Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Làm sao để biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?


Dưới đây là những chỉ dẫn giúp bé ngủ ngon mà không quá khó khăn.


Dỗ trẻ sơ sinh ngủ là một quá trình loại bỏ các nhân tố tác động đến giấc ngủ của bé. Quá trình này sẽ giúp bạn có thêm tự tin trong việc hiểu rõ hành vi của trẻ khi trẻ muốn ngủ. Vậy trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng? Đôi khi phải mất tới 30-60 phút để bé sơ sinh có thể ngủ sâu. Do đó, nếu bé vẫn khó ngủ ngay cả khi bạn đã loại bỏ các tác nhân tiêu cực thì hãy yên tâm vì điều này cũng hoàn toàn bình thường. Các em bé khác nhau thì thói quen ngủ cũng khác nhau, mẹ cần tìm hiểu để chăm sóc bé tốt nhất.


 


Quá trình loại bỏ tác nhân ảnh hưởng giấc ngủ của bé diễn ra như sau:


Phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa. Nếu bé ngủ hãy thức bé dậy và cho bú tiếp. Có thể cho bé nghỉ bú giữa quãng khoảng 5-10 phút. Việc bú một hơi dài sẽ giúp bạn biết được bé còn đói hay không. Nếu bạn cho bé ngủ luôn sau khi bú được một ítsẽ làm bé ngủ không ngon và dậy sớm hơn. Khi bé tỉnh dậy bạn lại tưởng con đói và cho ăn tiếp. Lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thói quen ăn ngủ không tốt cho bé.


Hãy kiểm tra và thay bỉm cho bé trước khi ngủ để đảm bảo bé không bị ướt hay dính bẩn. Bạn có thể cho bé vào cũi nằm ngay khi bé vẫn còn thức. Nếu bé có thể tự ngủ sẽ tạo thành một thói quen tốt và giúp bé ngủ ngon hơn.


Quấn một lớp khăn quanh người bé để giữ tay bé không chạm vào mặt. Điều này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ ngon. Bé sơ sinh chưa thể điều khiển hành động của mình. Do đó, nếu không quấn khăn lại thì bé sẽ tỉnh dậy khi tay bé vô thức tự vỗ lên mặt.


Bế và ôm bé song song với mẹ trước khi đặt bé nằm vào cũi. Tư thế này sẽ giúp bé thư giãn và giúp bé ợ hơi. Như vậy cũng là để ra hiệu cho bé biết bé phải tự ngủ. Và khi bạn đặt bé nằm xuống, bé sẽ trong trạng thái bình tĩnh hơn.


Gói gém chăn hoặc gối ôm quanh bé khi đặt bé nằm xuống cũi. Trẻ sơ sinh thích cảm giác an toàn. Bé càng ít cử động thì sẽ càng dễ ngủ hơn. Dùng khăn bọc quanh người bé, đặt bé nằm lên giường sau đó dùng gối chặn xung quanh. Lưu ý là phải chừa chỗ thoáng để bé có thể thở thoái mái.


Mở nhạc từ đĩa CD hay radio trong phòng bé. Để nhạc trong suốt giấc ngủ của bé. Âm nhạc cho bé ngủ ngon hơn. Âm thanh đều đều sẽ giúp bé tránh bị xao nhãng bởi các tác nhân khác và giúp bé có cảm giác luôn có người bên cạnh.


Để bé tự ngủ, nếu bé không thể và khóc to, hãy cố tìm hiểu xem nguyên nhân là gì. Bạn có thể bế bé lên và ôm bé, giúp bé bình tĩnh lại. Sau đó đặt bé nằm xuống giường và thử lại một lần nữa.


Trường hợp bé vẫn không thể tự ngủ, hãy thử cách vỗ đều nhẹ nhàng lên người để ru bé ngủ ngon.


