Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Trẻ bú bằng sữa mẹ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ thường lo lắng vì không có đủ lượng sữa cần thiết cho bé. Một vài lời khuyên sau đây phần nào giúp các mẹ giảm bớt được những lo lắng này.


Vai trò của sữa mẹ


Trước hết sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ mà không có bất cứ loại sữa bột nào có thể so sánh được. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn.


Các loại sữa mẹ


Sữa non : là dòng sữa đầu tiên, rất giàu năng lượng, phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sơ sinh non tháng. Sữa non giàu đường lactose – Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ) và ít protein (đạm) hơn sữa bò, giàu các chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng, giàu vitamin A gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn. Nếu vì lý do gì trẻ không bú được sữa non thì có thể vắt ra cho trẻ uống. Nếu không dung nạp được đường lactose, bé thường bị tiêu chảy, đau bụng, “xì hơi”, khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi bé “ti mẹ” (hoặc dùng sữa công thức, thậm chí là tiêu thụ những sản phẩm có chưa lactose từ sữa như sữa chua, phômai – với nhóm bé đã đến tuổi ăn dặm).


Sữa chuyển tiếp : có từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau khi người phụ nữ sinh con.


Sữa vĩnh viễn : từ ngày 10 – 14 sau sinh, sữa mẹ sẽ tăng nhiều về số lượng và thay đổi cả về hình thức lẫn thành phần. Sữa mẹ trở nên loãng hơn và đó là sữa mẹ hoàn chỉnh với các thành phần dinh dưỡng ổn định. Các nhà chuyên môn nhận thấy, chế độ dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ.


Các nguyên nhân làm giảm sự tiết sữa


Cho con bú chậm sau sinh từ 2 -3 ngày. Mẹ có các bệnh lý như: suy tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng…


Mẹ còn quá trẻ: dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa phát triển.


Mẹ không tăng cân đầy đủ khi mang thai.


Mẹ dùng các thuốc ức chế sự tiết sữa: aspirin, kháng sinh, chống dị ứng.


Làm gì để mẹ có nhiều sữa


Cho trẻ bú đều : tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm… Trong những ngày đầu sữa còn ít, cần cho trẻ bú nhiều lần, sữa sẽ “về” nhiều hơn. Nếu đã ít sữa mà lại cho trẻ bú ít hoặc ăn bổ sung sữa ngoài, trẻ sẽ bỏ bú và sữa cạn dần, dẫn đến mất sữa. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.


Dinh dưỡng đầy đủ: để góp phần đảm bảo có đủ sữa cả về số lượng lẫn chất lượng, người mẹ cần ăn uống đầy đủ. Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày, tương đương khoảng 1/4 lượng thức ăn so với ngày thường. Bữa ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm chất bột (cơm, khoai củ, bánh mì, bún, bánh phở…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ…); Nhóm chất béo (dầu mỡ, bơ, lạc…); Nhóm viatmin và khoáng chất (rau xanh, quả chín). Mỗi bữa bà mẹ nên ăn thêm một bát cơm hoặc một củ khoai cùng ít thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau củ và quả chín…



Uống đủ nước : người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.


Nghỉ ngơi đầy đủ : các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú, bạn cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2 – 4 tiếng ban ngày và 6-8 tiếng ban đêm. Stress ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ, vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa. Ngoài ra, người mẹ cần ăn kiêng những chất ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không nên uống các loại thuốc tân dược khi không có chỉ định của bác sĩ.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Trong thời kỳ phụ nữ có những dấu hiệu mang thai , việc ốm nghén khiến mẹ thấy khó chịu . Quan tâm đến sức khỏe của bà bầu vô cùng quan trọng, đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe của bà bầu là vô cùng quan trọng , điều đó nằm trong tầm tay bạn.



Dưới đây là những điều bà bầu nên biết để có sức khỏe tốt cho mẹ và bé:


1. Tránh tắm hơi ,tắm nước nóng


Theo nhiều nghiên cứu cho thấy , phụ nữ mang thai nếu tắm hơi hoặc thường xuyên tắm nước nóng sẽ làm cho thai nhi bị di tật thần kinh bởi vì nhiệt đó quá nóng vào cơ thể như tắm hơi , tắm nước nóng sẽ làm thay đổi nội tiết và nhiệt độ cơ thể , làm ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.


