Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Bánh Flan mang hương vị của Nhật Bản bởi vị thơm ngon đặc trưng kết hợp với vị the mát của trà xanh tạo nên bánh flan trà xanh vừa ngon lại vừa bổ cho sức khỏe .Không chỉ vậy bánh flan còn thích hợp với mọi lứa tuổi , món ăn để mẹ chăm sóc trẻ , mẹ mang thai 3 tháng đầu .


Với cách làm bánh flan đơn giản hãy bắt tay vào chuẩn bị cho gia đình bạn món ăn thơm ngon này nhé .



Nguyên liệu:


- 2 quả trứng gà


- 200ml sữa tươi


- 50ml kem tươi


- 100gr đường


- 10gr bột trà xanh


- Khuôn đựng và khay nướng


Cách làm:


- Cho 50gr đường vào nồi và đổ nước xâm xấp đường để khoắng phần caramen phía dưới. Các bạn chú ý không ngoáy đường mà chỉ lắc nhẹ để đường và nước hòa vào nhau. Đến khi đường chuyển màu đậm hơn màu mật ong chút là được.


- Tráng phần nước đường vào các khuôn đựng carmen.


- Đập trứng ra bát, khuấy đều đến khi trứng nổi bọt. Cho sữa, kem tươi và 50gr đường còn lại vào nồi, bắc lên bếp đến khi sữa đạt tầm 70-80 độ là được. Rót sữa vào hỗn hợp trứng và khuấy đều.


- Pha 10gr bột trà xanh với ít nước lạnh. Đổ trà xanh vào hỗn hợp trứng sữa và tiếp tục đánh đều. Lọc bỏ hỗn hợp qua rây cho bớt lợn cợn.


- Đổ hỗn hợp trứng sữa trà xanh vào khuôn đựng carmen. Cho bánh flan vào khay nướng, đổ nước sôi vào khay sao cho ngập 2/3 khuôn và đem nướng cách thủy ở 160 độ C trong 30 phút. Thử bánh chín bằng cách cắm một que tăm vào giữa bánh, rút lên không thấy nước chạy ra, tăm sạch là bánh chín.


Bánh flan trà xanh với mùi đặc trưng thơm mát của trà xanh và đăng đắng của nước đường hòa quyện với vị béo của sữa kem và trứng mang lại hương vị đặc biệt cho người ăn. Mình đảm bảo gia đình bạn sẽ thích mê món caramen với hương vị trà xanh này.


Chú ý:


- Để bánh được mềm mịn hơn thì ở bươc 3 khi trộn được hỗn hợp trứng, sưa, trà xanh.. bạn có thể dùng bộ lọc lọc lại để loại bỏ các cặn và vón cục.


- Bánh flan trà xanh sẽ ngon hơn khi bạn để vào tủ lạnh


Bonus Học cách làm bánh Flan trà xanh hương vị Nhật BảnBonus: Tại sao trà xanh lại tốt?


- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: nhờ dưỡng chất có nguồn gốc thực vật epigallocatechin gallate (EGCG), trà xanh  có tác dụng chống vi khuẩn gây sâu răng, ngăn ngừa ung thư, đốt cháy mỡ bụng, bảo vệ tim mạch…


- Những chất chống oxy hóa trong trà xanh sẽ làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm da căng mịn và sáng ra. Việc sử dụng trà xanh thường xuyên sẽ giúp da khỏe và có độ đàn hồi tốt.


- Trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa mạnh có thể chống lại các gốc tự do những tác nhân có liên quan tới nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm như viêm khớp, tiểu đường. Bên cạnh đó, trà xanh còn hạn chế cảm giác thèm ăn, đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ thừa, giảm lượng cholesterol trong máu và thậm chí giảm được nguy cơ ung thư

Từ 1-2 tuổi là giai đoạn phát triển trí tuệ quan trọng của trẻ. Bé đã biết đi, sử dụng đồ vật và biết nói nên luôn tò mò và hăng hái khám phá, học hỏi mọi thứ xung quanh. Cha mẹ nên tận dụng điều đó để giúp trẻ trải nghiệm, phát triển trí não tốt hơn.