Khi bé lớn dần lên sẽ quen với giờ giấc đi ngủ. Và nếu bạn sử dụng những phương pháp này thường xuyên để bé ngủ ngon sẽ giúp con càng lớn càng dễ ngủ mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ mẹ. Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

Tã và bỉm là hai món đồ thiết yếu mà bất kỳ bà mẹ nào cũng cần chuẩn bị sắm đồ sơ sinh ngay khi mới chào đơi. Bé sẽ dùng tã và bỉm cho đến tận năm 2,3 tuổi. Do vậy, lượng “ngân sách gia đình” dành cho loại vật dụng này là vô cùng lớn. Vậy dùng sao cho tiết kiệm và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bé yêu? Mẹ hãy tham khảo những gợi ý sao đây nhé!


Đối với trẻ sơ sinh


Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh, trẻ sẽ đi phân su màu đen. Lượng phân này không nhiều, do đó chỉ nên sử dụng tã lót bé sơ sinh  hoặc giấy lót phân xu đóng vào quần tã rồi mặc cho bé.


Cho đến 1 – 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường đi tiêu xì xoẹt nhiều lần trong ngày, trung bình có thể từ 8 -10 lần, lượng phân lỏng mềm, “hoa cà hoa cải” rất ít. Mẹ có thể sử dụng hoàn toàn tã lót newborn số 1 hoặc 2 phù hợp với cân nặng. Tuy nhiên, nếu muốn con có một giấc ngủ ngon và thoải mái, mẹ cũng có thể đóng bỉm cho con vào ban đêm. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường dùng bỉm có size dưới 5kg.


Chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên


Lúc này, trẻ đã đi tiêu ít dần, trung bình 2-3 lần một ngày, lượng phân nhiều. Mẹ có thể cho con sử dụng bỉm hoàn toàn. Tuy vậy, đừng vội mua quá nhiều bỉm một lúc cho đến khi bạn chắc chắn về cân nặng và loại bỉm phù hợp nhất với con bởi mỗi bé có một hình dáng và kích thước khác nhau.


Các hãng sản xuất bỉm hiện nay đều đưa ra thị trường rất nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng giới tính và độ tuổi như bỉm dành riêng cho bé trai, bé gái, bé sơ sinh, tập bò và bé đã biết đi, mẹ thoải mái lựa chọn để chăm sóc bé tốt nhất… Mỗi giai đoạn và giới tính khác nhau của trẻ, lượng chất thấm hút sẽ được đặt dày hơn tại một vị trí nhất định. Với bé gái, bỉm sẽ thấm hút nhiều ở phía sau hay như với bé trai, các bé sẽ thường tè và làm dày phía mặt trước của bỉm.


 


Ngoài ra, với từng độ tuổi khác nhau, hình dạng và loại bỉm dành cho trẻ cũng sẽ thay đổi. Đối với trẻ sơ sinh, bỉm thường dùng loại dán hai bên. Khi con đã biết bò, hai dây dán này thường được làm chặt và chắc chắn hơn. Đối với trẻ tập đi, mẹ có thể cho con dùng bỉm quần để tránh xê dịch và tuột khi vận động.


Tất cả những điều này chị em đều nên chú ý khi lựa chọn để chống tràn và giúp con có thể thoải mái nhất khi đóng bỉm.


 


Cấu tạo bỉm như thế nào


Bỉm được cấu tạo gồm 3 lớp. Lớp trong cùng: Lớp này trực tiếp tiếp xúc với bề mặt da của em bé do đó, yêu cầu về chất liệu và độ an toàn, không độc hại được đặt lên hàng đầu. Mẹ chú ý kiểm tra bề mặt và chất liệu bỉm cẩn thận nhé vì đây cũng là lớp duy nhất ta có thể sờ trực tiếp được.


Lớp hút: Theo lý thuyết bình thường, lớp thấm hút này sẽ gồm những lớp bông dày để khi chất lỏng tràn xuống, nó sẽ thấm hút hết. Tuy nhiên khi bé tè hoặc đi tiêu nhiều lần, chất lỏng thường dày và thấm ngược lên trên vào da bé. Do đó ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất bỉm đều sử dụng một loại hạt polymer thấm hút gọi là Super Absorbent Polymer (SAP) để ngâm và giữ chất lỏng ở trong. Đó cũng là lý do khi thay bỉm, mẹ sẽ thấy bỉm dày lên và khi sờ sẽ cảm nhận được các hạt sạn mềm.