2. Tránh xa rượu


Khi đã có một vài dấu hiện nhận biết có thai thì mọi đồ uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) bị cấm tuyệt đối trong thời gian mang thai. Có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho trẻ, trong đó có chậm phát triển trí tuệ và những rối loạn phát triển.


Rượu thẩm thấu vào máu thai nhi và tồn tại trong cơ thể trẻ hai lần lâu hơn so với cơ thể người trưởng thành.


3. Tránh căng thẳng


Những dấu hiệu có thai trong đó có căng thẳng , dễ xúc động , việc người mẹ căng thẳng , lo âu trong quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng , người mẹ có thể sẽ bị táo bón , đau lưng, mất ngủ , đồng thời đứa bé sinh ra có thể sẽ bị sinh nón và nhẹ cân . Ví thế trong thời gian mang thai , thai phụ hãy giữ tinh thần thoải mái , có cuộc sống lành mạnh ,hãy thư giãn , đi đâu đó du lịch , tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cho người làm mẹ , nghe bài hát hoặc bộ phim ưa thích ….


4. Thịt sống


Trong khi mang thai 3 tháng đầu điều mẹ đặc biệt cần chú ý đó là không ăn thịt gia cầm, hải sản sống hoặc chưa được nấu chín khi mang thai. Các loại thịt chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn salmonella, E.coli và vi khuẩn toxoplasmosis, chúng không chỉ gây ra ngộ độc thực phẩm mà còn khiến mẹ tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non.


5. Tránh các loại dược phẩm OTC ,đặc biệt là đặc biệt Aspirin


OTC là viết tắc của Over the Counter loại thuốc mà người bệnh có thể tự mua uống mà không cần toa của bác sĩ . Bà bầu tuyết đối không được dùng những loại thức uống này khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ . Trong thời kì mang thai tất cả các loại thức uống mà bà bầu sử dụng đều sẽ qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp của nhau thai.


6. “Chuyện ấy” được hoặc tránh?


Muốn chắc ăn, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa. Nhìn chung trừ ba tháng cuối, không phải kiêng hẳn – nếu không có cấm chỉ định. Tất nhiên sinh hoạt thầm kín trong thời gian này buộc phải thay đổi đôi chút, song không có nghĩa, là người trong cuộc không thể bày tỏ tình cảm và thụ hưởng niềm vui từ sự gần gũi.


Thai kỳ mỗi người một khác, vì thế không loại trừ tình huống: hai người không thể gần gũi trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông và hỗ trợ của đối tác. Người đẹp vẫn muốn cảm thấy bản thân quyến rũ, được yêu và hấp dẫn, cho dù không thể “chiều chồng” theo ý muốn.


“Chuyện ấy” bị cấm hẳn trong một số trường hợp. Nếu đối tượng trước đó đã bị sảy thai hoặc từng bị đẻ non – dứt khoát phải gác bỏ ý định “chiều chồng”.


Cũng phải kiêng – trường hợp người đẹp bị chảy máu hoặc vỡ bọng nước ối vì nguyên nhân mắc bệnh đường sinh sản, hoặc nhau thai nằm sai vị trí.


 

Ăn dặm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Có nhiều cách ăn dặm cho bé, tuy nhiên mẹ đã biết cách cho trẻ ăn dặm chưa? Hãy lựa chọn đúng đắn nhé bởi ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn định hướng tới việc ăn uống sau này ở trẻ.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ.


1. Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào?


Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:


- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.


- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.


- Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.


- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.


Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no.


Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ.


Cách chế biến bột ăn dặm cho bé


Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà luôn cảm thấy ngon miệng, khi chế biến món ăn mẹ cần chú ý một vài điểm sau:


- Ða dạng các loại thực phẩm: điều này sẽ tránh gây nhàm chán cho trẻ trong các bữa ăn. Khuyến khích mẹ nên chọn những loại đồ ăn mà trẻ thích.


- Thức ăn cho trẻ phải mềm, dễ tiêu, tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…


- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Mẹ chú ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu dễ nhiễm bệnh vậy nên đồ ăn phải sạch, tươi, khâu chế biến phải được đảm bảo.


Thực đơn ăn dặm như thế nào cho đủ chất?


Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.


Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.


Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.


 

Chế độ dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhất là khi mang thai 3 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải ăn nhiều hơn trước nhưng bạn cần phải biết bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cả mẹ và con như: protein, sắt, kẽm…bằng những thực phẩm tươi cá chép , lươn hay những món bổ dưỡng như nấm đùi gà , cháo lươn , cháo cá chép ..



