Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trong khoảng thời gian bé bốn tháng tuổi đến sáu tháng tuổi, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy việc của bạn là phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó, thay vì ép buộc bé chuyển ngay sang chế độ ăn dặm theo ý cha mẹ.


Vì vậy, khi tập cho bé ăn dặm các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau.


Chắc chắn con bạn đã sẵn sàng.


Theo các bác sĩ, bạn nên đợi đến khi con được từ bốn đến sáu tháng tuổi mới bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm. Trong khoảng thời gian này, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với các loại thức ăn cứng khác thay vì chỉ bú sữa mẹ. Bé ngồi đã vững, bé có thể nhặt và cầm các đồ vật nhỏ và bé tỏ ra rất háo hức với đĩa thức ăn của bạn. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có những dấu hiệu khác nhau vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết cách quan sát con mình để tìm ra những dấu hiệu đó.


Theo dõi khả năng dung nạp đồ ăn của con


Khi bắt đầu chuẩn bị bột ăn dặm cho bé , bạn đừng trổ tài làm món mới liên tục cho bé vội làm gì. Bạn nên để bé tập ăn một loại thức ăn trong khoảng một tuần rồi hãy chuyển qua loại thức ăn khác. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện xem con có thích đồ ăn đó không hay có bị dị ứng với loại nào không.


Nếu bé thích thú với thực đơn cho bé ăn dặm thì  chúc mừng bạn, bạn là người vô cùng may mắn vì con bạn dễ tính, không khảnh ăn. Còn nếu bé khóc, quấy, không chịu ăn, tiêu chảy, bạn hãy thử đổi món ăn và cho con thêm thời gian để tập làm quen với mùi vị mới.


Mỗi tuần cho bé ăn thực đơn ăn dặm với loại thức ăn mới


Thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với một loại thức ăn mới là vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quan sát thấy phản ứng của bé với thức ăn ví dụ bé tỏ ra thích thú hay khó chịu, bé có dị ứng với thức ăn mới hay không. Nếu sau khi bé ăn xong, bạn thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹn, đau bụng, bé la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.


Lịch ăn dặm cho bé


Bạn cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là bánh quy ăn dặm, bim bim giòn tan, hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…). Để cho con không bị khát bạn hãy cho bé uống sữa bổ sung nhé. Lịch ăn dặm khoa học dành cho bé có thể được tính như sau:


Bé từ 4 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng cà phê thức ăn


Bé từ 7 – 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé.


Không kéo dài thời gian ăn


Tâm lý cố ép con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa cho con đi rong cả phố, để bữa ăn của con kéo dài tới 1, 2 tiếng là lỗi của khá nhiều bà mẹ. Điều này khiến đồ ăn của con không được đảm bảo, bị vữa, nguội, không còn ngon, dẫn đến việc bé chán ăn.


Thêm vào đó, ăn lâu nên dẫn tới thời gian bữa sau lại gần kề, con chưa kịp “thở” đã phải “chiến đấu tiếp hiệp sau”, bé sẽ có tâm lý sợ, ghét ăn, không hào hứng với việc ăn uống.


Các bà mẹ nên tập trung cho con ăn trong khoảng dưới 30 phút, nếu bé chưa ăn hết, bạn vẫn nên dọn đi luôn.

Khi con trẻ gặp các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc, nhiều bà mẹ đưa bé đến khám tại bệnh viên nhi khoa, thường được bác sĩ cho về mà không cần nhập viện hoặc làm các xét nghiệm chuyên sâu cũng như dùng thuốc điều trị. Giải thích điều này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng đó không phải là bệnh lý, chỉ là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa nhẹ.


Ở nhiều trẻ nhũ nhi, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện, dễ thiếu men lactase và một số men cần thiết khác giúp tiêu hóa đường lactose (một loại đường sữa) và đạm có trong sữa. Sự kém dung nạp lactose và khó tiêu hóa đạm sẽ tạo khí dư trong ruột, dẫn đến trướng bụng, đầy hơi, gây cho trẻ cảm giác khó chịu nên quấy khóc. Như vậy, biểu hiện khó chịu, quấy khóc liên tục của trẻ thực ra là do trẻ gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đây vốn là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhỏ.