Dưới đây là 5 cách đơn giản giúp cha mẹ phát triển trí não cho bé:


1- Cho bé thử những loại hình trò chơi trong nhà và ngoài trời khác nhau như đồ chơi lớn để bé có thể kéo, đẩy hoặc cưỡi, các đồ chơi chuyển động bằng dây cót, hay trò chơi sắp xếp nhà cửa . đồ chơi theo cách riêng của bé ,những hộp hình nộm vui nhộn bung ra bất ngờ khi bật nắp, bộ đồ chơi lắp ráp Lego, xếp hình, đồ hóa trang, con rối tay, đồ chơi phát triển nghệ thuật…


Tuy nhiên, để tránh gây cảm giác nhàm chán cho bé, vào mỗi tuần bạn sắp xếp xen kẽ những loại đồ chơi này với nhau để giúp bé hào hứng hơn và không mau chán.


2- Phát triển kỹ năng toán học bằng cách cho bé chơi  trò hành trình tìm số: Khi bạn chở bé đi ngoài đường, hãy thử bảo bé tìm kiếm những con số xuất hiện trên đường phố, bảng hiệu cửa hàng và trên những biển báo giao thông. Rồi bạn cùng bé gọi to những con số ấy lên. Ở lứa tuổi này bé đã có thể nhận biết các con số từ 1 đến 10 trước khi đi nhà trẻ.


Nối kết những con số: Trò chơi có vẻ cũ này sẽ giúp trẻ hiểu sự liền mạch của dãy chữ số, theo sau 1 sẽ là 2, tiếp sau 2 sẽ là 3, v.v…Trong nhà sách cũng có những sách truyện nhiều màu sắc được sắp xếp theo thứ tự liền nhau, bạn có thể tận dụng cơ hội dẫn bé đi nhà sách để giúp bé học toán.


3- Bạn có thể kích thích sự phát triển toàn diện giác quan của bé thông qua các trò chơi đòi hỏi sự tiếp xúc nhiều về mặt xúc giác như nặn đất sét, chơi cát và đặc biệt là trò chơi liên quan đến âm nhạc như đồ chơi mô phỏng nhạc cụ với màu sắc sặc sỡ.


4- Vẽ trên giấy những điều trẻ nghĩ


Trẻ thường thích vẽ những gì chúng thấy và suy nghĩ, về gia đình, cha mẹ, ông bà hay cảnh vật, thậm chí là những hình ảnh nguệch ngoạc. Khi vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển rất nhiều về tư duy sáng tạo cũng như cảm nhận về thế giới. Tuy nhiên đối với trẻ mới chơi trò vẽ tranh, cha mẹ chỉ nên cho con làm quen từ hai màu cơ bản, sau đó tăng dần. Không nên cho bé làm quen với màu trung gian bởi vì bé chưa phân biệt được tốt. Những màu bé nhìn rõ là đỏ, vàng, trắng, đen.


5- Nên dành thời gian dẫn bé đi khám phá và trải nghiệm cuộc sống muôn màu xung quanh, các địa điểm vui chơi, hoạt động giải trí ngoài trời như hồ bơi, sở thú, sân bay…


Mẹ đừng quên mang theo một cuốn sách thú vị dạy bé những điều hay khi đến bất cứ đâu bạn nhé. Những cuốn sách hay dành cho trẻ luôn có mặt tại các quầy báo, cửa hàng sách gần nhà bạn đấy.

Dù các bà mẹ ai cũng thuộc nằm lòng câu nói trước mỗi mẩu quảng cáo sữa bột “ Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển củ rẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” nhưng không phải ai cũng làm theo tinh thần của câu tuyên truyền đó.


Các bà mẹ ai cũng muốn con mình cao lớn và thông minh như những đứa bé trong các shot quảng cáo sữa nên đã lầm tưởngrằng việc cho trẻ dùng sữa bột thay cho sữa mẹ là một biện pháp vừa tiện lợi vừa thông minh. Hãy cùng phân tích để xem trong cuộc chiến Sữa mẹ – Sữa Bột, ai mới thật sự tỏa sáng ??