Để có một sức khỏe tốt cho bạn và cho thai nhi mẹ bầu và người thân nên có chế độ dinh dương chu đáo trong thời kỳ mang thai này .


Trứng ngỗng


Để trả lời cho câu hỏi ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì câu trả lời là trứng ngỗng , trứng ngỗng giàu chất bổ dưỡng và có tác dụng an thai, nếu bà mẹ ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh, lanh lợi. Một số người còn cho rằng ăn trứng ngỗng là để trừ tà ma nhập vào, để bé khỏe mạnh, xinh đẹp. Vì lẽ đó, trứng ngỗng không được thiếu trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.


Trên thực tế, chưa có công trình khoa học nào trên thế giới xác định trứng ngỗng giúp an thai hay giúp trẻ thông minh. Về dinh dưỡng, thì trứng gà mới là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin A và sự phân bố tỷ lệ các chất dinh dưỡng  hợp lý. Do đó, các nhà khoa học nhận định, không nhất thiết phải ăn trứng ngỗng trong thai kỳ.


dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu trứng ngỗng


Thay vào đó, bạn hãy cân đối nhiều loại thực phẩm khác nhau, đa dạng nhóm và chủng loại từ rau củ quả đến cá thịt các loại để cung cấp đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu – giai đoạn rất quan trọng cho cả thai kỳ.


Cháo lươn


trong thành phần của lươn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100r thịt lươn thì có 12.7g chất đạm, 25.6g chất béo và 285g calo, ngoài ra thịt lươn còn chứa nhiều vitamin cùng các khoáng chất quan trọng khác cho cơ thể như vitamin A, B1, B6, Fe, Na, K, Ca. Vì thế, có thể xem việc ba bau an chao luon tốt nhất trong thời kỳ mang thai.


Nếu so các loại như hến, tôm đồng, cua đồng thì thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Bởi vậy, thịt lươn luôn được lựa chọn là thức ăn bồi bổ cho người ốm, người già, trẻ nhỏ


Cá chép


Cá chép thịt dày béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon.


Trong Đông Y cá chép được xem là một vị thuốc bổ và có tác dụng trị bệnh. Cá chép chứa nhiều đạm nên dễ được cơ thể hấp thu. Cá chép tính bình có tác dụng lợi thủy, tiêu thủng, hạ khí thông sữa, khai kiện tì vị. Vì thế những người bị phù hay động thai hoặc sữa ít đều được khuyên ăn cá chép.


Còn trong kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không thể thiếu món cháo cá chép. Bởi vì cháo cá chép  giúp an thai cho phụ nữ đang mang bầu. Khi có thai mà mẹ năng ăn cháo cá chép thì con sau này sẽ thông minh, da trắng và đặc biệt là môi bé sẽ rất đỏ. Ăn nhiều cá chép trước khi mang bầu sẽ có cơ hội sinh con gái.


Ngoài ra, đối với các phụ nữ mang thai khoảng 5 -6 tháng có chứng sưng mặt, phù thủng tay chân, dùng 1 con cá chép nặng khoảng 500g, nấu với 120g đậu đỏ, thê ít gừng, hành, nấu chín, ăn nhạt sẽ giúp tiêu trừ các chứng này.


Nếu hầm nhừ 250g cá chép với 1 chân giò lợn nhỏ, 3g thông thảo rồi ăn liên tục 1 – 2 ngày, sẽ giúp sản phụ có nhiều sữa và sữa rất mát mẻ, tốt cho con.


Và còn nhiều lợi ích khác, nên cá chép được các nhà khoa học công nhận là món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ.

Rất nhiều người cho rằng sau khi sinh, những giọt sữa đầu tiên rất bẩn hoặc đó là những giọt sữa loãng, không có giá trị dinh dưỡng nên đã không cho con bú. Đây là một quan niệm sai lầm.


Sữa non là một chất dịch lỏng, màu vàng, dính. Nó được tiết ra trong 3-5 ngày đầu sau khi sinh. Lượng sữa non tiết ra thay đổi tùy theo từng người, thông thường từ khoảng 10-100ml/ngày và trung bình là 30ml/ngày. Sự tiết sữa này tăng lên dần dần và đạt tới thành phần của sữa bình thường sau vài ngày.