Phương pháp giúp trẻ giảm quấy khóc, nôn trớ


Tại các bệnh viện nhi, nhiều mẹ đưa con đến khám trong tình trạng lo lắng, mất ăn mất ngủ. Do không biết con mình gặp vấn đề về tiêu hóa nên đa số các mẹ khi thấy con trướng bụng, uống sữa bị tiêu chảy, hay khó chịu, quấy khóc, tiêu chảy đều tất bật mua thuốc, đưa con đi các bệnh viện hoặc phòng khám nhi.


Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm chia sẻ: “Nhiều bà mẹ đưa con đến khám mà mẹ khóc, con khóc, rồi mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Mặc dù không được lơ là, xem thường nhưng các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy trẻ có những triệu chứng này để tránh căng thẳng không đáng có”.


Theo Tiến sĩ Lâm, việc chăm sóc đúng cách sẽ rất hiệu quả trong việc giảm bớt những triệu chứng khi trẻ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa. Cho con bú đúng tư thế, xem lại khẩu phần ăn của mẹ để tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm hoặc sử dụng sữa công thức đặc chế cho trẻ là những giải pháp đơn giản để chấm dứt tình trạng này.


Nếu trẻ bú sữa ngoài thì nên chọn một loại sữa công thức đặc biệt cho trẻ gặp vấn đề tiêu hóa nhẹ với thành phần bao gồm:


Đường lactose giảm còn 20%. Lượng đường lactose vừa đủ này phù hợp với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, giúp duy trì sản sinh men lactase cần thiết cho sự phát triển bình thường, tăng hấp thu canxi và tạo năng lượng cho bé.


Đạm thủy phân một phần dễ tiêu hóa.


Ngoài ra, sản phẩm nên chứa hàm lượng đúng DHA (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), giúp hỗ trợ phát triển trí não và tăng cường hệ miễn dịch.


Theo nghiên cứu lâm sàng, các mẹ hoàn toàn có thể giúp bé chấm dứt hiện tượng nôn trớ, trướng bụng, quấy khóc, tiêu chảy cũng là giúp mình khỏi “stress oan” một cách dễ dàng và hiệu quả ngay chỉ trong vòng 24h. Nuôi con khoa học lúc này không chỉ mang lại sức khỏe và trí tuệ cho bé mà còn là sự an tâm, thoải mái cho cả hai đấng sinh thành.

Thế mà theo số liệu thống kê của dự án “Đánh giá sự dung nạp sữa công thức ở trẻ và các vấn đề khi cho trẻ ăn” do công ty A.C. Nielsen thực hiện vào năm 2009, có đến 66% các bà mẹ trên thế giới và 91% các bà mẹ tại Việt Nam cho biết con họ thường xuyên bị nôn trớ, ợ hơi, quấy khóc, táo bón, đi phân lỏng và còn nhiều vấn đề khác…


Chăm sóc đúng cách cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa


Không dung nạp đường lactose ở trẻ: một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa


Rối loạn tiêu hóa ở trẻ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, hoặc liên quan đến công thức dinh dưỡng như thành phần đạm và chất béo của sữa không phù hợp với trẻ…


Theo một nghiên cứu gần đây của hãng Abbott, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên cũng bắt nguồn từ việc cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa công thức ở một số trẻ. Mặc dù những triệu chứng này có thể do hoặc không do trẻ bú sữa công thức, vốn là nguyên nhân thường xuyên bị quy kết, điều đó có thể gây khó chịu cho cả trẻ lẫn cha mẹ.


BS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phân môn Tiêu hoá Nhi – Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: “Trong một số trường hợp, cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa công thức sẽ gặp các triệu chứng này. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ không có khả năng sản sinh đủ lượng lactase (enzyme tiêu hóa đường lactose). Lactose là loại đường có sẵn trong sữa bò và các sản phẩm sữa khác. Chính vì thế, lượng đường lactose không được tiêu hóa này vẫn nằm trong ruột của trẻ, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, uống sữa bị đau bụng, tình trạng này chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm cho trẻ.”


Giải pháp giúp trẻ loại bỏ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu.