1. Lợi ích khi nuôi con bằng Sữa Mẹ



Đây là dòng sữa tự nhiên nên trẻ rất dễ hấp thu và tiêu hóa trong 6 tháng đầu đời. Các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ sẽ là lá chắn vững chắc giúp trẻ chống lại các căn bệnh nhiễm khuẩn. Khoa học đã chứng minh hàm lượng lactose, protein, vitamin … có trong sữa mẹ hoàn toàn phù hợp và đầy đủ cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ mà không cần thêm bất kỳ sự trợ giúp, bổ sung nào khác.


Nếu bạn không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bé, bạn có thể kết hợp cho bé uống sữa công thức.Lưu ý khi cho trẻ uống sữa công thức: Một số trẻ khi uống sữa bị tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng… đó là hiện tượng bất dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa vơi các triệu chứng thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa và bệnh chàm quanh miệng hoặc nơi quấn tã.


Việc nuôi con bằng sữa mẹ ngoài việc giảm bớt gánh nặng kinh tế, phát triển tình mẫu tử còn giúp mẹ tránh được nhiều nguy cơ trong thời kỳ hậu sản như : giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, giúp mẹ chậm có thai … Nhờ đó, tỉ lệ mắc các vấn đề về vú, hậu sản và thất bại trong kế hoạch hóa gia đình sẽ giảm đi trong xã hội.


Như vậy, cả 3 đối tượng : Mẹ – Bé và Xã Hội đều có được lợi ích cho mình khi bé được nuôi lớn bằng Sữa Mẹ.


Sữa mẹ và sữa bột


Sữa mẹ là cầu nối thắt chặt tình mẫu tử


2. Những nguy cơ khi nuôi con bằng Sữa Bột


Trẻ dễ bị tiêu chảy do không hấp thu được lactose trong sữa bột. Nếu hấp thu không đầy đủ, việc trẻ suy dinh dưỡng, thường hay mắc các bệnh mãn tính là điều khó tránh khỏi. Việc thiếu đi các kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ sẽ khiến hệ miễn dịch cuả trẻ sẽ phát triển yếu ớt, dễ nhiễm khuẩn.


Hiện nay, các hãng sữa luôn cải tiến sao cho thành phần dinh dưỡng của Sữa Bột cao hơn cả Sữa Mẹ để tạo nên sự ưu việt, tuy nhiên việc cung cấp quá mức này trẻ cũng không thể hấp thu hết và thậm chí có thể làm thay đổi sự cân bằng của đường ruột trẻ.


Mẹ nuôi con bằng Sữa Bột sẽ dễ gặp các bệnh về vú, hậu sản và sớm có thai trở lại ở mức cao hơn các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Tình mẫu tử được kết nối qua bầu sữa mẹ sẽ là điều mà bạn không hề được trải nghiệm để biết nó thiêng liêng và quý báu đến thế nào !


Sữa mẹ và sữa bột


Không có bất kỳ loại sữa nhân tạo nào thay thế đươc sữa mẹ


Kết luận : Bài viết chỉ mong đã tạo thêm một cú hích nữa đến với các bà mẹ để các mẹ tự tin và quyết tâm hơn trong việc lựa chọn nuôi con bằng Sữa Mẹ. Cuộc chiến cam go Sữa Mẹ vs Sữa Bột này sẽ do chính các bà mẹ làm trọng tài để tìm ra người chiến thắng tốt nhất cho con mình.

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như bài tiết, khiến bé chậm lớn, còi cọc. Theo đó, cha mẹ cần chọn thực phẩm an toàn, dễ tiêu cho con.



Khoang miệng của trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ nhỏ nói chung rất mềm, có nhiều mạch máu nên dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Các bé thường bị khô miệng, khó tiêu vì tuyến nước bọt chưa phát triển. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình tiếp nhận thức ăn của trẻ.


Ngoài ra, các bé dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa do thành ruột non và thực quản mỏng hơn so với người trưởng thành, vì vậy, các chất độc dễ có cơ hội thâm nhập vào máu gây nên các triệu chứng ngộ độc ở trẻ. Những rối loạn tiêu hoá của trẻ cũng có thể xuất phát từ thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, hoặc trẻ bị căng thẳng tâm lý, lo lắng… Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện của trẻ còn thiếu men, không tiêu hóa được đường lactose hoặc khó tiêu hóa đạm trong sữa công thức khiến bé uống sữa bị tiêu chảy.