Sữa non là một thực phẩm có thể tích nhỏ và mật độ cao. Nó chứa ít đường lactose, chất béo (có 2g/100ml) và các vitamin tan trong nước hơn sữa bình thường (sữa trưởng thành) nhưng nhiều protein và các vitamin tan trong chất béo hơn bao gồm vitamin A (cao gấp 2 lần sữa trưởng thành), vitamin E và vitamin K. Ngoài ra nó còn có thêm một số chất khoáng như Fe, Zn…


Lactose là một dạng đường có trong sữa bò và những sản phẩm từ sữa (kể cả sữa mẹ).


Không dung nạp được lactose có nghĩa là cơ thể không sản xuất ra đủ lactase – một enzym cần thiết để tiêu hóa lactose.



Kết quả, hàm lượng đường lactose không được tiêu hóa sẽ tích tụ ở ruột và gây nên vấn đề về đường ruột. Hiện tượng này thường gây khó chịu cho bé nhưng lại không nguy hiểm. Tình trạng không hấp thụ lactose có khả năng kéo dài ngay cả khi bé bước vào tuổi mẫu giáo hoặc đã đi học


Trong sữa non còn tập trung cao các tế bào miễn dịch, trong đó có thành phần hòa tan bao gồm immunoglobulin (IgA-IgM-IgG) lysozyme và các enzym khác, lactoferin và cả các thành phần tế bào bao gồm tế bào lympho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô; những tế bào này có thể thực bào và tiêu diệt vi khuẩn nhưng chúng cũng có thể điều biến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bằng cách sản xuất các cytokin, những chất trung gian miễn dịch hòa tan, chúng có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở trẻ sơ sinh ví dụ TGF-beta có thể giảm viêm ở ruột, giảm dị ứng và kích thích sự sản xuất IgA ở ruột.


IgA chế tiết (SIgA) là quan trọng nhất, nó có ngay ở ngày đầu sau đẻ, khoảng 6,03 cộng trừ 2,3g/l nhưng giảm rất nhanh ở ngày thứ ba sau đẻ chỉ còn khoảng 1,42 cộng trừ 0,84g/l. Dạng IgA độc đáo này được cấu tạo bởi 2 phân tử IgA liên kết với cấu phần chế tiết, có sự đề kháng chống phân giải protein và vì vậy có thể vẫn có hoạt tính trong đường tiêu hóa. Người ta đã chứng minh được rằng miễn dịch của người mẹ có thể được truyền sang trẻ sơ sinh qua một cơ chế được gọi là chuyển dời ruột – vú. Với cơ chế này, các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà người đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho em bé.


Các oligosaccharide carbonhydrat với cấu trúc phức tạp là những chất quan trọng cho sự tự vệ chống nhiễm khuẩn bằng cách tác động như những “mối dụ” cấu trúc, qua đó ngăn chặn sự kết dính của tác nhân gây bệnh với những cấu trúc tương tự trên bề mặt biểu mô ruột. Chúng cũng có thể hoạt động như những chất nền cho các vi sinh vật có lợi cho cơ thể.


Sữa non còn chứa rất nhiều ganglioside, một nhóm glycosphingolipid quan trọng đối với sự phát triển não, chúng không những cung cấp vật liệu xây dựng cho sự phát triển sớm của não mà còn hoạt động như các thụ thể đích để vi khuẩn dính vào và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ruột.


Sắt (Fe) và kẽm (Zn) những dưỡng chất vi lượng thiết yếu quan trọng đối với trẻ sơ sinh, có nồng độ cao trong sữa non. Một số nghiên cứu cho thấy, Fe và Zn được hấp thu tốt từ sữa mẹ và sự sử dụng những nguyên tố này sẽ giúp trẻ sơ sinh bảo toàn khối lượng dự trữ ở thời điểm mà chúng thường bắt đầu cạn kiệt.


Nhiều nghiên cứu cho thấy, miễn dịch của người mẹ được truyền sang trẻ sơ sinh qua một cơ chế được gọi là chuyển dời ruột – vú. Với cơ chế này, các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà người đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho em bé.


Sữa non còn chứa rất nhiều ganglioside, một nhóm glycosphingolipid quan trọng đối với sự phát triển não, chúng không những cung cấp vật liệu xây dựng cho sự phát triển sớm của não mà còn hoạt động như các thụ thể đích để vi khuẩn dính vào và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ruột.