Lớp chống thấm nước: Hầu hết các loại bỉm tã hiện nay đều có một lớp chống thấm nước ở vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm bằng các chất liệu đặc trưng từ plastic.


Bao nhiêu lâu mẹ cần thay bỉm tã


Một chiếc tã có thể chịu được 1-3 lần tè, và bỉm là từ 4-5 lần. Nếu bé chỉ tè không, mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ thay một lần. Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu thì mẹ chú ý cần thay ngay lập tức. Như vậy tính trung bình, một ngày bé sẽ dùng khoảng từ 6-7 tã giấy hoặc 5-6 bỉm.


Một mẹo tiết kiệm dành cho mẹ: Mẹ nên dùng kết hợp giữa cả bỉm và tã giấy. Khi thấy bé đã đi tiêu xong, ta có thể đóng tã giấy xen kẽ cho bé. Như vậy vừa khiến bé cảm thấy thoải mái và thoáng mát hơn, vừa giúp mẹ tiết kiệm một khoản chi lớn trong gia đình.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Nhiệt độ cơ thể là một trong những dấu hiệu đơn giản nhất giúp chị em chủ động biết được thời điểm trứng rụng để dễ dàng lên kế hoạch cho việc thụ thai cũng như cách tính ngày rụng trứng để tránh thai. Chỉ cần một chiếc nhiệt kế, những hướng dẫn đơn giản sau đây sẽ giúp chị em biết được thời gian rụng trứng


Việc đo nhiệt độ cơ thể như một thói quen hàng ngày có thể giúp bạn biết khi nào bạn sắp rụng trứng và cũng là cách tính ngày rụng trứng hiệu quả.


Thông thường, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ giảm xuống ngay trước ngày rụng trứng và tăng lên đột ngột ngay sau khi rụng trứng. Nhưng để biết nguyên nhân của sự tăng giảm nhiệt độ và biết cần phải làm gì với cơ thể mình là hai chuyện khác nhau.


Khi nào bạn nên đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể?


Bạn nên bắt đầu vào buổi sáng đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, đây là dấu hiệu cho thấy ngày bắt đầu của một chu kỳ. Quan trọng nhất là bạn phải chắc chắn đây không phải chỉ là chút rỉ máu thông thường mà phải là kỳ kinh nguyệt thực sự.


 


Hãy để biểu đồ, một cây bút và nhiệt kế cạnh giường để với lấy chúng dễ dàng. Một cử động đơn giản nhất như ngồi dậy, đi đâu lấy gì đó hoặc vào phòng tắm đều khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và cho ra kết quả nhiệt độ sai.


Vẽ biểu đồ nhiệt độ cơ bản của cơ thể thế nào?


Đo xong, đánh dấu x vào vị trí nhiệt độ trong cột “Ngày 1 của chu kỳ” hoặc ghi chú nhiệt độ vào ô ngày tương ứng. Kết nối các điểm nhiệt độ với nhau bằng đường thẳng và xem thử, nếu qua hết một tháng, tại điểm nào nhiệt độ tăng hay giảm. Qua thời gian, bạn sẽ hiểu dần mức nhiệt độ nào chính là thời điểm bạn rụng trứng.


Có thể bạn thích viết nhiệt độ ngày lên một tờ giấy và làm biểu đồ vào lúc khác, hoặc viết ngay lên biểu đồ lúc đó. Sao cũng được, miễn là kết quả chính xác.


Nhớ là bạn phải viết ngày, tháng bắt đầu đo nhiệt độ lên trên tờ giấy biểu đồ. Bạn nên thay một tờ giấy biểu đồ mới khi đã qua chu kỳ mới hoặc tháng mới.