Vì vậy khi lựa chọn sữa cho bé mẹ nên cẩn trọng: Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Những vấn đề về hệ tiêu hóa khiến trẻ giảm khả năng hấp thụ thức ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến lười ăn. Nếu tình trạng đó kéo dài, các bé sẽ không nhận được đủ dinh dưỡng để phát triển, dẫn đến chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.


Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan mật Nhi Việt Nam, để giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp là điều kiện cần thiết. Các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất Vitamin A, C và Canxi sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa, mau ăn chóng lớn.


Để tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng, tránh các bệnh nhiễm trùng, bé cần được cung cấp nguồn thực phẩm giàu Vitamin A như trứng, mỡ cá, rau xanh đậm… Mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều loại hoa quả, trái cây tươi giàu Vitamin C giúp phát triển mô liên kết, tăng sức đề kháng, hoàn thiện chức năng của toàn bộ đường tiêu hoá một cách toàn diện, từ thực quản, dạ dày, ruột non đến ruột già. Sữa và các chế phẩm từ sữa thường giàu canxi và có khả năng hỗ trợ chức năng thần kinh đường tiêu hoá còn non yếu của trẻ.

Để đảm bảo chất lượng sữa và tránh những phản ứng tiêu cực cho bé yêu,  trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ cũng nên lưu ý hạn chế ăn một số thực phẩm dưới đây.


Đồ uống có cồn


Bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu… bởi cồn có thể hấp thụ vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé. Nếu mẹ đã trót lỡ uống vượt mức cho phép, có thể “chữa cháy” bằng cách hút sữa mẹ ra bình để cho bé bú. Hai tiếng để ngoài không khí có thể giúp bay hơi lượng cồn có trong sữa mẹ.


Thực phẩm có chứa caffeine


Nhiều mẹ có thói quen uống cà phê mỗi ngày và cảm thấy vô cùng “day dứt” khi phải cai. Thực tế, mẹ hoàn toàn có thể uống từ một đến hai ly cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sẽ khiến em bé trở nên hay cáu gắt và khó ngủ.



Chocolate


Những viên chocolate hấp dẫn tưởng chừng như vô hại nhưng lại bao gồm tới 2 thành phần không hề tốt chút nào cho bé yêu của bạn là caffeine và đường. Cả hai chất này mẹ đều nên tránh hấp thụ vào sữa bởi chúng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của con


Đồ ngọt


Các thực phẩm quá ngọt sẽ khiến nồng độ đường trong máu bé tăng cao và thậm chí còn ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe sau này của con.


Đường Lactose


Hầu hết các trường hợp dị ứng ở trẻ nhỏ đều có nguyên nhân do thành phần đường lactose trong sữa bò. Mẹ uống nhiều sữa bò sẽ hập thụ đường lactose và truyền cho bé qua đường bú. Trừ trường hợp bác sỹ cho biết em bé của bạn bị dị ứng không dung nạp đường lactose, nếu không, mẹ vẫn nên bổ sung sữa bò và các chế phẩm từ bơ sữa để tăng cường canxi cho bé. Trẻ bất dung nạp lactose sẽ gặp hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng…


Lạc


Ngoài đường lactose, lạc cũng là một trong những thực phẩm thuộc nhóm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ. Nếu mẹ ăn lạc và nhận thấy em bé có những phản ứng bất thường sau bú, mẹ nên dừng sử dụng loại thực phẩm này. Rất nhiều phụ nữ chọn cách kiêng hoàn toàn lạc và các chế phẩm từ lạc để đảm bảo an toàn cho con mình.


Đồ cay nóng


Những món ăn cay vốn “nổi tiếng” gây ra tình trạng đầy hơi dạ dày và nóng trong ở trẻ nhỏ. Mẹ nên tránh ăn các thực phẩm như ớt, hạt tiêu, hành hay gừng bởi chúng sẽ khiến bé yêu của bạn bị táo bón hoặc đau bụng


Nước soda


Nước soda có chứa nhiều natri sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ nên uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết để có nguồn sữa dồi dào cho bé.


