Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Tôi muốn tăng cân nhưng cứ uống sữa xong thì hay bị đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân tại sao?


Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Sữa chứa nhiều dinh dưỡng không chỉ tốt cho trẻ em mà cần thiết cho người lớn, người già. Hiện tượng uống sữa bị đau bụng làm cho cơ thể mất đi khả năng uống sữa đồng nghĩa với việc đã bỏ qua một dưỡng chất thiết yếu. Vậy đâu là nguyên nhân?



Uống sữa bị đau bụng có 2 khả năng :


Trong sữa có đường lactose, nếu ruột non của bạn không có men latase để “cắt” lactose thành đường glucose thì ruột lập tức có phản ứng theo kiểu “đánh đuổi” kẻ lạ ra khỏi lãnh địa của mình: bụng sôi ọc ọc, đau quặn và đi cầu ra hết.


Còn lý do thứ hai là từ nhỏ bạn không được uống sữa, nay vì suy dinh dưỡng nên bắt đầu “nạp” sữa vào trong khi dây chuyền chuyển hóa đường lactose để lâu quá đã bị gỉ sét, không vận hành được.


Lý do thứ ba là theo Đông y, hệ thống tỳ vị của bạn bị suy giảm, không có khả năng tiếp nhận, tiêu hóa thực phẩm. Nếu vì lý do này thì uống thuốc Đông y kiện tỳ vị sẽ ổn ngay. Còn một lý do nữa là có thể bạn có bệnh ở dạ dày hoặc ruột, nếu vì lý donày bạn phải đi nội soi tìm ra nguyên nhân mới mong chữa trị triệt để được. Chẳng hạn bị viêm dạ dày cấp, viêm tá tràng cũng gây phản ứng với sữa kiểu này. Đó là chưa kể chất lượng sữa trên thị trường của ta đang có vấn đề (melamin, hàm lượng protein thấp…)


Sau khi đã loại các nguyên nhân rồi mà uống sữa vẫn bị đau bụng thì còn một cách là bạn làm sữa chua mà ăn. Cùng khối lượng định uống bạn mua một hũ sữa chua Vinamilk gầy men, biến chúng thành sữa chua. Các men trong sữa chua đã biến chúng thành dạng dễ tiêu hóa rồi. Nếu cơ thể bạn vẫn chưa chịu dung nạp vì thể tạng bạn “hàn” thì bạn nên uống thêm mỗi ngày 1 ly nước gừng dưới dạng trà gừng hay nấu nước gừng làm cho toàn thân ấm rồi hãy uống sữa.


Trước đây, những người không tiêu hóa được đường lactose được khuyến cáo nên tránh uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và nhiều khoáng chất như canxi và vitamin D, cần thiết cho sức khoẻ của trẻ em và cả người trưởng thành, đặc biệt tốt cho xương.


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa không đường lactose – Flex, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

Có lẽ hầu hết chúng ta đều mong muốn được dùng một sản phẩm thực sự được gọi là sữa vì sữa là thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mỗi người bởi những tác dụng đặc biệt của nó.



Có hiện tượng uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy là do cơ thể tạm thời mất đi men lactose để tiêu hóa đường lactose (gốc đường rất tốt vốn có tự nhiên trong sữa). Khắc phục điều này không khó, có thể tập dần bằng cách chỉ uống sữa sau bữa ăn khoảng 30 phút, bắt đầu với một lượng sữa nhỏ (1/2 ly) rồi tăng dần lượng sữa qua từng ngày, sau khoảng từ 3 – 7 ngày là cơ thể sẽ thích nghi được với loại đường này, khi đó sẽ không còn hiện tượng đau bụng, đi ngoài. Đồng thời, khi men lactose đã được phục hồi trong cơ thể, điều này giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa thức ăn hơn.


Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột… dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, có thể gây mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu, đau bụng.


Nhiều trường hợp do không tiêu hoá được vì thiếu men lactase dẫn đến tình trạng quấy khóc, nôn trớ ở trẻ em, làm trẻ kém hấp thu, lâu ngày sẽ chậm phát triển. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.


Uống sữa bị sôi bụng, tiêu chảy là triệu chứng thường gặp của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau


Giải pháp cho người bất dung nạp lactose


Hiện nay, có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk vừa qua cũng đã giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose. Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe. Như vậy, với sản phẩm sữa tiệt trùng Flex – không Lactoza, mẹ có thể yên tâm cho bé uống sữa để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể mà không lo các vấn đề về tiêu hóa.