Ngày nào bạn có giao hợp với chồng, hãy khoanh tròn ngày đó hoặc đánh dấu xuống biểu đồ tại vị trí đó.


Hãy nhớ là, những thông số nhiệt độ đơn lẻ không quan trọng nhưng biểu đồ cho thấy sự thay đổi phần đầu và sau chu kỳ kinh khá quan trọng. Thông thường, nhiệt độ cơ thể bạn thấp hơn trước khi rụng trứng, và có một điểm cơ thể tăng nhiệt bất thường (sau khi rụng trứng) trong nửa sau chu kỳ rụng trứng của phụ nữ


Thông thường, người ta khuyên phụ nữ đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể bằng cách đặt nhiệt kế dưới âm đạo thay vì ở lưỡi. Nhưng ngày nay, nhiệt kế hiện đại cho ra kết quả chính xác ở cả hai điểm đo, không nhất thiết phải là âm đạo.


Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể mà bạn cần chú ý


Trong một chu kỳ 28 ngày thông thường của kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể người trung bình là 36.5 độ C. Ngay trước khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể có thể giảm xuống 36.2 độ C, thường vào ngày thứ 13-14 của chu kỳ. Và ngay khi bạn rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng liên tiếp cho đến khi đạt 37 độ C, và sẽ ở nhiệt độ như vậy cho đến khi bạn thấy kinh.


 


Thông thường, phụ nữ nên đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể trong vòng 3 tháng trước khi họ thấy được biểu đồ lên xuống lặp lại. Bạn cần thời gian để hiểu và dự đoán chính xác thời điểm rụng trứng qua nhiệt độ cơ thể. Bấm vào đây để đọc thêm thông tin về rụng trứng.


Dấu hiệu nào khác cho biết bạn đang rụng trứng?


Dịch nhầy tử cung sẽ thay đổi từ trạng thái đặc sang nhầy và lỏng hơn, giống lòng trắng trứng. Đây là thay đổi từ bên trong các tế bào để giúp tinh trùng sống lâu và bơi dễ dàng hơn qua cổ tử cung để đến với trứng, ở đây sẽ diễn ra sự hình thành thai nhi.


Để hiểu thêm về chu kỳ rụng trứng của phụ nữ, bấm vào đây.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Mang thai là thời điểm bạn phải chú ý đặc biệt về những gì bạn ăn, biết được đâu là thực phẩm an toàn nên ăn và đâu là thực phẩm nên tránh. An gi khi mang thai 3 thang dau Bạn cần biết rằng có một số thực phẩm có chứa độc tố mà nếu bạn ăn vào, có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật thai nhi. Một số loại thực phẩm khác thì chứa vi khuẩn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và gây tổn thương cho sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi. Hãy chắc chắn rằng hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn được nấu chín, và hãy chọn lọc những gì bạn ăn để bảo vệ thai nhi của bạn chống lại vi khuẩn có hại.


Một điểm quan trọng cần nhớ khi lựa chọn thực phẩm để ăn là giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà bạn đang nạp vào cơ thể de cham soc thai nhi. Một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng như axit folic, sắt, vitamin C và vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.


Có rất nhiều loại thực phẩm cần tránh khi mang thai, hầu hết các bác sĩ sẽ tư vấn rằng bạn nên tránh xa một số loại cá, thịt sống, trứng sống, pho mát mềm, pate, rau chưa rửa v.v. Hãy tham khảo danh sách những thự phẩm bạn không nên ăn dưới đây



Một số loại cá (như cá mập, cá ngừ và cá kiếm) có chứa một lượng cao của thủy ngân được tích lũy trong các mô mỡ của chúng. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhiều những loại cá này để tránh ảnh hưởng đến sự hình thành thai nhi và phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. Chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về việc ăn bao nhiêu những loại cá này thì tổn hại cho em bé trong bụng, nhưng “cẩn tắc vô áy náy”, tốt nhất là bạn nên tránh những con cá này. Ngoài ra, những loại hải sản sống khác mà phụ nữ mang thai nên tránh xa  là hàu và sashimi hay sushi cá sống.