Theo con số thống kê tại Viện dinh dưỡng, ngày càng nhiều trẻ em từ 1 – 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa được khám và điều trị tại bệnh viện. Rất nhiều trẻ gặp tình trạng này kéo dài, không điều trị kịp thời nên dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và suy dinh dưỡng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh để lựa chọn loại sữa và chế độ dinh dưỡng phù hợp để trị dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc.


BS. Tuấn nói thêm: “Nếu trẻ được cho ăn sữa công thức và gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chọn loại sữa có công thức phù hợp nhất với trẻ, có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, giảm nhiều đường lactose, và được điều chế phù hợp (có thể thay đổi thành phần đạm hoặc chất béo) để giải quyết các vấn đề tiêu hóa này”.


Trong giai đoạn đầu đời, trẻ rất cần năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện trong tương lai, vì thế những “thiên thần” bé nhỏ của bạn rất cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu tốt những dưỡng chất đưa vào cơ thể.

Trẻ bú bằng sữa mẹ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ thường lo lắng vì không có đủ lượng sữa cần thiết cho bé. Một vài lời khuyên sau đây phần nào giúp các mẹ giảm bớt được những lo lắng này.


Vai trò của sữa mẹ


Trước hết sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ mà không có bất cứ loại sữa bột nào có thể so sánh được. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn.


Các loại sữa mẹ


Sữa non : là dòng sữa đầu tiên, rất giàu năng lượng, phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh non tháng. Sữa non giàu đường lactose – Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ) và ít protein (đạm) hơn sữa bò, giàu các chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng, giàu vitamin A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn. Nếu vì lý do gì trẻ không bú được sữa non thì có thể vắt ra cho trẻ uống. Nếu không dung nạp được đường lactose, bé thường bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm có chưa lactose từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm).


Sữa chuyển tiếp : có từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau khi người phụ nữ sinh con.


Sữa vĩnh viễn : từ ngày 10 – 14 sau sinh, sữa mẹ sẽ tăng nhiều về số lượng và thay đổi cả về hình thức lẫn thành phần. Sữa mẹ trở nên loãng hơn và đó là sữa mẹ hoàn chỉnh với các thành phần dinh dưỡng ổn định. Các nhà chuyên môn nhận thấy, chế độ dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ.


Các nguyên nhân làm giảm sự tiết sữa


Cho con bú chậm sau sinh từ 2 -3 ngày. Mẹ có các bệnh lý như: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng…


Mẹ còn quá trẻ: dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa phát triển.


Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai.


Mẹ dùng các thuốc ức chế sự tiết sữa: aspirin, kháng sinh, chống dị ứng.


Làm gì để mẹ có nhiều sữa


Cho trẻ bú đều : tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm… Trong những ngày đầu sữa còn ít, cần cho trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ “về” nhiều hơn. Nếu đã ít sữa mà lại cho trẻ bú ít hoặc ăn bổ sung sữa ngoài, trẻ sẽ bỏ bú và sữa cạn dần, dẫn đến mất sữa. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.


Dinh dưỡng đầy đủ: để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất lượng, người mẹ cần ăn uống đầy đủ. Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày, tương đương khoảng 1/4 lượng thức ăn so với ngày thường. Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm chất bột (cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); Nhóm chất béo (dầu mỡ, bơ, lạc…); Nhóm viatmin và khoáng chất (rau xanh, quả chín). Mỗi bữa bà mẹ nên ăn thêm một bát cơm hoặc một củ khoai cùng ít thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau củ và quả chín…



Uống đủ nước : người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.


Nghỉ ngơi đầy đủ : các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, bạn cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2 – 4 tiếng ban ngày và 6-8 tiếng ban đêm. Stress ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ, vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa. Ngoài ra, người mẹ cần ăn kiêng những chất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không nên uống các loại thuốc tân dược khi không có chỉ định của bác sĩ.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Trong thời kỳ phụ nữ có những dấu hiệu mang thai , việc ốm nghén khiến mẹ thấy khó chịu . Quan tâm đến sức khỏe của bà bầu vô cùng quan trọng, đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe của bà bầu là vô cùng quan trọng , điều đó nằm trong tầm tay bạn.