“Sữa là một thức ăn ngon và bổ nhưng không hiểu sao cơ thể tôi lại không chịu. Chỉ cần uống một cốc sữa là tôi bị đau bụng tiêu chảy, tại sao vậy”.



Hiện tượng uống sữa bị đau bụng không phải chỉ xảy ra với bạn mà còn xảy ra với rất nhiều người. Qua thống kê, người ta nhận thấy có một phần khá lớn dân số trưởng thành trên thế giới, trong đó có vùng Đông Nam Á, không tiêu hóa được dễ dàng đường lactose của sữa vì cơ thể thiếu enzym tiêu hóa chất đường này.


ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng cho biết, tình trạng uống sữa bị đau bụng như vậy là bạn đã mắc chứng bất dung nạp lactose trong sữa. Do cơ thể thiếu lactose là một loại enzym giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa nên khi ăn sữa bò (kể cả sữa không đường) cháu sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể nổi ban trên da.


Triệu chứng này cũng rất hay gặp ở trẻ em  và người lớn sinh sống ở vùng nông thôn, nơi người dân tiêu thụ ít các chế phẩm chứa đường lactose (sữa và các chế phẩm làm từ sữa) nên tuyến tiết enzym lactase bị teo, gây ra hiện tượng bất dung nạp lactose. Đối với cháu, nên uống sữa khi đã ăn bữa chiều và bữa tối, coi đó là bữa phụ thì không còn hiện tượng đó nữa.


Vì vậy, nhiều người uống sữa bị đau bụng hoặc lập tức bị tiêu chảy hoặc một số rối loạn tiêu hóa khác. Tuy nhiên, có những dân tộc do có nghề chăn nuôi phát triển và tập quán ăn sữa lâu đời nên cơ thể vẫn dung nạp tốt loại đường này.


Các sản phẩm như sữa và phô mai là thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng. Hơn một nửa dân số thế giới khi sinh ra đã thiếu loại enzyme lactose cần thiết để phân giải đường lactose (một thành phần luôn có trong sữa). Cho dù cơ thể bạn có sẵn lactase thì sự nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến loại enzyme này. Điều đó khiến cho khả năng tiêu hóa lactose của cơ thể bạn mất đi tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Dinh dưỡng mang thai tháng thứ 1


Trong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá,..



Tháng thứ 2


Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Nếu bạn nghén thì nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn và cũng đừng quá lo lắng khi bạn chưa uống được sữa bà bầu vì giai đoạn này chưa cần quá nhiều dưỡng chất để nuôi thai nhi. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất bằng cách ăn nhiều hoa quả. Thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…


Tháng thứ 3


Tháng thứ ba thích hợp với việc ăn canh gà trống và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


Tháng thứ 4


Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia… và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.


- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.


- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…


- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.


- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…


- Vitamin B9 (hay còn gọi là axit  folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.


- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.


- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…


- Vitamin C:  Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …


- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.


- Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.


Tháng thứ 5


Thai ở tháng thứ 5, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ví dụ: ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo.


 


Mang thai tháng thứ 6


Thai phụ cần đề phòng thiếu canxi và sắt. Ở tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ.


Phụ nữ mang thai tháng thứ 6 cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết. Trong các loại rau như: cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả…


Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.


Tháng thứ 7


- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.


- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…


- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…


- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…


- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…


- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 – 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.


Tháng thứ 8


- Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.


- Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.


- Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.


- Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm… Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.


Tháng thứ 9


Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…


- Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.


- Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.


- Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.


- Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.


- Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.

Canh nấm đùi gà giò sống với nước canh trong veo và ngọt mát nhờ có nấm đùi gà và bắp non rất thích hợp dùng trong những ngày hè. Món canh nấm giò sống rất đơn giản và dễ làm chị em nhé!



Nguyên liệu:


- 2 cái nấm đùi gà lớn


- 2 củ cà rốt


- 100 gr bắp non


- 150 gr giò sống


- Thì là, gia vị


Cách làm canh nấm đùi gà giò sống


Bước 1: Bắp non rửa sạch, để ráo. Nấm đùi gà xắt lát mỏng vừa ăn, ngâm rửa kỹ với nước muối, vớt ra để ráo nước. Cà rốt gọt vỏ, xắt khoanh vừa ăn hoặc tỉa hoa tùy thích.