Trứng sống


Trứng sống có thể là nguồn gốc truyền vi khuẩn salmonella. Thực phẩm có chứa trứng sống bao gồm sốt mayonnaise, salad caesar, eggnog, hollandaise và những hỗn hợp bột trứng nhất định như bột làm bánh cookie. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, hãy nhớ nấu trứng thật kỹ trước khi ăn.


Thịt gà sống


Chúng ta không nên ăn thịt gà sống hay tái, đặc biệt khi mang thai bạn càng nên cẩn thận hơn. Ăn hoặc tiếp xúc với các bề mặt có thịt gà sống có nguy cơ làm bạn bị nhiểm vi khuẩn salmonella. Thậm chí, món thịt gà được nấu từ hôm trước nên được đun nóng lại hoặc nấu thêm một lần nữa để tiêu diệt vi khuẩn salmonella.


Thịt sống


Cho dù đó là một miếng thịt bò tái hoặc bất cứ loại thịt chưa nấu chín nào, chúng đều có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thai nhi. Bạn nên tránh xa những loại thịt sống hay tái khi mang thai vì nó có thể chứ một loại ký sinh trùng gọi là toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai.


Phô mai mềm


Phô mai mềm như phô mai xanh, phô mai feta, brie, camembert, ricotta, pho mát trắng mềm Mỹ Latinh và bất kỳ sữa chưa tiệt trùng hoặc các loại thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng là những loại thực phẩm nên tránh khi mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria, một loại vi khuẩn rất có hại cho thai nhi. Trong khi với người lớn, vi khuẩn Listeria thường không có tác hại gì nhưng chúng lại có thể gây các biến chứng đe dọa đến tính mạng của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Listeriosis được biết đến là loại vi khuẩn kích hoạt sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng máu.


Trái cây và rau


Khi mua trái cây và rau quả, hãy chắc chắn rằng bạn rửa chúng sạch sẽ để loại bỏ bất kỳ các loại sâu có hại và vi khuẩn cũng như thuốc trừ sâu. Rau chưa rửa có khả năng truyền bệnh toxoplasmosis – một ký sinh trùng gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, nên tránh hoàn toàn những loại trái cây và rau hư, mốc.


Các loại thực phẩm khác


Ngoài khi nhan thay cac trieu chung mang thai,  phụ nữ  nên tránh những thực phầm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này có thể có trong kem và rất nhiều loại thực phầm khác.


Một loại thực phẩm khác nên tránh là đậu phộng. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú nên tránh ăn đậu phộng hoàn toàn vì loại thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ dị ứng với đậu phộng. Đậu phộng cũng có một loại nấm mốc được gọi là aflatoxin có khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Trong giai đoạn trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng nhất đối với trẻ. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu sữa mẹ đầy đủ và chất lượng tốt thì các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tức là chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi bước sang tháng thứ 7. Trong trường hợp mẹ ít sữa, trẻ chậm tăng tăng cân có thể tham khảo thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi như sau:


Bột cá rau dền


Củ dền không xa lạ với các mẹ trong việc lựa chọn thực đơn ăn dặm mỗi ngày cho con, nó được xem như thực phẩm cực ngon khi kết hợp cùng bột cá và cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Món bột ăn dặm cho bé này cũng rất dễ làm.


Nguyên liệu


- Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)


- Cá nạc 30g (2 muỗng canh)


- Rau dền 30g (2 muỗng canh)


- Dầu 10g (2 muỗng cà phê)


- Nước 200ml (lưng 1 chén


Hướng dẫn


Rau dền: cắt nhỏ bằm nhuyễn


Cá: luộc chín, nghiền nát


Bột gạo: hòa tan với chút nước tan đều


Bước 1: Bắc phần nước còn lại nấu sôi, cho rau vào nấu chín.


Bước 2: Để cá, bột gạo vào khuấy chín, trút ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.