Sữa non đóng vai trò như một tác nhân điều biến tới sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu cho nước hoặc các chất ngoại lai như mật ong, sữa công thức vào hệ dạ dày – ruột của trẻ sẽ không thể đảm bảo sự thích nghi của trẻ mới sinh.


Sữa non đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đặc trưng của trẻ mới sinh như thận của trẻ còn non nớt, không thể xử lý một lượng lớn các chất lỏng mà không gây ra các stress về trao đổi chất, sự sản xuất lactaza và các enzym khác ở ruột chỉ vừa mới bắt đầu, các chất chống ôxy hóa đều cần thiết cho việc bảo vệ chống lại sự phá hoại của các chất ôxy hóa và bệnh xuất huyết. Các immmoglobulin bao bọc lớp nền thành ruột còn non nớt, ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn, virut, vật ký sinh và các vi khuẩn gây bệnh khác, đồng thời các yếu tố phát triển kích thích các hệ thống của bản thân đứa trẻ.


Chính vì những lợi ích to lớn như vậy, cần cho trẻ bú sớm sau sinh. Nếu mẹ sinh thường, có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Mẹ sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng 6 giờ sau mổ sinh, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc gây tê. Thường sau 6 giờ, nếu hậu phẫu ổn, người mẹ được chuyển phòng để nằm cạnh con và tập cho con bú. Con cần nằm cùng giường với mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con có tác động tinh thần giúp người mẹ mau xuống sữa.

Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu phát triển cả về trí tuệ và tinh thần.



Trong những năm gần đây, trước sự phát triển như vũ bão của quá trình công nghiệp đô thị hóa, tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển nhiều bà mẹ vẫn phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, môi trường độc hại. Cùng đó là sự phát triển và quảng cáo rộng rãi của các thức ăn nhân tạo cho trẻ đặc biệt là sữa công thức trên thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho con bú. Bên cạnh đó, việc các bà mẹ chưa hiểu hết các tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ nuôi con bằng sữa mẹ là tốt hơn hẳn và rẻ hơn nhiều so với việc nuôi nhân tạo bằng sữa bò. Cho đến nay mọi người đều phải thừa nhận sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một năm tuổi và không có bất kỳ loại thức ăn nào có thể thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của một đứa trẻ đồng thời là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu


Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về cả vật chất lẫn tinh thần đồng thời hạn chế được bệnh tật đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…Để hiểu thêm chúng tôi xin giới thiệu một số lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ.


Những lợi ích của sữa non


Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ và được bài tiết vài ngày đầu sau khi đẻ, sữa có màu vàng nhạt, đặc, sánh. Số lượng sữa tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên. Chính vì vậy, phải cho trẻ bú sớm để tận dụng lượng sữa non vì nó có nhiều ích lợi. Sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin A, đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Không chỉ vậy, sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su nhanh, ngăn chặn vàng da. Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định.


Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và hấp thụ


Protein của sữa mẹ tuy ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết và tỉ lệ cân đối. Chủ yếu là lactambumin 80% tổng lượng protein trong sữa mẹ nên khi vào trong dạ dày sẽ tủa thành các phân tử nhỏ, dễ tiêu hóa. Trái lại trong sữa bò chủ yếu là casein, khi vào dạ dày sẽ tủa thành thể tích lớn khó tiêu hóa.


Sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, acid linolenic cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững các mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase.


Đường lactose trong sữa mẹ có nhiều hơn sữa bò, cung cấp thêm nhiều năng lượng. Một số lactose vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng.


Lưu ý với bé dị ứng sữa: sẽ khó nhận biết vì rất dễ nhằm với chứng không dung nạp đường lactose ở bé vì có chung triệu chứng là đau bụng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Đa số các bé sẽ hết dị ứng sữa khi được một tuổi nhưng cũng có nhiều trường hộp bi dị ứng suốt đời.


Trong sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bò. Trẻ bú sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A. Calci và sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu, do đó trẻ ít bị còi xương và thiếu máu.


Các chất kháng khuẩn trong sữa mẹ


Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đã giúp cho trẻ mới đẻ có sức đề kháng và miễn dịch với một số bệnh đặc biệt trong 4 – 6 tháng đầu trẻ không mắc các bệnh như cúm, sởi, ho gà. Sữa mẹ vô khuẩn, sạch sẽ, trẻ bú trực tiếp ngay, vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy.