Ngoài tám loại thực phẩm kể trên, còn có một thứ mà tất cả mọi người đều đồng ý rằng mẹ cho con búnên tránh hoàn toàn đó là thuốc lá. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu đã cần phải cai thuốc nếu không muốn em bé trong bụng bị thiếu oxi và nghiêm trọng hơn là dẫn tới tình trạng hạ oxi máu. Sau sinh, mẹ càng cần phải tránh xa khói thuốc. Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ dễ dàng thâm nhập vào sữa mẹ, làm giảm lượng sữa tiết ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé yêu và khiến bé trở nên hay cáu gắt.


Cách tốt nhất để biết loại thực phẩm nào mẹ nên tránh khi cho con bú là hãy quản lý chặt chẽ chế độ ăn của mình và nhận ra những dấu hiệu bất thường của con khi tiếp nhận sữa như cáu gắt, đau bụng hay đi ngoài rối loạn tiêu hóa. Từ đó, mẹ sẽ xác định được loại thực phẩm cần tránh và đảm báo an toàn cho bé yêu của mình.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Trong thời kỳ có những dấu hiệu mang thai , thì sức khỏe của bà bầu vô cùng quan trọng, đơn giản vì nó không còn là sức khỏe của riêng bản thân mình nữa mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé trong bụng , chính vì thế việc chăm sóc sức khỏe của bà bầu là vô cùng quan trọng , điều đó nằm trong tầm tay bạn.



Để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong thời kỳ mang bầu này chúng tôi có 8 điều cần chia sẻ cho chị em phụ nữ mang thai nên biết


1.  Ăn uống thận trọng


Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu là an toàn, có những sản phẩm phụ nữ mang thai tuyệt đối không được phép đụng đũa. Thịt, cá sống hoặc nấu chưa chín mang theo không ít vi khuẩn độc hại không chỉ đe dọa sự phát triển, mà cả sự sống của phôi thai. Thậm chí sữa uống trong thời gian này cũng bắt buộc phải nấu chín và đã tiệt trùng.


2. Sắt – Thực phẩm chức năng quan trọng


Khi mang thai 3 tháng đầu thì việc bổ sung sắt cho phụ nữ là việc làm cần thiết nhưng không nên lạm dụng thực phẩm chức năng. Không phải tất cả vitamin và thành phần vi khoáng đều tốt với tất cả phụ nữ mang thai. Sắt dành cho đối tượng bị bệnh thiếu máu. Không cần bổ sung một số thành phần – nếu kết quả tất cả xét nghiệm đều trong chuẩn mực.


Khi sử dụng một số loại thuốc cần nhớ, có thể gây hậu quả táo bón. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, để thay loại khác – trường hợp không may rơi vào tình huống như vậy.


3. Đi bộ


Đây là một hoạt động được đề nghị. Tất nhiên là nên đi bộ ngoài trời vùng thôn quê hay trong công viên thay vì trên đường phố đông người. Dù bạn không thể ra ngoài thành phố, cũng nên đi bộ mỗi ngày, môn thể dục này kích thích sự tuần hoàn, hô hấp, việc tiêu hoá ở ruột và làm mạnh các cơ bắp ở bụng và đùi.


4. Tránh xa rượu


Khi bạn đã có những triệu chứng có thai thì mọi đồ uống có cồn (bia, rượu vang, rượu mạnh) bị cấm tuyệt đối trong thời gian mang thai. Có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho trẻ, trong đó có chậm phát triển trí tuệ và những rối loạn phát triển.


Rượu thẩm thấu vào máu thai nhi và tồn tại trong cơ thể trẻ hai lần lâu hơn so với cơ thể người trưởng thành.


5. “Chuyện ấy” được hoặc tránh?


Muốn chắc ăn, tốt nhất tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa. Nhìn chung trừ ba tháng cuối, không phải kiêng hẳn – nếu không có cấm chỉ định. Tất nhiên sinh hoạt thầm kín trong thời gian này buộc phải thay đổi đôi chút, song không có nghĩa, là người trong cuộc không thể bày tỏ tình cảm và thụ hưởng niềm vui từ sự gần gũi.