Bước 3: Nêm nước mắm iốt hoặc muối iốt (nên nêm nhạt)


Bột sữa bí đỏ


Bí đỏ là một thành viên trong đại gia tộc bầu bí thuộc nhóm rau quả rất giàu dinh dưỡng.  Kết hợp với thịt gà xay nhuyễn, món bột gà thơm ngon hứa hẹn sẽ là món ăn yêu thích trong thực đơn cho bé ăn dặm.


Nguyên liệu


- 4 muỗng canh bột gạo


- 8 muỗng canh sữa bột (Loại bé đang dùng)


- 1 chén nước sạch


- 1 muỗng canh bí đỏ luộc chín tán nhuyễn


- 1 muỗng canh dầu oliu cho bé


Hướng dẫn


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi.Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Chế độ ăn uống hợp lý cho mẹ


Chăm sóc thai nhi khi mang thai là điều quan tâm đầu tiên. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bản thân và em bé. Bên cạnh việc chọn thực đơn hàng ngày cho bà bầu, có một vài loại thực phẩm mà bạn nên cẩn thận hơn khi quyết định ăn: Thịt, trứng và cá không nấu chín hoàn toàn có thể đặt bạn vào nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn không nên ăn nhiều hơn 2 hoặc 3 khẩu phần cá mỗi tuần (bao gồm cả cá đóng hộp), tuyệt đối không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoặc cá kình (chúng có khả năng chứa nồng độ thủy ngân cao, có thể khiến bé bị ảnh hưởng xấu).


Nên rửa sạch tất cả trái cây và rau củ quả trước khi ăn. Uống nhiều sữa, ăn nhiều các chế phẩm từ sữa bởi điều này sẽ cung cấp cho bạn và bé đầy đủ canxi. Bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa caffeine, đồ ăn có chứa chất làm ngọt nhân tạo.


Sau khi mang thai, mà đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu bạn nên thực hiện đầy đủ các cuộc hẹn với bác sĩ. Đây là giai đoạn diễn ra sự hình thành thai nhi. Lần khám thai đầu tiên sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 6-8. Tại đó, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về các bệnh lý mà bạn có thể mắc phải, hỏi bạn về cân nặng chiều cao và tiền sử huyết áp của bạn, ngoài ra có thể bạn sẽ được khám phụ khoa để kiểm tra kích thước, hình dạng của tử cung.


Kiểm tra mẫu nước tiểu để biết chính xác bạn có nằm trong nhóm bà bầu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay tiền sản giật (một loại huyết áp cao trong thời gian mang thai) hay không? Xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không? Số lượng tế bào máu, các bệnh truyền nhiễm (nếu có như bệnh giang mai và viêm gan) trong cơ thể bạn như thế nào? Tham khảo thực đơn của bác sỹ nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu .


Tất cả những câu hỏi đó rất quan trọng, nó cho phép các bác sĩ tiếp cận được với tình trạng sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.


Tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai


Bạn nên hỏi bác sĩ câu hỏi này, với tình trạng hiện tại của bạn, bạn nên tăng bao nhiêu cân trong cả quá trình mang thai của mình  là hợp lý? Bởi với mỗi một cá nhân thì điều này lại khác nhau, nếu bạn bé nhỏ, “mình dây” hay bạn thừa cân, bạn đều cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng.


Sử dụng vitamin hợp lý và thận trọng trước khi dùng thuốc


Bạn nên dùng vitamin axit folic mỗi ngày trong thời gian mang thai của mình. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề về trí não và tủy sống của bé. Cách tốt nhất để chăm sóc cho bà bầu là bạn nên bắt đầu uống axit folic trước khi mang thai.


Ngoài ra, việc bổ sung vitamin hợp lý rất quan trọng, bạn nên nghe theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng bất cứ thuốc nào, kể cả thuốc giảm đau, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ bởi tùy tiện dùng thuốc có thể gây nên hiện tượng dị tật bẩm sinh.


Sức khỏe bà bầu là một mối quan tâm vô cùng quan trọng, vậy chăm sóc bà bầu như thế nào để bạn trải qua 40 tuần thai kỳ diệu một cách an toàn và khỏe mạnh?