Bước 2: Băm nhuyễn ít thì là, trộn đều với giò sống.


Bước 3: Nấu sôi nước, cho nấm và bắp non vào.


Bước 4: Khi nước sôi trở lại thì cho tiếp cà rốt.


Bước 5: Cà rốt vừa mềm thì dùng muỗng xắn từng miếng giò sống cho vào nồi. Đợi nồi canh sôi trở lại thì nêm hạt nêm.


Nước canh đã rất ngọt nhờ nấm, bắp non và cà rốt nên các bạn không cần nêm bột ngọt nhé. Cả nhà mình đều rất thích món canh nấm giò sống, một bữa cơm hết veo hẳn 2 tô canh đầy.


Mời các bạn trổ tài và thưởng thức món canh nấm đùi gà giò sống nhé.


Chúc các bạn ngon miệng với canh nấm giò sống!

Những nghiên cứu mới đây khẳng định điều mà chúng ta hầu như đều đã biết: rằng tình thương yêu, sự quan tâm và những chăm sóc cơ bản là tất cả những gì bé cưng của bạn cần và muốn.



Bạn không cần phải là một chuyên gia về sự phát triển kỹ năng của trẻ sơ sinh để có thể cho con một khởi đầu tốt. Tuy nhiên, hãy để họ giúp bạn hệ thống lại 8 bước đơn giản giúp con lớn lên khỏe mạnh, phát huy được tiềm năng của mình:


Thể hiện tình thương yêu


Trẻ con cần tình thương yêu; sự quan tâm chăm sóc trẻ, hỗ trợ về tình cảm sẽ tạo cho con một nền vững chắc để từ đó bé bắt đầu khám phá thế giới. Và đây không phải là một lời khuyên vô căn cứ. Những bằng chứng khoa học nghiêm túc đã cho thấy rằng tình yêu, sự quan tâm, chú ý trong những năm đầu đời có tác động trực tiếp và vô cùng to lớn đến sự phát triển kỹ năng, thể chất, tinh thần và cảm xúc của một đứa trẻ.


Tình yêu và những tiếp xúc cơ thể thật sự có thể giúp não con phát triển. Vậy, bạn thể hiện tình yêu của mình ra sao? Hãy ôm, chạm vào bé, mỉm cười với bé, động viên, lắng nghe bé, chơi với bé bất cứ khi nào có thể. Bên cạnh đó, trong vòng khoảng sáu tháng đầu tiên, bạn cũng hãy đáp lại tiếng khóc của con ngay, vì các chuyên gia nói khi này bạn chưa thể làm hư con đâu. Thật ra, đáp lại con khi bé khó chịu hay buồn bực (cũng như khi con vui vẻ) sẽ giúp bạn xây dựng sự tin tưởng nơi con và sự gắn bó tình cảm mạnh mẽ với bé.


Chăm sóc em bé từ những nhu cầu cơ bản


Con bạn cần khỏe mạnh và cần năng lượng để học hỏi và lớn lên và bạn có thể giúp bằng cách đáp ứng cho con những nhu cầu cơ bản của bé. Hãy tham khảo thông tin cũng như lắng nghe lời khuyên của bác sỹ để cho con đi kiểm tra sức khỏe đều đặn, tiêm chủng đúng thuốc, đúng hạn.


Thời gian con ngủ rất nhiều và đó là điều cần thiết chứ không hề thừa thãi. Trong khi ngủ mắt chuyển động nhanh (REM), các tế bào não của con thực hiện những liên kết quan trọng. Những kỳ tiếp hợp này sẽ mở đường cho các hoạt động vận động, suy nghĩ… Đó là chìa khóa giúp con hiểu được mọi thứ mà bé nhìn thấy, nghe thấy, nếm, chạm, ngửi thấy khi khám phá thế giới.


Sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp tất cả dinh dưỡng mà bé cần trong 6 tháng đầu tiên, cũng như tiếp tục duy trì là một phần quan trọng trong thực đơn ăn dặm cho đến ngày sinh nhật đầu tiên. Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất cho con, các nghiên cứu cho thấy các bé được nuôi bằng sữa mẹ thường ít bị dị ứng, tiêu chảy, ít bị các vấn đề về hô hấp hay nhiễm trùng tai. Sữa mẹ cũng có thể giúp bé thông minh hơn.


