt, ăn ngủ đúng giờ là điều rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Huggies sẽ giúp bạn làm sao để tạo thói quen tốt ở bé, để bạn và em bé của bạn có thể ngủ đủ giấc, đúng giờ. Huggies cũng sẽ cung cấp những thông tin về các vấn đề có liên quan đến giấc ngủ thường gặp như bé không chịu ngủ, bé ngủ ít, và làm sao để cải thiện tình trạng này.


Rèn luyện và phát triển kỹ năng cho bé


Những hoạt động giúp phát triển giác quan và kỹ năng của bé trong những năm đầu đời. Khuyến khích phát triển trí tuệ cho bé với các hoạt động cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Cùng khám phá những hoạt động kích thích sự phát triển thể chất của con các mẹ nhé!

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi thường là giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Vì trong giai đọan này, sữa mẹ khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé. Nếu thấy con có xu hướng ăn nhiều hơn và thích ăn những thực phẩm như người lớn thì bé đã sẵn sàng rồi đấy. Mẹ cũng nên nhớ rằng 6 tháng là thời gian hợp lí, đừng đợi lâu hơn.


Với thực phẩm xay nhuyễn, mẹ cũng cần chú ý phải nghiền nát thức ăn để con dễ hấp thu. Đặc biệt, việc chuẩn bị con một thực đơn đa dạng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vẫn là yêu cầu cơ bản, cần được duy trì thường xuyên và hãy thử tìm hiểu một vài thực đơn ăn dặm cho bé yêu cùng với Huggies nhé.


Cà rốt, khoai tây trộn rau cải


Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng: Cà rốt, khoai tây trộn rau cải


Nguyên liệu


- Cà rốt cắt vòng tròn dày khoảng 7 ml


-  1/4 củ khoai tây


- 1 nhánh rau cải bó xôi


- 2 muỗng nước sáo gà, hoặc nước luộc gà.


Hướng dẫn


Bước 1: Cà rốt, cải bó xôi luộc chín mềm, nghiền nhỏ.


Bước 2: Khoai tây cũng luộc chín, để ráo nước, rây nhuyễn.


Bước 3: Cho khoai tây vào hỗn hợp cà rốt, cải bó xôi, thêm nước luộc gà, trộn đều.


Bột ăn dặm cho bé – Bột tôm


Tôm vốn là loại hải sản được ưa chuộng, bởi nó cung cấp nhiều dưỡng chất canxi cần thiết, lại dễ chế biến … Trong các món bột dành cho bé thì tôm được trẻ con thích hơn cả, bởi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt và ăn hoài không ngán


Nguyên liệu


- Bột gạo: 20gr


- Tôm đã lột vỏ: 20g


- Lá rau ngót: 20gr


- Dầu ăn: 5gr


Hướng dẫn


Bước 1: Tôm và lá rau ngót cắt nhỏ, băm nhuyễn.


Bước 2: Hòa một muỗng nước vào tôm, đánh tan để tôm không bị vón lại khi nấu.


Bước 3: Cho bột gạo, tôm và 200 ml nước vào nồi, khuấy cho tan đều. Bắc lên bếp nấu chín. Cho rau vào nấu cho bột sôi lại.


Bước 4: Cho dầu ăn vào khuấy đều. Đổ bột ra chén. Để nguội bớt và cho bé ăn.


Bột gà bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả – thực đơn cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng. Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích cho các bé đang độ tuổi ăn dặm.


Nguyên liệu


 


- 4 muỗng canh bột gạo


- 1 muỗng canh bí đỏ xay nhuyễn


- 1 muỗng canh thịt gà xay nhuyễn


- 1 muỗng cafe dầu ô liu


- Nước ( tùy các bé thích ăn đặc hay loảng thì mẹ chủ động pha chế)


 


Hướng dẫn


Bước 1: Cho thịt gà vào nấu chín với nước.


Bước 2: Cho bí đỏ vào nấu mềm đánh đều.


Bước 3: Trộn bột vào khuấy đều


Bước 4: Khi bột đã chín cho 1 muỗng cafe dầu ôliu sau đó tắt bếp và khuấy đều.


Để nguội trước khi cho bé ăn, Hy vọng với thực đơn cho bé như trên các mẹ có thể chăm sóc bé chu đáo nhất.