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Dưới đây là một số điều nên tránh khi chăm sóc bé trong năm đầu tiên.


Cách tắm bé sơ sinh


Nhiều người ngại tắm trẻ sơ sinh vì chỉ thiếu cẩn trọng là bé có thể nhiễm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, khi trẻ ốm bệnh, nhiều người không hề tắm rửa cho trẻ trong một thời gian dài, gây kéo dài đợt ốm hơn. Chú ý, sau những kỳ ốm bệnh hay trong những ngày rét, cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh.


Cách cho trẻ ngủ:


Sau bữa ăn, trẻ rất hay buồn ngủ, chỉ cần bế một lúc, ru nhè nhẹ rồi đặt trẻ ngủ cho thành lệ. Không nên bế ẵm trẻ lâu trên tay, gây ra thói quen không tốt ở trẻ.


Cách cho trẻ ăn:


Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ: Trong khi nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều bà mẹ cho con bú suốt ngày, bất cứ khi nào quấy khóc, tập cho trẻ thói quen vòi vĩnh, biếng ăn, quấy khóc và luôn đòi bế ẵm. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc về giờ giấc cho con ăn, các bữa cách nhau đúng 3 tiếng, vì có nhiều em háu đói.


Cho con bú kéo dài quá lâu. Một số người không chịu nổi khi nhìn con “chật vật” trong quá trình cai sữa và số khác cho rằng trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Hậu quả là trẻ lên 4-5 tuổi mà vẫn đòi bú, gây bất tiện cho mẹ và tạo thói quen không tốt cho trẻ. Nên cai sữa cho con ngoài một tuổi, cùng lắm là đến 18-24 tháng tuổi.


Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé. Cho con ăn dặm sớm quá (trước 4-6 tháng tuổi) hoặc quá nhiều so với tháng tuổi (mới 5-6 tháng đã cho ăn tới 4 bữa bột/ngày) là hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ ăn không tiêu, sinh tướt, đi ngoài phân sống, dần dần bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, lâu dài sẽ sinh rối loạn tiêu hóa. Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi, khi trẻ ngoài 4-6 tháng tuổi mà vẫn chưa được ăn thêm thì không chóng lớn.


Cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Không nên cho bé ăn mỗi ngày 1 quả trứng hoặc hơn. Khi được 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn 2 hoặc 3 lòng đỏ trứng quấy chín với bột mỗi tuần.


Nhiều phụ huynh khi chăm sóc em bé không cho trẻ ăn hoa quả và uống thêm nước lọc. Khi bé bắt đầu ăn bổ sung, có thể cho trẻ ăn thêm nước quả hoặc quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuối tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ dưới một tuổi, chưa biết đòi uống khi khát, các bà mẹ cần chú ý cho bé uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực.


Chăm sóc bé ốm


Khi con ốm, các bà mẹ dễ mất tinh thần, cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc nào được mách bảo (kể cả lời khuyên từ những người không có chuyên môn y khoa). Việc này thực tế có thể khiến trẻ bệnh nặng thêm.


Đừng để trẻ ốm nặng quá hoặc sốt cao kéo dài mới mang đến thầy thuốc.


Đừng cho trẻ dùng quá nhiều sinh tố vì có nhiều loại như A và D sẽ gây hại cho trẻ nếu không biết cách dùng đúng.


Đừng vội vã tự động cho trẻ uống thuốc, đặc biệt không nên cho trẻ uống thuốc dành cho người lớn hoặc với liều lượng như của người lớn.


Đừng tự dùng những thứ thuốc như sulfamide, auréomycine, tifomycine, pénicilline, streptomycine, rimifon, émitine… trong khi còn chưa rõ con mình mắc bệnh gì. Nếu không, các thuốc này sẽ gây nhờn thuốc.


Đừng quan niệm tiêm lúc nào cũng tốt. Đôi khi có những cách chữa đơn giản cộng cách chăm sóc bé hợp lý lại rất hiệu quả.