Tuy vậy, cũng có nhiều lý do khiến một số mẹ không thể cho con bú trực tiếp. Lúc này, mặc dù sữa công thức không thể tái tạo tất cả các thành phần độc đáo trong sữa mẹ nhưng những bé được nuôi lớn bằng sữa công thức cũng có thể phát triển kỹ năng tốt.


Bên cạnh chuyện ăn ngủ, mẹ cũng hãy nhanh chóng chăm lo cho sự thoải mái thể chất của con, để ý xem liệu bé có bị nóng quá, hay tã bé đã bẩn hay chưa. Bạn và con là một đội, trong đó bạn đóng vai trò “hậu cần” quan trọng, quan tâm đến những điều cơ bản và hỗ trợ để con có thể chinh phục được những thử thách khó khăn của mình!


Nếu có bất cứ lo lắng nào về việc ăn ngủ, phát triển của bé, hãy trao đổi với bác sỹ.

Sữa không chỉ tốt cho trẻ em mà cần thiết cho người lớn, người già. Thế nhưng, có người sau khi uống sữa bị đau bụng và tiêu chảy.



Sở dĩ có tình trạng trên là do cơ địa của những người này không hợp với chất lactose – một dạng đường có trong sữa động vật. Theo BS Nguyễn Minh Hồng – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam, lactose khi vào đến ruột sẽ tạo thành đường glucose và galactose nhờ vào một chất có tên là lactose trong thành ruột non.


Trong trường hợp cơ thể thiếu chất lactose, sữa sẽ khó tiêu hóa và bị “tống ra ngoài” với biểu hiện tiêu chảy. Theo thống kê, có khoảng 75% người trên thế giới bị chứng này. Trong đó có khoảng 46% mắc chứng này ở tuổi 50 trở lên.


Lượng đường lactose trong cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: di truyền, bệnh tật, sau giải phẫu ruột non, bị nhiễm HIV, nghiện rượu, tiêu chảy cấp tính do nhiễm trùng, do dùng kháng sinh…


Theo BS Nguyễn Minh Hồng, sau khi uống sữa, nếu bị khó tiêu, đầy hơi, hay sôi bụng, tiêu chảy, đau bụng… thì chắc chắn bạn bị chứng không dung nạp sữa. Ngoài ra, bạn sẽ thấy những triệu chứng khác như bị mất nước, mất khoáng chất, mệt mỏi, khó chịu, đi kèm với tiêu chảy.


Thông thường, một người bị chứng không hợp lactose cũng có thể uống khoảng 100-200ml sữa (chứa khoảng 5-10g lactose) mà vẫn không có triệu chứng gì. Những loại sữa khác nhau cũng gây ra những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, như sữa không béo sẽ gây những triệu chứng trầm trọng hơn so với sữa có nhiều chất béo; sữa có chocolate sẽ gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với sữa không có chocolate.


Một số trường hợp, chủ yếu là trẻ nhỏ, lại bị dị ứng với chất protein trong sữa, đặc biệt là sữa bò. Dị ứng với sữa bò thường xuất hiện ngay từ 2-12 giờ sau khi dùng, với các triệu chứng: choáng phản vệ, cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, cơn hen phế quản, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, sốt không rõ nguyên nhân.


Người bị chứng không hợp với đường latose, nên chú ý điều gì?


BS Hồng khuyên, những người không hợp với lactose nên tránh hoặc giảm khẩu phần sữa và chế phẩm từ sữa trong bữa ăn. Khi mua sữa nên đọc kỹ nhãn hiệu để xem nó có chứa lactose hay các loại tương tự như: milk sugars, casein, caseinate, whey, nonfat dry milk; chỉ nên uống các loại sữa không lactose.


Ngoài ra, người bệnh có thể uống các loại lactose (dưới dạng thuốc nước, viên cho vào sữa trước khi uống). Sau 24 giờ, lactose sẽ biến hóa lactose có trong sữa thành một dạng đường khác, giúp cơ thể dung nạp sữa. lactose dạng viên hay viên con nhộng nên uống ngay trước khi uống sữa, hay các loại thức ăn có chứa sữa.


Với trẻ em, để phòng ngừa các tai biến dị ứng, khi uống sữa bò, cần lưu ý tiền sử dị ứng của bố mẹ.