Thai kỳ mỗi người một khác, vì thế không loại trừ tình huống: hai người không thể gần gũi trong thời gian 9 tháng. Trong trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông và hỗ trợ của đối tác. Người đẹp vẫn muốn cảm thấy bản thân quyến rũ, được yêu và hấp dẫn, cho dù không thể “chiều chồng” theo ý muốn.


“Chuyện ấy” bị cấm hẳn trong một số trường hợp. Nếu đối tượng trước đó đã bị sảy thai hoặc từng bị đẻ non – dứt khoát phải gác bỏ ý định “chiều chồng”.


Cũng phải kiêng – trường hợp người đẹp bị chảy máu hoặc vỡ bọng nước ối vì nguyên nhân mắc bệnh đường sinh sản, hoặc nhau thai nằm sai vị trí.


6. Những chuyến đi xa


Có thể du lịch đến tuần cuối thai kỳ – nếu bác sĩ không cấm chỉ định. Tất nhiên với điều kiện: đảm bảo yêu cầu thận trọng trong thời gian chuyến đi và nơi đến. Nếu đi lại bằng xe hơi hoặc máy bay- cần thư giãn, đi lại… cứ sau thời gian hai giờ.


Thông thường bác sĩ chấp nhận, để đối tượng tham gia du lịch đến tuần thứ 35 của thai kỳ.


7. Vận động bổ sung oxy


Nếu không có cấm chỉ định của bác sĩ, hàng ngày có thể yên tâm dạo bộ. Nỗ lực thể chất vừa phải của mẹ tương lai chắc chắn không làm tổn hại đứa con.


Tuy nhiên không phải tất cả bà mẹ đều có thể. Nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ, thậm chí với dự định dạo bộ ngắn – trong giai đoạn, khi đối tượng bị đe dọa sảy thai hoặc đẻ non.


Dư luận phổ biến về sự bổ sung ôxy cả cho bản thân, cũng như đứa trẻ không phải lúc nào cũng đồng thuận với ý kiến của chuyên gia. Theo lịch trình cụ thể, bác sĩ và người mẹ tương lai cần kiểm tra trạng thái thai nhi, siêu âm là phương pháp an toàn và phổ cập nhất. Siêu âm là xét nghiệm đơn giản và không đau cần thực hiện tối thiểu 3 lần trong thời gian mang thai.


8. Axit folic (vitamin B9) – Bổ sung suốt thai kì


Các nghiên cứu khoa học chứng minh, việc thường xuyên sử dụng axit folic trước và trong thời gian mang thai giảm thiểu trên 70% nguy cơ xuất hiện khuyết tật thần kinh ở trẻ, song bằng cách này chỉ phát huy tác dụng đến tuần thứ 6 thai kỳ và vì thế đặc biệt cần uống vào thời gian trước khi có thai.


Nguồn axit folic tốt và tự nhiên không chỉ có các loại rau có lá như spinac, súp lơ, bắp cải… mà cả thực vật có nốt sần, hoa quả, mạch nha, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, cật lợn…

Giai đoạn trẻ 5-6 tháng tuổi, đây là thời điểm có thể cho con ăn dặm, rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ . Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đầy đủ về cho con ăn dặm. hãy cùng tìm hiểu nhé.



Cho trẻ ăn dặm như thế nào?


Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được cho con ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:


Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.


Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.


Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.


Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.


Ăn dặm cũng cần đúng cách


Nguyên tắc cho con ăn dặm được các bác sĩ khuyến cáo là ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để tập cho trẻ làm quen với các thức ăn mới và hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn. Cụ thể, theo tài liệu “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội xuất bản (NXB Y học – 2004), tháng đầu tiên bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó đặc dần. Từ tháng thứ 7-8, mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 bữa bột đặc, từ tháng thứ 9-12 là 3 bữa và chuyển thành 4 bữa sau khi bé tròn 1 tuổi.


Thức ăn của bé cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, tránh các rối loạn tiêu hoá. Các mẹ cũng nên đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Một lưu ý quan trọng là không cần cho thêm mắm muối, gia vị và chất tạo ngọt vào các bữa ăn dặm của trẻ. Từ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm chút mắm, nhưng nên cho bé ăn càng nhạt càng tốt.


Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.


Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cho con ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi thấy trẻ có những trường hợp sau: không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ; trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú; mẹ có bệnh không cho con bú được.