Globulin miễn dịch IgA : có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau. IgA thường không hấp thu mà hoạt động tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.coli và virus.


Lactoferin : là một protein có gắn sắt tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn cần sắt phát triển.


Lysozym : là một enzym có trong sữa mẹ có tác dụng diệt khuẩn.


Ngoài ra, còn một số yếu tố quan trọng khác như: các Bạch cầu, Nitrogen…có tác dụng ức chế và kìm hãm một số vi khuẩn gây bệnh phát triển, bảo vệ cơ thể trẻ.


Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng


Trẻ bú sữa mẹ thường không bị dị ứng, eczema vì IgA tiết cùng một loại đại thực bào có tác dụng chống dị ứng.


Gắn bó tình cảm mẹ con


Nuôi con bằng sữa mẹ còn có tác dụng tốt về phương diện tâm lý. Nuôi con bằng sữa mẹ đã giúp cho bà mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi, yêu thương. Điều này làm gắn bó thêm   tình cảm giữa mẹ con, giúp trẻ phát triển tốt về mặt tình cảm và trí tuệ sau này.


Bảo vệ sức khỏe cho mẹ


Sữa mẹ đóng góp vào việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ như: giảm thiếu máu, thiếu sắt, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp kéo dài thời gian sinh sản, giảm xuất huyết sau sinh, giảm bài tiết hóc môn oxytocin (làm co cơ tuyến vú để tống sữa vào ống dẫn sữa) và các hóc môn điều hoà thần kinh.


Giá thành rẻ


Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách nuôi dưỡng trẻ vô cùng kinh tế và tiện lợi vì sữa mẹ luôn sẵn có. Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đun nấu, không tốn dụng cụ pha chế, không mất tiền mua giúp cho người mẹ và gia đình tiết kiệm về kinh tế cũng như thời gian.

Hỏi: Gia đình chúng tôi mới đón thêm một thành viên mới, nhưng cháu chào đời khi được 36 tuần tuổi, vì thế nên tôi rất lo lắng và muốn nhờ Bác Sĩ tư vấn giúp tôi có nên bổ sung thêm dinh dưỡng gì đặc biệt cho trẻ sinh non không thế.



Trả lời:


Xin chào bạn!.


Trước tiên, chúng tôi xin chúc mừng gia đình bạn đã có thêm một thành viên mới. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:


Trẻ sinh non chịu thiệt thòi hơn so với trẻ sinh đủ tháng là bởi vì trẻ sẽ không có cơ hội được hưởng những chất dinh dưỡng trong ba tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng cân nặng nhanh nhất) nên sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì thế, nên trẻ sinh non cũng cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn so với những trẻ sinh thường. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ sinh non kém sẽ dẫn tới sự tăng cân và phát triển chậm. Đây là những yếu tố cũng như nguyên nhân dẫn đến tăng tỉ lệ chết ở trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có thể phát triển chậm so với trẻ khác đến ba năm và cũng thường có vấn đề trong việc học và ứng xử khi trẻ đến trường


Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, sữa mẹ là dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất dành cho cả trẻ sinh đủ tháng và trẻ sinh non bởi thành phần dưỡng chất rất dễ tiêu hóa, chứa nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hàm lượng các chất thiết yếu như đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng trong sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho tốc độ phát triển “bắt kịp” của trẻ sinh non.


Vì thế, bạn cũng có thể nghĩ tới chuyện cho trẻ dùng thêm sữa ngoài, nhưng phải là sữa dành riêng cho trẻ non tháng. Do trẻ sinh non có nguy cơ bị viêm ruột cao, thành ruột dễ tổn thương nếu thành phần dưỡng chất có áp lực thẩm thấu cao nên việc giảm hàm lượng đường lactose là cần thiết và thay vào đó là thành phần đường maltodextrin giúp giảm áp lực thẩm thấu lên thành ruột. Do cơ thể trẻ sinh non nghèo dự trữ chất béo DHA và ARA trong khi nhu cầu về hai chất này lại cao cho phát triển thị giác và trí não, việc bổ sung DHA và ARA trong sữa công thức cho trẻ sinh non là rất quan trọng. Ngoài ra, sự có mặt của các vitamin và khoáng chất, ví dụ như sắt là rất cần thiết cho trẻ.


Khi lựa chọn sữa cho bé mẹ nên cẩn trọng: Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều đường lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và chóng nhớn nhé!.