Dưới đây là những điều bà bầu nên biết để có sức khỏe tốt cho mẹ và bé:


1. Tránh tắm hơi ,tắm nước nóng


Theo nhiều nghiên cứu cho thấy , phụ nữ mang thai nếu tắm hơi hoặc thường xuyên tắm nước nóng sẽ làm cho thai nhi bị di tật thần kinh bởi vì nhiệt đó quá nóng vào cơ thể như tắm hơi , tắm nước nóng sẽ làm thay đổi nội tiết và nhiệt độ cơ thể , làm ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.


2. Tránh xa rượu


Khi đã có một vài dấu hiện nhận biết có thai thì mọi đồ uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) bị cấm tuyệt đối trong thời gian mang thai. Có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho trẻ, trong đó có chậm phát triển trí tuệ và những rối loạn phát triển.


Rượu thẩm thấu vào máu thai nhi và tồn tại trong cơ thể trẻ hai lần lâu hơn so với cơ thể người trưởng thành.


3. Tránh căng thẳng


Những dấu hiệu có thai trong đó có căng thẳng , dễ xúc động , việc người mẹ căng thẳng , lo âu trong quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng , người mẹ có thể sẽ bị táo bón , đau lưng, mất ngủ , đồng thời đứa bé sinh ra có thể sẽ bị sinh nón và nhẹ cân . Ví thế trong thời gian mang thai , thai phụ hãy giữ tinh thần thoải mái , có cuộc sống lành mạnh ,hãy thư giãn , đi đâu đó du lịch , tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cho người làm mẹ , nghe bài hát hoặc bộ phim ưa thích ….


4. Thịt sống


Trong khi mang thai 3 tháng đầu điều mẹ đặc biệt cần chú ý đó là không ăn thịt gia cầm, hải sản sống hoặc chưa được nấu chín khi mang thai. Các loại thịt chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn salmonella, E.coli và vi khuẩn toxoplasmosis, chúng không chỉ gây ra ngộ độc thực phẩm mà còn khiến mẹ tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non.


5. Tránh các loại dược phẩm OTC ,đặc biệt là đặc biệt Aspirin


OTC là viết tắc của Over the Counter loại thuốc mà người bệnh có thể tự mua uống mà không cần toa của bác sĩ . Bà bầu tuyết đối không được dùng những loại thức uống này khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ . Trong thời kì mang thai tất cả các loại thức uống mà bà bầu sử dụng đều sẽ qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp của nhau thai.


6. “Chuyện ấy” được hoặc tránh?


Muốn chắc ăn, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa. Nhìn chung trừ ba tháng cuối, không phải kiêng hẳn – nếu không có cấm chỉ định. Tất nhiên sinh hoạt thầm kín trong thời gian này buộc phải thay đổi đôi chút, song không có nghĩa, là người trong cuộc không thể bày tỏ tình cảm và thụ hưởng niềm vui từ sự gần gũi.


Thai kỳ mỗi người một khác, vì thế không loại trừ tình huống: hai người không thể gần gũi trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông và hỗ trợ của đối tác. Người đẹp vẫn muốn cảm thấy bản thân quyến rũ, được yêu và hấp dẫn, cho dù không thể “chiều chồng” theo ý muốn.


“Chuyện ấy” bị cấm hẳn trong một số trường hợp. Nếu đối tượng trước đó đã bị sảy thai hoặc từng bị đẻ non – dứt khoát phải gác bỏ ý định “chiều chồng”.


Cũng phải kiêng – trường hợp người đẹp bị chảy máu hoặc vỡ bọng nước ối vì nguyên nhân mắc bệnh đường sinh sản, hoặc nhau thai nằm sai vị trí.


 

Ăn dặm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Có nhiều cách ăn dặm cho bé, tuy nhiên mẹ đã biết cách cho trẻ ăn dặm chưa? Hãy lựa chọn đúng đắn nhé bởi ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn định hướng tới việc ăn uống sau này ở trẻ.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ.


1. Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào?


Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:


- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.


- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.


- Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.


- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.


Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no.


Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ.


Cách chế biến bột ăn dặm cho bé


Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà luôn cảm thấy ngon miệng, khi chế biến món ăn mẹ cần chú ý một vài điểm sau:


- Ða dạng các loại thực phẩm: điều này sẽ tránh gây nhàm chán cho trẻ trong các bữa ăn. Khuyến khích mẹ nên chọn những loại đồ ăn mà trẻ thích.


- Thức ăn cho trẻ phải mềm, dễ tiêu, tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…


- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Mẹ chú ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu dễ nhiễm bệnh vậy nên đồ ăn phải sạch, tươi, khâu chế biến phải được đảm bảo.


Thực đơn ăn dặm như thế nào cho đủ chất?


Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.


Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.


Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.


 

Chế độ dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhất là khi mang thai 3 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải ăn nhiều hơn trước nhưng bạn cần phải biết bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cả mẹ và con như: protein, sắt, kẽm…bằng những thực phẩm tươi cá chép , lươn hay những món bổ dưỡng như nấm đùi gà , cháo lươn , cháo cá chép ..



Để có một sức khỏe tốt cho bạn và cho thai nhi mẹ bầu và người thân nên có chế độ dinh dương chu đáo trong thời kỳ mang thai này .


Trứng ngỗng


Để trả lời cho câu hỏi ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì câu trả lời là trứng ngỗng , trứng ngỗng giàu chất bổ dưỡng và có tác dụng an thai, nếu bà mẹ ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh, lanh lợi. Một số người còn cho rằng ăn trứng ngỗng là để trừ tà ma nhập vào, để bé khỏe mạnh, xinh đẹp. Vì lẽ đó, trứng ngỗng không được thiếu trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.


Trên thực tế, chưa có công trình khoa học nào trên thế giới xác định trứng ngỗng giúp an thai hay giúp trẻ thông minh. Về dinh dưỡng, thì trứng gà mới là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin A và sự phân bố tỷ lệ các chất dinh dưỡng  hợp lý. Do đó, các nhà khoa học nhận định, không nhất thiết phải ăn trứng ngỗng trong thai kỳ.


dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu trứng ngỗng


Thay vào đó, bạn hãy cân đối nhiều loại thực phẩm khác nhau, đa dạng nhóm và chủng loại từ rau củ quả đến cá thịt các loại để cung cấp đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu – giai đoạn rất quan trọng cho cả thai kỳ.


Cháo lươn


trong thành phần của lươn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100r thịt lươn thì có 12.7g chất đạm, 25.6g chất béo và 285g calo, ngoài ra thịt lươn còn chứa nhiều vitamin cùng các khoáng chất quan trọng khác cho cơ thể như vitamin A, B1, B6, Fe, Na, K, Ca. Vì thế, có thể xem việc ba bau an chao luon tốt nhất trong thời kỳ mang thai.


Nếu so các loại như hến, tôm đồng, cua đồng thì thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Bởi vậy, thịt lươn luôn được lựa chọn là thức ăn bồi bổ cho người ốm, người già, trẻ nhỏ


Cá chép


Cá chép thịt dày béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon.


Trong Đông Y cá chép được xem là một vị thuốc bổ và có tác dụng trị bệnh. Cá chép chứa nhiều đạm nên dễ được cơ thể hấp thu. Cá chép tính bình có tác dụng lợi thủy, tiêu thủng, hạ khí thông sữa, khai kiện tì vị. Vì thế những người bị phù hay động thai hoặc sữa ít đều được khuyên ăn cá chép.


Còn trong kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không thể thiếu món cháo cá chép. Bởi vì cháo cá chép  giúp an thai cho phụ nữ đang mang bầu. Khi có thai mà mẹ năng ăn cháo cá chép thì con sau này sẽ thông minh, da trắng và đặc biệt là môi bé sẽ rất đỏ. Ăn nhiều cá chép trước khi mang bầu sẽ có cơ hội sinh con gái.


Ngoài ra, đối với các phụ nữ mang thai khoảng 5 -6 tháng có chứng sưng mặt, phù thủng tay chân, dùng 1 con cá chép nặng khoảng 500g, nấu với 120g đậu đỏ, thê ít gừng, hành, nấu chín, ăn nhạt sẽ giúp tiêu trừ các chứng này.


Nếu hầm nhừ 250g cá chép với 1 chân giò lợn nhỏ, 3g thông thảo rồi ăn liên tục 1 – 2 ngày, sẽ giúp sản phụ có nhiều sữa và sữa rất mát mẻ, tốt cho con.


Và còn nhiều lợi ích khác, nên cá chép được các nhà khoa học công nhận là món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ.